TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
14167:2024
BS PD CEN/TS 16163:2014
BẢO
TỒN DI SẢN VĂN HÓA - HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN ÁNH SÁNG THÍCH HỢP CHO
TRƯNG BÀY TRONG NHÀ
Conservation
of Cultural Heritage - Guidelines and procedures for choosing appropriate
lighting for indoor exhibitions
Lời nói đầu
TCVN 14167:2024 hoàn toàn
tương đương với BS PD CEN/TS 16163:2014;
TCVN 14167:2024 do Cục Di sản
văn hóa biên soạn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- khía cạnh bảo toàn, liên quan đến độ
nhạy của hiện vật trưng bày ở các bước sóng khác nhau của năng lượng bức xạ đến,
thành phần quang phổ của nguồn sáng và tổng độ phơi sáng,
- khía cạnh thị giác, liên quan đến
tác động của ánh sáng đối với trải nghiệm của khách tham quan: ánh sáng phải
cho phép khách tham quan xem các hiện vật trên trưng bày, với cảm nhận màu sắc
chính xác mà không bị chói, phản xạ hoặc độ rọi không đủ sáng,
- khía cạnh thiết kế liên quan đến ý
tưởng và vị trí của kiến
trúc trưng bày, quan điểm của người phụ trách trưng bày và tất cả những người
khác liên quan đến mục tiêu không gian và/hoặc chủ đề của trưng bày.
Do tính chất phi kỹ thuật của khía cạnh
thiết kế ý tưởng, chủ đề và không gian trưng bày, nên nội dung này không được đề
cập trong tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ
được định nghĩa trong EN 12665 và EN 15898 và Tiêu chuẩn thuật ngữ Quốc tế (CIE
từ vựng quốc tế về chiếu sáng), và các định nghĩa của chúng đã được điều chỉnh
cho phù hợp với người dùng dự định của tiêu chuẩn này.
BẢO TỒN DI SẢN
VĂN HÓA - HƯỚNG DẪN VÀ QUY TRÌNH LỰA CHỌN ÁNH SÁNG THÍCH HỢP CHO TRƯNG BÀY
TRONG NHÀ
Conservation
of Cultural Heritage - Guidelines and procedures for choosing appropriate
lighting for indoor exhibitions
1 Phạm vi áp dụng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn này không áp dụng với việc
chiếu sáng cho những hiện vật di sản văn hóa trưng bày ngoài trời.
2 Tài liệu viện dẫn
Không có tài liệu nào được viện dẫn
trong tiêu chuẩn này.
3 Thuật ngữ và định
nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ
và định nghĩa dưới đây.
3.1
Chiếu sáng nhấn (accent
lighting)
Chiếu sáng tập trung vào một hoặc một
nhóm hiện vật nhằm làm nổi bật chúng.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-7 có sửa đổi]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hệ số phơi sáng hàng năm (annual
luminous exposure)
Hm
Tổng lượng phơi sáng mỗi năm (đơn vị:
lux giờ trên năm, ký hiệu: lx h / a).
CHÚ THÍCH: Thời gian trưng bày ở bảo
tàng khoảng 3 000 h trong một năm. Xem thêm 3.35.
3.3
Thử nghiệm độ bền màu ánh sáng bằng
thang đo thước vải len xanh (blue wool test: test for light fastness).
Bộ tám miếng vải len đã được chứng nhận,
mỗi miếng được nhuộm một loại thuốc nhuộm màu xanh riêng và được phân cấp theo
độ phai màu sau một thời gian tiếp xúc với ánh sáng.
[NGUỒN: ISO 105-B08:1995]
CHÚ THÍCH: Hệ thống này được gọi là
thang đo thước vải len xanh (Blue Wool Standard - BWS) và được sử dụng trong
các bảo tàng để đánh giá phơi nhiễm bức xạ của vật liệu. Tám miếng vải len được
đánh số từ 1 đến 8, mỗi miếng có độ nhạy gấp 2 đến 3 lần miếng tiếp theo. Vật
liệu có độ nhạy cao được xác định là vật liệu thuộc loại #1, #2 hoặc #3, độ nhạy
trung bình là #4, #5 hoặc #6, độ nhạy thấp là #7, #8. Một bảng các mẫu len xanh
được chọn để tại điểm đo, sau một khoảng thời gian cod thể thấy mẫu nào bị phai
màu và lượng ánh sáng hấp thụ là bao nhiêu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoàn màu (colour rendering)
Hiệu ứng của một nguồn sáng lên sự thể
hiện màu sắc của hiện vật trưng bày thông qua việc so sánh có ý thức hoặc không
ý thức với sự thể hiện màu sắc bởi vật rọi sáng chuẩn.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-221 có sửa đổi hoặc IEC-IEV:1987, 845-02-059]
3.5
Chỉ số hoàn màu (colour
rendering index)
Ra
Thu được từ chỉ số hoàn màu của một bộ
tám mẫu thử màu nhất định.
CHÚ THÍCH: Ra có cực
đại là 100, thường xảy ra khi sự phân bố quang phổ của nguồn sáng và nguồn sáng
chuẩn về cơ bản là giống hệt nhau.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-154 có sửa đổi hoặc IEC-IEV:1987, 845-02-061 và CIE 015:2004]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bộ tản nhiệt Plank (colour
temperature)
Tc
Nhiệt độ của một nguồn bức xạ Plank
phát bức xạ có cùng sắc độ như của kích thích đã cho (đơn vị: kelvin, K).
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-1016 có sửa đổi hoặc IEC-IEV-.1987, 845-03-049; xem thêm CIE
015:2004]
3.7
Di sản văn hóa (cultural
heritage)
Di sản văn hóa vật thể và
di sản văn hóa phi vật thể có giá trị được lưu truyền qua các thế hệ đến hiện tại
và tương lai.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ 'hiện vật trưng
bày' trong tiêu chuẩn này sử dụng trong lĩnh vực di sản văn hóa. Trong các ngữ
cảnh chuyên môn cụ thể, các thuật ngữ khác cũng được sử dụng như: "đồ tạo
tác", "tài sản văn hóa", "hiện vật".
[NGUỒN: EN 15898]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.8
Khả năng gây tổn hại (damage
potential)
Pdm
Tỷ lệ giữa bức xạ gây tổn hại và độ rọi
tại một điểm trên bề mặt đối với một nguồn sáng cụ thể (đơn vị: W/lm).
3.9
Ánh sáng ban ngày (daylight)
Phần nhìn thấy được của bức xạ mặt trời
toàn cầu.
CHÚ THÍCH: Khi đề cập đến các hiệu ứng
quang học của bức xạ quang, thuật ngữ này thường được sử dụng cho các bức xạ vượt
ra ngoài vùng khả kiến của quang phổ.
[NGUỒN: IEC-IEV:1987, 845-09-84]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chiếu sáng ban ngày
(daylighting)
Chiếu sáng trong đó sử dụng nguồn sáng
là ánh sáng ban ngày.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-278 có sửa đổi]
3.11
Hệ số chiếu sáng
ban ngày (daylight
factor)
D
Tỷ số giữa độ rọi tại một
điểm trên một mặt phẳng nhất định do ánh sáng hấp thụ trực tiếp hoặc gián tiếp
từ một vùng trời có phân bố độ chói giả định hoặc đã biết, với độ rọi trên một
mặt phẳng nằm ngang do ánh sáng trực tiếp từ vùng trời này, không tính đến ánh
sáng mặt trời trực tiếp đối với cả hai độ rọi này.
CHÚ THÍCH 1: Có tính đến độ lóa, các ảnh
hưởng do bụi, v.v...
CHÚ THÍCH 2: Khi đánh giá chiếu sáng của
phần bên trong, cần phải xem xét đến sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.12
Liều kế (dosimeter)
Thiết bị đo tổng mức phơi nhiễm bức xạ
trong một thời gian nhất định.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa nêu trên chỉ được
dùng riêng trong tiêu chuẩn này và chỉ liên quan đến đo lường ánh sáng.
3.13
Mật độ bức xạ hiệu dụng tổn hại (effective
damaging irradiance)
Edm
Thông lượng bức xạ trên một đơn vị diện
tích tại một điểm trên bề mặt có trọng số dựa trên phổ tác động gây tổn hại
tương đối (đơn vị: oát trên mét vuông, W m-2).
3.14
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ chiếu xạ có trọng số dựa trên độ nhạy
quang phổ của các vật liệu cấu tạo nên hiện vật trưng bày.
3.15
Trưng bày (exhibit)
Hiện vật trưng bày được chiếu sáng bởi
ánh sáng tự nhiên và/hoặc ánh sáng nhân tạo.
3.16
Bộ lọc (filter)
Thiết bị bất kỳ có thể điều chỉnh hoặc
làm giảm một phần phổ điện từ.
CHÚ THÍCH: Các bộ lọc phổ biến là bộ lọc
màu và trung tính, bộ lọc thay đổi nhiệt độ màu xanh (CTB) và bộ lọc thay đổi
nhiệt độ màu cam (CTO), bộ lọc hấp thụ tia cực tím hoặc hồng ngoại. Bộ lọc trung
tính làm giảm một lượng nhất định ánh sáng hấp thụ mà không cần chọn bước sóng
cụ thể.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Độ rọi (tại một điểm của bề mặt) (illuminance
(at a point of a surface))
E
Tỷ số giữa quang thông do tới một phần
tử của bề mặt chứa điểm, với diện tích dA của phần tử đó (đơn vị: lux, lx = Im·m-2).
CHÚ THÍCH: Đại lượng này biểu thị lượng
ánh sáng truyền qua một bề mặt.
[NGUỒN: IEC-IEV, 1987, 845-01-038]
3.18
Bức xạ hồng ngoại (intrared
radiation)
IR
Phần của phổ điện từ có bước sóng dài
hơn bước sóng của bức xạ khả kiến, từ khoảng 780 nm đến hàng chục micromet.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mật độ bức xạ (irradiance)
Ee
Đại lượng đo bức xạ; thông lượng bức xạ
trên một đơn vị diện tích tại một điểm trên bề mặt (đơn vị: oát/mét vuông, W m-2).
3.20
Bóng đèn (lamp)
Nguồn được sử dụng để tạo ra bức xạ
quang học, thường có thể nhìn thấy được.
CHÚ THÍCH: Thuật ngữ này đôi khi cũng
được sử dụng cho một số loại đèn điện nhất định (xem bên dưới).
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-634 có sửa đổi và IEC-IEV, 1987, 845-07-003]
3.21
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bức xạ được xem xét từ điểm nhìn của
hiện vật trưng bày có khả năng kích thích hệ thống thị giác.
CHÚ THÍCH 1: Thuật ngữ này tương ứng với
bức xạ nhìn thấy được trong khoảng từ 380 nm đến 780 nm.
CHÚ THÍCH 2: Trong lĩnh vực bảo tồn,
thuật ngữ này đôi khi mở rộng phạm vi ra bên ngoài vùng nhìn thấy, bao gồm các
phần của vùng tử ngoại (UV) và vùng hồng ngoại gần (IR).
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-659 có sửa đổi]
3.22
Đèn điện (luminaire)
Thiết bị phát ra, lọc hoặc biến đổi
ánh sáng truyền từ một hoặc nhiều bóng đèn, nhưng không bao gồm bản thân bóng
đèn và bao gồm tất cả các bộ phận cần thiết để đỡ và bảo vệ bóng đèn, trong trường
hợp cần thiết, còn bao gồm cả các mạch điện phụ trợ cùng với các phương tiện nối
chúng với nguồn điện.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-707 có sửa đổi hoặc IEC-IEV 1987-845-10-001]
3.23
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
L
Đại lượng được xác định bằng công thức:
Trong đó:
L
là độ chói theo một hướng cho trước hoặc
tại một điểm cho trước trên một bề mặt
dΦ
là quang thông do chùm tia cơ bản đi
qua một điểm cho trước và lan truyền trong góc khối dΩ có hướng cho
trước.
dA
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
dΩ
là góc khối
là góc giữa pháp tuyến của mặt cắt
và hướng của chùm tia
{đơn vị: cd·m-2 = lm·m-2·sr-1)
CHÚ THÍCH: Đại lượng này tương ứng với
ánh sáng phát ra từ một bề mặt.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-711 có sửa đổi hoặc IEC-IEV, 1987, 845-01-035]
3.24
Quang thông (luminous
flux)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đại lượng trắc quang cho biết công suất
thông lượng bức xạ của chiếu sáng phát ra từ nguồn sáng được đánh giá theo độ
nhạy của phổ mắt người (theo định nghĩa của CIE về máy quan sát trắc quang tiêu
chuẩn) (đơn vị: lumen, Im).
CHÚ THÍCH 1: Đây là công suất bức xạ
do một nguồn phát ra hoặc do một bề mặt hấp thụ.
CHÚ THÍCH 2: Do mục đích sử dụng thực
tế của tiêu chuẩn, trong định nghĩa này, các giá trị sử dụng cho độ nhạy phổ của
máy quan sát trắc quang tiêu chuẩn CIE là giá trị của hàm hiệu suất ánh sáng
theo phổ V(λ) (thị lực quang học).
CHÚ THÍCH 3: Xem thêm tại TCVN
12236:2018 (CIE S 017/E:2011) hoặc IEC-IEV, 1987, 845-01-22 về định nghĩa hiệu
suất ánh sáng theo phổ, xem thêm 845-01-23 về định nghĩa CIE về máy quan sát trắc
quang tiêu chuẩn và 845-01-56 về định nghĩa quang hiệu (hiệu suất phát quang) của
bức xạ và ISO 23539:2005(E)/CIE S 010/E:2004.
3.25
Cường độ sáng (luminous intensity)
I
Quang thông trên một đơn vị góc khối
theo một hướng nhất định (đơn vị:
candela, cd = Im sr-1; sr = steradian).
CHÚ THÍCH 1: Khái niệm này chỉ quang
thông trên một bề mặt nhỏ, được chia bởi góc khối mà bề mặt đó đối diện với nguồn
(TCVN 12236:2018 (CIE S 017/E:2011) hoặc IEC-IEV, 1987, 845-01-31).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.26
Lux (lux)
Ký hiệu lx; là đơn vị trong hệ SI để
đo độ rọi.
CHÚ THÍCH: Xem thêm thông tin tại TCVN
12236:2018 (CIE S 017/E.2011) hoặc IEC-IEV, 1987, 845-01-052 hoặc BIPM SI
Brochure.
3.27
Đại lượng trắc quang (photometric
quantities)
Đại lượng dựa trên sự cảm nhận bức xạ
của mắt người và chỉ có giá trị đối với bức xạ nhìn thấy được.
3.28
Thông lượng bức xạ (radian
flux)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đại lượng đo bức xạ biểu thị năng lượng
bức xạ được sóng điện từ vận chuyển trong một đơn vị thời gian vào một vùng
không gian (đơn vị: oát, W).
3.29
Độ phản xạ (reflectance)
ρ
Tỷ số giữa thông lượng bức xạ hoặc
quang thông phản xạ và thông lượng tới trong các điều kiện cho trước.
[NGUỒN: IEC-IEV, 1987, 845-04-058]
3.30
Hệ số tổn hại tiềm
ẩn tương đối
(relative damage potential)
Tỷ số giữa gây hại tiềm ẩn của một nguồn
sáng cụ thể và khả năng gây hại của vật chiếu sáng tiêu chuẩn A (2 856 K)
(tương đương với đèn sợi đốt); đây là đại lượng không thứ nguyên và giả định
các giá trị từ 0 đến 1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phổ tác động tổn hại tương đối (relative
damage action spectrum)
s(λ)dm,rel
Mô tả sự phụ thuộc vào bước sóng của
các tính chất tổn hại quang hóa như phai màu, đây là đại lượng không thứ nguyên
và giả định các giá trị từ 0 đến 1
Trong đó:
α(λ) độ hấp thụ quang phổ
f(λ) là một hàm của bước sóng
được xác định bởi vật liệu nhận
CHÚ THÍCH: Đại lượng này được chuẩn hóa ở 300 nm sao
cho s(λ)dm,rel = 1 đối với λ = 300
nm (xem Hình 1)
[NGUỒN: CIE 157:2004]
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hiện vật trưng bày có tính nhạy (sensitive
exhibits)
Các hiện vật trưng bày tại bảo tàng, dễ
bị ảnh hưởng bởi bức xạ điện từ và/hoặc các yếu tố môi trường khác.
3.33
Nguồn (source)
Vật thể tạo ra ánh sáng hoặc thông lượng
bức xạ khác.
[NGUỒN: TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), 17-1202 có sửa đổi]
3.34
Độ nhạy quang phổ (spectral
sensitivity)
s(λ)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.35
Tổng lượng phơi sáng (total luminous
exposure)
H
Đại lượng trắc quang; được tính bằng
tích của độ rọi và thời gian trưng bày; đơn vị đo là lux·giờ [lx·h].
3.36
Bức xạ cực tím (ultraviolet
radiation)
UV
Phần của quang phổ điện từ có bước
sóng từ 10 nm đến 380 nm.
CHÚ THÍCH: Trong bảo tàng, UV thường
được coi là bao gồm các bước sóng đến 400 nm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các ký hiệu sử dụng trong tiêu chuẩn
này được nêu dưới đây:
Bảng 1 - Ký
hiệu
Ký hiệu
Đơn vịa
Đại lượng
Hm
lux - giờ trên năm, lx·h trên năm
Hệ số phơi sáng hàng năm
Ra
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chỉ số hoàn màu
Tc
kelvin, K
Nhiệt độ màu
Pdm
oát/lumen, W/lm
Khả năng gây tổn hại
D
1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Edm
oát trên m2, W·m-2
Bức xạ hiệu dụng tổn hại
Eeff
oát trên m2, W·m-2
Bức xạ hiệu dụng
E
lux, lx=lm·m-2
Độ rọi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
oát trên m2, W·m-2
Bức xạ
L
candela trên m2, cd·m-2=lm·m-2·sr-1
Độ chói
Φ
lumen, Im
Quang thông
l
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cường độ sáng
Φ=
oát, W
Thông lượng bức xạ
ρ
1
Hệ số phản xạ sáng
s(λ)dm,rel
1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
s(λ)
1
Độ quang phổ
H
lux·giờ, lx·h
Tổng lượng phơi sáng
a Đơn vị
không thứ nguyên được biểu thị là 1
5 Tính nhạy của hiện
vật với ánh sáng
5.1 Tổng
quan
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để thiết kế hệ thống ánh sáng tối ưu,
phải có hiểu biết rõ ràng về các điều kiện môi trường ở địa điểm trưng bày. Cần
phải thường xuyên kiểm tra tình trạng ánh sáng và đo các thông số liên quan để
xác định những thay đổi trong môi trường theo từng ngày và từng mùa.
Sau khi hệ thống ánh sáng đã được lắp đặt, tiếp tục kiểm tra thường xuyên để có
thể điều chỉnh hệ thống kịp thời.
5.2 Cơ chế tổn
hại
5.2.1 Yêu cầu chung
Ánh sáng có thể gây tổn hại tới các hiện
vật trưng bày qua ba cơ chế:
- quang hóa,
- bức xạ nhiệt,
- tác động sinh học.
Mức độ tổn hại của hiện vật trưng bày
dưới ánh sáng phụ thuộc vào thành phần hóa học của hiện vật trưng bày, các đặc
tính của ánh sáng được sử dụng, độ sáng và thời gian hiện vật được trưng bày.
5.2.2 Quang hóa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Theo đó, nên giảm thiểu chỉ số tia UV
đến từ đèn chiếu sáng trong khu trưng bày. Chỉ số UV tối đa được cho phép là 75μW/lm.
Chỉ số này được chọn vì đây là chỉ số UV của đèn chiếu sáng thể rắn, trước đây
được coi là phù hợp với mục đích trưng bày. Hiện nay, để có thể đạt được mức
tia cực tím thấp (xuống khoảng 10μW/lm) có thể sử dụng chất hấp thụ tia cực tím
trên cửa sổ và nguồn sáng điện hoặc bằng cách sử dụng các nguồn sáng không có
tia cực tím, tương tư như đèn LED trắng.
Tuy nhiên, việc loại bỏ tia UV để
tránh chiếu vào các hiện vật trưng bày nhạy với ánh sáng không đủ để tránh sự tổn
hại nếu như nguồn ánh sáng nhìn thấy được không được kiểm soát theo các thông số
trong Bảng 3.
CHÚ DẪN:
X bước sóng, nm
Y s(λ)dm,rel = e-0.012 (λ/[nm]- 300)
Hình 1 - Sự tổn
hại tương đối (Y) đối với bề mặt nhạy quang hóa theo bước sóng của bức xạ tới
(X)
CHÚ THÍCH: Biểu đồ này có thể áp dụng cho
những những hiện vật trưng bày Loại 2, 3 và 4 (ngoại trừ báo giấy), tham khảo
thêm Bảng 2.
Lưu ý rằng các phân tử làm nên vật liệu
sẽ hấp thụ một số loại tia bức xạ và ảnh hưởng đến quá trình quang hóa. Ví dụ
như với một hiện vật trưng bày có màu xanh lam, ánh sáng xanh lam sẽ được phản
chiếu, trong khi những ánh sáng với bước sóng khác sẽ được hấp thụ. Theo đó,
trong trường hợp này, ánh sáng xanh lục có ảnh hưởng tới hiện vật trưng bày mạnh
hơn tia sáng xanh lam hoặc tím. Vì vậy, quang phổ cần được sử dụng chung với phổ
hấp thụ của những vật liệu nhạy với ánh sáng được tính bằng bức xạ hiệu dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.3 Bức xạ nhiệt
Năng lượng của sự bức xạ sẽ khiến nhiệt
độ của bề mặt chịu bức xạ tăng, độ tăng phụ thuộc vào mức độ hấp thụ bức xạ, độ
dẫn nhiệt của hiện vật trưng bày, và sự trao đổi nhiệt đối lưu. Hiện tượng này
có thể dẫn đến ứng suất nhiệt và khiến hiện vật trưng bày bị khô do thay đổi độ
ẩm khi nhiệt độ bề mặt tăng. Nhiệt độ cao sẽ khiến những phản ứng hóa học và
quá trình quang hóa xảy ra nhanh hơn. Tia bức xạ có bước sóng dài hơn ánh sáng
đỏ nhìn thấy được là tia hồng ngoại và là bức xạ nhiệt. Vậy nên khi chọn những
nguồn ánh sáng không có tia hồng ngoại sẽ giúp giảm ứng suất nhiệt của hiện vật
trưng bày. Tuy nhiên, ánh sáng có cường độ mạnh cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt
độ của bề mặt hiện vật khi trưng bày.
5.2.4 Tác động
sinh học
Một số vi sinh vật hướng quang có thể
phát triển khi chịu ảnh hưởng của một vài bước sóng nhất định, nhất là trong
môi trường với độ ẩm tương đối cao. Các vấn đề sinh học nên được giải quyết bởi
các chuyên gia.
5.3 Độ nhạy
và phân loại thuộc tính của các hiện vật văn hóa
Bảng 2 phân loại các vật liệu thành bốn
loại dựa theo độ cảm quang, nhưng không tính đến khả năng tổn hại do tác động
nhiệt.
Bảng 2-Phân
loại độ nhạy của hiện vật văn hóa theo CIE 157:2004
Loại
Mô tả chất
liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hiện vật trưng bày được làm hoàn
toàn từ chất liệu không nhạy với ánh sáng. Ví dụ: đa số kim loại, đá, đa số các
loại kính, gốm, men tráng, đa số các khoáng chất.
2. Độ nhạy thấp
Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu
có độ nhạy thấp với ánh sáng. Ví dụ: đa số các loại sơn dầu và sơn tempera,
tranh bích họa, da và gỗ chưa được nhuộm màu, sừng, ngà, xương, sơn mài, một
số loại nhựa.
3. Độ nhạy trung bình
Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu
có độ nhạy
trung bình với ánh sáng. Ví dụ: đa số các loại vải, màu nước, màu phấn, tài
liệu in, tranh vẽ, bản
thảo,
tiểu họa, tranh sơn pha keo, giấy dán tường, và đa phần những hiện vật trưng
bày lịch sử tự nhiên như tiêu bản, hay mẫu lông động vật.
4. Độ nhạy cao
Hiện vật trưng bày bao gồm chất liệu
có độ nhạy cao với ánh sáng. Ví dụ: lụa, các loại thuốc nhuộm mau phai, đa số
các loại đồ họa và tài liệu phim ảnh.
5.4 Giới hạn
đối với tổng phơi nhiễm sáng
Ảnh hưởng của sự quang hóa sẽ tích lũy
theo thời gian và có mối quan hệ chặt chẽ với tổng lượng bức xạ mà hiện vật
trưng bày hấp thụ. Trong điều kiện bảo tàng thông thường, ảnh hưởng ròng của sự
quang hóa là kết quả của tổng sự phơi sáng. Nói cách khác, nó là tác động xuyên
suốt thời gian hiện vật được trưng bày. Để đánh giá tổng tác động của ánh sáng
tới một hiện vật trưng bày, cần cân nhắc hệ số chiếu sáng hàng năm (Ix·h/năm).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảng 3 - Giới
hạn độ chói và tổng lượng phơi sáng hàng năm cho các loại chất liệu với độ nhạy
khác nhau, theo CIE 157:2004
Phân loại
chất liệu
Chuẩn ISO
Blue Wool (BWS)
Giới hạn
phơi sáng mỗi năm (ngưỡng trên)
Thời gian
phơi sáng mỗi năm
Độ sáng
1. Không nhạy
-
không giới
hạn (cho mục đích bảo tồn)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
không giới
hạn (cho mục đích bảo tồn)
2. Độ nhạy
thấp
7 & 8
600 000 lx·h
mỗi năm
3 000 h mỗi
năma
200 lx
3. Độ nhạy
vừa
4, 5 &
6
150 000 lx·h
mỗi năm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
50 lx
4. Độ nhạy
cao
1, 2 &
3
15 000 lx·h
mỗi năm
300 h mỗi
nămb
50 lx
a Tương
đương với số giờ mở cửa bảo tàng mỗi năm
b Số giờ phù
hợp khi sử dụng độ sáng 50 lx
Các độ chói trong bảng đều dựa theo
khuyến nghị của nhiều tổ chức quốc tế uy tín1[1]. Những số liệu này là
kết quả của việc cân bằng yếu tố trưng bày sử dụng ánh sáng và yếu tố bảo tồn
di sản tại khu triển lãm trong nhà. Nếu độ chói vượt giới hạn, tốc độ phai màu
và tổn hại vật liệu sẽ tăng. Ngược lại, nên chú ý rằng nếu độ sáng thấp hơn 50
lx, mức giới hạn cho Loại vật liệu 3 và 4, thì điều kiện quan sát của triển lãm
sẽ giảm, khiến khó nhìn rõ màu sắc và các chi tiết bề mặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hư tổn thực tế gây ra bởi quang phổ của
một loại ánh sáng nhất định lên một vật trưng bày nhất định có thể sẽ khác với
các trường hợp nêu trong Bảng 3 một chút, và điều này nên được cân nhắc. Phụ lục
D tóm tắt sơ lược khả năng gây tổn hại tương đối của một nguồn sáng và bộ lọc
ánh sáng.
6 Đo lường ánh sáng
6.1 Phép đo độ rọi
Độ rọi được đo bằng lux meter, sử dụng
cảm biến có phản ứng quang phổ giống như mắt người. Có một vài loại thiết bị để
đo độ sáng ở môi trường trong nhà, như máy đo cầm tay hay máy đo có khả năng gửi
thông số đến một thiết bị lưu trữ trung tâm. Nhiều loại máy đo cầm tay có đường
tín hiệu nối dài giúp đầu cảm biến có thể chạm vào bề mặt vật được đo, trong
khi người đo vẫn có thể nhìn rõ màn hình thông số mà không cần tiếp cận quá gần
hiện vật trưng bày. Thiết bị đo cũng có nút bấm để giữ nguyên thông số khi máy
được di chuyển từ hiện vật được đo đến gần người đo hơn để đọc thông số. Phạm vi đo
cho các máy đo độ sáng trong nhà dành cho các địa điểm trưng bày nên vào khoảng
từ 10 lx đến 10 000 lx và tuân theo khuyến nghị CIE 69-1987 và EN
13032-1:2004+A1:2012. Các thiết bị phải được hiệu chuẩn lại hàng năm để đảm bảo
độ chính xác.
Khi đo độ sáng, bộ phận cảm biến của
thiết bị nên được đặt ở những vị trí ánh sáng chiếu sáng nhất: việc này giúp
xác định độ rọi tối đa lên hiện vật trưng bày. Bộ phận cảm biến cần được đặt rất
gần hoặc lên bề mặt hiện vật trưng bày cần đo. Bộ phận cảm biến cũng cần được
đặt song song với bề mặt cần đo, vì nó đã được hiệu chuẩn để cân bằng sự khác
biệt góc tới của các tia sáng khác nhau đang chiếu lên bề mặt hiện vật (theo định
lý cos). Nếu hiện vật trưng bày không phẳng, nên đặt bộ phận cảm biến song song
với bề mặt bị phơi sáng nhiều nhất hoặc dễ bị tổn hại nhất.
Nếu phòng trưng bày chỉ có ánh sáng điện,
chỉ cần một lượt đo để có thể xác định
độ rọi tối đa. Thông số nên được cập nhật và ghi chép thường xuyên để giám sát
những thay đổi trong điều kiện ánh sáng. Ánh sáng đặc biệt được sử dụng khi làm
sạch hay bảo dưỡng hiện vật trưng bày cũng nên được đo và ghi lại để có thể
tính tổng mức độ phơi sáng mỗi năm một các chính xác.
Nếu phòng trưng bày có cả ánh sáng ban
ngày, một lượt đo sẽ không đủ để xác định độ rọi tối đa vì độ sáng còn
thay đổi theo thời gian trong ngày, theo thời tiết, và theo mùa. Để đo được mức
độ phơi sáng mỗi năm của môi trường này, cần phải đo và giám sát điều kiện ánh
sáng trong suốt một năm để biết rõ những thay đổi theo ngày và theo mùa. Để có
được những thông số này, cần đo độ rọi vào những khoảng thời gian nhất định
trong ngày suốt một năm và
tính tổng mức độ phơi sáng với đơn vị lx·h/năm. Có những máy đo có thể được cài đặt để
đo ánh sáng đúng thời gian và truyền dữ liệu đến một thiết bị lưu trữ trung tâm
thống kê mức độ phơi sáng trong năm.
Có thể sử dụng dữ liệu từ các cơ quan
khác, như cơ quan khí tượng, để ước lượng độ chiếu sáng nếu cần báo cáo trước
khi có thể đo.
Sự bức xạ hiệu dụng có thể đo bằng một
bộ cảm biến đã được chỉnh sửa để đo độ rọi bức xạ tương ứng với các bước sóng trên
quang phổ. Ngoài ra cũng có thể đo độ rọi bức xạ của nguồn ánh sáng với từng bước
sóng khác nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.2 Phép đo chỉ số
UV
Những tia bức xạ với bước sóng ngắn
(như tia UV và ánh sáng xanh) có nhiều năng lượng hơn các bước sóng dài và do
đó sẽ gây nhiều tổn hại cho vật liệu nhất. Để mắt người có thể nhìn được không
nhất thiết cần có tia UV (trừ những vật liệu phát huỳnh quang), vậy nên ta nên
lọc ánh sáng để giảm thiểu loại bức xạ này. Cần có thiết bị chuyên dụng để đo
chỉ số UV, và trên thị trường hiện nay có cả thiết bị đo chỉ số UV tuyệt đối và
tương đối.
Thiết bị đo tuyệt đối hiển thị mức độ
bức xạ UV trực tiếp chiếu lên bộ cảm biến, với đơn vị đo micro oát trên
xăng-ti-mét vuông (μW/cm2). Thiết bị đo tương đối được thiết kế
riêng cho việc đo bức xạ trong môi trường trưng bày và sẽ hiển thị mức độ bức xạ
UV phát ra từ đèn trưng bày, với đơn vị đo micro oát trên lumen (μW/lm).
Hiện nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn nhất
định cho độ nhạy ánh sáng của các bộ cảm biến đo chỉ số UV nên số đo của các
thiết bị sản xuất bởi các công ty khác nhau có thể sẽ không hoàn toàn giống
nhau. Độ nhạy của thiết bị cần được kiểm tra trước khi sử dụng để chắc chắn máy
đo phù hợp với việc đo độ bức xạ trong bảo tàng.
7 Chiếu sáng dành
cho trưng bày
7.1 Yêu cầu
chung
Mục đích của ánh sáng trưng bày là để
trình bày các hiện vật một cách rõ ràng, để khách tham quan có thể quan sát và
chiêm nghiệm được giá trị của hiện vật. Do đó, trong hầu hết các trường hợp, hệ
thống ánh sáng cần đủ sáng để khách có thể nhìn thấy rõ hình dạng, màu sắc, và
các chi tiết nhỏ của hiện vật. Trong một số trường hợp, hình thức tổng thể của
khu trưng bày sẽ quan trọng hơn tính rõ ràng của từng hiện vật, khi đó cần sử dụng
hiệu ứng ánh sáng.
Nhìn chung, ánh sáng trưng bày mang lại
sự cân bằng giữa việc chiếu sáng chung và một số dạng ánh sáng tạo điểm nhấn. Hệ
thống ánh sáng cũng cần phải cân bằng màu sắc, độ sáng của các hiện vật trưng
bày và màu sắc, độ sáng của hậu cảnh. Ngoài ra, ánh sáng trưng bày cũng phải
giúp làm rõ màu sắc của hiện vật mà không ảnh hưởng, gây chói mắt hoặc hạn chế
tầm nhìn của khách tham quan. Kỹ thuật dàn dựng ánh sáng sẽ thay đối với mỗi
trưng bày và phụ thuộc vào từng hiện vật và cách chúng được trưng bày. Tuy
nhiên, có các yếu tố cơ bản nên được cân nhắc trong mọi trường hợp.
7.2 Điều kiện
quan sát
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ngoài ra, việc cân nhắc hình dạng của
hiện vật cũng rất quan trọng để thể hiện cấu tạo bề mặt hiện vật. Nếu ánh sáng
giúp làm một vật nổi bật, thì các chi tiết và đặc điểm bề mặt cũng nên được làm
rõ. Việc này phụ thuộc nhiều vào góc chiếu của ánh sáng. Độ tương phản và góc
chiếu phù hợp sẽ giúp tạo nên điều kiện quan sát tối ưu cho khách tham quan.
7.3 Thích ứng
thị giác
Mắt tự động thích nghi với độ sáng của
trường nhìn (field), điều chỉnh nhanh với những thay đổi nhỏ về độ sáng và chậm
đối với những thay đổi lớn hơn. Mắt sẽ quen đối với độ sáng chung (general) của
một không gian trong vòng vài phút (nếu đi từ khu sáng đến khu tối) hoặc vài
giây (nếu đi từ khu tối đến khu sáng) và có thể nhìn thấy hiện vật hoặc các bề
mặt nếu độ sáng chỉ thay đổi trong phạm vi phù hợp cho việc thích nghi thị
giác. Hầu hết mọi người đã trải nghiệm sự thích nghi này khi di chuyển từ sảnh
rạp phim đến bên trong một phòng chiếu phim. Khi từ ngoài đi vào một căn phòng
trưng bày tối hơn, ban đầu có thể hơi khó quan sát nhưng sau đó mắt chúng ta sẽ
thích nghi với môi trường với độ sáng thấp.
Trong các bảo tàng và các phòng trưng
bày, việc di chuyển từ sảnh với đèn sáng đến khu trưng bày, hoặc từ một hành
lang thông thường đến khu dành cho các hiện vật nhạy với ánh sáng như những hiện
vật có chất liệu bằng vải hoặc giấy, có thể gây khó khăn cho việc thích ứng thị
giác. Nếu có thể, người thiết kế hệ thống đèn nên làm việc với người thiết kế
trưng bày cũng như kiến trúc sư của bảo tàng để xây dựng những lối đi hay hành
lang giữa những phòng có nhiều sự thay đổi về mặt ánh sáng để mắt của khách
tham quan có cơ hội thích nghi trước. Ánh sáng ở những lối đi/hành lang này nên
có độ sáng vừa phải, ở khoảng giữa của hai căn phòng hai bên. Có thể đặt một số
hiện vật ở những hành lang này để khách tham quan dừng lại xem và có thêm thời
gian cho mắt thích nghi.
Một điều quan trọng khác cần chủ ý là
khi giúp mắt của khách tham quan thích nghi theo cách này, trưng bày cần làm giảm
độ tương phản của ánh sáng, mặc dù điều đó khiến việc quan sát có thể kém hơn.
7.4 Tỷ lệ
tương phản
Vì các hiện vật trưng bày cần phải nổi
bật, người thiết kế hệ thống ánh sáng cần đặt ra một tỷ lệ tương phản cần thiết.
Tỉ lệ này được xác định là tỷ lệ giữa độ chói của hiện vật trưng bày và độ chói
của hậu cảnh hoặc môi trường xung quanh, cần phải nhớ rằng độ chói phụ thuộc cả
vào độ chói của ánh sáng chiếu vào vật và ánh sáng mà vật phản chiếu lại. Nên sử
dụng kiến thức về độ phản chiếu của hiện vật, vật liệu nền và ánh sáng chung để
chọn độ chói phù hợp cho hệ thống ánh sáng trưng bày. (Ngoài ra, với những vật
liệu nhạy với ánh sáng và có khuyến nghị về độ chói tối đa, ta có thể đo và điều
chỉnh độ sáng của hậu cảnh.)
Thông thường, tỷ lệ tương phản giữa độ
chói của hiện vật và độ chói của ánh sáng chung trong khu vực trưng bày (thường
được coi là độ rọi đứng trung bình) nên là 1:1 khi không cần nhấn mạnh, 3:1 khi
cần nhấn mạnh ở mức trung bình, và 10:1 khi cần đặc biệt nhấn mạnh. Nếu độ
tương phản cao hơn mức này, trải nghiệm tham quan trưng bày có thể sẽ bị ảnh hưởng
vì độ chói quá cao để mắt khách tham quan có thể thích nghi. Ngoài ra, cần phải
hạn chế độ sáng chiếu từ thiết bị chiếu sáng đến mắt của người tham quan, nếu
không có thể gây lóa
mắt hoặc cản trở tầm nhìn của người xem.
Sử dụng phương thức chiếu sáng có trọng
điểm có thể giúp làm nổi bật hiện vật, và để làm vậy cần có thêm thông tin về độ
phân bố của chùm ánh sáng. Trên thị trường, có nhiều loại đèn và thiết bị phát
sáng với các chùm tia sáng khác nhau, từ chùm hẹp đến chùm rộng, từ chùm sáng sắc
nét đến chùm sáng với quầng mờ. Nhà thiết kế nên tham khảo thông tin của các
nhà sản xuất khi đi chọn đèn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thể hiện màu của ánh sáng - dù là màu
trắng lạnh (trên 5 300 K, thường là ánh sáng ban ngày) hay trắng ấm (dưới 3 300
K, thường là đèn sợi đốt) (xem thêm EN 12464-1) - đều có thể ảnh hưởng đến tâm
trạng của một không gian và các hiện vật trưng bày trong đó. Nếu ánh sáng chiếu
lên hiện vật ấm hơn ánh sáng xung quanh hoặc ánh sáng nền, hiện vật sẽ nổi bật
hơn. Tuy nhiên, nếu khác biệt quá lớn, hiệu ứng có thể bị sặc sỡ hoặc gây mất tập
trung vào hiện vật.
Chiếu ánh sáng lạnh hơn so với ánh
sáng nền vào hiện vật thường kém hiệu quả hơn, trừ khi ta muốn mang lại một hiệu
ứng đặc biệt, ví dụ tạo cảm giác lạnh lẽo cho người quan sát. Để tránh các vấn
đề có thể xảy ra, hiệu ứng này nên được thử nghiệm với từng trường hợp cụ thể.
7.6 Hoàn màu
Những nguồn ánh sáng khác nhau có thể có
các hiệu ứng khác nhau lên hiện vật, tùy thuộc vào độ hoàn màu của chúng. Một
điều cần chú ý là màu của ánh sáng không nhất thiết ảnh hưởng đến đặc tính hoàn
màu của nó.
Hai nguồn sáng có thể có cùng thể hiện
màu, nhưng có độ phân bố phổ khác nhau và do đó có khả năng hoàn màu khác nhau.
Nếu nguồn sáng chiếu lên hiện vật có một chút ánh sáng lục thì ánh sáng lục đó
sẽ không phản chiếu lại vào mắt khách tham quan, tuy nhiên màu xanh lục của hiện
vật có thể sẽ được phản chiếu. Chỉ số hoàn màu (Colour Rendering Index, hay
CRI, (Ra}) có mức tối đa là 100. Những nguồn sáng có Ra
cao hơn 90 được coi là rất tốt, còn những nguồn sáng có Ra thấp hơn
80 thường sẽ không phù hợp để chiếu sáng các khu trưng bày và bảo tàng.
Chất lượng hoàn màu của một nguồn sáng
phụ thuộc vào sự phân bố phổ của nó. Mặc dù đèn chiếu sáng thể rắn sợi đốt có
chỉ số hoàn màu gần 100, phổ của chúng thiên về màu đỏ. Do đó, những sắc đỏ và
cam của hiện vật có khả năng sẽ được nhấn mạnh hơn so với khi vật được quan sát
dưới ánh sáng ban ngày, nhưng độ cân bằng màu của hiện vật vẫn không bị ảnh hưởng
nghiêm trọng. Mặt khác, một số đèn phóng điện làm méo thể hiện màu của hiện vật
và của hậu cảnh vì phân bố phổ của loại đèn này thường không đều.
Khi đèn vonfram-halogen được vặn nhỏ
xuống, màu thường thay đổi và ánh sáng trở nên ẩm lên rất nhiều và có nhiều sắc
cam hơn. Để tránh hiệu ứng này, cần phải lựa chọn bóng đèn với công suất phù hợp
để không cần phải vặn nhỏ đèn quá 20 % công suất. Với các không gian trưng bày
có thể thay đổi độ rọi từ 200 lx xuống còn 50 lx, nên thay đổi công suất đèn hoặc
có thêm một bộ đèn chiếu sáng khác để giúp điều chỉnh độ sáng. Có thể sử dụng bộ
lọc độ đen trung tính (neutral density, ND) trong những ánh sáng tập trung để
giảm độ sáng mà không thay đổi độ ấm hay khả năng hoàn màu của đèn. Việc này có
thể tăng nhiệt độ của thiết bị chiếu sáng, và cũng không giảm công suất làm việc
của đèn. Khi sử dụng đèn huỳnh quang hay đèn LED, việc điều chỉnh độ sáng có ảnh
hưởng nhỏ tới độ hoàn màu.
7.7 Hậu cảnh
cho hiện vật trưng bày
7.7.1 Yêu cầu chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.7.2 Độ chói của
hậu cảnh
Nếu hậu cảnh ở trong một không gian
sáng hơn hoặc tối hơn hiện vật trưng bày một cách rõ ràng, thì khả năng thích
nghi thị giác của khách tham quan sẽ bị ảnh hưởng. Tác động của sự tương phản
này còn tùy vào từng trường hợp. Nếu hiện vật tối được trưng bày với hậu cảnh
sáng, khách tham quan sẽ chỉ có thể nhìn thấy cái bóng đen của hiện vật, vì tỷ
lệ chênh lệch về độ chói quá lớn để có thể dễ quan sát. Ngược lại, nếu hiện vật
sáng còn hậu cảnh tối, các chi tiết của hiện vật sẽ được nhấn mạnh nhiều hơn vì
chúng sáng hơn so với các chi tiết khác trong tầm nhìn của khách tham quan.
Do đó, cần phải đảm bảo rằng sự chênh
lệch về độ chói của hiện vật và độ chói của hậu cảnh là không quá lớn nhưng
cũng không quá nhỏ. Vì độ chói bị ảnh hưởng bởi khả năng phản chiếu ánh sáng của
vật liệu và mức độ chiếu sáng, cần cân nhắc những yếu tố này khi lắp đặt hệ thống
ánh sáng.
Hiệu ứng được mô tả ở trên sẽ giảm khi
kích cỡ của hiện vật tăng và sẽ biến mất hoàn toàn nếu hiện vật chiếm trọn tầm
nhìn của khách tham quan.
7.7.3 Màu sắc của hậu cảnh
Giống như độ chói của hậu cảnh, màu sắc
của nó cũng có tác động tới cách con mắt thích nghi. Hậu cảnh với màu sắc đậm
hay sặc sỡ có thể dẫn đến cơ chế thích nghi màu khiến chúng ta nhìn ra màu đối
lập nhau trên bánh xe màu. Ví dụ, với một hậu cảnh màu xanh lá, sẽ khiến cho
khách tham quan nhìn thấy sắc hồng khi xem một hiện vật màu trắng. Những bức tường
lớn được sơn màu trong một khu trưng bày cũng có thể dẫn đến sự phản chiếu của
màu tường lên các hiện vật trưng bày .
Người thiết kế ánh sáng cần hợp tác với
kiến trúc sư hoặc người tổ chức sự kiện để hiểu rõ mục đích của bảo tàng/trưng
bày trước khi đưa ra quyết định. Nếu có thắc mắc hay có gì không chắc chắn, người
thiết kế ánh sáng nên xây dựng mô hình mẫu để mọi người đóng góp ý kiến.
7.8 Độ lóa
Ánh sáng chiếu trực tiếp hay phản chiếu
từ thiết bị chiếu sáng, cửa sổ hay các nguồn sáng khác khi có độ sáng quá cao
so với phần còn lại của tầm nhìn có thể tạo nên tia lóa. Cần loại những tia lóa
đến từ các nguồn sáng và các bề mặt phản chiếu vì tia lóa có thể cản trở khả
năng quan sát và trải nghiệm của khách tham quan.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
a) Ánh sáng có góc chiếu cao sẽ làm
lóa mắt người xem. Góc chiếu lớn hơn 35° sẽ dẫn đến lóa mắt, và góc chiếu
càng cao thì khả năng làm lóa mắt càng cao.
b) Vách ngăn thấp khiến cho ánh sáng
có thể lọt qua và làm lóa mắt người xem ở phía bên kia.
Hình 2 - Độ
lóa
Đối với các hiện vật trưng bày trong tủ
kính không có đèn lắp bên trong, khả năng quan sát sẽ bị kém vì kính sẽ phản
chiếu ánh sáng từ các nguồn
sáng, khu trưng bày hoặc hiện vật kế bên. Để tránh trường hợp tủ kính làm khách
tham quan bị lóa mắt, hãy sử dụng kính chống tia phản xạ, sắp xếp góc nghiêng của
kính thật cẩn thận, hoặc lắp đèn trong tủ kính (Hình 3).
Hình 3 - Một
số cách sắp đặt đèn phù hợp với tủ kính trưng bày
Tia lóa không nên bị nhầm lẫn với sự lấp
lánh của một số hiện vật như trang sức hay kim loại đã được đánh bóng. Thường
thì những ánh sáng lấp lánh này rất nhỏ và không những không gây cản trở cho
khách tham quan và còn khiến cho khu trưng bày trở nên thu hút hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.9 Hiệu ứng
trang trí
Ánh sáng có thể giúp trang trí cho hiện
vật bằng các trình bày và nhấn mạnh hình dạng cũng như cấu tạo bề mặt của vật.
Mức độ và phong cách trang trí này phụ thuộc vào góc chiếu và độ lan rộng của
ánh sáng. Đèn chiếu thẳng từ phía trước vật và có độ lan rộng lớn sẽ làm vật
nhìn phẳng hơn, và giảm khả năng quan sát cấu tạo bề mặt của hiện vật. Với các
bức tranh, cách chiếu đèn trang trí này cũng hạn chế những sự phản chiếu ánh
sáng làm ảnh hưởng đến cách mắt tiếp nhận màu sắc của tranh. Đèn khi chiếu thẳng
xuống trong phạm vi hẹp sẽ có khả năng làm nổi bật cao, và có thể nhấn mạnh các
vùng sáng và tạo ra những hình bóng rõ nét. Cách chiếu đèn trang trí này sẽ phù
hợp cho các hiện vật có chi tiết chạm nổi. Với các bức tranh, ánh sáng có phạm
vi hẹp cũng có thể giúp làm rõ từng nét vẽ.
Ánh sáng ban ngày (nhưng không phải
ánh sáng trực tiếp từ mặt trời) mang lại hiệu ứng trang trí nhẹ. Người thiết kế
ánh sáng có thể tận dụng điều này bằng cách lựa chọn vị trí và kích cỡ cửa sổ
và giếng trời phù hợp, hoặc lắp thêm cửa chớp để điều chỉnh mức độ ánh sáng ban
ngày. Sự thay đổi trong ngày của ánh sáng ban ngày không nhất thiết là một điều
bất lợi, ngược lại chúng có thể giúp việc trưng bày các tác phẩm chạm khắc trở
nên hiệu quả hơn. Nếu hiện vật không chịu tổn hại khi tiếp xúc với ánh nắng mặt
trời, đây có thể là một cách trang trí bằng ánh sáng hợp lý.
Ánh sáng tập trung thường được sử dụng
để nhấn mạnh và trang trí cho hiện vật. Kích cỡ của chùm ánh sáng từ đèn chiếu
tập trung rất quan trọng để quyết định xem nên dùng một hay nhiều cái đèn để
chiếu sáng hiện vật trưng bày. Hầu hết các chùm ánh sáng có hình nón nên chỉ cần
biết góc chiếu của chùm ánh sáng và khoảng cách giữa vật và đèn là có thể tính
được phạm vi chiếu sáng của đèn. Góc chiếu của chùm ánh sáng là góc chiếu tối
đa trước khi độ sáng của ánh đèn bị giảm xuống quá nửa. Ánh sáng ở ngoài chùm
ánh sáng của đèn được coi là ánh sáng tràn và lượng ánh sáng tràn sẽ ảnh hưởng
tới độ tương phản giữa vật và môi trường xung quanh. Một chùm ánh sáng với nhiều
ánh sáng tràn sẽ làm sáng hậu cảnh, giảm độ tương phản, và giảm độ nổi bật của
hiện vật trưng bày. Một chùm ánh sáng tập trung mạnh với phạm vi rõ ràng hơn sẽ
nhấn mạnh hiện vật trưng bày một cách sắc nét hơn.
Để tìm được cách trang trí bằng ánh
sáng phù hợp nhất cho từng trưng bày, cần thử nghiệm các vị trí đặt đèn chiếu sáng tập
trung khác nhau, cũng như để ý tới các vấn đề khác như độ lóa của đèn.
7.10 Ánh
sáng dành cho khu trưng bày có tính lịch sử
Khi sử dụng những tòa nhà có tính lịch
sử (như cung điện, lâu đài, nhà thờ, v.v.) để tổ chức trưng bày, cần phải chọn
hệ thống ánh sáng phù hợp. Nếu hiện vật trưng bày chính là một căn phòng được
bài trí với đồ dùng từ thời xưa (ví dụ: bích họa, bàn ghế, thảm thêu) thì ánh sáng phải
phù hợp với thiết kế nội thất sẵn có. Có thể đặt thêm đèn ở một số vị trí khuất
tầm nhìn để tránh ảnh hưởng đến hiện vật (căn phòng) mà vẫn nhấn mạnh được một
số chi tiết đáng chú ý. Khi tòa nhà được sử dụng như một địa điểm trưng bày, cần
cân nhắc cẩn thận những khuyến nghị ở trên, nhưng phương pháp thực tế để chiếu
sáng hiện vật còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Ví dụ như ta có thể sắp đặt một
hệ thống ánh sáng hiện đại riêng cho trưng bày nhưng không gây ảnh hưởng gì đến
tòa nhà.
7.11 Tạo mô
hình trưng bày
Trước khi áp dụng kỹ thuật chiếu sáng
lên khu vực trưng bày, người thiết kế ánh sáng nên tạo một mô hình cho hệ thống
ánh sáng (hoặc trên máy tính hoặc mô hình thật) để cho thấy là hệ thống này đạt
yêu cầu. Mô hình cũng giúp những thành viên khác trong ban tổ chức hiểu thêm về
ánh sáng của trưng bày. Mô hình không cần phức tạp quá, chỉ cần có đủ chi tiết
kỹ thuật để có thể đánh giá đúng tính hiệu quả của cả hệ thống và tránh những tổn
hại chi phí sửa chữa sau này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ
lục A
(tham
khảo)
Đặc tính của các nguồn sáng
A.1 Ánh sáng ban
ngày
Ánh sáng ban ngày bao gồm ánh sáng trực
tiếp chiếu từ mặt trời và ánh sáng mặt trời phản chiếu bởi các phần tử trong
không khí.
Bên cạnh ánh sáng thấy được, bức xạ mặt
trời còn bao gồm bức xạ cực tím (UV) và bức xạ hồng ngoại. Thành phần phổ, cường
độ và phân bố của bức xạ mặt trời trong không gian trưng bày phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết, thời gian trong ngày, mùa trong năm, vĩ độ của khu vực trưng
bày và vị trí của các cửa sổ. Bức xạ mặt trời có thể được điều chỉnh bằng cách
sử dụng cửa kính, rèm khác nhau. Theo đó, nhiệt độ màu cũng có phạm vi thay đổi
rộng: có thể ở mức thấp 2 500 K (khi mặt trời lặn) hoặc ở mức cao 20 000 K (khi
trời xanh và không có mây ở vùng đất liền) và hơn thế tùy theo điều kiện địa
lý. Độ sáng chói của ánh sáng ban ngày cũng có thể thay đổi nhiều (ánh sáng trực
tiếp từ mặt trời có thể thay đổi lên đến vài chục nghìn lx).
CHÚ DẪN
X bước sóng, nm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.1 -
Ánh sáng ban ngày
Tc= 5400 K
A.2 Nguồn ánh sáng điện
A.2.1 Tổng quan
Trước khi đèn điện được sử dụng phổ biến
vào thế kỷ XIX, lửa được sử dụng để chiếu sáng. Do chi phí cao và cách sử dụng
có phần khó, ánh sáng từ ngọn lửa trước đây luôn được coi là một nguồn sáng phụ,
còn ánh sáng ban ngày là nguồn chính. Với nguồn sàng này, khả năng quan sát, độ
sáng và độ ẩm của ánh sáng đều khá thấp (độ ấm khoảng 2 500 K). So với ánh sáng
từ ngọn lửa, ánh sáng điện sạch sẽ và ít nguy hiểm hơn, nên nó nhanh chóng trở nên phổ biến
vào thế kỷ XX. Tuy nhiên chỉ đến khi xuất hiện loại đèn chiếu sáng tập trung
thì người ta mới bắt đầu tìm cách bố trí ánh sáng ở các buổi trưng bày để tăng
độ sáng và nhấn mạnh các hiện vật trưng bày. Sự xuất hiện của đèn huỳnh quang
và đèn metal-halide vào nửa sau thế kỷ XX mới dần dẫn đến những nghiên cứu về đặc
tính của ánh sáng và khả năng gây tổn hại của nó. Vì những mối lo này nên càng
ngày những người thiết kế ánh sáng càng sử dụng ánh sáng điện nhiều, nhất là
đèn LED. Nên hiểu rõ đặc tính của các nguồn điện trước khi lựa chọn thiết bị
chiếu sáng. Nhiều loại đèn sợi đốt thông dụng, bao gồm các loại bóng đèn hiệu
suất thấp đã bị thu hồi ở
khu vực EU (xem thêm Commission Regulation EC n. 244/2009) và quá trình này vẫn
còn tiếp diễn.
A.2.2 Đèn sợi đốt
Những loại ánh sáng nhân tạo đầu tiên
như nến, đèn dầu, đèn khí đều là đèn sợi đốt, có nghĩa là bức xạ được phát ra
do kết quả của việc đốt một vật liệu nào đó. Hiện nay, loại đèn sợi đốt duy nhất
còn sử dụng là bóng đèn vonfram.
Sợi đốt vonfram được làm nóng bởi một dòng điện chạy qua nó, tạo nên một luồng
ánh sáng khá giống với bức xạ vật đen. Trong đèn vonfram-halogen, bóng đèn được
đổ đầy khí halogen để kéo dài thời gian sử dụng. Phần lớn bức xạ phát ra từ đèn
vonfram đều là bức xạ hồng ngoại, còn bức xạ UV chỉ là một phần rất nhỏ (khoảng
2 % lượng bức xạ nhìn thấy được). Đèn vonfram -halogen thường có lượng bức xạ UV
lớn hơn đèn vonfram, nhưng nhiều bóng đèn được sản xuất ở khu vực châu Âu và Mỹ
với bộ lọc bức xạ UV để giảm độ phát xạ tia cực tím xuống thấp hơn của đèn vonfram
tiêu chuẩn. Khí halogen cũng khiến cho đỉnh phát xạ chạy về phía bước sóng thấp
hơn và theo đó nhiệt độ màu của ánh sáng tăng từ 2 700K (sợi đốt vonfram) lên
khoảng 3 200 K. Chỉ số Ra (khoảng 100) khi đó rất tốt.
CHÚ DẪN
X bước sóng, nm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình A.2 -
Đèn vonfram-halogen
Tcp= 3 000 K
Để tiết kiệm năng lượng, chỉ sử dụng
loại halogen ECO hoặc IRC (giảm 30 % năng lượng). Hiệu suất ánh sáng của cả hệ
thống là 15 - 23 lm/W và tuổi thọ là > 2 000 h. Bóng đèn này có thể điều chỉnh
độ sáng để kéo dài tuổi thọ, nhưng ánh sáng sẽ bị giảm độ ấm.
A.2.3 Đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang phát sáng nhờ phóng điện
giữa hai điện cực trong một cái ống chứa khí hoặc hơi áp suất thấp (thường là
thủy ngân). Lòng trong của ống đèn có phủ huỳnh quang có khả năng phát ra ánh
sáng khi chúng hấp thụ tia UV từ nguồn điện. Phổ phát xạ của các bóng đèn này
là liên tục. Độ ấm và chỉ số hoàn màu của nguồn sáng này còn phụ thuộc vào hỗn
hợp bột huỳnh quang trong ống, nhưng chúng thường vào khoảng 3 000 K đến 6 500
K hoặc hơn (7 500 K, 8 800 K và 15 000 K), còn Ra thì từ 80 đến 98 tương ứng.
CHÚ DẪN
X bước sóng, nm
Y bức xạ quang phổ, W/steradiant·m2·nm
Hình A.3 -
Đèn huỳnh quang dạng ống Tcp = 5 000 K
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
A.2.4 Chiếu sáng thể
rắn
Chiếu sáng thể rắn (solid-state
lighting hay SSL) là một nguồn ánh sáng sử dụng vật chất bán dẫn để chuyển đổi
năng lượng điện sang ánh sáng. Ta có diode phát quang (LED), diode phát quang hữu
cơ (OLED) và diode phát quang polymer (PLED).
Hiện nay, đèn LED là loại đèn phổ biến
nhất trong các bảo tàng và phòng trưng bày. Chúng hoạt động nhờ vào linh kiện
bán dẫn có thể chuyển điện thành ánh sáng. Mỗi bóng đèn LED chiếu một màu,
nhưng có thể tạo ra ánh sáng trắng nếu bề mặt của đèn LED UV hay LED xanh được
phủ bột huỳnh quang phát ra ánh sáng lục hoặc đỏ. Điều này sẽ thay đổi màu sắc
của ánh sáng ban đầu và tạo nên ánh sáng trắng. Độ ấm của đèn LED trắng nằm trong
khoảng 3 000 K và 6 000 K.
CHÚ DẪN
X bước sóng, nm
Y bức xạ quang phổ, W/steradiant·m2·nm
Hình A.4 -
LED 20 W Tcp= 4 100 K
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
X bước sóng, nm
Y bức xạ quang phổ, W/steradiant·m2·nm
Hình A.5 -
LED 10 W Tcp= 3100 K
Hiệu suất ánh sáng của cả hệ thống là
70 - 95 lm/W và Ra là khoảng 80. Có cả loại đèn LED có Ra cao hơn (đến
lớn hơn 95) nhưng hiệu suất ánh sáng lại thấp hơn. Hiệu suất ánh sáng và Ra
tăng theo từng thế hệ đèn mới. Tuổi thọ đèn (với quang thông còn lại ở mức 70
%) là khoảng 50 000 h, và với thay đổi công nghệ chỉ số này sẽ tăng. Tuổi thọ
chịu ảnh hưởng của sự tản nhiệt, và khi nhiệt độ của bóng đèn tăng, nhất là với
đèn công suất cao (lớn hơn 1 oát), tuổi thọ của bóng đèn sẽ giảm. Đèn này có thể
dễ dàng điều chỉnh độ sáng nếu có trang bị chấn lưu điều chỉnh độ sáng phù hợp.
Đèn OLED và đèn PLED là hai loại công
nghệ mới và thường chúng được dùng ở dạng panel hoặc màn hình. Chúng có thể phù
hợp với việc chiếu sáng hậu cảnh.
A.2.5 Đèn
metal-halide (Đèn Halogen kim loại)
Đây là một loại đèn phóng điện khí giống
đèn huỳnh quang, nhưng có áp suất cao hơn. Quá trình phóng điện diễn ra trong một
không gian nhỏ: đầu đốt, trong đó thủy ngân được thêm vào cùng với đất hiếm và
hợp chất được hình thành khi kết hợp các phần tử kim loại và halogen. Đèn chất
lượng cao quang phổ phát ra nhiều vạch phổ với Ra gần 95. Đầu đốt bằng gốm sản
xuất gần đây mang lại độ ổn định cao hơn về quang thông và nhiệt độ màu. Đối với
những loại đèn này, nhiệt độ màu nằm trong khoảng từ 3 000 K đến 6 000 K. Công
suất dành cho khu vực trưng bày nằm trong khoảng từ 20 đến 400 W, với tuổi thọ
từ 10 000 giờ đến 15 000 giờ và hiệu suất phát sáng lớn hơn 90 lm/W. Loại đèn
này có lượng bức xạ
CHÚ DẪN
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Y độ sáng, W/steradiant·m2·nm
Hình A.6 -
Đèn metal-halide
Phụ
lục B
(tham
khảo)
Đặc tính của kính thủy tinh và phim dán cửa sổ
B.1 Kính
Các loại kính không chỉ khác nhau về đặc
tính vật lý hay hóa học mà còn bởi những đặc tính khác nhau như khả năng bảo vệ
khỏi ánh nắng mặt trời, khả năng điều chỉnh ánh sáng, và khả năng chống lại tia
UV.
Kính trong, loại tiêu chuẩn hoặc kính
cường lực, có thể lọc một lượng tia cực tím nhỏ. Khả năng truyền ánh sáng của
kính phụ thuộc vào độ dày và số lượng tấm kính trên cửa sổ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kính phản quang có thể bảo vệ phòng
trưng bày khỏi bức xạ đến từ mặt trời bằng cách phản chiếu tia hồng ngoại, giảm
độ chói của ánh sáng được truyền vào trong nhà cũng như giảm độ ấm và chỉ số
hoàn màu của ánh sáng ban ngày. Sự phản chiếu ánh sáng sẽ gây lóa mắt cho những
người đứng bên ngoài nhà trưng bày.
Kính dán an toàn có một màng
polyvinyl butyral ở giữa hai tấm kính và là một loại kính vừa có tính an toàn
cao vừa có thể bảo vệ khỏi tia UV (95 %).
B.2 Phim dán cửa
sổ
Để tăng cường khả năng bảo vệ của các
cửa sổ kính thông thường, có thể sử dụng thêm phim dán cửa sổ. Có nhiều loại
phim dán cửa sổ khác nhau:
Phim lọc độ đen trung tính (neutral
density), có thể giảm mức độ truyền ánh sáng ban ngày qua cửa sổ mà không thay
đổi màu sắc của ánh sáng,
Phim dán cửa sổ chống tia UV, giúp
ngăn chặn 99 % tia UV (có thể dùng kèm màng lọc độ đen trung tính để hạn chế
tia bức xạ và mức độ truyền ánh sáng),
Phim dán cửa sổ phản quang
hoặc bán phản quang, giúp giảm sự thâm nhập của tia hồng ngoại, nên sử dụng
cùng với phim dán cửa sổ chống tia UV.
Một số cửa sổ kính cũ có thể là bộ phận
cấu thành di tích lịch sử, có thể bị tổn hại nếu sử dụng phim dán, vì vậy nên
tránh sử dụng các loại phim dán này trực tiếp lên cửa sổ kính cũ.
B.3 Các cách bảo vệ khác
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phụ
lục C
(tham
khảo)
Bộ lọc
Sự phân bổ ánh sáng phát ra từ một nguồn,
bất kể là từ đèn halogen, đèn phóng điện hay đèn huỳnh quang, cần được điều chỉnh
phân bố phổ và/hoặc phân bố trong không gian liên tục để đạt được chất lượng
chiếu sáng tốt. Có thể lắp bộ lọc vào đèn chiếu tập trung để thực hiện việc
này.
Bộ lọc được làm bởi vật liệu trong suốt,
có thể là một loại khoáng chất (thủy tinh) hoặc chất hữu cơ (nhựa). Loại kính
này có những đặc tính quang học như truyền, hấp thụ và phản chiếu ánh sáng. Có
hai loại lọc: bộ lọc thủy tinh (được chia ra thành kính hấp thụ và kính phản
chiếu những tia sáng ta không muốn có) và bộ lọc nhựa (làm từ polyester hoặc
polycarbonate).
Có một số loại bộ lọc như sau:
Bộ lọc hấp thụ tia UV (để giảm lượng UV
trong chùm ánh sáng).
Bộ lọc hấp thụ tia hồng ngoại (để giảm
lượng tia hồng ngoại trong chùm ánh sáng).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bộ lọc chuyển đổi (để tăng hoặc giảm độ
ấm của ánh sáng).
Bộ lọc chỉnh màu (ví dụ như để giảm sắc
xanh lục trong ánh đèn).
Bộ lọc màu (với màu đậm để tạo hiệu ứng
nổi bật).
Bộ lọc khuếch tán (để khuếch tán và
làm dịu ánh sáng).
Bộ lọc lọc hỗn hợp (ví dụ như kết hợp
tính chất lọc độ đen trung tính, chuyển đổi và khuếch tán ánh sáng).
Phụ
lục D
(tham
khảo)
Tổn hại tương đối
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khả năng gây tổn hại tương đối đưa ra
trong Bảng D.1 đề cập đến hoạt động quang hóa của ánh sáng đèn sợi đốt không lọc.
Về khả năng gây tổn hại tương đối, có thể ước tính mức độ tác động của một nguồn
sáng khi có
và
không có lọc so với đèn sợi đốt.
Ví dụ: ánh sáng ban ngày chiếu qua cửa
kính hai lớp gây tổn hại gấp hai lần so với ánh sáng từ đèn sợi đốt không lọc
có cùng độ rọi trên hiện vật trưng bày.
Bảng D.1 chỉ trình bày ví dụ dữ liệu
điển hình. Nếu muốn sử dụng khả năng gây tổn hại tương đối để đánh giá/tính
toán độ rọi hoặc thời gian trưng bày không thuộc phạm vi Bảng 2, thì cần phải
tính toán Khả năng gây tổn hại tương đối với sự phân bố (theo) phổ cụ thể của
các nguồn sáng (bằng số liệu đo được hoặc dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp).
Việc sử dụng bộ lọc tách bước sóng ngưỡng
420 nm có thể ảnh hưởng một chút lên khả năng hoàn màu và hiển thị màu sắc.
Bảng D.1 - Một
số ví dụ điển hình về khả năng gây tổn hại tương đối của các nguồn sáng khác nhau
(các phương pháp tính toán khả năng gây tổn hại của các nguồn sáng cụ thể được
đề cập trong CIE 157:2004)
Nguồn sáng
Không lọc
Lọc tách bước
sóng trong ngưỡng (nm)
Kính cửa sổ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
400
420
đơn
đôi
Ánh sáng ban ngày (D65)
2,80
1,85
1,60
1,25
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2,30
Đèn sợi đốt (CIE SI A)
1,00
0,90
0,85
0,80
0,95
Đèn halogen điện áp thấp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,00
0,90
0,85
1,10
Đèn huỳnh quang ánh sáng trắng lạnh
(4 000 K)
1,20
1,10
1,05
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,15
Đèn huỳnh quang trắng ấm (3 000 K)
1,05
0,90
0,85
0,75
1,00
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,95
0,95
0,95
0,90
0,95
LED sáng trắng ấm (3 000 K)
0,75
0,75
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0,75
0,75
Phụ
lục E
(tham
khảo)
Các thiết bị cho đèn và chiếu sáng
Đối với chiếu sáng nói chung cho một
không gian dành cho công tác vệ sinh và bảo trì, nên sử dụng ánh sáng huỳnh
quang hoặc đèn LED thả treo lắp trên trần hoặc gắn âm tường.
Đối với chiếu sáng spotlight (chiếu điểm),
có thể sử dụng đèn spotlight lắp trên trần hoặc gắn âm tường hoặc đèn chiếu tập
trung vào một vùng (spotlight) gắn thanh ray. Chỉ với đèn gắn thanh ray thì mới
có thể thay đổi, tùy chỉnh ánh sáng spotlight. Có thể gắn thêm các thiết bị
khác vào đèn spotlight như là lam chắn sáng (louver) để giảm độ chói, thiết bị
giảm ánh sáng tràn, cửa trượt để chắn một phần chùm sáng và các thiết bị lọc
khác.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thư mục tài
liệu tham khảo
[1] EN 12464-1, Light and lighting -
Lighting of work places - Part 1: Indoor work places (Ánh sáng và chiếu sáng
- Chiếu sáng nơi làm việc - Phần 1: Nơi làm việc trong nhà).
[2] EN 12665, Light and lighting -
Basic terms and criteria for specifying lighting requirements (Ánh sáng và
chiếu sáng - Thuật ngữ và tiêu chí cơ bản để xác định các yêu cầu về chiếu
sáng)
[3] EN 13032-1:2004+A1:2012, Light and
lighting - Measurement and presentation of photometric data of lamps and lumina
ires - Part 1: Measurement and file format (Ánh sáng và chiếu sáng - Phép đo
và trình bày dữ liệu trắc quang của đèn và bộ đèn - Phần 1: Phép đo và định dạng
tệp)
[4] EN 15898, Conservation of cultural
property - Main general terms and definitions (Bảo tồn tài sản văn hóa -
Thuật ngữ và định nghĩa chung chính)
[5] ISO 105-B08:1995, Textiles - Tests
for colour fastness - Part 808: Quality control of blue wool reference
materials 1 to 7 (Dệt may - Kiểm tra độ bền màu - Phần 808: Kiểm soát chất
lượng của vật liệu tham chiếu len xanh lam từ 1 đến 7)
[6] AFE. La lumiere et la protection
des objets et specimens exposes dans Jes musees et galeries d'art. Societe
d'Edition LUX, Paris, 1997 (Ánh sáng và sự bảo vệ của các đồ vật và mẫu vật
được trưng bày trong bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật. Nhà xuất bản LUX,
Paris, 1997)
[7] AFNOR. Couleurs - Eclairage et
protection contre la lumiere des objets colores exposes dans les musees et
galeries d'art, FD X40-502 , Paris, 1963 (Màu sắc - Chiếu sáng và bảo vệ khỏi
ánh sáng của các hiện vật có màu được trưng bày trong bảo tàng và phòng trưng
bày nghệ thuật, FDX40-502, Paris, 1963)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[9] ASHLEY-SMITHJ., D ERBYSHIRE A.,
PRETZEL B. The continuing development of a practical lighting policy for works
of art on paper an d ot h er object types at the Victoria and Albert Museum,
preprints of 13 ICOM-CC triennial meeting Rio de Janeiro, 22 - 27 September
2002, ed: Ro y Vontobel, Preprints Vol. 1 pp 3 - 8, James & James (Science
Publishe rs) Ltd, GB, 2002 ISBN: 1-9029 16-30-1 (Sự phát triển liên tục của
một chính sách chiếu sáng thực tế cho các tác phẩm nghệ thuật
trên giấy và các loại đối tượng khác tại Bảo tàng Victoria và Albert, bản thảo
của 13 cuộc họp ba năm một lần của ICOM-CC Rio de Janeiro, 22 - 27 tháng 9 năm
2002, biên tập: Roy Vontobel, Preprints Voi 1 trang 3-8, James & James (Nhà
xuất bản khoa học) Ltd, UK, 2002 ISBN: 1-9029 16-30-1)
[10] J AYDINLI S ., HILBERT
G., KROCHMANN E., KROCHMANN J. On the Deterioration of Exhibited Museum Objects
by Optical Radiation, Division 6 Report, CIE Technical Report. CIE- Publ. 1991,
89 pp. 25- 36 (Sự phát triển liên tục của một chính sách chiếu sáng thực tế
cho các tác phẩm nghệ thuật trên giấy và các loại đối tượng khác tại Bảo tàng
Victoria và Albert, bản thảo của 13 cuộc họp Đại Hội đồng của ICOM-CC tại Rio
de Janeiro, 22 - 27 tháng 9 năm 2002, biên tập: Roy Vontobel, Preprints Vol. 1
trang 3 - 8, James & James (Science Publishe rs) Ltd, UK, 2002 ISBN: 1-9029
16-30-1)
[11] BROMELLE N.S . The
Russell and Abney Report on the Action of Light on Water Colours. Studies in
Conservation. 1964,9 pp. 140-152 (Báo cáo của Russell và Abney về tác động của
ánh sáng đối với màu nước. Các nghiên cứu về Bảo tồn. 1964, 9 trang 140-152)
[12] BACCI M-, GUCCI C MENCAGLIA
A.A., M IGNANIA.G., PORCINAI S. Calibration and Use of Photosensitive Materials for
Light Monitoring in Museums: Blue Wool standard 1 as a case study. Studies in
Conservation. 2004,49 pp. 85- 98 (Hiệu chuẩn và Sử dụng Vật liệu Cảm quang để
Theo dõi Ánh sáng trong Bảo tàng: Blue Wool Tiêu chuẩn 1 như một nghiên cứu điển
hình y. Các nghiên cứu về Bảo tồn. 2004, 49 trang 85- 98)
[13] CAMUFFO D. Microclimate for
Cultural Heritage. Elsevier, Amsterdam, Second Edition, 2013 (Vi khí hậu
cho di sản văn hóa. Elsevier, Amsterdam, Ấn bản thứ hai, 2013)
[14] CIBSE. Lighting Guide LG8:
Lighting for museums and art galleries, London , 1994 (Hướng dẫn chiếu sáng
LG8: Chiếu sáng cho viện bảo
tàng và phòng trưng bày nghệ thuật, London, 1994)
[15] CIE 089/3:1991, On the
deterioration of exhibited museum objects by light, CIE Technical Collection
1990 - ISBN: 9783900734268 (Về sự xuống cấp của các hiện hiện vật trưng bày
trong
bảo
tàng do ánh sáng, CIE Technical Collection 1990 - ISBN: 9783900734268)
[16] CIE Technical Report, CIE-Publ.
89, s. 25-36, 1991, ISBN: 9783900734268 (Báo cáo kỹ thuật, CIE-Publ. 89, S. 25-36,
1991, ISBN: 9783900734268)
[17] CIE 157:2004, Control of Damage
to Museum Objects by Optical Radiation ISBN: 9783901906275 (Kiểm soát Thiệt
hại đối với Hiện vật Bảo tàng bằng Bức xạ Quang học ISBN: 9783901906275)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[19] CIE S 010/E:2004 (ISO 23539:2005)
Photometry - The CIE System of physical photometry (Quang trắc - Hệ thống trắc
quang vật lý CIE)
[20] TCVN 12236:2018 (CIE S
017/E:2011), ILV: International Lighting Vocabulary (Từ vựng chiếu sáng quốc
tế)
[21] IEC/CIE 017.4-1987 International
lighting vocabulary, part 845, ISBN: 3900734070 (Từ vựng chiếu sáng quốc tế,
phần 845, ISBN: 3900734070)
[22] CUTTLE C. Light for
Art's Sake - Lighting for Artworks and Museum Displays, Butterworth- Heinemann,
Oxford, Burlingto n, 2007. ISBN-13:978-0-7506-6430-1 and ISBN-10:0-7506-6430- 4
(Ánh sáng cho nghệ thuật - Chiếu sáng cho tác phẩm nghệ thuật và trưng bày bảo
tàng, Butterworth-Heinemann, Oxford, Burlington, 2007. ISBN-13:
978-0-7506-6430-1 và ISBN-10:0- 7506-6430-4)
[23] Direction des musees de Trance,
Eclairage, Museofiches, DMF, Paris, 1998 (Quản lý bảo tàng Pháp, Lighting,
Museofiches, DMF, Paris, 1998)
[24] EZRATI J.-J. Theorie, technique
et technologie de Aeclairage museographique. Editions AS, Paris, 2002 (Lý
thuyết, kỹ thuật và công nghệ chiếu sáng bảo tàng.Ấn bản AS,
Pans, 2002)
[25] IBN. Code de bonne pratique de
I'eclairage des oeuvres d'art et objets de collection, NBN L13- 003:1980,
Bruxel les, 1980 (Quy phạm thực hành tốt về chiếu sáng tác phẩm nghệ thuật
và đồ sưu tập, NBN L13-003:1980, Brussels, 1980)
[26] IESNA. Museum and art gallery
lighting: a recommended practice, RP-30-96 , New York, 1996, ISBN: 087995132X
9780879951320 (Chiếu sáng bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật: một phương
pháp được đề xuất, RP-30-96, New York, 1996, ISBN: 087995132X 9780879951320)
[27] ISO 23539:2005 (CIE S010/E:2004)
Photometry - The CIE System of physical photometry, ICS: 17.180.01 (Hệ thống
trắc quang vật lý CIE)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[29] MICHALSKI S. Damage to
objects by visible and ultraviolet radiation in "Lighting in Museums,
Galleries and Historic Houses". Museums Association, London, 1987, pp. 3-
16. (Thiệt hại cho các đối tượng bằng bức xạ nhìn thấy và tia cực tím trong
"Chiếu sáng trong Bảo tàng, Phòng trưng bày và Nhà lịch sử". Hiệp hội
bảo tàng, London, 1987, pp. 3-16.)
[30] MICHALSKI s. The lighting
decision. In: Fabric of an Exhibition: An Interdisciplinary Approach, Prepnnts.
Canad ian Conservation Institute, Ottawa, 1997, pp. 97-104. (Quyết định chiếu
sáng. Trong: Kết cấu của một cuộc trưng bày: Một cách tiếp cận liên ngành, Bản
in trước. Viện Bảo tồn Canada, Ottawa, 1997, pp. 97-104.)
[31] SHAW K. Lighting the show, Manual
of museum exhibitions, Lord and Lord (Editor), Altamira Press, 2001, pp.
207-214, 437-441. ISBN: 0759102341 ISBN 13: 9780759102347 (Chiếu sáng trưng
bày, cẩm nang trưng bày bảo tàng)
[32] THOMSON G. The Museum
Environment, Second Edition, Butterworths, London , 1986 ISBN: 0750620412 ISBN
13: 9780750620413 (Bảo tàng Môi trường, Phiên bản thứ hai)
[33] WYPYCH G. Handbook of Material
Weathering. ChemTec Publishing, Toronto, 2008 (Sổ tay Phong hóa Vật liệu. Nhà
xuất bản ChemTec, Toronto, 2008)
Mục lục
Lời nói đầu
Lời giới thiệu
1 Phạm vi áp dụng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3 Thuật ngữ và định nghĩa
4 Ký hiệu
5 Tính nhạy của hiện vật với ánh sáng
5.1 Tổng quan
5.2 Cơ chế tổn hại
5.3 Độ nhạy và phân loại thuộc tính của
các hiện vật văn hóa
5.4 Giới hạn đối với tổng phơi nhiễm
sáng
6 Đo lường ánh sáng
6.1 Phép đo độ rọi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7 Chiếu sáng dành cho trưng bày
7.1 Yêu cầu chung
7.2 Điều kiện quan sát
7.3 Thích ứng thị giác
7.4 Tỷ lệ tương phản
7.5 Thể hiện màu
7.6 Hoàn màu
7.7 Hậu cảnh cho hiện vật trưng bày
7.7.1 Yêu cầu chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.7.3 Màu sắc của hậu cảnh
7.8 Độ lóa
7.9 Hiệu ứng trang trí
7.10 Ánh sáng dành cho khu trưng bày
có tính lịch sử
7.11 Tạo mô hình trưng bày
Phụ lục A (tham khảo) Đặc tính của các
nguồn sáng
Phụ lục B (tham khảo) Đặc tính của
kính thủy tinh và phim dán cửa sổ
Phụ lục C (tham khảo) Bộ lọc
Phụ lục D (tham khảo) Tổn hại tương đối
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thư mục tài liệu tham khảo