Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12103:2017 về Thông tin và tư liệu - Phương pháp và thủ tục đánh giá tác động của thư viện

Số hiệu: TCVN12103:2017 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: *** Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2017 Ngày hiệu lực:
ICS:01.140.20 Tình trạng: Đã biết

1) Sử dụng mục lục trực tuyến để tra tìm sách

1

2

3

4

5

2) Tìm sách trên giá theo số ký hiệu kho

1

2

3

4

5

3) Sử dụng cơ sở dữ liệu để tìm bài tạp chí

1

2

3

4

5

4) Viết một trích dẫn chính xác trong thư mục

1

2

3

4

5

5) Tìm tài liệu về một chủ đề cụ thể trên Internet

1

2

3

4

5

6) Đánh giá nguồn lực thông tin trên Internet (đáng tin cậy, phiến diện)

1

2

3

4

5

Bên cạnh bảng hỏi tự đánh giá, người học cũng có thể được hỏi xem:

- Họ thu được thông tin chuyên môn từ nguồn nào;

- Họ có hưởng lợi từ một khóa đào tạo của thư viện không.

Hầu hết các nghiên cứu sử dụng phương pháp tự đánh giá nhầm nhận định tác động của thư viện đều tập trung vào những kỹ năng đơn giản về tìm kiếm thông tin và sử dụng thông tin như trong ví dụ vừa nêu. Tuy nhiên, các mô hình cũng đang được phát triển để tự đánh giá về các kỹ năng và kiến thức khác biệt hơn. Xem Bảng 1.

Bảng 1 - Ví dụ về tự đánh giá (Trung tâm Giảng dạy và Học tập eLene, 2008)

Năng lực

Câu hỏi chính

Tiêu chuẩn

Tự đánh giá

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1 = hoàn toàn không đồng ý

Quản trị thông tin

Sắp xếp các thông tin tìm thấy và làm cho thông tin đó có thể tìm kiếm được

Tôi ghi lại thông tin và nguồn của chúng theo cách mà tôi có thể dễ dàng tìm được

 

 

 

Tôi tổ chức thông tin theo cách mà tôi có thể dễ dàng sử dụng (sắp thứ tự, phân loại, lưu trữ, thêm các từ khóa).

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Tôi thu thập và lưu trữ văn bản, dữ liệu và các tài liệu đa phương tiện theo các quy tắc trình bày của văn bản, dữ liệu và tài liệu đa phương tiện

 

 

 

Tôi trích dẫn nguồn (văn bản, dữ liệu, hình ảnh và âm thanh) đúng cách: Tôi hiểu sự khác biệt giữa chú giải - trích dẫn và bản quyền - vận dụng sáng tạo

 

Phương pháp tự đánh giá có thể sử dụng nhiều lần cho cùng một nhóm, ví dụ: học sinh cùng lớp hoặc sinh viên cùng khóa, từ đó giúp nhận định những tác động dài hạn của việc đào tạo và/hoặc sử dụng thư viện.

7.4.3  Ưu điểm và những vấn đề đặt ra của tự đánh giá

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Điểm yếu của phương pháp là người trả lời có thể đưa ra đánh giá thấp hơn hoặc cao hơn năng lực hoặc sự tự tin của họ, dẫn đến sự thiếu chính xác và nhất quán khi trả lời trong phạm vi nhóm. Điểm số trong bản tự đánh giá thường cao hơn so với kết quả của chính người đó khi trải qua một cuộc kiểm tra (Ross, 2006). Năm 1991, trong một dự án so sánh sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm cuối thông qua việc kiểm tra và tự đánh giá, sinh viên năm cuối đánh giá năng lực của họ cao hơn nhiều so với sinh viên mới nhưng kết quả kiểm tra lại cho thấy “không có xu hướng đáng kể nào về trình độ cao hơn” (Greer, Watson, Alom, 1991).

Một vấn đề khác là người được hỏi có thể trả lời những gì họ nghĩ rằng mình có nghĩa vụ phải nói, cụ thể là họ đã đạt được những kỹ năng và năng lực mới thông qua hoạt động đào tạo của thư viện.

Không nên chỉ sử dụng phương pháp tự đánh giá mà phải kết hợp với các phương pháp định tính khác như phỏng vấn nhóm tập trung hoặc phỏng vấn bán cấu trúc. Kết quả của tự đánh giá về kỹ năng, kiến thức và sự tự tin mà người sử dụng đạt được cũng có thể xác nhận bằng cách kiểm tra.

7.5  Thu thập bằng chứng giai thoại

7.5.1  Khái quát

Bằng chứng giai thoại dựa trên các giai thoại hoặc chuyện kể được thu thập một cách không chính thức từ những quan sát và kinh nghiệm cá nhân. Loại bằng chứng này chưa được thu thập có hệ thống hoặc kiểm chứng.

Bằng chứng giai thoại thường không được xem là có giá trị khoa học hoặc giá trị thống kê. Tuy nhiên, nó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và có thể dùng để chứng minh và minh họa cho kết quả của các phương pháp nghiên cứu khác.

7.5.2  Các nguồn thu thập bằng chứng giai thoại về tác động của thư viện

Các nguồn sau có thể dùng để thu thập bằng chứng giai thoại trong thư viện:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Điều tra bằng bảng hỏi: Việc thu thập có hệ thống các giai thoại có thể thực hiện bằng hình thức điều tra bằng bảng hỏi, nếu như bảng hỏi cho phép trả lời tự do trong những phần nhất định, hoặc nếu trong số những câu trả lời xác định sẵn của câu hỏi có thêm một tùy chọn như “phương án khác (xin giải thích cụ thể)”.

VÍ DỤ 1 Ví dụ về các tùy chọn thêm vào câu trả lời:

Bạn còn muốn nói gì thêm về thư viện không?

- “Tôi sống ở khu lân cận; khi có một tiếng đồng hồ rảnh tôi lại đến đây, và tôi luôn tìm được người quen.”

- “Đến thư viện tôi có thể tập trung vào công việc của mình, vì vậy tôi có thể ôn thi nhanh hơn.”

c) Phỏng vấn: Trong tất cả các hình thức phỏng vấn, hầu hết các câu trả lời đều có thông tin tự do được đối tượng phỏng vấn trình bày, mặc dù có thể có những cầu trả lời "Có/Không". Phỏng vấn cho phép thu thập được rất nhiều câu chuyện về ý kiến và/hoặc kinh nghiệm của người được phỏng vấn. Nếu thảo luận nhóm về một chủ đề nhất định, các giai thoại xuất hiện trong cuộc thảo luận có thể diễn tả những khía cạnh khác về chủ đề đó.

VÍ DỤ 2

Câu hỏi: Vì sao bạn đến thư viện này?

- “Mỗi tối tôi chạy bộ từ nhà đến thư viện, dừng lại đây một lát để đọc thứ gì đó, rồi lại chạy về nhà. Nếu không có một điểm đến dễ chịu như thế, tôi sẽ bỏ chạy bộ mất!”

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- “Tôi nghĩ rằng thư viện rất đẹp: tôi thích làm việc ở một nơi đẹp như vậy.”

d) Nhũng giai thoại được nhân viên thư viện kể lại: Những nhân viên trực tiếp làm việc trong bộ phận dịch vụ người sử dụng (ví dụ: dịch vụ tham khảo, dịch vụ mượn, đào tạo người sử dụng) được yêu cầu viết lại “những câu chuyện” về các kết quả tích cực và tiêu cực khi họ giao tiếp với người sử dụng. Chủ đề của những giai thoại như vậy thường quá vụn vặt nên khó có thể nhận diện các xu hướng, nhưng khi một dịch vụ mới được thiết lập hoặc mới được cải tiến, các trải nghiệm về phản ứng của người sử dụng có thể đủ lớn để thấy rõ những thay đổi về thái độ và hành vi, mặc dầu những phản ứng đó có thể rất khác nhau.

VÍ DỤ 3 Việc hướng dẫn truy cập Internet tại một thư viện nhỏ ở nông thôn: chuyện kể của nhân viên thư viện

- “Một người phụ nữ biết chút ít về máy tính nhưng không biết gì về Internet hay thư điện tử ... Cô ấy rất thích thêu máy và giờ cô ấy đang tìm các mẫu thêu trên Internet...”

- “M. là một người tị nạn và chỉ nói được một chút tiếng Anh - anh ấy mới đến Anh được vài tháng. Anh ấy sử dụng máy tính truy cập Internet để cập nhật những sự kiện ở quê hương. Điều đó khích lệ anh ấy có thể đọc thông tin từ gia đình.”

7.5.3  Sử dụng bằng chứng giai thoại để đánh giá tác động

7.5.3.1  Cơ cấu

Những giai thoại và chuyện kể thu thập được ban đầu là sự kết nối các mẫu chuyện cá nhân, có độ dài ngắn, ngôn ngữ và nội dung khác nhau. Khi được tập hợp qua những câu trả lời công khai trong một bảng hỏi hoặc một cuộc phỏng vấn, những câu chuyện gắn liền với cùng câu hỏi sẽ cho thấy sự liên kết với chủ đề.

Nhìn chung, cần tập hợp các giai thoại theo cơ cấu và phân các hình thức tác động thành nhóm mang tính đại diện nhằm làm rõ các mẫu dữ liệu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Thư viện là nơi hội họp và giao tiếp;

b) Hỗ trợ học tập và nghiên cứu;

c) Hòa nhập xã hội dành cho những nhóm người thiệt thòi;

d) Không gian an toàn và truyền cảm hứng cho trẻ em.

Việc cơ cấu như vậy sẽ cho phép nhận diện những xu hướng trong các diễn đạt của người trả lời.

VÍ DỤ Nếu trong số 50 câu trả lời giai thoại trong một điều tra, có 30 nội dung mô tả tầm quan trọng của thư viện như một không gian yên tĩnh và an toàn để đọc và nghiên cứu, thì có thể giả thiết rằng khía cạnh này của thư viện rất giá trị đối với các đối tượng điều tra.

7.5.3.2  So sánh với các phương pháp khác

Trong khi điều tra và phỏng vấn là các phương pháp được công nhận trong nghiên cứu định tính về xã hội, bằng chứng giai thoại thường không được xem là có giá trị khoa học. Tuy vậy, chúng có thể được dùng như một nguồn giả thuyết để tiếp tục nghiên cứu và bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.

Ưu điểm của bằng chứng giai thoại là;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Các kinh nghiệm và ý kiến được mô tả dưới hình thức tường thuật sẽ mang lại một bức tranh nhiều màu sắc và ấn tượng hơn so với các kết quả và xu hướng được biểu thị dưới dạng phần trăm.

Nhược điểm của bằng chứng giai thoại là:

- Các biểu đạt thường mang nặng tính thành kiến hơn trong điều tra và phỏng vấn, do vậy quan điểm sẽ bị cường điệu trong chuyện hay giai thoại;

- Các mẫu thu thập thường quá nhỏ để có thể nhận định được xu hướng;

- Trong khi các câu trả lời cho các câu hỏi xác định trước hầu hết đều rất rõ ràng, thông tin đưa ra trong các giai thoại có thể bị hiểu nhầm, nhất là do cách diễn đạt độc đáo.

Bằng chứng giai thoại sẽ rất hữu ích khi kết hợp với các phương pháp được công nhận giá trị khoa học như các kết quả điều tra và phỏng vấn hoặc quan sát và thực nghiệm. Những mô tả ngắn gọn, sâu sắc và sinh động sẽ minh họa cho các dữ liệu và thậm chí có thể mang tính thuyết phục hơn cả các số liệu thống kê.

8  Bằng chứng quan sát

8.1  Khái quát

Các phương pháp thuộc nhóm “bằng chứng quan sát” vận dụng việc quan sát hành vi người sử dụng khi sử dụng dịch vụ thư viện, bao gồm quan sát trực tiếp của người nghiên cứu và quan sát bằng các thiết bị kỹ thuật, như: quay video hoặc phân tích nhật ký. Tự quan sát, tức là người sử dụng tự ghi chép những tiến bộ trong học tập của mình, được coi là một phương pháp thuộc nhóm này. Phân tích trích dẫn, theo nghĩa nhận diện những thay đổi trong hành vi trích dẫn sau khi sử dụng thư viện, cũng là phương pháp thu cung cấp bằng chứng quan sát.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2  Quan sát

8.2.1  Quan sát có cấu trúc và phi cấu trúc

Trong quan sát có cấu trúc, người quan sát được cung cấp một kế hoạch làm việc trong đó nêu rõ cần quan sát cái gỉ trong hành vi của đối tượng điều tra cũng như cách thức ghi chép và mã hóa thông tin. Kế hoạch quan sát bảo đảm rằng việc quan sát và ghi chép được tiến hành có hệ thống.

Kế hoạch không cần phải quá rộng nhưng có thể giới hạn quan sát để thu thập được một số dữ liệu nhất định trong những thời điểm cụ thể.

VÍ DỤ Một thư viện công cộng sử dụng các phương tiện truyền thông để quảng bá dịch vụ, hướng tới nhóm đối tượng là những người không bản địa. Hiện nay, thư viện muốn tìm hiểu xem cách quảng bá đó có thu hút thêm người thuộc nhóm đối tượng trên đến thư viện hay không. Thư viện đặt một giá để báo có các tờ báo bằng các ngôn ngữ không bản địa thích hợp và dựng một góc thông tin có sách và tờ rơi bằng các ngôn ngữ đó. Hai lần một ngày, vào những thời điểm nhất định, một nhân viên thư viện đếm số lượng người đến đọc báo hoặc mượn sách và tờ rơi. Các dữ liệu thu được cho thấy số người đến đọc tăng lên ở cả hai khu vực.

Trong quan sát phi cấu trúc, chỉ có một khung nghiên cứu chung và người quan sát ghi chép những dữ liệu nào phù hợp với đối tượng quan sát.

8.2.2  Quan sát tham dự hoặc không tham dự

Trong quan sát tham dự, người nghiên cứu tham gia vào các hoạt động của nhóm hoặc cộng đồng được nghiên cứu nhằm quan sát hành vi.

VÍ DỤ Một nhân viên thư viện tham gia vào các lớp học của sinh viên, nhằm tìm hiểu rõ hơn về mức độ tham khảo các nguồn lực thư viện và hiệu quả hỗ trợ học tập và giảng dạy của các nguồn lực đó.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.2.3  Quan sát công khai hoặc quan sát bí mật

Trong quan sát công khai, các đối tượng biết rằng hành vi của họ đang được quan sát. Hình thức này khuyến khích sự trao đổi giữa người quan sát và đối tượng được quan sát. Ví dụ, có thể có trường hợp người sử dụng trao đổi về việc họ đã cố gắng như thế nào để thực hiện một nhiệm vụ thư viện cụ thể như tìm kiếm các bài tạp chí.

Kiểm tra khả năng sử dụng cũng là một phần của quan sát công khai vì để tiến hành kiểm tra cần lên danh sách các nhiệm vụ mà người tham gia phải thực hiện khi sử dụng một sản phẩm hoặc dịch vụ, sau đó tiến hành quan sát xem họ hoàn thành những nhiệm vụ đó như thế nào.

Vấn đề của quan sát công khai là hành vi của đối tượng có thể bị tác động vì họ biết rằng mình đang bị theo dõi. Nhằm đảm bảo kết quả có giá trị, cần linh hoạt sử dụng quan sát bí mật hoặc quan sát không gây tác động đến đối tượng để người quan sát không bị lộ mà vẫn có thể theo dõi và/hoặc lắng nghe và ghi chép thông tin. Máy quay và các thiết bị ghi âm có thể dùng để bảo đảm ghi chép chính xác hành vi quan sát được, nhưng phải hết sức lưu ý vấn đề bảo vệ dữ liệu và được sự cho phép.

VÍ DỤ 1 Ví dụ về quan sát công khai:

Trang thông tin điện tử của thư viện đang được thiết kế lại để người sử dụng có thể tìm kiếm thông tin thuận tiện hơn theo chủ đề. Những người tham gia được tập hợp để tiến hành kiểm tra khả năng sử dụng trên trang thông tin điện tử hiện hành và được yêu cầu thực hiện các thao tác tìm tin theo chủ đề của mình. Nhân viên thư viện ghi chép lại các thao tác của người sử dụng bằng phần mềm và máy quay video, có ghi chú cẩn thận những khó khăn người sử dụng gặp phải. Trên cơ sở kiểm tra khả năng sử dụng, trang thông tin điện tử được xây dựng lại và người tham gia được yêu cầu thực hiện lại những thao tác tìm kiếm đó trên phiên bản trang thông tin điện tử mới. Kết quả cho thấy thông tin được tìm thấy dễ dàng hơn sau khi trang thông tin điện tử được chỉnh sửa (Norlin, 2002).

VÍ DỤ 2 Ví dụ về quan sát bí mật

Các ghi chép về phỏng vấn tham khảo giữa người sử dụng thư viện và nhân viên thư viện được sử dụng để xác định xem hướng dẫn sử dụng thư viện có ảnh hưởng đến mức độ nhận thức và kiến thức của người sử dụng không. Trước mỗi cuộc phỏng vấn tham khảo, cần bảo đảm xem người sử dụng đã được hướng dẫn sử dụng thư viện hay chưa. Các mẫu cũng cần được xây dựng nhằm đảm bảo ghi chép được hệ thống và nhất quán. Các câu hỏi và bình luận của những người sử dụng đã được hướng dẫn sử dụng thư viện cho thấy họ đã đạt được trình độ năng lực thông tin cao hơn.

8.3  Phân tích nhật ký truy cập

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tên miền của người sử dụng;

- Ngày giờ truy cập;

- Thời gian tìm kiếm hoặc truy cập;

- Các trang tham chiếu và các trang truy cập;

- Diễn đạt câu hỏi tìm kiếm;

- Số lượng tìm kiếm;

- Việc sử dụng các liên kết;

- Số lượng tải xuống, v.v...

Các tệp nhật ký truy cập cũng có thể cung cấp thông tin về sự chệch hướng hoặc thất bại khi tìm kiếm hoặc hiểu sai về các liên kết hoặc tham khảo.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Ưu điểm của phương pháp này là

a) Tốn ít thời gian hơn so với quan sát trực tiếp, mặc dù có thể cần thời gian để khai thác và giải thích dữ liệu;

b) Không gây phiền hà cho người sử dụng.

Nhược điểm là người tiến hành phân tích nhật ký truy cập có thể gặp khó khăn khi sử dụng dữ liệu do các quy định về bảo vệ dữ liệu cần được người sử dụng cho phép, ví dụ: thêm một điều khoản về chính sách bảo mật và yêu cầu người sử dụng nhấn nút đồng ý sau khi đọc.

8.4  Tự ghi nhật ký

Việc người sử dụng tự ghi chép nhật ký là một phương pháp quan trọng để giải thích về tác động của thư viện. Người sử dụng được yêu cầu ghi lại hành vi và/hoặc thái độ của họ khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trong một khoảng thời gian để xem xét về tác động của thư viện. Nhật ký là phương thức phổ biến để ghi chép về dịch vụ, tiện ích hoặc nguồn lực cụ thể và cảm nhận của người sử dụng sau khi họ trải nghiệm. Sau đó, có thể tiến hành đánh giá xem có thay đổi nào trong cách sử dụng hoặc thái độ của người sử dụng do tác động của thư viện không.

Nhật ký có thể có cấu trúc, trong đó hướng dẫn những gì cần quan sát; hoặc phi cấu trúc, trong đó người viết được tự lựa chọn vấn đề quan sát. Để khuyến khích người sử dụng tiếp tục tham gia và để dễ phân tích, cần thiết kế và trình bày nhật ký đẹp và rõ ràng.

VÍ DỤ Ví dụ về cấu trúc nhật ký hàng ngày (của eVALUEd);

- Hoạt động (Bạn đã cố gắng để thực hiện việc gì?);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Các kết quả đã đạt được (ví dụ: những khó khăn đã gặp, những bài báo phù hợp đã tìm được);

- Các bước tiếp theo (ví dụ: Bạn có cần thêm thông tin không?).

Người sử dụng tự ghi nhật ký là một phương pháp thu thập dữ liệu để đánh giá tác động của thư viện. Những hạn chế của phương pháp này là:

- Việc phân tích dữ liệu thu được thường tốn nhiều công sức.

- Có thể khó vận động người sử dụng tiếp tục tham gia vì họ cho rằng việc này mất nhiều công sức.

- Kết quả thu được có thể bị coi là kém khách quan hơn việc theo dõi được thực hiện bởi một người quan sát có quan điểm trung lập.

8.5  Phân tích trích dẫn

Phân tích trích dẫn trong các bài báo/bài viết của sinh viên hoặc trong các luận án tiến sĩ vẫn được dùng để đánh giá tác động của thư viện đối với năng lực thông tin của sinh viên. Phương pháp này có mục đích giải thích những thay đổi trong hành vi trích dẫn sau một thời gian sử dụng thư viện nhất định hoặc sau khi tham gia các chương trình đào tạo về thông tin (ví dụ, xem Middleton, 2005; Tunon và Brydges, 2005). Việc sử dụng các nguồn tài liệu học thuật, hơn là tin tưởng các trang thông tin điện tử công khai, là biểu hiện cho hiệu quả của hoạt động đào tạo kỹ năng thông tin. Việc đánh giá số lượng và sự đa dạng của những nguồn tài liệu sử dụng bởi các sinh viên đã hoặc chưa được hướng dẫn sử dụng thư viện (hoặc trước và sau khi được hướng dẫn) cho phép đưa ra những bằng chứng về tính hiệu quả của hướng dẫn sử dụng thư viện và về tác động của thư viện đối với việc học tập của sinh viên.

Các trích dẫn được đánh giá không chỉ dựa trên hình thức xuất bản, năm xuất bản và ngôn ngữ mà còn căn cứ vào chất lượng nguồn trích. Thông thường, chất lượng được đánh giá thông qua tính chính xác của trích dẫn. Những tiêu chí đánh giá khác bao gồm:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Tính hiện hành của nguồn trích;

c) Tỷ lệ các nguồn lực thông tin điện tử được trích;

d) Sự thích hợp của các nguồn lực thông tin phục vụ cho bài viết (được đánh giá bằng cách kết hợp với các giảng viên chuyên ngành).

Phân tích trích dẫn đòi hỏi phải dành nhiều thời gian, và kết quả có thể không có giá trị thống kê. Ưu điểm của phương pháp này là không gây phiền hà cho người sử dụng. Phương pháp này có thể dùng thay cho phương pháp khảo sát khi không tiếp cận được người sử dụng nhưng có thể tiếp cận bài viết của họ.

VÍ DỤ Hướng dẫn sử dụng thư viện cho hai phần ba sinh viên thuộc một lớp học, một phần ba số sinh viên còn lại không được hướng dẫn. Sau đó, tiến hành khảo sát thư mục tài liệu tham khảo trong bài luận cuối kỳ của các sinh viên thuộc hai nhóm xem số lượng và loại hình nguồn tài liệu được trích dẫn có gì khác nhau không. Hướng dẫn sử dụng thư viện được đánh giá là hiệu quả vì những sinh viên được hướng dẫn thường trích dẫn các bài tạp chí và các nguồn tài liệu học thuật nhiều hơn những sinh viên không được học về hướng dẫn sử dụng thư viện.

8.6  Kiểm tra tác động đối với kiến thức và kỹ năng

8.6.1  Khái quát

Việc kiểm tra những thay đổi trong kiến thức, năng lực và kỹ năng của người sử dụng thư viện là phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong đánh giá tác động bằng phương thức quan sát. Kiểm tra có những ưu thế nhất định so với các phương pháp nêu trên:

- Kinh tế hơn do dễ thu thập và phân tích dữ liệu.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tỷ lệ phản hồi thường ở mức cao, nhất là khi tiến hành thử nghiệm sau một chương trình đào tạo.

- Kết quả thu được rõ ràng và dễ hiểu.

Trong đánh giá tác động, việc kiểm tra trước và sau các chương trình đào tạo là hết sức quan trọng vì chúng cho phép nhận định một cách trực tiếp về tác động của thư viện đối với những người tham gia. Mặc dù còn có tác động từ những yếu tố khác nhưng rất có thể nhận định rằng những kỹ năng được nâng cao liên quan đến nội dung của khóa đào tạo là do tác động của chính khóa đào tạo đó.

8.6.2  Năng lực thông tin

8.6.2.1  Khái quát

Theo truyền thống, thư viện hướng dẫn người sử dụng “các kỹ năng thư viện”, còn được gọi là “hướng dẫn thư mục” để giúp họ sử dụng mục lục và các nguồn lực trong thư viện hiệu quả. Gần đây, những thuật ngữ này được thay thế bằng “năng lực thông tin”, một thuật ngữ vượt ra ngoài việc biết cách sử dụng thư viện để trở thành một bộ phận của hoạt động học tập suốt đời, chỉ những khả năng của con người trong việc tìm kiếm, đánh giá và sử dụng những thông tin tồn tại ở khắp mọi nơi. Năng lực thông tin cũng bao gồm các kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin để tiếp cận và tra cứu thông tin.

Các cuộc kiểm tra chủ yếu được sử dụng để đánh giá những thay đổi về năng lực thông tin. Các khóa học về kỹ năng thông tin và thư viện được tổ chức phổ biến ở các thư viện thuộc mọi loại hình, đặc biệt là các thư viện đại học, và ngày càng được tăng cường ở các thư viện trường học, công cộng và chuyên ngành. Nhân viên thư viện cố gắng chứng minh tác động từ hoạt động giảng dạy của họ bằng cách chỉ ra rằng người học đã thu được những năng lực thông tin cụ thể cũng như khả năng sử dụng thư viện và các nguồn lực khác.

8.6.2.2  Các tiêu chuẩn năng lực thông tin

Nhiều tiêu chuẩn về năng lực thông tin đã được ban hành. Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó, đặc biệt dành cho thư viện đại học, chính là các tiêu chuẩn của Hiệp hội thư viện các trường cao đẳng và nghiên cứu ACRL (2000) mô tả một sinh viên hiểu biết về thông tin là sinh viên có khả năng:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Tiếp cận thông tin mình cần một cách có hiệu quả;

- Đánh giá phản biện về thông tin;

- Sử dụng thông tin một cách hiệu quả và hiểu rõ những vấn đề kinh tế, pháp lý và xã hội liên quan đến việc sử dụng thông tin;

- Tiếp cận và sử dụng thông tin có đạo đức và hợp pháp.

Các tiêu chuẩn của ACRL cũng đưa ra những chỉ số hiệu quả hoạt động mở rộng và những kết quả được đề xuất cho mỗi tiêu chuẩn. Các chỉ số và kết quả đó có thể dùng để tạo lập các công cụ kiểm tra. Những bộ tiêu chuẩn nổi tiếng khác có thể kể đến như; Khung Năng lực thông tin của Australia và New Zealand (Bundy, 2004) và Bảy trụ cột Năng lực thông tin của Hiệp hội các thư viện đại học, quốc gia và cao đẳng SCONUL (SCONUL, Bảy trụ cột).

Bên cạnh đó, cũng có những tiêu chuẩn dành cho thư viện trường học, ví dụ: các tiêu chuẩn của Hiệp hội Thư viện trường học Massachusetts (2009) và của Hiệp hội Nhân viên thư viện trường học Hoa Kỳ (2007).

8.6.2.3  Kiểm tra năng lực thông tin

Các cuộc kiểm tra năng lực thông tin được thực hiện trên diện rộng nhằm thu thập những bằng chứng khách quan về mức độ đạt được các kỹ năng thông tin qua hoạt động hướng dẫn sử dụng thư viện, có nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như bảng hỏi phát tay hoặc trực tuyến, được định dạng thành các câu hỏi nhiều phương án lựa chọn hoặc đưa ra các ví dụ về những vấn đề cần giải quyết. Không bao gồm đánh giá của bản thân người sử dụng về hoạt động đào tạo, sự hài lòng hoặc ý kiến cá nhân của người sử dụng về kỹ năng thông tin của họ.

Để nhận định xem những thay đổi trong kỹ năng thông tin có xuất phát từ hoạt động đào tạo của thư viện hay không, cần lưu ý thời điểm có thể tiến hành kiểm tra trước và kiểm tra sau để xác định được mọi thay đổi có thể đo lường và thống kê giúp nắm bắt các thay đổi đáng chú ý.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8.6.3.1  Khái quát

Có nhiều phương pháp kiểm tra kỹ năng, trong đó có những phương pháp chủ yếu sau;

a) Kiểm tra nhiều phương án lựa chọn (thường thực hiện trực tuyến) về tài liệu giảng dạy (ví dụ: các câu hỏi đúng hoặc sai; lựa chọn câu trả lời đúng trong danh sách các phương án trả lời sẵn có);

b) Đánh giá việc sử dụng và sự đa dạng các nguồn lực được dùng khi thực hiện các bài viết về một chủ đề cụ thể, ví dụ: đối tượng khảo sát có sử dụng các bài tạp chí khoa học và nguồn tài liệu học thuật khác thay vì chủ yếu sử dụng các trang thông tin điện tử hoặc nguồn tài liệu không được bình duyệt;

c) Đánh giá hồ sơ về các bằng chứng mô tả việc sử dụng nguồn lực thông tin (ví dụ: các hồ sơ tập hợp những ví dụ khác nhau về các công trình được lưu ở đâu trong một khoảng thời gian để đánh giá sau này);

d) Phân tích và chấm điểm các danh mục tài liệu tham khảo trong các bài luận cuối kỳ hoặc bài tập, sử dụng các phiếu điểm hoặc chấm điểm theo bảng mô tả chi tiết (xem 8.6.3.3.3)

8.6.3.2  Kiểm tra năng lực thông tin cơ bản

Các kỹ năng cơ bản là những kỹ năng dễ tiếp nhận như tìm và truy xuất thông tin từ mục lục, cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử, lựa chọn thuật ngữ tìm, và nhận biết các trường hợp đạo văn. Những lớp học quy mô lớn trong các trường đại học thường được kiểm tra bằng các câu hỏi đánh giá kiến thức của sinh viên về thư viện và nguồn lực thông tin trong thư viện. Những bài kiểm tra tương tự cũng được thiết kế cho thư viện trường học hay thư viện công cộng. Các bài kiểm tra này thường được phân phối qua mạng nhưng cũng có thể là bài kiểm tra giấy hay thậm chí là kiểm tra vấn đáp.

Các câu hỏi kiểm soát đánh giá kỹ năng cơ bản thường được cấu trúc khá đơn giản theo kiểu câu hỏi Có/Không, hoặc dưới hình thức lựa chọn câu trả lời đúng từ một danh sách nhiều lựa chọn. Phương pháp kiểm tra dạng này có nhiều ưu điểm:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Có thể tính điểm tự động.

- Kết quả thu được có độ tin cậy cao.

- Kết quả dễ so sánh giữa các lớp hay các nhóm hoặc qua nhiều năm.

8.6.3.3  Đánh giá các năng lực “trình độ cao”

8.6.3.3.1  Khái quát

Những năng lực thông tin “trình độ cao”, về khả năng đánh giá, tổ chức và sử dụng thông tin, thường được giảng dạy trong các cơ sở đào tạo đại học. Chúng khó kiểm tra hơn và có thể phải tiếp cận thông qua hình thức trung gian, như thư mục tài liệu tham khảo của sinh viên, hồ sơ năng lực và các công trình khác, nhằm tìm ra các bằng chứng về khả năng tận dụng nguồn tri thức. Do đó, những bài tập như xây dựng thư mục chú giải về những chủ đề cụ thể, giải thích vì sao tài liệu lại được đưa vào thư mục, có thể dùng để đánh giá. Việc đánh giá cụ thể, như mức độ và chất lượng sử dụng các nguồn lực thông tin trong các bài luận về những đề tài nhất định, cũng cung cấp bằng chứng về năng lực.

8.6.3.3.2  Hồ sơ năng lực

Việc đánh giá những nhiệm vụ phức tạp nói theo cách khác là “đánh giá độ tin cậy” về những gì sinh viên có thể làm chứ không phải là những gì họ biết. Sử dụng các hồ sơ năng lực (thường ở dạng điện tử) về công trình của sinh viên với những thay đổi qua thời gian học tập là việc làm được khuyến nghị để đánh giá việc đạt được năng lực thông tin. Cần có sự hợp tác với giảng viên bộ môn nhằm đưa ra các nhiệm vụ học tập phù hợp cho việc đánh giá. Việc tiêu chuẩn hóa sự đánh giá của sinh viên sẽ trở nên khó khăn hơn, nhất là khi sinh viên có sự tham gia các khóa học ngoài trường và làm gia sư.

8.6.3.3.3  Sử dụng thông tin trong các bài tập tự luận

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bảng 2 - Bảng mô tả chi tiết đánh giá năng lực thông tin

Mục tiêu học tập

Không đạt

Đạt

Nâng cao

Hiểu vấn đề nghiên cứu

Không có khả năng nêu rõ câu hỏi nghiên cứu

Nêu được câu hỏi nghiên cứu nhưng không trình bày rõ ràng và ngắn gọn

Trình bày rõ ràng, ngắn gọn câu hỏi nghiên cứu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Các nguồn từ trang thông tin điện tử hoặc các báo chí phổ thông. Một số nguồn không liên quan.

Sử dụng từ 1 đến 3 nguồn lực học thuật liên quan

Sử dụng trên 5 nguồn lực học thuật liên quan

Tổng hợp thông tin và sử dụng thông tin cho một mục đích cụ thể

Trích dẫn trực tiếp các nguồn tài liệu mà không bình luận hoặc đánh giá. Đưa vào cả những thông tin không liên quan.

Tổng hợp được một số ý kiến. Cân nhắc các ý kiến thống nhất và mâu thuẫn để xây dựng một luận cứ.

Tổng hợp các ý kiến chính, nhận diện các ý kiến thiên lệch hoặc mâu thuẫn. Trình bày một luận cứ dựa trên các nguồn tài liệu khác nhau.

Trích dẫn nguồn chính xác

Kiểu trích dẫn không thống nhất hoặc không thích hợp với các kiểu trích dẫn đã được công nhận.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Kiểu trích dẫn thống nhất, không có lỗi sai.

Tránh đạo văn

Không hiểu về đạo văn: có một số bằng chứng cho thấy việc cắt, dán hoặc sao chép

Hiểu về đạo văn; không sao chép

Hiểu về đạo văn; không sao chép

8.6.3.4  Kiểm tra tiêu chuẩn hóa

Một số hình thức kiểm tra về năng lực thông tin tiêu chuẩn hóa đã được phát triển để ứng dụng trong các tổ chức khác nhau tại Hoa Kỳ và đưa ra kết quả cho phép so sánh. Một ví dụ về kiểm tra tiêu chuẩn hóa có thể kể đến là SAILS của Đại học Bang Kent (Dự án SAILS). Kiểm tra tiêu chuẩn hóa không thể tùy biến theo các tổ chức hoặc tình huống cụ thể mà chỉ kiểm tra những kỹ năng cơ bản được trình bày dưới dạng câu hỏi nhiều lựa chọn.

Học tập và thành tích đạt được của sinh viên trong nhà trường thường được kiểm tra đánh giá bởi cơ quan giáo dục địa phương, vùng và quốc gia. Các kiểm tra tiêu chuẩn hóa này có thể bao gồm các câu hỏi không liên quan cụ thể tới dịch vụ và chương trình thư viện, tuy nhiên, cũng có thể kiểm tra được nhiều năng lực thông tin được dùng làm chỉ sổ đánh giá tác động của các chương trình giảng dạy và học tập về thư viện. Thành tích của sinh viên trong một trường hoặc một khu vực có thể so sánh với những trường hoặc khu vực khác. Trong những trường học, nơi tất cả hoặc phần lớn người học có khả năng trả lời chính xác các câu hỏi về thư viện, điểm số của họ có thể dùng để biểu thị tác động của việc giảng dạy về năng lực thông tin trong thư viện trường.

VÍ DỤ Ví dụ về một câu hỏi kiểm soát tiêu chuẩn hóa:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Mục lục cho biết trong thư viện có những cuốn sách gì.

- Mục lục chỉ chứa thông tin về tài liệu in ấn.

- Mục lục hướng dẫn cách tìm tin trên mạng thông tin toàn cầu.

- Mục lục liệt kê nhan đề bài tạp chí.

- Mục lục cho biết nơi tìm sách trong thư viện.

8.6.4  Các nhược điểm của kiểm tra

Do các hình thức kiểm tra thường được thiết kế để tạo thuận lợi cho việc chấm điểm hoặc đánh giá nên chúng có xu hướng tập trung vào các kỹ năng định lượng được, những kỹ năng dễ đo lường hơn và cũng dễ nắm bắt hơn. Những kiểm tra như vậy thường ít biểu thị hoạt động học tập thực tế. Những nhiệm vụ khá đơn giản, như sắp xếp sách theo trật tự trên giá, lựa chọn thuật ngữ tìm phù hợp trong danh sách, hoặc chọn một trích dẫn đúng, rất dễ tính điểm nhưng lại không cho phép nhìn nhận đầy đủ về loại năng lực thông tin cần thiết để lựa chọn, đánh giá và sử dụng thông tin hiệu quả. Vì vậy, đây có lẽ không phải là phương pháp cho phép đánh giá đầy đủ về kỹ năng tư duy trình độ cao của một cá nhân, hoặc chứng minh được khả năng áp dụng và sử dụng thông tin phục vụ cho các mục đích khác nhau của người sử dụng.

Bản thân kết quả kiểm tra không hoàn toàn biểu thị tác động của thư viện. Để chứng minh tác động, cần chứng tỏ được việc hướng dẫn sử dụng thư viện đã tạo ra những thay đổi, ví dụ, kết quả kiểm tra sau khi đào tạo về năng lực thông tin được nâng cao hơn so với kết quả trước đó.

8.6.5  Sử dụng kết quả kiểm tra

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Kết quả kiểm tra có thể cho thấy những thiếu sót về thuật ngữ, về mức độ kiểm tra (quá dễ hoặc quá khó) hoặc về số lượng tài liệu đã học. Chúng có thể đặt ra yêu cầu phải cải tiến phương pháp hướng dẫn sử dụng thư viện hoặc cải tiến bản thân công cụ kiểm tra. Việc phổ biến kết quả kiểm tra tới nhân viên thư viện khác hoặc giảng viên bộ môn có thể giúp đẩy mạnh sự hợp tác giữa các đồng nghiệp và đội ngũ giảng viên.

Kiểm tra đánh giá còn được dùng để chứng tỏ với cơ quan cấp trên là thư viện đang khẳng định giá trị của mình trong việc thực hiện những mục đích chung của tổ chức, đó chính là cải tiến hoạt động học tập. Bằng chứng có thể đơn giản như số lượng người tham dự các lớp học, hoặc nội dung lớp học, cũng có thể mang ý nghĩa sâu sắc hơn như việc có được các công cụ kiểm tra được thiết kế cẩn thận giúp chỉ ra những cải tiến đáng kể trong các kỹ năng cụ thể mà một sinh viên thành công cần có.

9  Kết hợp các phương pháp để đánh giá tác động thư viện

9.1  Kết hợp dữ liệu định tính và định lượng

Việc kết hợp các phương pháp có thể kể đến như sử dụng dữ liệu định tính và định lượng hoặc sử dụng nhiều phương pháp để xử lý một trong hai loại dữ liệu đó. Ví dụ, một nghiên cứu sử dụng dữ liệu định lượng và định tính có thể xử lý các kết quả kiểm tra, điểm số của sinh viên, kết quả phỏng vấn và tự đánh giá.

Phương pháp định lượng bao gồm, ví dụ, khai thác dữ liệu và phân tích thống kê một số lượng lớn các trường hợp nhằm xác định các mẫu trên các nhóm nhỏ và các biến số khác nhau. Phương pháp định lượng hiệu quả trong đánh giá tác động, ví dụ, so sánh dữ liệu sử dụng thư viện với dữ liệu cá nhân và tổ chức thích hợp để xác định mối quan hệ thống kê giữa sử dụng thư viện và hiệu quả hoạt động.

Phương pháp định tính chú trọng sự tham gia sâu hơn của người sử dụng vào việc xác định và giải thích những lý do của hiệu quả hoạt động và hành vi. Phân tích định tính tập trung vào việc đánh giá mối quan hệ giữa hoạt động và kết quả.

Cần lưu ý trong khi so sánh dữ liệu về thư viện với những dữ liệu bên ngoài có thể tồn tại những nhân tố và biến số khác bên trong và bên ngoài thư viện ảnh hưởng đến tác động và kết quả hoạt động. Ví dụ, số liệu thống kê việc đến thư viện có thể bị ảnh hưởng bởi cơ sở vật chất của thư viện. Mặc dù, các tập hợp dữ liệu khác nhau có thể có quan hệ với nhau nhưng cần cẩn trọng khi kết luận hoạt động thư viện là nguyên nhân của một tác động, nhất là tác động nằm ngoài thư viện. Có thể cần sự trợ giúp của một chuyên gia phân tích dữ liệu giàu kinh nghiệm để xác định bản chất của những mối quan hệ này.

Các phương pháp định tính bổ sung kết cấu và ý nghĩa cho các dữ liệu định lượng và giúp nhận diện tác động của thư viện. Ngoài ra, chúng có thể cung cấp những công cụ mạnh để phân tích và hiểu các tương tác của người sử dụng với thư viện.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.2  Ví dụ về kết hợp các phương pháp đánh giá tác động thư viện

9.2.1  Khái quát

Các ví dụ dưới đây đề cập những phương pháp khác nhau mà thư viện có thể kết hợp để xác định và chứng minh tác động trong ba lĩnh vực quan trọng:

a) Tác động của vốn tài liệu thư viện;

b) Tác động của không gian thư viện;

c) Tác động đối với thành công của người sử dụng.

9.2.2  Đánh giá tác động của vốn tài liệu thư viện

Vốn tài liệu thư viện bao gồm tài liệu được lưu trữ tại chỗ và nguồn lực thông tin từ xa mà thư viện có quyền truy cập vĩnh viễn hoặc tạm thời. Nếu vốn tài liệu thư viện phù hợp với nhu cầu của đối tượng mà thư viện phục vụ thì có thể ảnh hưởng tích cực đến việc nghiên cứu và học tập.

Nhiều thư viện đã dành sự đầu tư đáng kể cho nguồn lực thông tin điện tử, bao gồm cả tạp chí điện tử. Dữ liệu định lượng về việc sử dụng tạp chí điện tử có thể lấy từ những báo cáo phù hợp của COUNTER (COUNTER, 2012). Tuy nhiên, chúng không cho biết người sử dụng đã ứng dụng các bài tạp chí vào công việc của mình như thế nào và việc kết hợp dữ liệu sẽ giúp xác định chắc chắn hơn tác động của thư viện và giá trị đối với người sử dụng. Xem Bảng 3.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bảng 3 - Ví dụ về các phương pháp kết hợp để đánh giá giá trị của tạp chí điện tử

Phương pháp

Kết hợp với

Phương pháp

Số lượng tải xuống bài tạp chí

 

Kết quả thảo luận nhóm tập trung về giá trị của việc truy cập tạp chí điện tử

Chi phí đặt mua tạp chí

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Nghiên cứu trắc lượng thư mục về tài liệu tham khảo trong các xuất bản phẩm

 

Kết quả phỏng vấn cá nhân về giá trị của tạp chí điện tử

Các nguồn tài trợ nghiên cứu từ bên ngoài (số lượng và kinh phí)

 

Báo cáo sự việc quan trọng về việc sử dụng tạp chí điện tử trong các xuất bản phẩm gần đây

Số lượng công trình nghiên cứu được xuất bản nhờ sự cung cấp nguồn lực thông tin từ thư viện

 

Kết quả phỏng vấn về vai trò của thư viện trong hoạt động nghiên cứu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mặc dù số lượng sử dụng dịch vụ và nguồn lực thông tin thư viện từ xa ngày càng tăng nhưng thư viện vẫn là một không gian vật lý rất quan trọng. Không gian vật lý của thư viện bao gồm các bộ phận như: khu vực dành cho người sử dụng, thiết bị công nghệ, vốn tài liệu, dịch vụ và môi trường đầy lý thú không chỉ phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu mà còn dành cho các buổi họp và gặp gỡ. Thư viện thu thập các dữ liệu định lượng về việc sử dụng dịch vụ và cơ sở vật chất nhưng những số liệu đó không cho phép tìm ra nguyên nhân vì sao mọi người đến thư viện hoặc xác định được giá trị của thư viện với mỗi cá nhân và cộng đồng. Các phương pháp kết hợp vừa thu được dữ liệu thống kê về sử dụng thư viện vừa hiểu được tác động của thư viện. Xem Bảng 4.

Câu hỏi: Không gian thư viện ảnh hưởng như thế nào đến người sử dụng?

Bảng 4 - Ví dụ về các phương pháp kết hợp để đánh giá giá trị của không gian thư viện

Phương pháp

Kết hợp với

Phương pháp

Thống kê lượt đến hoặc thống kê tỷ lệ sử dụng chỗ của người sử dụng

 

Kết quả phỏng vấn cá nhân về lý do đến thư viện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Kết quả thảo luận nhóm tập trung về giá trị của dịch vụ thư viện

Số lượng người tham dự hoạt động đào tạo người sử dụng

 

Tự đánh giá về năng lực và kỹ năng thu được

Số lượng người tham dự các sự kiện hoặc chương trình đặc biệt

 

Quan sát về hành vi tại chỗ hoặc kết quả tham dự

9.2.4  Đánh giá tác động của việc sử dụng thư viện đối với thành công của người sử dụng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Tác động của dịch vụ và nguồn lực thư viện đối với thành công của người sử dụng có thể đánh giá được khi liên kết các nguồn lực, dịch vụ họ sử dụng với các hoạt động tiếp sau của họ. Ở đây, thành công được hiểu là những thành tựu đạt được về khoa học và chuyên môn, không bao gồm kỹ năng hoặc trình độ đạt được qua những nhiệm vụ cụ thể.

Bằng chứng về sự thành công có thể thấy rõ khi:

- Đạt điểm số cao trong các kỳ thi hoặc kiểm tra;

- Hoàn thành văn bằng chứng chỉ trong khoảng thời gian tối thiểu;

- Tỷ lệ bỏ học thấp (duy trì sinh viên);

- Bằng cấp giúp xin được việc làm;

- Sinh viên lựa chọn một cơ sở đào tạo đại học căn cứ vào thành công của thư viện;

- Các nhà nghiên cứu công bố được nhiều công trình hơn, kêu gọi được nhiều nguồn tài trợ nghiên cứu hơn hoặc có tỷ lệ trích dẫn cao hơn nhờ các dịch vụ và nguồn lực mà thư viện cung cấp.

Nội dung trọng tâm trong phần này là mức độ ảnh hưởng đến thành công của các nguồn lực và dịch vụ thư viện. Dữ liệu về sử dụng thư viện có thể trích rút từ các hệ thống thư viện, thể hiện ở tần suất sử dụng thư viện, mượn tài liệu thư viện, lượt đến thư viện, lượng tải xuống các nguồn thông tin điện tử hoặc lượng người tham dự các khóa đào tạo. Sau đó, những dữ liệu này cần được liên kết với các dữ liệu về thành công của người sử dụng để xác định mối tương quan giữa chúng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.2.4.2  So sánh dữ liệu về sử dụng thư viện và kết quả học tập của sinh viên

Dữ liệu về sử dụng thư viện được thu thập từ các hệ thống thư viện và so sánh với dữ liệu đánh giá về chính những sinh viên đã dùng thư viện. Tất cả các dữ liệu phải hoàn toàn giấu tên và tuân thủ các quy định về đạo đức của tổ chức. Mục đích so sánh là nhằm xác định mối liên hệ thống kê giữa việc sử dụng thư viện và kết quả học tập và/hoặc tốc độ tốt nghiệp của người học. Cần nhấn mạnh rằng mặc dù có thể tìm ra mối quan hệ đáng chú ý về mặt thống kê nhưng điều đó không có nghĩa là việc sử dụng thư viện là nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả học tập, vì trên thực tế còn tồn tại nhiều nhân tố chung hoặc biến số khác. Phương pháp này giúp so sánh hoạt động của những người sử dụng tích cực với những người sử dụng không tích cực hoặc những người không sử dụng thư viện, hoặc những sinh viên chưa được đào tạo về năng lực thông tin, nhằm tìm ra những khác biệt đáng chú ý về thống kê trong kết quả học tập của từng người.

Việc tập hợp những bộ dữ liệu lớn có thể giúp tìm ra các mối tương quan giữa sử dụng thư viện và hoạt động học tập. Đó là các bộ dữ liệu về lượt đến thư viện, lưu thông tài liệu in ấn, truy cập tới các nguồn lực thư viện điện tử và hồ sơ học tập của sinh viên.

VÍ DỤ 1 Một trường đại học ở Australia xây dựng một hệ thống phức tạp gồm các bộ dữ liệu mang tên “Cubes”, kết hợp dữ liệu về việc mượn tài liệu in ấn, đăng nhập và các cơ sở dữ liệu thư viện điện tử và hồ sơ học tập của sinh viên. Hệ thống này cho phép chứng minh rằng “sinh viên càng sử dụng các nguồn lực thông tin điện tử [của trường] càng có khả năng học tập tốt hơn.” (Cox và Jantti, 2012)

VÍ DỤ 2 Một nghiên cứu lịch đại tương tự được thực hiện ở Vương quốc Anh đang tìm ra các kết quả so sánh được, cho thấy có “một mối tương quan đáng chú ý về mặt thống kê, trên phạm vi một số trường đại học, giữa dữ liệu hoạt động thư viện và kết quả học tập của sinh viên.” (Stone, Pattern và Ramsden, 2011)

Kết hợp dữ liệu thư viện với dữ liệu về kết quả học tập là một phương pháp có đôi chút khác biệt. Phương pháp này kết hợp điểm GPA (điểm số trung bình đánh giá sinh viên trong hệ thống giáo dục Hoa Kỳ) của các sinh viên tốt nghiệp với dữ liệu phản ánh mức độ được đào tạo về năng lực thông tin của sinh viên từ năm thứ nhất cho tới các trình độ cao hơn trong suốt quá trình học tập.

VÍ DỤ 3 Một nghiên cứu của Đại học Wyoming khảo sát những khóa đào tạo đại học có lồng ghép chương trình về năng lực thông tin, và so sánh với điểm GPA của các sinh viên đã hoàn thành những khóa đào tạo này với các sinh viên chưa hoàn thành. Những sinh viên đã hoàn thành các khóa đào tạo có lồng ghép nội dung năng lực thông tin cao hơn mức độ cơ sở năm thứ nhất đạt được điểm GPA cao hơn đôi chút nhưng đáng kể về mặt thống kê so với những sinh viên chưa hoàn thành. Kết quả này được củng cố bằng những dữ liệu định tính thu được từ các cuộc thảo luận nhóm tập trung với những sinh viên đã tốt nghiệp (Bowles-Terry, 2012).

Xem Bảng 5.

Bảng 5 - Ví dụ về các phương pháp kết hợp đánh giá tác động của thư viện đối với thành công của sinh viên

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Kết hợp với

Phương pháp

Sự tham gia của sinh viên vào các khóa đào tạo người sử dụng

 

Đánh giá về công trình của chính các sinh viên đó (như hồ sơ sinh viên, bài luận)

Việc sử dụng các dịch vụ, vốn tài liệu, cơ sở vật chất của thư viện

 

Điểm thi của sinh viên

Điểm thi của sinh viên

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phỏng vấn sinh viên và giảng viên về những đóng góp của thư viện

Việc sử dụng dịch vụ, bộ sưu tập, cơ sở vật chất của thư viện

 

Kết quả thực hiện các bài kiểm tra tiêu chuẩn hóa của sinh viên

9.2.4.3  Ảnh hưởng của thư viện đối với việc tuyển sinh và duy trì sinh viên

Các nghiên cứu về vai trò của thư viện đối với việc duy trì sinh viên đã đưa ra lập luận rằng thư viện hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa tình trạng sinh viên bỏ học cũng như ảnh hưởng đến tỷ lệ duy trì sinh viên học tập tại trường (Foster, 2003).

VÍ DỤ Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu lớn được thực hiện trên cơ sở xem xét chi phí của thư viện, số lượng nhân viên thư viện và tìm hiểu các dữ liệu về tuyển sinh. Kết quả thu được từ hơn 500 cơ sở đào tại Hoa Kỳ cho thấy có một mối liên hệ tích cực đáng chú ý giữa việc tăng chi phí dành cho các nguồn lực thư viện và đội ngũ nhân viên với việc duy trì sinh viên (Mezick, 2007).

9.2.4.4  Ảnh hưởng của thư viện đối với các khoản tài trợ nghiên cứu

Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng nguồn lực thư viện đóng vai trò quan trọng trong thành công của các hồ sơ xin tài trợ nghiên cứu của các đối tượng thuộc các tổ chức khoa học, chính phủ và đoàn thể.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.2.4.5  Ảnh hưởng của việc truy cập Internet tại thư viện trong tìm việc làm

Việc cung cấp truy cập Internet trong thư viện giúp người sử dụng kết nối với nhiều thông tin và dịch vụ chỉ có trên mạng Internet. Các thông tin tuyển dụng thường được phổ biến qua mạng. Nghiên cứu cho thấy những người tìm việc sử dụng Internet tại thư viện để tìm kiếm và nộp đơn xin việc.

VÍ DỤ Nghiên cứu U.S IMPACT sử dụng phương pháp kết hợp để đánh giá kết quả việc sử dụng máy tính truy cập công cộng (PAC) tại các thư viện công cộng. Bằng việc sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn, một trong những kết quả chủ yếu của nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 40% người trả lời sử dụng máy tính và truy cập Internet tại thư viện cho các mục đích về việc làm. Họ không chỉ dùng máy tính và mạng để tìm kiếm các cơ hội nghề nghiệp mà còn nộp hồ sơ xin việc trực tuyến và chuẩn bị hồ sơ xin việc. Kết quả phỏng vấn cho biết các bối cảnh và kết quả, trong đó có thành công xin được việc làm (Becker và những người khác, 2010).

9.3  Ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp kết hợp trong đánh giá tác động

9.3.1  Các phương pháp kết hợp là những công cụ đắc lực cho phép nhận diện tác động của thư viện. Tuy nhiên, không phải thư viện nào cũng có trình độ về phương pháp nghiên cứu và phân tích dữ liệu, những thứ mà thư viện có thể không đáp ứng được. Việc bổ sung dữ liệu bên ngoài vào dữ liệu của thư viện lại đòi hỏi sự sẵn sàng hợp tác của các cơ quan bên ngoài thư viện.

9.3.2  Ưu điểm của các phương pháp kết hợp:

a) Sử dụng các phương pháp khác nhau có thể giúp củng cố thêm các kết quả nghiên cứu.

b) Dữ liệu từ các nguồn khác nhau bổ sung bối cảnh và giúp giải thích các kết quả nghiên cứu.

c) Những tường thuật về người sử dụng có thể bổ sung đắc lực cho các dữ liệu định lượng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Các bộ dữ liệu có thể không tương hợp.

b) Việc phân tích dữ liệu có thể cho thấy mối tương quan nhưng mối tương quan đó có thể không thể hiện nguyên nhân và kết quả.

c) Cần sử dụng các công cụ phân tích và phải có chuyên gia phân tích dữ liệu.

d) Có thể cần các nhóm kiểm soát (ví dụ: những người không được hướng dẫn sử dụng thư viện).

e) Phải có sự hợp tác để thu thập dữ liệu từ bên ngoài thư viện.

f) Có thể cần sự cho phép mới thu thập được các dữ liệu ẩn danh về việc sử dụng thư viện của cá nhân.

10  Đánh giá giá trị kinh tế của thư viện

10.1  Khái quát

Thư viện có thể tính được giá trị kinh tế của các dịch vụ thư viện và đánh giá được ảnh hưởng của mình trong một bối cảnh kinh tế rộng lớn hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi cần giải trình về ngân sách hoạt động của thư viện. Thư viện không phải là đối tượng duy nhất phải cạnh tranh để giành được ngân sách từ thuế dịch vụ công và các nguồn hỗ trợ tài chính khác. Thư viện cần chứng minh được tầm quan trọng của các hoạt động thư viện và giá trị của dịch vụ thư viện.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Việc đánh giá giá trị kinh tế của thư viện có thể bao hàm hai ý nghĩa:

a) Giá trị các lợi ích của thư viện được tính bằng tiền

Những lợi ích do dịch vụ thư viện tạo ra được tính bằng tiền; kết quả có thể đem so sánh với vốn đầu tư của tổ chức và của thư viện vào các dịch vụ đó

b) Tác động kinh tế của thư viện

Một tùy chọn nữa là xác định ảnh hưởng tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp của thư viện đối với đời sống kinh tế của cộng đồng, vùng miền hay thậm chí nền kinh tế của cả quốc gia.

10.2  Tính giá trị của lợi ích thư viện đối với người sử dụng

10.2.1  Khái quát

Giá trị kinh tế của các lợi ích thư viện có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau:

a) Tính các chi phí phải bỏ ra nếu có một dịch vụ tương tự như vậy trên thị trường (chi phí thay thế);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Tập hợp các ước tính của người sử dụng: Người sử dụng (và người không sử dụng thư viện) ước định giá trị bằng tiền của một thư viện hoặc một dịch vụ thư viện (ví dụ: một lần mượn) đối với bản thân họ hoặc đối với xã hội. Điều này có thể thực hiện với những định giá đơn giản, ví dụ: giá trị của một lần mượn hoặc sử dụng các phương pháp như định giá ngẫu nhiên.

10.2.2  Tính chi phí thay thế cho dịch vụ thư viện

Chi phí thay thế cho các dịch vụ thư viện được tính dựa trên các khoản chi phát sinh khi người sử dụng buộc phải sử dụng những hình thức dịch vụ thay thế. Theo phương pháp này, chi phí của các dịch vụ thay thế cho phép ước định giá trị của dịch vụ thư viện. Nếu mọi người chấp nhận chi phí phát sinh để thay thế dịch vụ thư viện thì những dịch vụ đó phải đáng giá đối với họ ít nhất là ngang bằng những gì họ bỏ ra để dùng dịch vụ thay thế.

Cách đơn giản nhất để tính giá trị bằng tiền của một dịch vụ thư viện là tìm hiểu giá thị trường hiện hành của dịch vụ, nghĩa là giá cả ở thời điểm dịch vụ được mua hoặc bán trên thị trường tự do. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số sản phẩm hoặc dịch vụ thư viện được cung cấp trên thị trường tự do. Ví dụ như các giao dịch mượn từ các thư viện thương mại, dịch vụ sao chụp tài liệu, dịch vụ phân phối tài liệu, dịch vụ cho thuê DVD, CD, dịch vụ truy cập Internet tại các cửa hàng hoặc quán cà phê. Các dịch vụ liên quan có thể kể đến như: thuê tài liệu hoặc mua sách, báo tạp chí, các sản phẩm nghe - nhìn thay vì mượn trong thư viện. Xem Bảng 6.

Bảng 6 - Ví dụ về việc định giá các dịch vụ thư viện (Holt, Elliott và Moore)

Dịch vụ

Hình thức thay thế

Giá tính bằng USD1

Mượn sách thiếu nhi (bìa mềm)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

Mượn sách người lớn (bìa mềm)

Cửa hàng sách

14

Điểm báo

Quầy báo

0,5

Chơi đồ chơi

Cửa hàng sản phẩm giáo dục

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chương trình làm đồ thủ công và hoạt động

Chương trình chăm sóc trẻ em lứa tuổi học đường của Hiệp hội Thanh niên Cơ đốc YMCA

1/h

Giá tiền sử dụng các bài tạp chí điện tử có thể được tính theo chi phí cho mỗi lần sử dụng. Lấy phí đặt mua tạp chí chia cho số lượng tải xuống bài tạp chí được kết quả là mức phí cho mỗi lần sử dụng. Phí này có thể so sánh với số tiền phải trả để có được một số lượng bài tạp chí tương tự từ một nhà cung cấp thương mại.

Thông thường, việc sử dụng một dịch vụ thư viện không cho thấy những lợi ích hay kết quả trực tiếp đối với người sử dụng. Việc đưa ra một mức giá thị trường hoặc giá thay thế cho một lần mượn không cho biết liệu người sử dụng có được hưởng lợi từ lần mượn đó hay không.

10.2.3  Máy tính giá sử dụng thư viện

Giá thị trường hoặc giá thay thế trình bày ở mục 10.2.2 cũng có thể dùng để thông báo cho người sử dụng về giả sử dụng dịch vụ thư viện của họ. Để thực hiện mục đích này, người ta đã tạo ra “máy tính giá trị” (ví dụ: Thư viện Bang Maine). Người sử dụng được yêu cầu điền số lần sử dụng các dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định vào một biểu mẫu trực tuyến. Sau đó, giá thị trường hoặc giá thay thế của mỗi dịch vụ được nhân với số lần sử dụng nhằm tính được tổng giá tiền sử dụng thư viện của người sử dụng. Xem Bảng 7.

Bảng 7 - Ví dụ về việc tính tổng giá tiền sử dụng thư viện

Dịch vụ thư viện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Lần sử dụng trên tháng

Giá dịch vụ (USD)

Mượn sách

17

25

425

Mượn sách bìa mềm

7

4

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mượn sách thiếu nhi

12

7

84

Mượn đĩa CD

9,95

3

29,85

Đọc báo trong thư viện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2

15

Tham gia chương trình dành cho người lớn

10

3

30

Truy cập internet theo giờ

12

5

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Trao đổi với nhân viên tham khảo

15

2

30

 

 

Giá sử dụng trên tháng

701,85

10.2.4  Tính chi phí thời gian

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Chi phí đi lại (chi phí về phương tiện và chi phí về thời gian đi lại):

- Chi phí thời gian thực sử dụng dịch vụ thư viện.

Chi phí đi lại cũng như chi phí thời gian mà người sử dụng bỏ ra khi sử dụng thư viện phải được tính bằng cách tiến hành điều tra người sử dụng hoặc bằng các phương pháp khác như nhật ký truy cập hoặc phỏng vấn.

Để tính chi phí thời gian, lấy tổng thời gian một người sử dụng bỏ ra để đến thư viện rồi quay trở về và thời gian sử dụng dịch vụ thư viện nhân với mức lương được trả theo giờ, tính theo số tiền lương cá nhân, nếu có, hoặc tính theo mức lương trung bình của cộng đồng mà thư viện trực thuộc. Cách này không áp dụng với những đối tượng người sử dụng không có thu nhập thường xuyên (ví dụ: trẻ em, sinh viên, người nội trợ). Vì vậy, trong trường hợp này, chủ yếu có thể lấy ví dụ từ việc sử dụng thư viện chuyên ngành.

VÍ DỤ Một nghiên cứu tại các thư viện chuyên ngành đã tính được số tiền trung bình là 22 EUR cho một lần sử dụng, bao gồm chi phí đi lại và sử dụng dịch vụ. Việc đọc các thông tin do thư viện cung cấp không được tính trong trường hợp này (Griffiths và King, 1994).

Những trở ngại của phương pháp này là:

a) Chi phí thời gian có thể cao hơn ở những người có mức lương cao, mặc dù giá sử dụng thư viện có thể là như nhau.

b) Sự đầu tư thời gian và công sức của người sử dụng có thể ít hơn so với lợi ích thực.

c) Dịch vụ thư viện có thể được dùng để giải trí hoặc cho các mục đích khác không liên quan đến công việc.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

10.2.5  Ước định của người sử dụng về giá trị kinh tế

Những phương pháp định giá dịch vụ thư viện kể trên không được dùng để tính giá trị tài chính của các lợi ích thư viện mà người sử dụng đạt được. Vì vậy, trường hợp này nên sử dụng các bằng chứng thu thập, cụ thể là những ước định của người sử dụng về giá trị tài chính của dịch vụ mà họ sử dụng và/hoặc những lợi ích mà họ đạt được.

Tính giá trị kinh tế của các lợi ích thư viện bằng cách điều tra người sử dụng là một việc làm phức tạp. Trong khi kết quả cuối cùng là những con số thì phương pháp thực hiện lại tập trung vào những ước định chủ quan của những người sử dụng cá nhân.

10.2.5.1  Tính giá tiền cho các dịch vụ cụ thể

Người sử dụng được yêu cầu đưa ra mức giá cho một dịch vụ thư viện cụ thể mà họ đã sử dụng. Phương pháp này chủ yếu dùng cho dịch vụ mượn sách trong các thư viện công cộng nhưng cũng tiến hành được cho các dịch vụ có thể xác định rõ rệt như: mượn tài liệu nghe, các giao dịch tham khảo, hoặc các buổi kể chuyện.

Vì việc sử dụng một dịch vụ thư viện chưa hẳn đã có tác động đến người sử dụng nên trước khi yêu cầu họ định giá phải tìm hiểu xem người sử dụng có đạt được lợi ích gì không.

VÍ DỤ Người sử dụng tại bốn thư viện công cộng ở Vương quốc Anh, khi trả lại các cuốn sách đã mượn, được hỏi xem cuốn sách đó có hữu ích đối với họ hay không (loại sách phi hư cấu) hoặc họ có thích đọc cuốn sách đó không (loại sách hư cấu). Sau đó, những người trả lời theo hướng tích cực được yêu cầu đưa ra một mức giá đối với trải nghiệm về việc đọc của mình. Câu hỏi đặt ra là họ sẽ trả giá bao nhiêu để thuê cuốn sách mà họ yêu cầu. Giá trung bình theo ước tính là 62,2 penny cho sách hư cấu của người lớn và 66,3 penny cho sách phi hư cấu của người lớn (Morris, Hawkins và Sumsion, 2001).

10.2.5.2  Định giá ngẫu nhiên

Định giá ngẫu nhiên là phương pháp kinh tế được dùng để ước định các lợi ích của một hàng hóa hoặc dịch vụ không được định giá bằng cách đưa ra tình huống giả định: nếu không có sản phẩm hoặc dịch vụ này. Định giá ngẫu nhiên thường sử dụng phương pháp điều tra để đánh giá giá trị tài chính của các tổ chức và các dịch vụ phi lợi nhuận, đặc biệt là các dự án chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường, giáo dục hoặc văn hóa. Giá trị được xác định bằng cách giới thiệu cho đối tượng điều tra những tình huống chi trả và các mức độ dịch vụ khác nhau, sau đó yêu cầu họ đưa ra quyết định chi trả giả định.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Mức sẵn lòng chi trả: Bạn sẽ trả giá bao nhiêu để duy trì thư viện/dịch vụ thư viện chuyên ngành này?

- Mức sẵn lòng chấp nhận: Bạn sẽ chấp nhận khoản bồi thường nào nếu thư viện/dịch vụ thư viện chuyên ngành này bị ngừng hoạt động?

Thông thường, các cuộc điều tra hỏi về mức độ chi trả hoặc chấp nhận được thể hiện ở các mức thuế cao hơn hoặc thấp hơn. Người trả lời được lựa chọn giữa các khoản tiền mà họ sẽ chi trả hoặc chấp nhận.

Phương pháp định giá ngẫu nhiên được ứng dụng để xác định cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Các giá trị phi sử dụng bao gồm:

a) Giá trị lựa chọn: giá trị mà một người không sử dụng thư viện đưa ra để có thể lựa chọn sử dụng thư viện tại một thời điểm sau này;

b) Giá trị hiện hữu: giá trị của việc biết rằng thư viện tồn tại mặc dù người trả lời không có ý định sử dụng thư viện;

c) Giá trị lưu truyền: giá trị bảo tồn các di sản văn hóa cho thế hệ sau;

d) Giá trị vị tha: giá trị mà một người không sử dụng thư viện đưa ra để thư viện trở thành nơi giải trí và học tập dành cho những người khác, ví dụ: cho trẻ em;

e) Giá trị cộng đồng: giá trị của thư viện như một nguồn lực và trung tâm của cộng đồng.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Những khó khăn đặt ra khi sử dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên là người trả lời được yêu cầu đưa ra mức giá tiền cho các dịch vụ hoặc tổ chức mà họ thường không nhìn nhận chúng dưới góc độ kinh tế. Họ có thể hiểu lầm các câu hỏi và đưa ra phương án trả lời thực chất dành cho một câu hỏi khác. Nhìn chung, các giá trị xác định bởi mức sẵn lòng chấp nhận thường cao mức sẵn lòng chi trả, vì vậy độ tin cậy của chúng không được đánh giá cao.

Định giá ngẫu nhiên thường được dùng trong các thư viện công cộng (AabØ, 2005; Holt, Elliott và Moore, 1999). Ví dụ được nhiều người biết đến nhất về định giá ngẫu nhiên trong thư viện là của Thư viện Vương quốc Anh (Pung, Clarke và Patten, 2004). Định giá ngẫu nhiên cũng được dùng trong thư viện đại học để xác định giá trị của vốn tài liệu tạp chí đối với người sử dụng (Aerni và King, 2007).

VÍ DỤ 1 Ví dụ về các câu hỏi

Câu hỏi: Bạn có thể nhận được bài tạp chí ở đâu nếu nó không có sẵn trong thư viện?

- Tôi không bận tâm tìm kiếm thông tin này.

- Tôi sẽ nhận được thông tin từ một nguồn khác (xin nêu nguồn cụ thể).

Những người sẽ sử dụng một nguồn thay thế cho thư viện được hỏi câu hỏi tiếp theo:

Đề nhận được thông tin tương tự, tôi hy vọng mình sẽ mất... phút và/hoặc ... USD3

VÍ DỤ 2 Ví dụ về các câu hỏi (Imholz và Arns, 2007)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Xin vui lòng điền vào tất cả các mục bạn đánh giá một số tiền tính bằng USD

a) Với các chương trình hoặc dịch vụ thư viện bạn đã sử dụng hôm nay, xin hãy đưa ra một mức giá tính bằng USD tương đương với số tiền bạn sẽ đóng thuế bổ sung hàng năm nếu dịch vụ hoặc chương trình đó không có tại thư viện:

$............. Hỗ trợ hoặc thông tin giúp bạn về các vấn đề tài chính (ví dụ, tiền tiết kiệm, tiền đầu tư)

$............. Hỗ trợ tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính cho chương trình học sau trung học

$............. Hỗ trợ tìm kiếm các chương trình giáo dục sau trung học

$............. Thu thập thông tin luật pháp

$............. Thu thập thông tin y tế

$............. Hỗ trợ học tập về công nghệ mới

$............. Truy cập Internet

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Mức chi phí nào sẽ phát sinh nếu bạn không thể sử dụng thư viện công cộng trong một năm?

□ Từ 1 đến 50 EUR

□ Từ 51 đến 100 EUR

□ Từ 101 đến 200 EUR

□ Từ 201 đến 300 EUR

□ Từ 301 đến 400 EUR

□ Trên 401 EUR

10.3  Phân tích chi phí - lợi ích

10.3.1  Khái quát

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Một tỷ lệ lợi ích cao so với chi phí hoặc một lợi tức đầu tư cao sẽ cho thấy thư viện đã sử dụng ngân sách một cách hiệu quả và đạt được kết quả hoạt động tối ưu trên cơ sở sử dụng những nguồn lực cho phép. Điều này không chứng tỏ người sử dụng đã được hưởng lợi từ dịch vụ mà thư viện cung cấp.

10.3.2  Tỷ lệ chi phí - lợi ích

Tỷ lệ chi phí - lợi ích hoặc lợi tức đầu tư được tính bằng cách chia giá trị bằng tiền gán cho một dịch vụ hoặc nguồn lực thư viện cho chi phí bỏ ra khi cung cấp dịch vụ hoặc nguồn lực đó. Các kết quả nghiên cứu về lợi tức đầu tư thường là những con số biểu thị việc hoàn vốn như thế nào trên mỗi USD (hoặc đơn vị tiền tệ khác) đầu tư vào thư viện.

Các bước cần thiết để tính tỷ lệ chi phí - lợi ích:

a) Giá trị bằng tiền gán cho việc sử dụng một sản phẩm thư viện (một dịch vụ hoặc nguồn lực) được tính bằng cách tìm hiểu giá thị trường cho sản phẩm đó (xem 10.2.2) hoặc bằng cách ước định giá.

b) Sau đó, giá sản phẩm được nhân với số lần sử dụng sản phẩm để tính được tổng lợi ích ước định của sản phẩm trong khoảng thời gian xem xét.

c) Tổng này được so sánh với chi phí cung cấp sản phẩm.

Nếu tất cả các sản phẩm của thư viện đều có mức giá xác định hoặc ước định thì có thể so sánh tổng lợi ích của các sản phẩm trong một năm với chi phí của thư viện trong cùng năm đó (thường là ngân sách thư viện).

Các mức giá thuê tài liệu đa phương tiện trên thị trường được dùng để tính toán thường là giá hiện hành khi mua hoặc thuê sản phẩm từ một nhà cung cấp thương mại. Vì các tài liệu đa phương tiện trong vốn tài liệu thư viện phần lớn đều đã qua sử dụng nên giá thị trường của chúng sẽ không được tính ngang với giá mua mới. Một số nghiên cứu đã đưa ra mức giá thị trường để mượn tài liệu đa phương tiện là từ 7 % đến 25 % giá mua (Blanck, 2005, tr.47)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bảng 8 - Tính toán chi phí - lợi ích (Blanck, 2005)

Dữ liệu về sử dụng

Dịch vụ và sản phẩm

Mức giá ấn định (EUR)4

Hình thức thay thế thư viện

Giá trị bằng tiền ước định (EUR)

455.765

Tài liệu phi hư cấu

20

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.115.300

277.769

Tiểu thuyết

10

Cửa hàng sách

2.777.690

521.500

Đĩa CD

10

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.215.000

522

Các sự kiện (phí vào cửa trên đầu người)

2

 

24.234

1.005

Các khóa đào tạo người sử dụng (nhóm)

50

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

50.250

Tổng giá trị bằng tiền của các dịch vụ thư viện (bao gồm dịch vụ phụ trợ cho các dịch vụ nêu trên) lên tới 26.102.020 EUR; ngân sách thư viện là 4.640.500 EUR, lợi nhuận thu được là 21.461.520 EUR và tỷ lệ chi phí - lợi ích là 1:5.6.

10.4  Phân tích tác động kinh tế

10.4.1  Khái quát

Tác động kinh tế được định nghĩa là ảnh hưởng của một chính sách, chương trình, dự án, hoạt động hoặc sự kiện lên nền kinh tế của một khu vực cụ thể. Tác động kinh tế thường được đo bằng những thay đổi trong sự phát triển kinh tế (sản lượng hoặc giá trị gia tăng) và những thay đổi liên quan đến việc làm và thu nhập (lương).

Phân tích tác động kinh tế xác định các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của chi phí thư viện đối với kinh tế, đặc biệt là kinh tế địa phương. Thư viện có thể được coi là một đơn vị tuyển dụng tại địa phương và một đơn vị tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ địa phương hoặc là nơi thu hút khách du lịch và khách thăm quan.

10.4.2  Tác động đối với đời sống kinh tế trong cộng đồng hoặc khu vực

10.4.2.1  Mua hàng hóa và dịch vụ

Thư viện hỗ trợ nền kinh tế địa phương hoặc vùng thông qua các hình thức:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Đặt hàng dịch vụ đóng bìa, bảo quản và phục chế (chuyển dạng vi phim, sao chụp, số hóa);

- Chi quản lý tiện ích (ví dụ: nhiệt độ, ánh sáng, nước, nước thải, hoặc vệ sinh).

Ngoài ra, những chi phí một lần như xây mới và mở rộng các tòa nhà, nội thất và trang thiết bị có thể tăng ảnh hưởng của thư viện đối với kinh tế địa phương.

10.4.2.2  Thư viện là đơn vị tuyển dụng địa phương

Thư viện tác động trực tiếp đến kinh tế cộng đồng địa phương bằng cách tuyển dụng một lượng nhân lực. Thậm chí nếu nhân viên thư viện không sinh sống trên địa bàn thì họ cũng đầu tư một phần tiền lương của mình vào hoạt động thương mại địa phương và từ đó đóng góp cho nền kinh tế.

10.4.2.3  Ảnh hưởng đối với kinh tế địa phương

Thư viện có thể ảnh hưởng đến các cửa hàng bán lẻ trong khu vực vì người sử dụng thư viện có thể là những khách hàng vãng lai. Những thư viện có vốn tài liệu quý hiếm hoặc có trụ sở đặt tại những tòa nhà nổi tiếng có thể thu hút khách du lịch và khách thăm quan. Những tài liệu quý hiếm trong thư viện cũng có thể khiến các nhà nghiên cứu đến lưu trú gần thư viện trong một thời gian.

Sự tồn tại của một thư viện tại một vị trí nhất định cũng có thể được coi là nhân tố “mềm” cho sự phát triển của địa phương, góp phần tăng sức hấp dẫn cho các hoạt động văn hóa và giải trí và từ đó có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn vị trí đầu tư của các doanh nghiệp thương mại. Tuy nhiên, điều này thường không được coi là một tác động kinh tế trực tiếp.

Thư viện cũng có thể đóng góp cho kinh tế địa phương bằng cách cung cấp các thông tin thương mại, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ không đủ khả năng tài chính để đặt mua những thông tin như các cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thư viện có thể ảnh hưởng tích cực đến kỹ năng và kiến thức của người sử dụng và có thể tác động đến sự thành công về học tập hay nghề nghiệp của họ, như tỷ lệ có việc làm cao sau khi đạt một trình độ chuyên môn nhất định. Năng lực thông tin được nâng cao trong cộng đồng, việc nhanh chóng đạt trình độ chuyên môn cao cũng có thể góp phần tác động lên kinh tế địa phương và vùng và cả kinh tế quốc gia.

10.4.4  Sử dụng phương pháp phân tích tác động kinh tế

Tác động kinh tế của thư viện không mấy rõ rệt. Vì vậy, chỉ nên sử dụng phương pháp này để bổ trợ cho việc tính giá trị thư viện như đã mô tả ở phần trên và trong các trường hợp sau:

- Danh tiếng của thư viện thu hút một lượng lớn các khách du lịch hoặc khách thăm quan nghỉ lại qua đêm.

- Thư viện thu được những nguồn tài trợ và biếu tặng đáng kể giúp thư viện tăng khả năng chi tiêu.

 

Phụ lục A

(tham khảo)

Ví dụ về điều tra tác động

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Phụ lục này, trước hết, đưa ra ví dụ về một điều tra tác động đơn giản mà chỉ cần một số điều chỉnh nhỏ là có thể dùng được cho thư viện công cộng và thư viện trường đại học. Ví dụ ở đây là một nguyên mẫu, được xây dựng dựa trên kinh nghiệm từ các dự án khác nhau.

Bộ câu hỏi sử dụng trong điều tra đã được chứng minh là hiệu quả để tiến hành điều tra tác động. Tùy thuộc vào bối cảnh, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ khác nhau của thư viện cũng như các mục đích cụ thể của dự án đánh giá tác động, có thể cần sửa đổi và/hoặc bổ sung thêm câu hỏi. Đặc biệt, các câu hỏi về thông tin cá nhân ở phần cuối điều tra cần được tùy biến cho phù hợp với bối cảnh của thư viện.

Phần đầu tiên của bảng hỏi bàn về tần suất đến thư viện và các hình thức sử dụng thư viện. Những câu hỏi này đóng vai trò nền tảng và cho phép đánh giá cụ thể hơn các câu trả lời về tác động trực tiếp trong phần sau. Các câu hỏi về thông tin cá nhân ở cuối bảng hỏi cũng có mục đích tương tự.

Thư viện cần tham khảo ý kiến các bên hữu quan, đặc biệt là tổ chức quản lý thư viện và các cấp quản lý liên quan khác khi quyết định soạn thảo nội dung bảng hỏi.

Bên cạnh đó, Phụ lục còn cung cấp một mẫu điều tra được thiết kế riêng để đánh giá tác động của một dịch vụ thư viện cụ thể, đó là dịch vụ cung cấp thông tin y tế của thư viện. Những dịch vụ tương tự khác có thể kể đến như dịch vụ tham khảo, đào tạo người sử dụng về kỹ năng thông tin, hoặc dịch vụ đọc tại chỗ.

A.2  Điều tra tác động chung

A.2.1  Phần giới thiệu của bảng hỏi

Mở đầu bảng hỏi nên giải thích về mục đích điều tra. Phần giới thiệu có thể thực hiện theo cách sau:

Chúng tôi muốn tìm hiểu thư viện và các dịch vụ thư viện có tầm quan trọng như thế nào đối với bạn trong:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Công việc;

- Đào tạo nghề;

- Giáo dục thực hành;

- Cuộc sống và an sinh cá nhân.

Câu trả lời của bạn có thể giúp chúng tôi xây dựng và phát triển các dịch vụ tốt hơn để đáp ứng yêu cầu của bạn. Các câu trả lời là tự nguyện và đảm bảo nguyên tắc ẩn danh. Xin cảm ơn sự hợp tác của bạn.

A.2.2  Các câu hỏi về tần suất đến thư viện thực và ảo

Câu 1: Bạn có thường xuyên đến trụ sở thư viện không (bao gồm cả các thư viện chi nhánh hoặc thư viện lưu động)?

- Hàng ngày;

- Vài lần một tuần;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Khoảng một lần một tháng;

- Ít khi;

- Không bao giờ;

- Đây là lần đầu tiên.

Câu hỏi dành cho những người trả lời “không bao giờ”:

Câu 2: Vì sao bạn không đến trụ sở thư viện?

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời, nếu thích hợp)

□ nhà xa;

□ không có phương tiện đi lại thuận lợi;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

□ không có tài liệu tôi cần;

□ không có đủ tài liệu bằng ngôn ngữ của tôi;

□ tài liệu tôi cần luôn trong tình trạng đã bị mượn;

□ nhân viên quá bận không thể giúp đỡ tôi;

□ không đủ chỗ ngồi;

□ quá ồn ào;

□ máy tính luôn có người đang sử dụng khi tôi cần đến,

□ tôi không có thời gian;

□ tôi tìm được thông tin mình cần ở nơi khác;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Câu 3: Bạn có thường xuyên sử dụng các dịch vụ trực tuyến của thư viện qua mạng Internet không (ví dụ: tạp chí điện tử, mục lục trực tuyến)?

- Hàng ngày;

- Vài lần một tuần;

- Vài lần một tháng;

- Khoảng một lần một tháng;

- Không thường xuyên;

- Không bao giờ;

- Đây là lần đầu tiên.

Câu hỏi dành cho những người trả lời “không bao giờ”:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời, nếu thích hợp)

□ quá khó sử dụng;

□ tôi không biết các dịch vụ này;

□ tôi không có thời gian;

□ tôi tìm được thông tin mình cần ở nơi khác;

□ lý do khác (xin giải thích cụ thể).

A.2.3  Các câu hỏi về hình thức sử dụng thư viện

Cầu 1: Bạn thường làm gì khi đến thư viện?

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời, nếu thích hợp)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

□ 2) đọc sách, báo, tạp chí, v.v... trong thư viện;

□ 3) sử dụng máy sao chụp/máy quét;

□ 4) học tập/làm việc trong thư viện;

□ 5) nghe tài liệu ghi âm, xem video hoặc xem phim trong thư viện;

□ 6) sử dụng máy tính của thư viện;

□ 7) sử dụng Internet bằng thiết bị của tôi (ví dụ: laptop, điện thoại di động, máy tính bảng);

□ 8) nghiên cứu sách/tài liệu của tôi;

□ 9) tham gia các sự kiện/triển lãm (ví dụ: các buổi diễn thuyết, chương trình chiếu phim, hội thảo);

□ 10) tham gia các chương trình đào tạo;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

□ 12) đến nhờ nhân viên thư viện giúp đỡ, cung cấp thông tin hoặc tư vấn;

□ 13) sử dụng khu vực dành cho trẻ em cùng với các em khác;

□ 14) hoạt động khác (xin nêu cụ thể);

□ 15) không thực hiện hoạt động nào đã nêu ở trên.

Câu 1a: Trong số những hoạt động nêu trên, bạn đã làm gì trong lần đến thư viện gần đây nhất? (ví dụ: 1, 4,...)

Câu 2: Bạn sử dụng dịch vụ trực tuyến nào?

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời, nếu thích hợp)

□ 1) mục lục trực tuyến;

□ 2) tạp chí điện tử, cơ sở dữ liệu;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

□ 4) trang thông tin điện tử của thư viện;

□ 5) tham khảo trực tuyến;

□ 6) kiểm tra tài khoản, gia hạn mượn;

□ 7) dịch vụ khác (xin nêu cụ thể);

□ 8) không sử dụng dịch vụ nào đã nêu ở trên.

Câu 2a: Trong số các dịch vụ nêu trên, bạn đã sử dụng dịch vụ nào trong lần gần đây nhất bạn dùng dịch vụ trực tuyến? (ví dụ: 4, 7,...)

A.2.4  Các câu hỏi về tác động của thư viện

Câu 1 : Bạn có được hưởng lợi từ việc đến thư viện hay sử dụng dịch vụ trực tuyến của thư viện không?

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Không

Không biết

Không thích hợp

1.

Tôi đã phát triển những kỹ năng mới, tôi đã học được điều gì đó.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2.

Tôi đã có những ý tưởng mới, những mối quan tâm mới.

3.

Tôi đã có được những thông tin hữu ích cho việc học tập.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4.

Thư viện đã hỗ trợ nghiên cứu của tôi.

5.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6.

Tôi đã có được những thông tin hữu ích để tìm việc làm.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7.

Tôi đã có được những thông tin hữu ích về y tế và bảo vệ bản thân.

8.

Tôi đã có được những thông tin hữu ích về cộng đồng/khu vực của tôi.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9.

Thư viện giúp đỡ tôi trong công việc.

10.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11.

Tôi đã tiếp xúc với nhiều người.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

12.

Tôi thấy thư viện là một nơi thú vị, an toàn và/hoặc yên tĩnh.

13.

Lợi ích khác (xin nêu cụ thể)

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

Câu 1a: Xin hãy kể tên hai lợi ích mà theo bạn là quan trọng nhất (ví dụ: 3 và 9).

Trong các câu hỏi sau đây, thư viện muốn người trả lời hình dung một tình huống giả định là họ không có thư viện để sử dụng nữa. Cần nêu rõ đây không phải là tình huống thực và sự tồn tại của thư viện không phải là vấn đề cần bàn thảo.

Câu 2: Nếu thư viện bị đóng cửa, bạn có cho rằng mình có thể tìm được những dịch vụ/thông tin tương tự ở nơi khác không?

- Có;

- Có, nhưng sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn;

- Có, nhưng chỉ phần nào thôi;

- Không;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Câu 3: Nếu bạn cho rằng mình có thể tìm được tất cả hoặc phần nào những dịch vụ/thông tin tương tự ở nơi khác, bạn sẽ tìm thấy chúng ở đâu?

(Bạn có thể chọn nhiều câu trả lời, nếu thích hợp)

□ từ một thư viện khác;

□ qua mạng Internet;

□ trên các phương tiện truyền thông (báo, đài, truyền hình);

□ bằng cách đặt mua;

□ qua thầy cô giáo;

□ qua đồng nghiệp, bạn bè, v.v...

□ nơi khác (xin nêu cụ thể).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A.2.5  Các câu hỏi về dữ liệu cá nhân

A.2.5.1  Khái quát

Câu 1: Bạn ở độ tuổi nào?

- Dưới 18

- Từ 18-24

- Từ 25 - 39

- Từ 40 - 59

- Trên 60

Câu 2: Bạn là

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Nữ?

A.2.5.2  Các câu hỏi tùy chọn về thông tin cá nhân dành cho các thư viện công cộng

(Cần bổ sung danh mục các tùy chọn vào mỗi câu hỏi. Việc phân chia các phương án lựa chọn sẽ tùy thuộc vào vùng miền và đối tượng phục vụ).

Câu 1 : Bạn là người dân tộc nào?

Câu 2: Ngôn ngữ bạn sử dụng tại nhà là ngôn ngữ nào?

Câu 3: Cấp học cao nhất mà bạn đã hoàn thành là gì?

Câu 4: Bạn làm nghề gì?

A.2.5.3  Các câu hỏi tùy chọn dành cho thư viện đại học

Câu 1: Bạn là?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Học viên cao học;

- Giảng viên;

- Khác.

Câu 2: Chủ đề nào thể hiện đầy đủ nhất lĩnh vực học tập/nghiên cứu chính của bạn?

(Cần bổ sung danh mục các chủ đề cho câu hỏi này.)

A.3  Điều tra tác động về ảnh hưởng của một dịch vụ thư viện cụ thể

Ví dụ này thể hiện một điều tra về tác động của dịch vụ thông tin y tế trong một thư viện (theo LASER Foundation, 2005).

Câu 1: Bạn có sử dụng thư viện để tìm thông tin về sức khỏe của mình không?

(có/không)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Vốn tài liệu y tế của thư viện dành cho bệnh nhân (bao gồm tờ rơi, sách điện tử và các tài liệu nghe nhìn);

- Từ điển y học, các sách khác;

- Báo, tạp chí;

- Thông tin y tế của thư viện trên trang thông tin điện tử của thư viện;

- Truy cập Internet từ máy tính của thư viện.

Câu 3: Bạn thấy thông tin trong vốn tài liệu y tế của thư viện và trên trang thông tin điện tử của thư viện hữu ích như thế nào?

(Rất hữu ích 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không hữu ích)

Câu 4: Bạn tìm thông tin y tế mình cần trên Internet như thế nào?

- Sử dụng máy tìm tin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Hỏi nhân viên thư viện

Câu 5: Bạn thấy thông tin y tế trên Internet hữu ích như thế nào?

(Rất hữu ích 1 2 3 4 5 Hoàn toàn không hữu ích)

Câu 6: Bạn có cho rằng các dịch vụ thư viện góp phần tích cực cho sức khỏe và/hoặc an sinh của bạn không?

(có, không, không biết)

 

Phụ lục B

(tham khảo)

Lựa chọn phương pháp

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Khi lựa chọn phương pháp nghiên cứu tác động, tính thích hợp của một phương pháp hoặc kỹ thuật cụ thể sẽ không phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của phương pháp hay kỹ thuật đó mà phụ thuộc vào sự tương hợp giữa phương pháp và câu hỏi điều tra. Điều cốt yếu là nghiên cứu tác động là cần xác định rõ phạm vi tác động của thư viện và loại dữ liệu cần có.

Việc lựa chọn một hay nhiều phương pháp đánh giá tác động thư viện sẽ phụ thuộc vào số lượng các nhân tố, trong đó có thể kể đến những nhân tố chủ yếu sau:

a) Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu, (ví dụ: tác động dài hạn hay ngắn hạn; ảnh hưởng chung của thư viện hay ảnh hưởng cụ thể của một dịch vụ thư viện);

b) Đối tượng mục tiêu để tiến hành điều tra (ví dụ: toàn bộ dân cư của một cộng đồng: học viên cao học của một trường đại học);

c) (Các) đối tượng dự định;

d) Chuyên môn và các nguồn lực cần để tiến hành khảo sát và phân tích dữ liệu;

e) Các nhân tố bên ngoài, ví dụ: cần sự cộng tác bên ngoài thư viện, hoặc cần được cấp phép để thu thập dữ liệu ẩn danh về việc sử dụng các nguồn lực thư viện của cá nhân và về hoạt động của cá nhân.

B.2  Đối tượng mục tiêu và loại tác động

B.2.1  Đối tượng mục tiêu

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Để đánh giá tác động của thư viện đối với cá nhân, hầu hết các phương pháp đề cập đến từ Điều 6 đến Điều 9 của tiêu chuẩn này đều thích hợp, đặc biệt là các kỹ thuật quan sát, phỏng vấn cá nhân, phân tích nhật ký truy cập và kiểm tra. Khi nghiên cứu trên số lượng người giới hạn, có thể áp dụng các phương pháp đánh giá cần nhiều công sức như kể chuyện, tự ghi hồ sơ hoặc phân tích trích dẫn.

Để đánh giá tác động đối với một nhóm người sử dụng cụ thể, ví dụ thanh niên hoặc sinh viên năm thứ nhất, thường sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn nhóm tập trung. Có thể dùng phương pháp phân tích nhật ký truy cập nếu tìm hiểu về ảnh hưởng của các dịch vụ thư viện điện tử.

Khi cố gắng tìm hiểu tác động của thư viện đối với một cộng đồng hay xã hội nói chung, nghiên cứu sẽ phải tiến hành trên cả hai nhóm người sử dụng và người không sử dụng thư viện. Trường hợp này thường sử dụng phương pháp điều tra và phỏng vấn nhóm tập trung, không chỉ nhằm xác định những kinh nghiệm của người được phỏng vấn về các lợi ích thực tiễn mà còn tìm hiểu những quan điểm của họ về các lợi ích tiềm năng của thư viện và giá trị chung đối với xã hội. Nếu cần khảo sát lượng đối tượng lớn, nên sử dụng điều tra trực tuyến để giảm bớt công thu thập và phân tích dữ liệu.

B.2.2  Các loại tác động

Tác động của thư viện đối với cá nhân, nhóm hoặc xã hội có thể tạo nên những thay đổi nhận diện được bằng các phương pháp khác nhau:

a) Những thay đổi trong kỹ năng và năng lực được xác định nhờ phương pháp quan sát, phân tích nhật ký truy cập, và cụ thể hơn là dùng phương pháp kiểm tra. Những bằng chứng thu thập (phỏng vấn, tự đánh giá) có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khác mặc dù kết quả tự đánh giá thường có độ tin cậy không cao.

b) Những thay đổi trong thái độ và hành vi có thể bộc lộ qua kết quả điều tra và phỏng vấn, cũng như trong các giai thoại và hồ sơ cá nhân, số liệu thống kê về sử dụng thư viện và các kỹ thuật quan sát có thể chứng minh cho những kết quả đó.

c) Sự thành công hơn trong học tập, nghiên cứu hoặc phát triển sự nghiệp có thể được xác định bằng cách so sánh việc sử dụng thư viện của cá nhân với dữ liệu về thành tựu họ đạt được, ví dụ: điểm số trong các kỳ thi hoặc sự thăng tiến trong công việc. Phỏng vấn có thể cho biết đánh giá của người được phỏng vấn về ảnh hưởng của thư viện đối với thành công của họ.

d) Tác động xã hội, (xem B.2.3).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Sự tiến triển lâu dài của tác động xã hội và những ảnh hưởng trực tiếp lên cộng đồng dân cư đều khiến cho việc đánh giá trở nên khó khăn hơn nhiều so với việc xác định ảnh hưởng đối với từng cá nhân. Những phương pháp như kiểm tra hoặc quan sát tỏ ra không phù hợp để nhận diện những thay đổi trong một cộng đồng dân cư vì phải mất rất nhiều công sức quan sát hoặc kiểm tra những thay đổi trong hành vi hoặc thái độ của một nhóm lớn.

Phương pháp điều tra và phỏng vấn nhìn chung sẽ phát huy hiệu quả trong đánh giá tác động xã hội. Những câu hỏi điều tra sẽ không tập trung nhiều vào trải nghiệm trực tiếp (của cá nhân) về lợi ích của thư viện, tuy nhiên kết quả điều tra có thể được tổng kết để nhận diện những mẫu chung trong phạm vi các nhóm lớn hơn.

VÍ DỤ 1 Trong một điều tra, 80% người trả lời cho rằng sau khóa đào tạo về thư viện họ thấy quen thuộc hơn với việc tìm kiếm trên Internet.

Nhằm tập hợp được rộng rãi và toàn diện dữ liệu về nhận thức đối với giá trị thư viện, nên thường xuyên tiến hành điều tra trên quy mô lớn. Việc đặt câu hỏi không nên giới hạn trong phạm vi những người sử dụng thư viện thực mà nên công khai rộng cả với đối tượng người không sử dụng thư viện nhưng thuộc cộng đồng dân cư mà thư viện phục vụ. Những người không sử dụng thư viện thường đánh giá các giá trị gián tiếp và giá trị ngẫu nhiên của thư viện cao hơn những người sử dụng thực chỉ chủ yếu quan tâm đến lợi ích trực tiếp. Phương pháp điều tra đường phố có thể phát huy hiệu quả khi tiến hành đối với cả các đối tượng không sử dụng thư viện.

VÍ DỤ 2 Điều tra đường phố

Theo bạn những chức năng nào của thư viện công cộng là quan trọng nhất?

- Phục vụ đọc rộng rãi;

- Là nơi dành cho việc học tập:

- Là nơi truy cập thông tin;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Là nơi truy cập Internet;

- Là nơi cung cấp thông tin về địa phương;

- Là địa điểm họp.

Những câu chuyện tập hợp được có thể thuyết minh cho kết quả của các phương pháp đã nêu ở trên.

Để lý giải các kết quả điều tra và phỏng vấn, cần hiểu biết cấu trúc xã hội của bộ phận dân cư được điều tra nhằm so sánh với số lượng và hình thức sử dụng thư viện trong cộng đồng tương ứng. Kiến thức về cấu trúc xã hội có thể giải thích được tầm quan trọng của các giá trị thư viện nhất định.

VÍ DỤ 3 Trong một khu vực dân cư có nhiều gia đình trẻ, vai trò của thư viện đối với giáo dục và học tập có thể được đánh giá quan trọng hơn vai trò của thư viện đối với văn hóa địa phương.

B.3  Đối tượng dự định

Đối tượng dự định có thể ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn các phương pháp đánh giá tác động. Kết quả của một dự án đánh giá tác động có thể được dùng để trình bày với các bên liên quan khác nhau, cụ thể là các nhóm quan tâm tới vai trò và lợi ích tiềm năng của thư viện. Ngoài bản thân chính thư viện, các nhóm này có thể là:

- Người sử dụng thực;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Các hội đồng thư viện hoặc ban quản lý thư viện;

- Các nhà hoạch định chính sách;

- Truyền thông và công chúng rộng rãi.

Giữa các nhóm hữu quan này có thể có nhận thức khác nhau về những lợi ích thư viện được mong đợi; vì vậy, dữ liệu và kết quả đánh giá cũng có thể phải khác nhau để thuyết phục được họ về giá trị thư viện.

a) Người sử dụng sẽ đánh giá những lợi ích thư viện theo kinh nghiệm riêng và những nhu cầu thông tin của họ. Các kết quả kiểm tra có thể cho họ thấy tác động tích cực của hoạt động giảng dạy về thư viện. Người sử dụng cũng có thể sẽ quan tâm đến những kết quả điều tra hoặc phỏng vấn nhóm tập trung phản ánh những kinh nghiệm của những người sử dụng khác về lợi ích của thư viện.

b) Các tổ chức cấp ngân sách hoặc tổ chức mà thư viện trực thuộc cũng như hội đồng thư viện hoặc ban quản lý thư viện sẽ quan tâm hàng đầu đến lợi ích của thư viện đối với chính tổ chức hoặc cộng đồng. Thông thường, họ sẽ ưu tiên những phương pháp mang tính “khách quan” hơn là những phương pháp thu thập ý kiến của người sử dụng. Sự so sánh việc sử dụng thư viện với các dữ liệu về thành công trong học tập hoặc thành công trong sự nghiệp hay các kết quả kiểm tra chứng tỏ năng lực thông tin đã được nâng cao sau khi được đào tạo về thư viện chính là những gì mà nhóm đối tượng này mong đợi. Họ cũng sẽ quan tâm tới kết quả phân tích về chi phí - hiệu quả của thư viện, vì vậy tất cả các phương pháp đánh giá và chứng minh giá trị kinh tế của thư viện có thể đều hữu ích.

c) Những nhà hoạch định chính sách, truyền thông và công chúng thường tập trung vào tác động xã hội của thư viện thường xác định được thông qua điều tra, phỏng vấn hoặc phỏng vấn nhóm tập trung. Nhìn chung, cần thực hiện các nghiên cứu quy mô lớn để xác định tác động xã hội. Đối với các nhóm đối tượng này, sẽ là điều cực kỳ hữu ích nếu minh họa kết quả thu được từ những phương pháp nêu trên bằng những câu chuyện.

B.4  Chuyên môn và các nguồn lực

Việc lựa chọn phương pháp thực hiện một dự án đánh giá tác động cũng sẽ phụ thuộc vào khả năng chuyên môn của thư viện trong hoạt động đánh giá và các nguồn lực mà thư viện có thể sử dụng cho dự án.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bên cạnh đó, cũng cần xem xét phí tổn về thời gian và công sức cho dự án đánh giá tác động. Thu thập bằng chứng rõ ràng về tác động của thư viện là một quá trình dài và thường chỉ đạt được sau một khoảng thời gian. Một thư viện có thể phải áp dụng các kỹ thuật trong khả năng cho phép và phải lựa chọn một cách thức gián tiếp để xác định ảnh hưởng của mình.

Cách đơn giản nhất có thể bắt đầu từ dữ liệu mà thư viện vẫn thường thu thập (xem Điều 6), đặc biệt là những dữ liệu có thể thu thập một cách tự động, và tìm ra các dấu hiệu của tác động. Để bổ trợ cho các kết quả, có thể sử dụng các điều tra tiêu chuẩn hóa hoặc kiểm tra, bằng các cách đó, thư viện có thể tận dụng lợi thế từ kinh nghiệm của các thư viện khác.

B.5  Đánh giá tác động của các dịch vụ thư viện cụ thể

Có thể thực hiện đánh giá về tác động của thư viện nói chung hoặc về những thay đổi do ảnh hưởng của các dịch vụ thư viện cụ thể, ví dụ: dịch vụ tham khảo, truy cập Internet tại thư viện, các nguồn lực thư viện điện tử, hoặc hoạt động đào tạo năng lực thông tin.

Các nghiên cứu nhằm xác định các ảnh hưởng tích cực của những dịch vụ thư viện cụ thể thường được thực hiện trên quy mô nhỏ hơn, tập trung vào những nhóm đối tượng người sử dụng thư viện thực sự và nhờ đó có thể sử dụng được các kỹ thuật đòi hỏi nhiều thời gian. Đối với một số dịch vụ, như dịch vụ thông tin và dịch vụ đào tạo, có thể tìm hiểu các kỹ năng, năng lực của người sử dụng, v.v... trước và sau khi người sử dụng sử dụng dịch vụ để xác định được những thay đổi.

VÍ DỤ: Những ví dụ về các phương pháp có thể áp dụng cho dịch vụ thư viện cụ thể bao gồm:

- Đối với dịch vụ tham khảo: quan sát, phân tích nhật ký truy cập, phỏng vấn, tự đánh giá;

- Đối với đào tạo năng lực thông tin: kiểm tra, tự đánh giá, điều tra bằng bảng hỏi, phân tích trích dẫn;

- Đối với dịch vụ truy cập Internet tại thư viện: phỏng vấn, điều tra, thu thập bằng chứng giai thoại;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Phụ lục C

(tham khảo)

Đánh giá tác động thư viện nằm trong một đánh giá quy mô lớn hơn của cơ quan và tổ chức

C.1  Khái quát

Hiệu quả hoạt động và tác động của thư viện có thể được đánh giá trong phạm vi một cuộc đánh giá quy mô lớn hơn của cơ quan và tổ chức. Việc đánh giá này thường được thực hiện khi kết hợp nội dung về thư viện trong hoạt động đánh giá các dịch vụ và chương trình do cơ quan hoặc tổ chức cung cấp. Đặc trưng của hình thức đánh giá này là thư viện không thực hiện mà việc đánh giá được tiến hành bởi một đơn vị đánh giá ngoài hoặc bởi tổ chức cấp trên. Mặc dù bản thân thư viện không chịu trách nhiệm đánh giá tác động nhưng thư viện và/hoặc nhân viên thư viện có thể được thêm những câu hỏi liên quan đến thư viện.

Thông thường, thư viện chỉ đóng một vai trò nhỏ trong hoạt động đánh giá rộng như vậy. Bảng hỏi chủ yếu yêu cầu đánh giá hiệu quả và giá trị khái quát của thư viện, chỉ thỉnh thoảng đề cập đến tác động của thư viện đối với cá nhân, tuy nhiên kết quả đánh giá có thể hữu ích trong việc xác định được những tác động có thể và trong việc so sánh tác động và giá trị thư viện với các dịch vụ khác của tổ chức.

C.2  Các hình thức đánh giá của cơ quan và tổ chức

C.2.1  Khái quát

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C.2.2  Thư viện đại học

Thư viện đại học, theo nghĩa của phần này, bao gồm các thư viện trực thuộc các tổ chức giáo dục đại học có chức năng chính là đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ học tập và nghiên cứu.

C.2.2.1  Đánh giá sinh viên mới tốt nghiệp

Những đánh giá này yêu cầu các sinh viên mới tốt nghiệp đánh giá mức độ hài lòng của mình và định giá các dịch vụ khác nhau trong quá trình học tập. Đánh giá được thực hiện bằng hình thức điều tra, phỏng vấn và/hoặc phương pháp khác. Bảng hỏi bao gồm nội dung về chất lượng giảng dạy, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ nghề nghiệp, thư viện và các dịch vụ hỗ trợ khác. Sinh viên cũng có thể được yêu cầu đánh giá giá trị của các kỹ năng và năng lực cụ thể như năng lực thông tin, lập luận định lượng, ngoại ngữ, v.v... đối với sự thành công trong học tập. Lợi thế của những đánh giá như thế này không chỉ nằm ở sự đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng và chất lượng của dịch vụ thư viện mà còn ở chỗ kết quả được so sánh với những dịch vụ khác của tổ chức như giảng dạy và tư vấn.

VÍ DỤ Ví dụ về các câu hỏi điều tra của một trường đại học:

Đối với mỗi nội dung sau đây, bạn hài lòng như thế nào về giáo dục đại học mà bạn đã nhận được?

(Thang 1 = Hoàn toàn không hài lòng đến thang 5 = Rất hài lòng)

- Chất lượng giảng dạy trong chuyên ngành chính của bạn;

- Chất lượng giảng dạy các môn ngoài chuyên ngành chính của bạn;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Trao đổi với giảng viên ngoài giờ học;

- Hỗ trợ tìm việc làm;

- Hoạt động tư vấn và các hoạt động dành cho sinh viên khác.

Các câu hỏi khác có thể yêu cầu sinh viên mới tốt nghiệp đánh giá các kỹ năng và sự hài lòng đối với một loạt năng lực, bao gồm năng lực thông tin liên quan đến các chủ đề như “định vị thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định hoặc giải quyết vấn đề”.

C.2.2.2  Điều tra của tổ chức thực hiện với sinh viên đã tốt nghiệp trước đây

Những điều tra này yêu cầu cựu sinh viên đánh giá vai trò của những gì đã học hoặc trải nghiệm trong quá trình học tập đối với bản thân họ ở thời điểm hiện tại. Các câu hỏi thường đề cập đến kỹ năng và năng lực được nêu trong mục C.2.2.1 cũng như về các kinh nghiệm chung của họ đối với thư viện.

VÍ DỤ: Ví dụ về câu hỏi điều tra dành cho sinh viên đã tốt nghiệp 5 hoặc 10 năm trước:

Khi còn là sinh viên tại trường, bạn có thường xuyên được tiếp cận đến các cơ hội giáo dục và thực hành?

(Thang 1 = Không bao giờ đến thang 5 = khá thường xuyên)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cơ hội thực hiện phân tích toán học và các phân tích định tính khác;

- Cơ hội suy nghĩ có phê phán về tri thức và cách thức tạo ra tri thức;

- Cơ hội nhận định và giải quyết vấn đề;

- Tìm thông tin trong thư viện và/hoặc nguồn lực thông tin trên mạng;

- Thuyết trình.

C.2.2.3  Điều tra trên nhiều tổ chức

Những điều tra này được phát triển và thực hiện bởi tổ chức bên ngoài và gửi đến cho sinh viên và giảng viên tại các tổ chức khác nhau. Thông thường, đó là các điều tra về môi trường của nhà trường đại học hoặc điều tra mức độ tham gia vào cộng đồng xã hội có mục đích đánh giá kinh nghiệm của sinh viên. Một số điều tra đưa ra những câu hỏi cụ thể liên quan đến chất lượng và tác động của thư viện hoặc sử dụng những câu hỏi có thể giúp suy luận việc sử dụng thư viện và tác động của thư viện như: khả năng tìm và sử dụng thông tin trên tinh thần phản biện để phục vụ cho các nhiệm vụ học tập của người trả lời. Các kết quả có thể sử dụng để phân tích và cải tiến hoạt động trong phạm vi tổ chức cũng như so sánh với các tổ chức khác.

VÍ DỤ Ví dụ về một điều tra đưa ra những câu hỏi cụ thể về thư viện:

Trong năm học này, bạn có thường xuyên làm các việc sau không?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Hỏi một nhân viên thư viện để được trợ giúp (trực tiếp, qua thư điện tử, hỏi-đáp trực tuyến);

- Đến thư viện trường để tiến hành nghiên cứu khoa học;

- Sử dụng các nguồn lực thư viện trên trang thông tin điện tử của trường để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.

C.2.2.4  Công nhận hoặc kiểm toán

Tổ chức hoặc chương trình chuyên môn cụ thể có thể được công nhận hoặc kiểm toán bởi các cơ quan bên ngoài có thẩm quyền công nhận chất lượng và cấp chứng nhận. Các hoạt động công nhận và kiểm toán đó có thể bao gồm việc xem xét hiệu quả hoạt động và tác động của thư viện, đặc biệt là kết quả học tập của sinh viên. Tổ chức và thư viện được yêu cầu cung cấp dữ liệu cụ thể chứng tỏ kết quả này được lưu trữ một cách tích hợp gắn liền với tổng thể kết quả học tập.

VÍ DỤ Ví dụ về một tiêu chuẩn công nhận năng lực thông tin và năng lực vận dụng của sinh viên:

- Tiêu chuẩn tổ chức: Minh chứng về việc năng lực thông tin được tích hợp trong chương trình giảng dạy và những mong đợi về sự bộc lộ năng lực thông tin của sinh viên như đã được mô tả.

- Chuẩn mức thấp về năng lực thông tin: Các sinh viên được kỳ vọng sẽ học được cách xác định những vấn đề về đạo đức liên quan đến việc sử dụng thông tin, trong đó tập trung vào việc phòng ngừa đạo văn.

- Phương pháp đánh giá: Nhân viên thư viện xem xét các dự án của sinh viên trên cơ sở tập trung vào việc hệ thống và sử dụng tài liệu. Một tác động tích cực sẽ cho thấy sinh viên sử dụng thống nhất một cách trích dẫn tài liệu thích hợp, những tài liệu trích dẫn được ghi số trang (Saunders, 2007).

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Một số kiểm tra tiêu chuẩn với mục đích đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Mặc dù, công cụ này thường không liên quan trực tiếp đến các dịch vụ và chương trình thư viện nhưng chúng kiểm tra được nhiều năng lực thông tin tiêu chuẩn, vì vậy có thể sử dụng như những chỉ số đánh giá tác động của các chương trình đào tạo về thư viện.

Mục 8.6.3.4 có cung cấp một ví dụ về câu hỏi kiểm soát tiêu chuẩn.

C.2.3  Thư viện công cộng

Các cấp chính quyền trung ương, vùng và địa phương thường tiến hành điều tra dân số về các phương diện như lượng sử dụng thư viện của người dân và đánh giá của họ đối với chất lượng thư viện cũng như tác động xã hội, giáo dục và giá trị của thư viện. Việc điều tra này có thể được tiến hành như một phần trong các chương trình thống kê/ điều tra dân số quốc gia, đánh giá cộng đồng hoặc có thể được triển khai độc lập. Ví dụ, chính quyền thành phố có thể điều tra cư dân về sự hài lòng của họ đối với các cơ quan khác nhau của thành phố như công viên, giao thông vận tải, và thư viện. Ví dụ, một điều tra ở Na Uy cho thấy các thư viện công cộng được xếp hạng 1 trong số 53 dịch vụ công (TNS Gallup, 2003).

VÍ DỤ Ví dụ về các câu hỏi:

Xin vui lòng xếp hạng các dịch vụ của thành phố sau đây theo mức độ quan trọng đối với bạn:

- Công viên và khu vui chơi giải trí;

- Giao thông công cộng;

- Bảo trì đường phố;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Thư viện công cộng;

- Vệ sinh môi trường;

- Bảo vệ an ninh;

- Phòng cháy chữa cháy;

- Dịch vụ cấp cứu.

C.2.4  Thư viện trường học

Việc học tập và thành tích của học sinh trong trường học thường được kiểm tra bởi cơ quan quản lý giáo dục địa phương, vùng hoặc quốc gia. Những kiểm tra này, thường là kiểm tra tiêu chuẩn, yêu cầu học sinh áp dụng kiến thức về các năng lực thông tin cụ thể. Thành tích của học sinh tại một trường hoặc một khu vực có thể được so sánh với các trường, khu vực khác. Các cơ quan bên ngoài cũng có thể đánh giá hiệu quả hoạt động và tầm quan trọng của thư viện trường học đối với việc học tập của học sinh.

VÍ DỤ về một câu hỏi kiểm soát tiêu chuẩn:

Phần nào trong một cuốn sách là nơi thích hợp nhất để em tìm được thông tin về xuất bản?

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Thư mục;

- Bảng chỉ mục;

- Lời nói đầu;

- Mục lục;

- Bìa sách;

- Trang tên sách;

- Phía sau trang tên sách.

C.2.5  Thư viện chuyên ngành

Thư viện chuyên ngành thường được đánh giá chung trong đánh giá hoạt động của tổ chức mà thư viện trực thuộc, thông thường là tổ chức hoặc công ty thương mại. Nếu đánh giá này không xem xét đầy đủ về các nhiệm vụ của thư viện, thư viện chuyên ngành cần chứng tỏ tác động của dịch vụ đối với mục tiêu của tổ chức hoặc công ty đó, đặc biệt là sự tồn tại của thư viện và việc sử dụng dịch vụ thư viện của thành viên trong công ty hoặc tổ chức có giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức khi tìm kiếm thông tin hay không.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

VÍ DỤ Các ví dụ về các câu hỏi (thư viện trong một công ty thương mại):

Theo kinh nghiệm của bạn trong năm vừa qua, ảnh hưởng kinh doanh cụ thể nào được hỗ trợ nhờ sự tương tác của bạn với thư viện?

- Khuyến khích các ý tưởng đổi mới;

- Thu được kết quả nhanh hơn do không phải lãng phí thời gian tìm hiểu những thứ đã có sẵn;

- Thu hút/Giữ chân khách hàng;

- Cải tiến việc quản lý chất lượng;

- Thay đổi/cải tiến một quy trình hoạt động hoặc giảm chi phí và tăng hiệu quả;

- Đưa ra những sản phẩm mới hoặc sản phẩm được cải tiến ra thị trường;

- Giúp tôi luôn cập nhật để có thể điều chỉnh các mục tiêu/dự án khi cần.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

C.3  Ưu điểm và nhược điểm của đánh giá quy mô cơ quan và tổ chức

C.3.1  Việc đánh giá tác động thư viện nằm trong đánh giá của cơ quan tổ chức có những ưu điểm sau:

a) Tác động của dịch vụ thư viện có thể được so sánh với các dịch vụ khác được cung cấp bởi (hoặc trong phạm vi) cơ quan tổ chức đó.

b) Tác động thư viện có thể được đánh giá trên góc độ hỗ trợ cho nhiệm vụ và mục tiêu của tổ chức.

c) Việc đánh giá được tiến hành bởi một đơn vị độc lập với thư viện nên có thể khách quan hơn.

d) Kết quả đánh giá có thể so sánh với các thư viện khác nếu đánh giá đó được thực hiện trên nhiều tổ chức.

e) Những đóng góp của thư viện đối với thành công của người sử dụng có thể dễ nhận thấy hơn.

f) Kết quả đánh giá sẽ có sẵn cho các ứng viên tiềm năng của tổ chức.

C.3.2  Việc đánh giá tác động thư viện nằm trong đánh giá của cơ quan tổ chức có những nhược điểm sau:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Thư viện có thể không được đưa vào phương pháp đánh giá hoặc câu hỏi sử dụng.

c) Chu kỳ đánh giá thường không trùng với các nhu cầu thông tin từ thư viện.

d) Kết quả đánh giá có thể được phổ biến không kèm theo ngữ cảnh phù hợp.

e) Kết quả không so sánh được giữa các thư viện nếu mỗi tổ chức thực hiện đánh giá riêng.

Nếu đánh giá của cơ quan hoặc tổ chức không phù hợp để việc xác định tác động thư viện, thư viện nên cố gắng tự tiến hành đánh giá theo cách thích hợp.

 

Phụ lục D

(Tham khảo)

Danh mục thuật ngữ và định nghĩa theo trật tự chữ cái Tiếng Việt

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Thuật ngữ

(Tiếng Việt)

Thuật ngữ

(Tiếng Anh)

Số điều

Số trang

1.

Bằng chứng giai thoại

anecdotal evidence

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

2.

Bảng hỏi

questionaire

3.55

18

3.

Câu hỏi tham khảo

reference question

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18

4.

Câu hỏi lấy thông tin

information question

3.27

12

5.

Chất lượng

quality

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

18

6.

Chỉ số đánh giá hoạt động

performance indicator

3.47

16

7.

Dịch vụ điện tử

electronic service

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11

8.

Dịch vụ tham khảo

reference service

3.57

17

9.

Dữ liệu định lượng

quantitative data

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

17

10.

Dữ liệu định tính

qualitative data

3.52

17

11.

Đánh giá

evaluation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

11

12.

Đào tạo người sử dụng

user training

3.73

21

13.

Điều tra

survey

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

14.

Điều tra mức độ hài lòng của người sử dụng

user satisfaction survey

3.72

21

15.

Định giá ngẫu nhiên

contingent valuation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9

16.

Độ tin cậy

reliability

3.59

19

17.

Đối tượng mục tiêu

target population

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

20

18.

Đối tượng mục tiêu có nhu cầu đặc biệt

target population with special needs

3.69

20

19.

Đối tượng phục vụ của thư viện

population to be served

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

20.

Giá trị

value

3.75

22

21.

Giờ mở cửa

opening hours

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

22.

Hồ sơ cá nhân

self-recording

3.63

19

23.

Hoạt động

performance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

16

24.

Kết quả hoạt động

outcome

3.44

16

25.

Khả năng truy cập

accessibility

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

26.

Khai thác dữ liệu

data mining

3.13

9

27.

Khu vực cho người sử dụng

user place

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21

28.

Kinh tế học văn hóa

cultural economics

3.12

9

29.

Phương pháp ghi chép sự việc quan trọng

critical incident technique

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9

30.

Lợi ích

benefit

3.7

8

31.

Lượt đến

visit

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

22

32.

Mục đích

goal

3.24

12

33.

Mục tiêu

objective

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

15

34.

Năng lực thông tin

information literacy

3.26

12

35.

Nghiên cứu lịch đại

longitudinal study

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14

36.

Người không sử dụng thư viện

non-user

3.39

15

37.

Người sử dụng

user

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

21

38.

Người sử dụng có đăng ký

registered user

3.58

18

39.

Người sử dụng thực

active user

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

8

40.

Người sử dụng tiềm năng

potential user

3.49

17

41.

Nhiệm vụ

mission

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

14

42.

Phân tích chi phí - lợi ích

cost-benefit analysis

3.10

9

43.

Phỏng vấn

interview

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13

44.

Phỏng vấn nhóm danh nghĩa

nominal group Interview

3.38

15

45.

Phỏng vấn nhóm tập trung

Thảo luận nhóm tập trung

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

focus group discussion

3.23

11

46.

Quan sát

observation

3.41

15

47.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

process

3.50

17

48.

Số hóa

digitization

3.14

9

49.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

event

3.22

11

50.

Tác động

impact

3.25

12

51.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

economic impact

3.16

10

52.

Tác động xã hội

social impact

3.64

19

53.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

document

3.15

10

54.

Thặng dư tiêu dùng

consumer surplus

3.8

9

55.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

library

3.31

13

56.

Thư viện chuyên ngành

special library

3.66

20

57.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

public library

3.51

17

58.

Thư viện đại học

academic library

3.1

8

59.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

national library

3.37

15

60.

Thư viện thuộc cơ sở giáo dục đại học

library of an institution of higher education

3.33

14

61.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

school library

3.61

19

62.

Tính hiệu quả

effectiveness

3.17

10

63.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

efficiency

3.18

10

64.

Tính hợp lệ

validity

3.74

22

65.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

availability

3.6

8

66.

Trang thông tin điện tử của thư viện

library website

3.34

14

67.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

access

3.2

8

68.

Truy cập ảo

virtual visit

3.76

22

69.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Internet access

3.29

12

70.

Truy cập mở

open access

3.42

15

71.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

self-assessment

3.62

19

72.

Lợi tức đầu tư

return on Investment-ROI

3.60

19

73.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

social return on investment- SROI

3.65

20

74.

Vốn tài liệu điện tử

electronic collection

3.19

10

75.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

library collection

3.32

13

76.

Yếu tố đầu ra

output

3.45

16

77.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

input

3.28

12

 

Thư mục tài liệu tham khảo

[1]  ISO 5127:2001, Thông tin và tư liệu - Từ vựng

[2]  ISO 9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng - Các quy tắc cơ bản và từ vựng

[3]  ISO 20252:2012, Nghiên cứu thị trường, ý tưởng và xã hội - Từ vựng và các yêu cầu dịch vụ

[4]  TCVN 11774:2016 (ISO 11620:2014), Thông tin và tư liệu-Bộ chỉ số đánh giá hoạt động thư viện

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[6]  ACRL. Hiệp hội các thư viện đại học và thư viện nghiên cứu. Các chuẩn năng lực thông tin dành cho giáo dục đại học, 2000. [xem ngày 31/1/2013] tại; http://www.ala.org/ala/mqrps/divs/acrl/standards/informationliteracycompetency.cfm

[7]  AERNI S.E., & KING D.W. Định giá ngẫu nhiên các thư viện bao gồm ví dụ từ các thư viện đại học, công cộng và chuyên ngành. Trong: Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá Thư viện, Charlottesville, Virginia, 2007, tr. 417-424

[8]  HIỆP HỘI NHÂN VIÊN THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC HOA KỲ. Tiêu chuẩn AASL dành cho người học trong thế kỷ 21, 2007 [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.ala.org/aasl/quidelinesandstandards/learningstandards/standards

[9]  BECKER S. và những người khác 2010), Cơ hội cho tất cả mọi người: người dân Hoa Kỳ hưởng lợi như thế nào từ dịch vụ truy cập Internet tại các thư viện Hoa Kỳ. Washington, DC, Viện các dịch vụ Bảo tàng và Thư viện, 2010. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.imls.gov/assets/1/AssetManager/OpportunityForAll.pdf

[10]  BLANCK S. Thư viện của chúng ta có giá trị gì? Thảo luận về ảnh hưởng và kết quả qua một nghiên cứu thị trường về các thư viện công cộng ở Berlin. Diplomarbeit FH Potsdam, 2005

[11]  BOWLES-TERRY M. Đào tạo về thư viện và sự thành công về học thuật: đánh giá sử dụng các phương pháp hỗn hợp về chương trình giảng dạy thư viện. Evidence Based Library and Information Practice, 7(1) 2012. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://ejournals.library.ualberta.ca/index.php/EBLlP/article/view/12373/13676

[12]  BROADY-PRESTON J., & WILLIAMS T. Sử dụng thông tin để tạo lập giá trị kinh doanh: các công ty luật ở London, nghiên cứu trường hợp. Trong: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Northumbria lần thứ 5 về Đánh giá hiệu quả hoạt động trong các thư viện và dịch vụ thông tin, 2003, tr. 150-155

[13]  BUNDY A. bs. Khuôn khổ Năng lực thông tin Australia và New Zealand: nguyên tắc, tiêu chuẩn và thực hành. Viện Australia và New Zealand về Năng lực thông tin. 2004 [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.literacyhub.org/documents/lnfoLiteracyFramework.pdf

[14]  COUNTER (Dự án Đếm việc sử dụng trực tuyến các nguồn lực thông tin điện tử nối mạng). Quy tắc thực hành COUNTER dành cho tạp chí và cơ sở dữ liệu: Phát hành lần thứ 4, 2012. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.projectcounter.org/code practicw.html

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[16]  TRUNG TÂM GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP eLENE. Công cụ tự đánh giá dành cho sinh viên, 2008. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.elene-tt.net/

[17]  Bộ công cụ eVALUEd, Nhật ký sinh viên, [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.evalued.bcu.ac.uk/tools archive/impacct/index.htm

[18]  FOSTER K. Thư viện và việc giữ chân người học: một số suy nghĩ về các vấn đề đặt ra và một cách truy cập để đánh giá. SCONUL 28, 2003, tr. 12 - 16. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.sconul.ac.uk/publications/newsletter/28/ART5.PDF

[19]  GREER A., WATSON L, ALOM M, Đánh giá kết quả học tập: thước đo sự tiến bộ về kiến thức thư viện. Coll. Res. Libr. 1991, 52 tr. 201-203

[20]  GRIFFITHS J.M., & KING D.W. Các thư viện: nguồn lực quốc gia chưa được khám phá. Trong: Giá trị và tác động của thông tin. Bowker Saur, London, 1994. Tr. 79 - 116.

[21]  HOLT G.E., ELLIOTT D., MOORE A. Đánh giá giá trị các dịch vụ thư viện công cộng. Public libraries 38,1999, tr. 89 -108. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.slpl.lib.mo.us/libsrc/restoc.htm

[22]  HURST S., & LEONARD J. Đầu vào là rác thì đầu ra cũng là rác: ảnh hưởng của việc hướng dẫn sử dụng thư viện đối với chất lượng bài nghiên cứu cuối kỳ của sinh viên. Electronic Journal of Academic and Special Librarianship 8 (1), 2007. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://southernlibrarianship.icaap.org/content/v08n01/hurst s01.htm

[23]  IMHOLZ S., & ARNS J.W. Rất hữu ích: một đánh giá về sự tiến triển của việc định giá thư viện. Hội đồng Người Mỹ vì Thư viện, 2007. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.ila.org/advocacy/pdf/WorthTheirWeight.pdf

[24]  QUỸ LASER. Dự án tác động của các thư viện, Tháng 7/2005. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.bl.uk/aboutus/acrossuk/workpub/laser/news/awards2004/laserfinal6.pdf

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[26]  HỘI THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC MASSACHUSETTS. Các tiêu chuẩn đề nghị về kỹ năng năng lực thông tin dành cho trẻ trước tuổi đi học và học sinh phổ thông, 2009. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://maschoolibraries.org/dmdocuments/MSLAStandards2.pdf

[27] MEZICK E.M. Hoàn vốn đầu tư: thư viện và việc giữ chân người học. Tạp chí Acad. Librariansh. 2007, 33 (5) tr. 561-566

[28]  MIDDLETON A. Thử đánh giá chất lượng thư mục của sinh viên. Performance Measurement and Metrics. 2005, 6 (1) tr. 7-8

[29]  MORRIS A., HAWKINS M., SUMSION J. Giá trị của việc mượn sách tại các thư viện công cộng: nhận thức của người sử dụng. Tạp chí Librarian. Inform. Sei. 2001, 33 (4) tr. 191 - 198

[30]  DỊCH VỤ THỐNG KÊ QUỐC GIA. AUSTRALIA. Máy tính Cỡ mẫu điều tra. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.nss.gov.au/nss/home.nsf/NSS/0A4A642C712719DCCA2571AB00243DC6?opendocument

[31]  NORLIN E., & WINTERS C.M. Kiểm tra khả năng sử dụng các trang thông tin điện tử của thư viện: hướng dẫn thực hành. Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ, Chicago, 2002

[32] THƯ VIỆN VIỆN PEABODY Ở DANVERS. Bộ năng lực thông tin dành cho lứa tuổi thiếu niên. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.wsis-connmunity.org/pg/directory/display/842350/841153

[33]  POLL R., & PAYNE P. Đánh giá tác động thư viện và dịch vụ thư viện. Libr. Hi Tech. 2006, 24 (4) tr. 547 - 562

[34]  DỰ ÁN SAILS. Đánh giá tiêu chuẩn về các kỹ năng năng lực thông tin. [xem ngày 31/1/2013] tại: https://www.projectsails.org/

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

[36]  ROSS J.A. Độ tin cậy, giá trị và tiện ích của tự đánh giá. Research & Evaluation 11 (10), 2006 tr. 1-13. [xem ngày 31/1/2013] tại : http://pareonline.net/pdf/v11n10.pdf

[37]  SAUNDERS L. Nghiên cứu về năng lực thông tin của các tổ chức chứng nhận cấp vùng: định nghĩa, hợp tác và đánh giá. Tạp chí Academic Librarianship 2007, (Tháng 5), tr. 317 - 326

[38]  SCONUL, CỘNG ĐỒNG THƯ VIỆN QUỐC GIA VÀ ĐẠI HỌC. Bảy trụ cột năng lực thông tin. [xem ngày 31/1/2013] tại: www.sconul.ac.uk/groups/information_literacv/seven_pillars.html

[39]  STONE G., PATTERN D., RAMSDEN B. Dự án dữ liệu về tác động thư viện: trúng hoặc trượt hoặc có thể? Trong: Hội thảo Quốc tế Northumbria lần thứ 9 về Đánh giá hiệu quả hoạt động trong các thư viện và dịch vụ thông tin, 2011, tr. 385 - 390

[40]  STREATFIELD D. Tìm hiểu tác động của các dịch vụ. Trong: Nghiên cứu về giá trị và tác động: đạt được lợi ích, (BREWER S. bs.). Capial Planning Information, Loughborough, 2002, tr. 37-42

[41]  TENOPIR C. và những người khác. Đánh giá giá trị và hoàn vốn đầu tư của các thư viện đại học. Serials. 2010, 23 tr. 182-190

[42]  TNS GALLUP. Đánh giá người sử dụng của các thư viện công cộng, Oslo: ABM-utvikling, 2003

[43]  TUNON J., & BRYDGES B. Nâng cao chất lượng thư viện đại học thông qua việc khai thác và phân tích trích dẫn sử dụng hai công cụ đánh giá trắc lượng thư mục luận án mới, 71st IFLA Oslo, 2005. [xem ngày 31/1/2013] tại: http://www.ifla.org/lV/ifla71/papers/078e-Tunon-Brvdqes.pdf

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12103:2017 (ISO 16439:2014) về Thông tin và tư liệu - Phương pháp và thủ tục đánh giá tác động của thư viện

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.364

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.103.119
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!