Khoảng cách
|
Ký hiệu (H.1)
|
Kích thước (mm)
|
Từ tường nhà (tính từ kết cấu nhô ra)
|
Đến mặt sau của máy
|
a
|
600
|
Đến mặt bên của máy
|
b
|
600
|
Đến cạnh dài của chỗ xếp nguyên vật liệu
|
c
|
1000
|
Giữa mặt sau của máy và cạnh dài của chỗ
xếp nguyên vật liệu của máy kế cận
|
d
|
1000
|
Giữa các mặt sau của các máy (không kể đến điều
kiện sửa chữa, lau chùi máy)
|
e
|
700
|
Giữa các mặt mút của chỗ xếp phôi chi tiết
với nhau và giữa mặt mút của chỗ xếp phôi chi tiết với tường khi vận chuyển
chi tiết bằng phương tiện vận chuyển không ray.
|
Chiều dài chi tiết đến 2000 mm
|
g
|
1000
|
Chiều dài chi tiết lớn hơn 2000
mm
|
g
|
1500
|
Như trên, đối với mọi chiều dài của vật
liệu khi phương tiện vận chuyển chuyển động một chiều và có bàn nâng
|
g
|
2000
|
4.5. Đối với các thiết bị mà nơi thao tác đặt
cao hơn 140mm phải có sàn thao tác; nếu sàn thao tác đặt độ cố định thì kích thước
của nó không được nhỏ hơn 800 x 800mm, còn nếu sàn thao tác có thể di động được
thì kích thước của nó không được nhỏ hơn 500 x 500mm. Sàn thao tác phải được
rào chắn bằng lan can có chiều cao không nhỏ hơn l000mm. Mọi lan can đều phải
có các thanh ngang, đồng thời có đai liền cao ít nhất l00mm gắn sát với mặt sàn
đứng. Khoảng giữa của lan giữa tay vịn và thanh ngang cần có các chắn song dọc.
ở độ cao 1800mm tính từ mặt sàn thao tác, không được đặt các dầm hay vấu, vì
như thế sẽ buộc công nhân phải cúi người, làm các công việc ở tư thế không
thuận lợi.
4.6. Mặt bằng và cầu đi lại trong khu vực sản
xuất cần có sàn chống trượt.
4.7. Bề rộng của đường dành cho người đi lại
thường xuyên cách biệt khỏi các thiết bị và đường giao thông không được bé hơn
l000mm. Số lượng các lối đi phụ thuộc vào sự bố trí các thiết bị công nghệ.
4.8. Trong phân xưởng xẻ, xưởng cắt tà vẹt và
các phân xưởng khác có dây chuyền công nghệ liên tục và bố trí dọc theo toàn bộ
phân xưởng, cần có các cầu vắt ngang xưởng. Các cầu này phải có tay vịn và
thang lên xuống để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân đến chỗ làm việc. Góc
nghiêng của thang nên nằm trong khoảng 300 đến 450. Chiều cao của bậc thang
không nên vượt quá 170 đến 180mm. Chiều sâu của bậc đặt chân nên nằm trong
khoảng 230 đến 270mm.
4.9. Đường ray bên trong gian sản xuất phải
đặt ngang mặt sản nhà.
4.10. Các băng, xích chuyển đặt thấp hơn mặt
sàn nhà cần được bao che bảo vệ ở dạng hay lưới bảo vệ, có lắp bản lề ngang với
mặt sàn. Bề mặt các tấm bảo vệ bằng kim loại phải được khía nhám. Bề rộng khe hở
của lưới bảo vệ không được vượt quá 30m.
Nếu vì điều kiện của quy trình công nghệ mà
các băng, xích chuyển phải để chúng cần được rào chắn bằng các tay vịn và gióng
chắn ngang.
4.11. Cần phải bố trí bảng điều khiển thiết
bị từ xa sao cho các bộ phận điều khiển ở vị trí thuận lợi và an toàn đồng thời
người điều khiển có thể quan sát được diễn biến của quy trình công nghệ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5. Yêu cầu đối với
nguyên vật liệu, phôi và bán thành phẩm
5.1. Không được đem gia công trên máy những
loại gỗ có chỗ mục, vết cắt ngang sâu hay các vật cứng nằm lẫn trong đó mà chưa
qua các giai đoạn chuẩn bị kĩ thuật cần thiết vì chúng có thể làm kẹt hoặc gẫy
dụng cụ cắt gọt, gây rung, gẫy công và gây tai nạn cho công nhân.
5.2. Các kích thước bao của vật gia công và
phôi phải phù hợp với các số liệu ghi lí lịch của máy.
5.3. Trong tài liệu định mức kĩ thuật của các
nguyên vật liệu dùng cho việc gia công cần ghi rõ số liệu về tỉ lệ phấn trăm
hàm lượng các chất có tính chất nguy hiểm và có hại, cũng như các số liệu đặc
trưng cho tính chất nguy hiểm cháy, nổ, độc và các biện pháp an toàn khi sử
dụng các chất đó.
6. Yêu cầu đối với
v:ệc bảo quản, vận chuyển nguyên vật liệu, bân thành phẩm, thành phẩm và phế
liệu
sản xuất
6.1. Nền của sân bãi để xếp gỗ tròn, gỗ xẻ,
các dạng phôi và vật liệu khác phải đảm bảo đủ độ bền tương ứng với khối lượng
gỗ, tránh làm cho gỗ bị lún, nghiêng đổ.
6.2. Cần áp dụng các biện pháp an toàn cao,
đảm bảo khối lượng lao động ít nhất khi bốc dỡ các đống gỗ, phôi, vật liệu,
thành phẩm.
6.3. Cần cơ giới hoá khâu vận chuyển phể liệu
gỗ từ các máy gia công gỗ ra ngoài.
Nên sử dụng hệ thống vận chuyển bằng khí nén
để hết mùn cưa, phôi bào và bụi gỗ, đặc biệt khi chế biến gỗ có độ ẩm thấp hơn
20% .
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.5. Khi xếp gỗ và chất mạt cưa cần có biện
pháp phòng ngừa các vật liệu trên tự bốc cháy.
7. Yêu cầu đối với
công nhân sản xuất
7.1. Tất cả công nhân tham gia vào quá trình
gia công gỗ phải hiểu rõ về:
Công dụng và nội dung của nguyên công cần
thực hiện và mối liên quan của nó với các nguyên công khác trong quy trình công
nghệ;
Cấu tạo và công dụng của thiết bị mình sử
dụng, bộ phận che chắn và thiết bị dự phòng, bảo đảm an toàn khi vận hành;
Những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản
xuất có thể xảy ra;
Các phương tiện và biện pháp thực hiện nguyên
công một cách an toàn; Nội quy phòng cháy;
Phương pháp cấp cứu nạn nhân khi xảy ra tai
nạn.
7.2. Mọi công nhân tham gia vào quá trình gia
công gỗ phải qua huấn luyện về an toàn lao động. Huấn luyện mở đầu - khi nhận
vào làm việc; Huấn luyện cơ bản ở chỗ làm việc; Huấn luyện ôn tập - ít nhất một
năm một lần; Huấn luyện bất thường - khi xảy ra tai nạn lao động hoặc khi có sự
vi phạm yêu cầu về an toàn lao động.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.1. Khi sử dụng các phương tiện bảo vệ công
nhân theo đúng các quy định trong TCVN 2291: 1978 để bảo vệ công nhân khỏi
những tác động của những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất.
8.2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho
công nhân làm việc trong quá trình gia công gỗ phải qua kiểm tra và thử nghiệm
định kì theo. đúng thể thức và thời hạn quy định trong hồ sơ về tiêu chuẩn kĩ
thuật.