n
|
15
|
20
|
25
|
30
|
35
|
k
|
1,17
|
1,12
|
1,09
|
1,07
|
1,06
|
Công thức này, dựa trên
số mẫu giới hạn, giống như công thức liên quan đến phân bố Gauxơ có hiệu lực
đối với số lượng mẫu vô hạn, các mẫu được đại diện bởi các bộ số đọc.
Trong công thức, Sn có thể so sánh với độ
lệch chuẩn liên quan đến số lượng mẫu vô hạn và k phụ thuộc vào cả độ tin cậy
yêu cầu (80 %/ 80 %) và số lượng mẫu. Số lượng mẫu càng ít thì giá trị k càng
cao đối với mọi phần trăm quy định để thỏa mãn giới hạn, với độ tin cậy cho trước.
Các nghiên cứu cho thấy
rằng thậm chí đối với phân bố không Gauxơ, việc sử dụng phương pháp thống kê
nêu trên không gây sai số đáng kể miễn là sử dụng ít nhất 15 nhưng ưu tiên 20
bộ số đọc hoặc nhiều hơn để đánh giá.
2. Phương pháp xác
định giới hạn
2.1.
Giới thiệu
Trong nhiều năm,
CISPR đã xem xét các giới hạn tạp radio từ đường dây tải điện trên không và
thiết bị điện cao áp để bảo vệ việc thu thanh và thu hình quảng bá. Độ khó chịu
do tạp radio gây ra được xác định bằng tỷ số tín hiệu/tạp tại nơi đặt máy thu.
Với cùng một mức khó chịu chủ quan, tỷ số tín hiệu/tạp phụ thuộc vào bản chất
của nguồn tạp. Dựa vào tỷ số tín hiệu/tạp yêu cầu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
mức tạp radio chấp nhận được, ví dụ như mức tín hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ,
khoảng cách nhỏ nhất giữa đường dây tải điện và vị trí thu, ảnh hưởng của thời
tiết, v.v… Việc quy định các điều kiện để kiểm tra sự phù hợp với các giới hạn
còn khó khăn hơn. Ví dụ, có các quan điểm không thống nhất về việc nên tiến
hành phép đo trong điều kiện thời tiết tốt, xấu hay cả hai. Thực tế mọi yếu tố
chính đều chịu sự thay đổi thống kê. Các cuộc thảo luận quốc tế không thể giải
quyết đầy đủ được các vấn đề này. Tuy nhiên, một số nước đã đưa ra các tiêu
chuẩn bắt buộc về các giới hạn nhiễu từ đường dây tải điện.
Các nước thành viên
của CISPR đều nhất trí rằng CISPR cần đưa ra hướng dẫn về phương pháp đơn giản
và hiệu quả để xác định giới hạn trên cơ sở quốc gia, có tính đến các điều kiện
cụ thể mà cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể mong muốn lựa chọn. Ngoài ra,
các nước thống nhất là phương pháp xác định giới hạn cần được minh hoạ bằng các
ví dụ dựa trên mức tín hiệu hợp lý, nơi lắp đặt máy thu thích hợp và dựa trên
thiết kế đường dây tải điện thực tế và kinh tế. Phương pháp phải cho phép đánh
giá ảnh hưởng của đường dây tải điện đến việc thu trong các điều kiện cụ thể.
Vì phải đặt ra một số
giả định mang tính suy đoán về các tham số ngẫu nhiên có thể khác với các điều
kiện thực tế, và cũng phải xem xét đến các yếu tố kinh tế, nên các giới hạn
khuyến cáo không thể đảm bảo sự bảo vệ 100 % cho 100 % người nghe hoặc người
xem. Thực tế này nhìn chung được chấp nhận trong việc tiêu chuẩn hóa.
2.2.
Ý nghĩa của các giới hạn CISPR đối với đường dây tải điện và thiết bị điện cao áp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
đối với các thiết bị
sản xuất hàng loạt.
Trong trường hợp tạp
từ đường dây tải điện và thiết bị điện cao áp, tiêu chí này không thể áp dụng
trực tiếp. Tuy nhiên, có thể liên hệ tiêu chí này với phân bố thống kê của tạp
do sự thay đổi của các điều kiện khí quyển. Đối với các đường dây tải điện và
các thiết bị điện, giới hạn CISPR có thể được giải thích là mức tạp không bị vượt
quá trong 80 % thời gian. Tuy nhiên, như đề cập trong 1.4, việc áp dụng quy tắc
CISPR 80 % / 80 % này liên quan đến số lượng các phép đo lớn hơn quy định trong
khuyến cáo 46/1. Cũng phải nhận thực được mức 80 % đối với tạp vầng quang trên
dây dẫn của đường dây tải điện trên không ở khí hậu ôn đới thường là mức thời
tiết xấu, trong khi đối với khí hậu khô thì đây là mức thời tiết tốt. Cơ quan chức
năng có thẩm quyền cần lưu ý thực tế này khi quyết định chấp nhận mức 80 %.
Các tiêu chí khác
nhau, ví dụ như mức tạp trung bình khi thời tiết tốt; mức tạp cực đại khi thời
tiết tốt; hoặc thậm chí mức tạp khi trời mưa to cũng có thể là cơ sở để thiết
lập các giới hạn.
2.3.
Xem xét về kỹ thuật để xác định giới hạn cho đường dây
2.3.1. Phương pháp cơ
bản
Yêu cầu cơ bản là cần
đạt được tỷ số tín hiệu/tạp thích hợp tại trạm thu để thu một cách thỏa đáng
các tín hiệu quảng bá. Khi thiết lập các quy tắc, cơ quan chức năng có thẩm
quyền có trách nhiệm xác định cường độ nhỏ nhất của tín hiệu cần bảo vệ và tỷ
số tín hiệu/tạp để thu thỏa đáng. Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin mới nhất về
các tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận và đưa ra một số thông tin về mức tín
hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra cách mà mức tín hiệu được
bảo vệ và tỷ số tín hiệu/tạp yêu cầu có thể được kết hợp với mức tạp ở khoảng cách
chuẩn là 20 m từ dây dẫn gần nhất của đường dây tải điện để xây dựng "khoảng
cách bảo vệ". Khoảng cách bảo vệ này đại diện cho khoảng cách nhỏ nhất
tính từ đường dây cần thiết để bảo vệ tín hiệu quảng bá nhỏ nhất trong một tỷ
lệ phần trăm thời gian nhất định. Ví dụ nếu chọn mức 80 % làm cơ sở cho tạp
radio, thì khoảng cách bảo vệ này sẽ là khoảng cách nhỏ nhất tính từ đường dây
mà ở đó có thể thu được tín hiệu được bảo vệ nhỏ nhất trong 80 % khoảng thời
gian với tỷ số tín hiệu/tạp chấp nhận được. Nếu mức tạp trung bình khi thời
tiết tốt là cơ sở để thiết lập giới hạn, thì khoảng cách bảo vệ này sẽ là
khoảng cách nhỏ nhất tính từ đường dây mà tại đó có thể thu được mức tín hiệu được
bảo vệ nhỏ nhất trong 50 % khoảng thời gian khi thời tiết tốt với tỷ số tín
hiệu/tạp chấp nhận được. áp dụng lập luận tương tự với phần trăm bất kỳ khác,
lấy trên đường cong phân bố tạp ở mọi thời tiết, hoặc đối với điều kiện thời
tiết bất kỳ khác, ví dụ, mưa đều đặn (trong trường hợp này, việc thu thỏa đáng
trong 95 % thời gian, ít nhất là trong vùng khí hậu ôn đới).
Cần nhận thấy rằng ở hầu
hết các vị trí, mức tín hiệu sẽ cao hơn mức nhỏ nhất và đôi khi có thể lợi dụng
tính hướng của một số loại anten thu nhất định để cải thiện tỷ số tín hiệu/tạp.
Mặt khác, có những trường hợp khoảng cách giữa đường dây tải điện, hoặc thiết
bị điện cao áp, và vị trí thu nhỏ hơn khoảng cách bảo vệ. Trên cơ sở thống kê,
các yếu tố này thường có chiều hướng cân bằng nhau theo cách để có thể thu thỏa
đáng ngay cả trong các trường hợp nằm trong khoảng cách bảo vệ. Trong trường hợp
nằm trong khoảng cách bảo vệ và phải chịu nhiễu, có thể sử dụng các kỹ thuật
hiệu chỉnh ví dụ như anten từ xa hoặc nối với hệ thống cáp.
2.3.2. Phạm vi áp
dụng
2.3.2.1. Các hệ thống
điện được xem xét
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các giới hạn tạp dựa trên
quy luật suy giảm theo chiều ngang áp dụng cho các đường dây tải điện điển hình
và dựa trên các phương pháp đo và các thiết bị đo CISPR thích hợp được đề cập
trong điều 1. Hiện tại, không có sẵn các dữ liệu đối với các trạm điện. Tuy
nhiên, để đơn giản, có thể sử dụng các quy luật tương tự như đối với các đường
dây, khoảng cách chuẩn được lấy là 20 m từ hàng rào vành đai của trạm điện. Cần
chú ý rằng chỉ xem xét tạp liên tục từ trạm điện. Tạp quá độ, ví dụ như tạp do
ngắt mạch điện, không được kể đến.
2.3.2.2. Dải tần số
Dải tần số là từ 0,15
MHz đến 300 MHz, bao trùm các băng tần quảng bá AM từ 0,15 MHz đến 1,7 MHz,
băng tần truyền hình tần số rất cao (VHF) và băng tần phát thanh điều tần (FM)
từ 47 MHz đến 230 MHz. Mục đích là để bảo vệ cho các mức tín hiệu "hợp lý"
của các dịch vụ này. Vì các đường dây tải điện thường tạo ra nhiễu không đáng
kể đến việc thu quảng bá ở tần số trên 300 MHz và vì chỉ có thông tin hạn chế
về các mức tạp tại các tần số này, nên hiện nay các băng tần trên 300 MHz không
được đề cập.
Khái niệm "hợp lý"
sẽ thay đổi theo loại dịch vụ và theo khu vực trên thế giới. Liên minh Viễn
thông Quốc tế (ITU) xem xét ba khu vực (1, 2 và 3). Khu vực 1 và 3 được chia
thành ba vùng (A, B và C) dựa trên các điều kiện khí hậu. Hình 10 chỉ ra các
khu vực và vùng này. Trong mỗi vùng và khu vực, có các mức công suất truyền
riêng, các mức tín hiệu cần bảo vệ nhỏ nhất, các tỷ số bảo vệ yêu cầu đối với
kênh liền kề và kênh phối hợp, v.v…
Đặc biệt, các băng tần
quảng bá tần số thấp và tần số trung bình từ 0,15 MHz đến 0,28 MHz và từ 0,5
MHz đến 1,7 MHz đã được ITU quy định. Tuy nhiên, thông lệ hiện có liên quan đến
các mức tín hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ và tỷ số bảo vệ thường khác với những khuyến
cáo mới nhất của ITU. ở Bắc Mỹ, băng tần từ 0,5 MHz đến 1,7 MHz được quy định
bởi Hiệp định về Quảng bá theo từng vùng ở Bắc Mỹ (NARBA). ở đây cần chú ý
rằng, có một số sự khác nhau do sự khác biệt trong quan điểm về quảng bá. Ví
dụ, ở Châu Âu, thường có một số máy phát công suất cao phát vô hướng để phủ
sóng trong cả nước. Ngược lại, ở Bắc Mỹ, có vô số các trạm riêng lẻ, thường có
các dàn anten định hướng tốt hướng tín hiệu vào thành phố hoặc vùng cụ thể của đất
nước. Công suất máy phát thường được giới hạn ở 50 kW và các mức tín hiệu thu được
bảo vệ nhìn chung thấp hơn các mức quy định ở Châu Âu.
CHÚ THÍCH: Các giới
hạn trên và dưới của các băng tần, dùng cho quảng bá và được nêu ở đây đều là
các giá trị gần đúng. Giá trị chính xác thay đổi theo từng vùng và được xem xét
định kỳ. (Xem [6.2]).
2.3.3. Các mức tín
hiệu quảng bá nhỏ nhất cần bảo vệ
Các cơ quan chức năng
của từng quốc gia phải xác định các mức tín hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ từ tạp của
đường dây tải điện đối với các điều kiện thời tiết thích hợp. Đối với băng tần
thấp và trung bình, ITU [63] đã khuyến cáo cường độ trường nhỏ nhất cần thiết
để khắc phục được tạp tự nhiên (tạp khí quyển, tạp vũ trụ, v.v…). Để hoạch định
cho quảng bá, ITU cũng khuyến cáo cường độ trường danh nghĩa có thể sử dụng nhưng
chỉ để tham khảo. Phụ lục C đưa ra các giá trị khuyến cáo cho cả cường độ trường
nhỏ nhất và cường độ trường danh nghĩa có thể sử dụng.
Vì các mức tạp tự
nhiên thay đổi theo thời gian và vị trí địa lý nên đôi khi có thể thu được các
mức tín hiệu thấp hơn các giá trị này một cách thỏa đáng và đôi khi không thỏa đáng,
cho dù là tạp của đường dây tải điện hoặc tạp nhân tạo khác.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(CCIR) khuyến cáo đối
với khu vực 1 như sau:
Băng tần
Cường độ tín hiệu
nhỏ nhất
Băng tần truyền
hình I, 47 MHz đến 68 MHz
Băng tần phát thanh
FM II, 87 MHz đến 108 MHz
-
Băng tần truyền
hình III, 174 MHz đến 230 MHz
48 dB (1 mV/m)
48 dB (1 mV/m) (dùng cho mono)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
55 dB (1 mV/m)
Ở Bắc Mỹ, các mức tín
hiệu tại biên của vùng phục vụ của trạm quảng bá được quy định bởi NARBA và các
tiêu chuẩn khác [64 đến 66]. Các mức này được cho trong Phụ lục D.
Nhìn chung, chấp nhận
rằng một khi tiêu chí để bảo vệ tín hiệu truyền hình trong các băng tần I và
III đã được ấn định, thì tín hiệu phát thanh mono FM đương nhiên cũng được bảo vệ.
Các yêu cầu bảo vệ đối với tín hiệu phát thanh stereo đang được xem xét. Tương
tự, các băng tần trung gian, ví dụ như sóng ngắn, sẽ đương nhiên được bảo vệ
bằng bảo vệ của băng tần quảng bá sóng trung. Tuy nhiên, trong một số trường
hợp nhất định, có thể có các dịch vụ viễn thông đòi hỏi các bảo vệ khác. Điều
này cần được các cơ quan chức năng nhà nước tính đến khi xem xét các giới hạn.
Cần lưu ý là tất cả các
mức tín hiệu nhỏ nhất này đều có liên quan đến bảo vệ khỏi nhiễu từ các tín
hiệu tần số radio khác hoặc từ tạp tự nhiên. Nhiễu từ tạp của đường dây tải
điện chưa được xét đến.
Với các giá trị chênh
lệch lớn được chọn đối với các mức tín hiệu có thể sử dụng trong các vùng khác
nhau trên thế giới, ban ngày và ban đêm, thuật ngữ "mức tín hiệu hợp
lý" phải được thiết lập về các yếu tố liên quan đến các mức khác nhau. Rõ ràng
là nếu chấp nhận các mức thấp thì tạp radio từ các đường dây tải điện cần được
xét so với các nguồn nhiễu khác và khoảng cách bảo vệ giữa đường dây tải điện
và máy thu cần tăng lên và/hoặc tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận cần giảm
xuống.
2.3.4. Tỷ số tín
hiệu/tạp yêu cầu
2.3.4.1. Phát thanh quảng
bá
Chưa có các khuyến
cáo chính xác về tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận đối với tạp từ đường dây
tải điện. Để hoạch định, ITU khuyến cáo tỷ số tín hiệu mong muốn/ nhiễu là 30
dB. Các mức của NARBA dựa trên tỷ số là 26 dB.
Đối với các tỷ số
giống nhau, tạp của đường dây tải điện có thể gây nhiễu ít khó chịu hơn một
chút so với nhiễu đồng kênh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.4.2. Truyền bá
quảng bá
Tỷ số tín hiệu/tạp
yêu cầu dùng cho truyền hình ít rõ ràng hơn so với thu thanh. Đối với các tiêu
chuẩn về truyền hình của Châu Âu, mức 40 dB được coi là chấp nhận được (độ rộng
băng tần của thiết bị đo CISPR là 120 kHz). Tuy nhiên, các thử nghiệm được tiến
hành ở Anh với ảnh đen trắng được điều biến dương cho thấy giá trị này có thể
giảm đi nhiều nhất là 5 dB. Đối với các tiêu chuẩn về truyền hình của Bắc Mỹ,
một số thử nghiệm giới hạn được đề xuất sử dụng 40 dB cho truyền hình đen trắng
[58]. Các thử nghiệm trên truyền hình màu hiện đang được tiến hành. Cần xem xét
thêm đối với tất cả các vấn đề này.
Tốc độ lặp của các xung
tạp do vầng quang và phóng điện kiểu khe hở có thể khác biệt đáng kể. Điều này
có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ nhiễu trên hình ảnh truyền hình. Mặc dù không có
sẵn nhiều dữ liệu, vấn đề này cần được xem xét khi thiết lập các tỷ số tín
hiệu/tạp chấp nhận được đối với việc thu hình.
2.3.5. Chuyển đổi các
giá trị đo
2.3.5.1. Quy luật suy
giảm
Đối với các khoảng cách
từ khoảng 20 m đến 100 m tính từ dây dẫn gần nhất của đường dây tải điện, tốc độ
suy giảm theo chiều ngang của tạp radio thay đổi theo các dải tần số khác nhau và
cũng phụ thuộc vào cấu hình của đường dây. Các giá trị xấp xỉ dưới đây cung cấp
các kết quả thỏa đáng:
- từ 0,15 MHz đến 0,4
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,8
- từ 0,4 MHz đến 1,7
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,65
- từ 30 MHz đến 100
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số mũ 1,65 có thể có hiệu
lực trong khoảng từ 1,7 MHz đến 30 MHz. Thông tin đối với băng tần từ 30 MHz
đến 300 MHz dựa trên một số ít phép đo, nhưng phải thấy rằng cơ chế và quy luật
suy giảm phụ thuộc vào loại nguồn tạp, ví dụ vầng quang trên dây dẫn hoặc phóng
điện kiểu khe hở tại các phụ kiện đường dây.
Do đó, các mức tạp
lấy khoảng cách chuẩn là 20 m tính từ dây dẫn gần nhất của đường dây có thể được
hiệu chỉnh theo khoảng cách bảo vệ, sử dụng công thức hiệu chỉnh sau:
Từ 0,15 MHz đến 0,4
MHz EP =
E0 - 36 lg
Từ 0,4 MHz đến 1,7
MHz EP = E0 - 33 lg
trong đó:
EP là mức tạp radio tại
khoảng cách bảo vệ, dB (1 mV/m)
E0 là mức tạp radio tại
khoảng cách 20 m, dB (1 mV/m)
DP là khoảng cách bảo vệ
(m)
CHÚ THÍCH: Nhiều phép đo ở băng tần
trung bình cho thấy rằng, trung bình mức tạp suy giảm là D-1,65 sát với đường dây
[xem 4.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)]. Tuy nhiên, đối với khoảng cách lớn hơn,
một số phép đo cho thấy mức tạp suy giảm là D-1. Đối với khoảng cách
bất kỳ lớn hơn 100 m, giá trị chính xác hơn đối với mức tạp EP có thể được cho như
sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có một độ không đảm
bảo về khoảng cách theo chiều ngang để có thể áp dụng công thức này. Tuy nhiên,
trong hầu hết các trường hợp, ở khoảng cách vượt quá 100 m, mức tạp sẽ thấp đến
mức không ảnh hưởng đến việc thu quảng bá.
2.3.5.2. Khoảng cách
đo
Bất cứ khi nào có
thể, các phép đo cần được thực hiện ở khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần
nhất. Khi không thể thực hiện được điều này, có thể sử dụng các công thức trên
để chuyển đổi các giá trị đo được ở các khoảng cách khác về khoảng cách CISPR tiêu
chuẩn là 20 m. Cũng cần tiến hành các phép đo ở khoảng cách khác với 20 m để
kiểm tra. Trong mọi trường hợp, sử dụng biên dạng đo được của suy giảm theo
chiều ngang ưu tiên hơn là sử dụng công thức hiệu chỉnh (xem thêm 1.2.3).
2.4.
Phương pháp xác định sự phù hợp với các giới hạn
Có thể dự đoán gần
đúng mức tạp radio do vầng quang trên dây dẫn đối với đường dây tải điện bằng
cách sử dụng công thức kinh nghiệm, như được trình bày trong 2.2 của CISPR 18-3
hoặc sử dụng danh mục [Phụ lục B của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)]. Việc dự đoán tin
cậy về các mức tạp là rất quan trọng vì việc hiệu chỉnh thiết kế hoặc kết cấu đường
dây sau khi đường dây đã được xây dựng là không kinh tế. Sau khi đường dây đã
đi vào hoạt động, có một số quy trình đo có thể kiểm chứng mức đã dự đoán. Lựa
chọn phương pháp phụ thuộc vào thời gian đo và độ chính xác yêu cầu.
2.4.1. Ghi kết quả
trong thời gian dài
Đây là phương pháp
chính xác nhất để đánh giá mức tạp gây ra bởi đường dây tải điện nhưng để thu được
kết quả phải tốn nhiều thời gian. Trạm ghi tạp được đặt gần đường dây đang
nghiên cứu và các phép đo liên tục được thực hiện trong ít nhất một năm. Phải
kiểm tra sự phù hợp của vị trí ghi bằng các phép đo trên các điểm khác nhau dọc
theo đường dây. Kết quả được vẽ trên đồ thị xác suất có kiểu như trên Hình 3
của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). ở tỷ lệ phần trăm thời gian được chọn để xác định
tạp, mức được đọc từ đồ thị.
2.4.2. Phương pháp
lấy mẫu
Đây là phương pháp
thực tế và chính xác theo tinh thần của khuyến cáo CISPR 46/1. Thực hiện ít
nhất là 15 hoặc tốt nhất là 20 hoặc nhiều hơn bộ số đọc của mức tạp riêng rẽ ở
các vị trí khác nhau dọc theo đường dây và trong các điều kiện thời tiết khác
nhau. Việc chọn các điều kiện thời tiết khác nhau cần ít nhiều tỷ lệ với phần
trăm thời gian mà mỗi điều kiện thời tiết tồn tại trong vùng có đường dây tải
điện. Sau đó, các phép đo này được phân tích để đưa ra mức tạp không được vượt
quá trong 50 %, 80 % hoặc 95 % thời gian, với độ tin cậy 80 %, theo các tiêu
chí đã chọn (xem 2.3.1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.4.3. Phương pháp
khảo sát
Nếu thời gian hoặc nguyên
nhân bất kỳ khác không cho phép sử dụng các phương pháp trên, có thể xem xét
thực hiện phép đo thay thế trong điều kiện thời tiết tốt hoặc mưa to. Điều này
là thích hợp khi vầng quang trên dây dẫn là nguồn tạp chính và khi có sẵn các đường
cong phân bố tạp radio đối với kiểu đường dây cụ thể cho các điều kiện thời tiết
quanh năm. Ví dụ, các đường cong này có thể thu được từ các phép đo chính xác từ
trước trên đường dây thực tế hoặc trên cùng kiểu đường dây trong điều kiện khí
hậu tương tự. Tốt nhất là có sẵn ba đường cong phân bố; (1) trong điều kiện
thời tiết tốt, (2) trong điều kiện mưa to và (3) trong điều kiện thời tiết
quanh năm. Các phân bố thống kê được đề cập trong 4.2.3 của TCVN 7379-1 (CISPR
18-1). Cần chú ý rằng các phương pháp được đề cập trong hai đoạn dưới đây không
áp dụng cho các đường dây dưới 72,5 kV khi vầng quang trên dây dẫn không phải
là nguồn tạp radio chính.
Các phép đo khi thời
tiết tốt phải được thực hiện tại các vị trí khác nhau dọc theo đường dây và ở
các thời điểm khác nhau. Từ kết quả suy ra mức 50 % khi thời tiết tốt và dùng
làm chuẩn cho họ đường cong được đề cập ở trên. Từ các đường cong có thể đánh
giá giá trị 80 % ở mọi thời tiết. Thành công của phương pháp này phụ thuộc vào
độ tin cậy của các đường cong phân bố. Nhìn chung giá trị 80 % ở mọi thời tiết
cao hơn từ 5 dB đến 15 dB so với giá trị 50 % ở thời tiết tốt, tuỳ thuộc vào
khí hậu.
Vì mức tạp radio do
vầng quang trên dây dẫn tương đối ổn định và có khả năng tái tạo khi mưa to nên
các phép đo này không đòi hỏi phải thực hiện tại các thời điểm riêng rẽ. Các
phép đo khi thời tiết xấu cũng cần được thực hiện tại các vị trí khác nhau dọc theo
đường dây. Mức 50 % khi mưa to đều được lấy ra từ kết quả của các phép đo và được
sử dụng làm chuẩn trong họ đường cong phân bố để đánh giá mức 80 % ở mọi thời
tiết. ở đây thành công của phương pháp này cũng phụ thuộc vào độ tin cậy của các
đường cong phân bố, mặc dù việc đánh giá giá trị 80 % ở mọi thời tiết từ các
phép đo khi mưa to được coi là tin cậy hơn so với đánh giá từ các phép đo khi
thời tiết tốt. Nhìn chung, mức 80 % ở mọi thời tiết thấp hơn khoảng từ 5 dB đến
12 dB so với mức 50 % khi mưa to đều đặn.
2.4.4. Tiêu chí thay
thế dùng cho mức tạp có thể chấp nhận được
Có thể sử dụng một trong
các tiêu chí thay thế cho các mức tạp có thể chấp nhận, như đề cập trong 2.2.
Ví dụ, nếu lựa chọn mức tạp trung bình khi thời tiết tốt thì cần tiến hành một
loạt phép đo trong các điều kiện thời tiết tốt điển hình. Phải thực hiện ít
nhất ba phép đo ở ba vị trí khác nhau dọc theo đường dây. Nếu thời gian cho
phép, thực hiện lại các phép đo này vào một ngày khác. Trung bình của tất cả
các giá trị đo được coi là đại diện cho mức tạp trung bình khi thời tiết tốt
của đường dây.
2.5.
Ví dụ về xác định giới hạn
2.5.1. Thu thanh
Ví dụ về việc tính
các giới hạn được nêu dưới đây dựa trên các giả thiết đề cập ở các điều trên.
Cũng có thể tính các giới hạn đối với các giả thiết khác về mức tín hiệu, tỷ số
tín hiệu/tạp và khoảng cách đến đường dây tải điện. Ngược lại, đối với mức tạp
cho trước, có thể tính được khoảng cách nhỏ nhất có thể chấp nhận để thu thỏa
đáng cường độ tín hiệu cho trước.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ngoài ra, cần lưu ý
rằng, tạp radio thường được đo ở tần số 0,5 MHz. Nếu tín hiệu ở tần số quảng bá
quy định cần được bảo vệ, thì phải hiệu chỉnh các giá trị đo được về tần số cho
trước theo 4.2.1 và Hình B12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). Ví dụ, ở 1 MHz, mức
tạp sẽ thấp hơn khoảng từ 5 dB đến 6 dB.
2.5.1.1. Nguyên lý
Có bốn thông số liên
quan đến quy định kỹ thuật về các giới hạn tạp radio (Hình 11):
- mức tín hiệu nhỏ
nhất cần bảo vệ;
- tỷ số tín hiệu/tạp
nhỏ nhất có thể chấp nhận được;
- mức tạp chuẩn, 20 m
tính từ dây dẫn gần nhất, trong các điều kiện thời tiết quy định;
- "khoảng cách
bảo vệ", tức là khoảng cách nhỏ nhất đến đường dây mà tại đó tín hiệu có thể
được thu một cách thỏa đáng.
Nếu ba trong bốn thông
số này được quy định thì có thể xác định được thông số thứ tư. Hai ví dụ dưới đây
sẽ chứng minh cho điều này.
2.5.1.2. Ví dụ 1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ, yêu cầu tính khoảng
cách từ đường dây tải điện cho trước mà tại đó có thể thu được tín hiệu 72 dB
(1 mV/m) tại tần số 1 MHz
với tỷ số tín hiệu/tạp là 35 dB. Tạp đường dây đo được bằng phương pháp CISPR
tiêu chuẩn là 50 dB (1 mV/m). Tính toán được
thực hiện như sau:
Mức tín hiệu được
bảo vệ tại tần số 1 MHz
SP = 72 dB (1 mV/m)
Tỷ số tín hiệu/tạp
yêu cầu
RP = 35 dB
Mức tạp có thể chấp
nhận ở khoảng cách bảo vệ tính từ đường dây
NP = SP - RP
NP = 37 dB (1 mV/m)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
50 dB (1 mV/m)
Mức tạp ở tần số 1
MHz
E0 = 50 - 6 = 44 dB (1
mV/m)
[Hiệu chỉnh 6 dB theo
Hình B12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)]
Khoảng cách bảo vệ
Do đó: DP = 32 m tính từ dây
dẫn gần nhất.
2.5.1.3. Ví dụ 2
Trong ví dụ thứ hai
này, tín hiệu quảng bá tại tần số 1 MHz, 65 dB (1 mV/m), cần phải được bảo vệ với tỷ số
tín hiệu/tạp là 30 dB ở khoảng cách lớn hơn 100 m tính từ đường dây tải điện.
Mức tạp chuẩn có thể chấp nhận ở 20 m được tính như sau:
Mức tín hiệu được
bảo vệ tại tần số 1 MHz
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mức tạp có thể chấp
nhận ở khoảng cách bảo vệ tính từ đường dây
65 - 30 = 35 dB (1 mV/m)
Độ suy giảm từ 20 m
đến 100 m
33lg dB
Mức tạp chuẩn chấp
nhận được ở khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần nhất tại tần số 1 MHz
35 + 23 = 58 dB (1 mV/m)
Do đó, mức tạp chuẩn
chấp nhận được ở tần số chuẩn CISPR (0,5 MHz)
[Hiệu chỉnh 6 dB theo
Hình B12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)] là 58 + 6 = 64 dB (1 mV/m)
2.5.2. Thu hình, 47
MHz đến 230 MHz
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.6.
Lưu ý bổ sung
Hầu hết các thử
nghiệm trường cho đến nay vẫn được tiến hành trong băng tần thấp và băng tần
trung bình. Do đó, dữ liệu về băng tần VHF cần được coi là tạm thời và các kết
luận quan trọng không được dựa vào đó. Toàn bộ vấn đề này đang được xem xét.
Nếu các giới hạn dựa trên
các mức tạp đo được và đánh giá thống kê theo 1.4 thì chúng cũng đại diện cho các
giá trị thống kê không bị vượt quá trong 80 % thời gian. Đối với tạp của vầng
quang trên dây dẫn, cần chú ý rằng các giá trị này cao hơn đáng kể so với các
mức trung bình khi thời tiết tốt. Yếu tố này cần được tính đến khi so sánh các
giá trị này với các giá trị tiêu chuẩn trong điều kiện thời tiết tốt điển hình
được nhiều nước đưa ra.
Cũng như trường hợp
các nguồn gây nhiễu khác đã có các giới hạn CISPR, các ví dụ về giới hạn được
trình bày ở đây đều dựa vào các yêu cầu để bảo vệ việc thu đối với phần lớn người
nghe hoặc người xem trong các điều kiện phổ biến tại phần lớn nơi lắp đặt trong
hầu hết thời gian. Các giá trị này không thể sử dụng cho một số ít trường hợp
ngoại lệ khi đồng thời xảy ra nhiều yếu tố bất lợi.
Thực tế cho thấy rằng
các mức tạp chấp nhận được trong điều này có thể được thỏa mãn với các đường
dây tải điện có thiết kế và kết cấu thích hợp được bảo dưỡng tốt. Thực vậy, các
mức tạp thấp hơn đáng kể được tìm thấy trên nhiều đường dây làm việc khi các
yêu cầu không phải về tạp radio dẫn đến các thiết kế với cỡ dây lớn hơn (ví dụ
khả năng mang dòng cao). Coi rằng các phương pháp tìm giới hạn được nêu ra
trong điều này đại diện cho thực tiễn kỹ thuật tốt và có thể dùng làm cơ sở để
thiết lập các giới hạn này.
2.7.
Xem xét kỹ thuật để tìm giới hạn cho các thiết bị đường dây và trạm điện
Nguyên tắc để thiết
lập các giới hạn điện áp tạp radio cho các cái cách điện và phụ kiện đường dây
và thiết bị và các phụ kiện của trạm điện trong các băng tần thấp và băng tần
trung phải sao cho chúng đóng góp không đáng kể vào mức tạp tổng của đường dây
truyền tải. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho các đường dây xoay chiều mà dây
dẫn của chúng chịu građien bề mặt khoảng từ 12 đến 14 kV/cm hoặc lớn hơn.
Nguyên tắc giả định có sự phối hợp giữa một mặt là tạp sinh ra bởi cái cách
điện và các phụ kiện đường dây và mặt khác là tạp sinh ra bởi vầng quang trên
dây dẫn của đường dây. Đối với các đường dây xoay chiều khác, với građien bề
mặt thấp hơn, điện áp tạp đối với thiết bị của đường dây phải ít nhất là thấp
bằng điện áp tạp đối với thiết bị được sử dụng trên các đường dây có građien bề
mặt là 12 kV/cm. Nguyên tắc này có thể áp dụng cho các đường dây một chiều nhưng
không nêu giá trị của građien vì quan hệ giữa tạp của vầng quang trên dây dẫn
và tạp sinh ra bởi cái cách điện và các phụ kiện đường dây chưa được thiết lập [xem
8.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)] tạp vầng quang thường cao hơn khi thời tiết
khô và thấp hơn khi thời tiết ẩm ướt. Phương pháp đo tạp radio CISPR trong phòng
thí nghiệm được mô tả ở 1.3.6.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1) đưa ra mối tương quan
giữa điện áp tạp radio đo được tính bằng micrôvôn, trong mạch thử nghiệm CISPR,
do nguồn tạp bất kỳ gây ra (1.3) và trường tạp radio tại hiện trường, tính bằng
micrôvôn trên mét, đo được theo phương pháp mô tả trong 1.3.
Đối với các tần số
trên một vài mega héc, không áp dụng mối tương quan giữa điện áp tạp radio và
trường tạp radio tương ứng cho trong 6.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). Điều này
có nghĩa là hiện nay chưa thể đưa ra nguyên tắc thiết lập các giới hạn đối với
các tần số cao hơn băng tần trung.
Trường tạp radio gần
trạm điện, được sinh ra bởi nguồn tạp trong phạm vi trạm điện, có thể là tổng
của trường bức xạ trực tiếp và trường dẫn hướng do các dòng điện truyền vào đường
dây tải điện trên không cung cấp điện cho trạm điện. Hiện nay, chưa có đủ các
dữ liệu về thành phần bức xạ và do đó chỉ đề cập đến các dòng điện truyền vào.
Trong trường hợp này cũng áp dụng sự phối hợp giữa các dòng điện tạp truyền vào
và các dòng điện gây ra bởi vầng quang trên dây dẫn của đường dây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để đánh giá các ảnh hưởng
tương đối của cái cách điện và dây dẫn, chỉ cần so sánh dòng điện sinh ra bởi
bộ cách điện hoàn chỉnh với tổng dòng điện IL được sinh ra bởi một khoảng vượt trên một dây
pha của đường dây. Nếu dòng điện sinh ra bởi bộ cách điện nhỏ hơn IL thì sự đóng góp của nó
vào tổng trường tạp của đường dây sẽ là nhỏ; nếu dòng điện này bằng IL thì mức tăng do cái cách
điện vào khoảng 3 dB; nếu dòng điện này lớn hơn IL thì trường tạp của đường
dây sẽ được xác định chủ yếu bằng ảnh hưởng của các cách điện.
Nếu giới hạn dòng điện
của bộ cách điện được quy định là IL/3, có nghĩa là nhỏ hơn 10 dB so với dòng điện
IL, thì tổng trường tạp
tăng khoảng 0,5 dB. Trong thực tế, giá trị này là quá nhỏ để có thể đo được.
Ngoài các bộ cách
điện, phải xét các linh kiện và phụ kiện đường dây khác như vòng cách, thanh cách,
bộ chống rung và các thiết bị cảnh báo cho máy bay. Đối với các loại linh kiện
và phụ kiện bất kỳ của đường dây này, nếu có N hạng mục trên mỗi khoảng vượt
thì mức tạp radio trên một hạng mục không được lớn hơn1/ lần mức dùng cho bộ
cách điện.
Tổng dòng điện tạp
radio trên mỗi khoảng vượt từ tất cả các linh kiện và phụ kiện đường dây này,
theo kinh nghiệm, được xác định bằng tổng bình phương của các dòng điện đo được
một cách riêng rẽ.
2.7.2. Dòng điện
truyền vào do thiết bị của trạm điện
Thiết bị được coi là
máy phát dòng điện tạp radio, như chỉ ra trong 6.2 của TCVN 7379-1 (CISPR
18-1). Vấn đề là nghiên cứu việc truyền của dòng điện truyền vào dọc theo đường
dây, tức là sự suy giảm và biến dạng của trường điện từ dẫn hướng liên quan đến
dòng điện này. Để thực hiện điều này, sử dụng phương pháp phân tích phương
thức.
Thông thường, trạm
điện có nhiều hơn một đường dây liên kết, mỗi đường dây có một hoặc nhiều mạch điện.
Để xác định dòng điện truyền vào một trong các mạch điện, không những cần biết
trở kháng của tất cả các mạch mà còn phải biết trở kháng của thiết bị trong
trạm điện, bao gồm thanh cái, thiết bị đo, máy biến áp, tụ điện, cáp, v.v… khi
được nhìn dưới góc độ thiết bị đóng vai trò nguồn dòng. Sau đó có thể tính dòng
điện trong mạch đang xem xét.
Đối với trường hợp
xấu nhất, trở kháng của thiết bị trong trạm điện có thể được giả định là vô
cùng lớn. Khi đó đối với N thiết bị, mỗi thiết bị sinh ra giá trị dòng điện tạp
I0 như nhau, và đối với
n mạch đầu ra, dòng điện truyền vào mạch là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu dòng điện được
tính theo cách này bằng giá trị dòng điện sinh ra bởi vầng quang trên dây dẫn
của đường dây thì trường tạp radio tại cột cuối của trạm điện sẽ tăng khoảng 3
dB nhưng sau 1 hoặc 2 km, dòng điện tạp bổ sung và do đó trường sẽ tăng đáng
kể.
2.7.3. Tìm giới hạn
trong thực tế ở băng tần thấp và băng tần trung
a) Linh kiện và phụ
kiện đường dây
Quy trình chính xác như
sau: bắt đầu từ đồ thị của hàm kích thích và ma trận điện dung của đường dây
[xem 5.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)], tính dòng điện I truyền vào trên một đơn
vị chiều dài của dây pha. Từ dòng điện thành phần I này để có được dòng điện
tổng, sinh ra bởi một khoảng vượt có chiều dài L, áp dụng luật tổng bình phương:
Khi so sánh dòng điện
sinh ra bởi bộ cách điện hoàn chỉnh với dòng điện tổng IL, nên cộng thêm một
lề an toàn 10 dB để đảm bảo sự tăng không đáng kể của mức trường tạp tổng. Giá
trị dòng điện tạp của cái cách điện được sử dụng để so sánh phải là giá trị lớn
nhất đạt được trong giải điều kiện khí hậu chuẩn của vùng mà đường dây dự kiến
chạy qua.
Đối với mục đích thực
tiễn, có thể rút ra một quan hệ đơn giản từ công thức (6) cho trong 6.2.1.2 của
TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). Dòng điện i từ một bộ cách điện không được vượt quá
giá trị cho bởi:
I = E - 27 - K1
trong đó:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
E là cường độ trường tạp
radio cho phép trong điều kiện thời tiết chuẩn, tính bằng dB (1 mV/m), ở khoảng cách 20 m tính từ dây
dẫn gần nhất của đường dây
K1 là chênh lệch, tính
bằng dB, giữa mức tạp của vầng quang trên dây dẫn trong điều kiện thời tiết
chuẩn và mức tạp của vầng quang trên dây dẫn trong điều kiện thời tiết sinh ra
mức tạp lớn nhất trên cái cách điện
Công thức này bao gồm
cả lề an toàn 10 dB được đề cập ở trên.
b) Thiết bị và các
phụ kiện của trạm điện
Dòng điện tổng I
truyền vào đường dây do có trạm điện không được vượt quá giá trị cho bởi:
I = E - 12 - K2
trong đó:
I tính bằng dB (1 mA)
E là cường độ trường tạp
radio cho phép trong điều kiện thời tiết chuẩn, tính bằng dB (1 mV/m), ở khoảng cách 20 m tính từ dây
dẫn gần nhất của đường dây rút ra từ ví dụ tương ứng trong 2.5
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Công thức này rút ra từ
công thức (4) cho trong 6.2.1.2 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1) dùng cho chiều cao
dây dẫn h là 15 m và độ sâu thấm vào đất Pg là 7 m. Không quy định lề an toàn.
Tại chỗ ghép nối giữa
đường dây và thanh cái của trạm điện thường xảy ra sự không phối hợp trở kháng.
Điều này có thể tạo ra sóng đứng của tạp radio trên một vài kilômét đầu của đường
dây gây ra dao động lên đến ± 6 dB sát với trạm điện. Điều này không được tính
đến trong các công thức cho trên đây.
CHÚ THÍCH 1: Các giới
hạn này được rút ra từ cường độ trường tạp radio cho phép đối với đường dây.
CHÚ THÍCH 2: Khó khăn
chính trong ứng dụng thực tế của nguyên tắc này là mô phỏng các điều kiện làm
việc cho các đối tượng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Như đề cập trong 6.3 của
TCVN 7379-1 (CISPR 18-1), hiện nay không có quy trình thống nhất để mô phỏng
các điều kiện làm việc phổ biến hơn trong phòng thí nghiệm, nhưng vấn đề hiện
đang được xem xét. Trong lúc đó, đã có đề xuất là các phép đo cần được thực hiện
trên thiết bị trong tình trạng liên quan chặt chẽ với các điều kiện làm việc.
CHÚ THÍCH 3: Giới hạn
cho các hạng mục riêng rẽ của thiết bị trong trạm điện, ví dụ cầu dao cách ly,
máy cắt, v.v… không thể quy định trong tiêu chuẩn này vì các hạng mục này thuộc
trách nhiệm của các tổ chức khác. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng hạng mục riêng
rẽ này, trong môi trường làm việc của chúng, phải phù hợp với các giới hạn trên
đây.
3. Phương pháp xác
định giới hạn đối với tạp radio do đường dây HVDC
Trong nhiều năm CISPR
đã xem xét vấn đề về giới hạn của tạp radio từ các đường dây tải điện trên
không và thiết bị điện cao áp để bảo vệ việc thu thanh và thu hình quảng bá. Độ
khó chịu do tạp radio gây ra được xác định bằng tỷ số tín hiệu/tạp tại nơi đặt
máy thu. Với cùng một mức khó chịu chủ quan, tỷ số tín hiệu/tạp phụ thuộc vào
bản chất của nguồn tạp. Dựa vào tỷ số tín hiệu/tạp yêu cầu có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến mức tạp có thể chấp nhận ví dụ như mức tín hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ, khoảng
cách nhỏ nhất giữa đường dây tải điện và vị trí thu, ảnh hưởng của thời tiết,
v.v… Việc quy định các điều kiện đánh giá sự phù hợp với giới hạn còn khó khăn
hơn. Ví dụ, có các quan điểm khác nhau về việc nên tiến hành phép đo trong điều
kiện thời tiết tốt, xấu hay cả hai. Thực tế mọi yếu tố chính đều chịu sự thay
đổi thống kê. Các cuộc thảo luận quốc tế không thể giải quyết đầy đủ được các
vấn đề này. Tuy nhiên, một số nước đã đưa ra các tiêu chuẩn bắt buộc về các
giới hạn nhiễu từ đường dây tải điện.
Các thành viên của CISPR
đều nhất trí rằng CISPR cần đưa ra hướng dẫn về phương pháp đơn giản và hiệu
quả để tìm được các giới hạn trên cơ sở quốc gia, có tính đến các điều kiện cụ
thể mà cơ quan chức năng có thẩm quyền có thể mong muốn lựa chọn. Ngoài ra, các
nước thống nhất là phương pháp xác định giới hạn cần được minh hoạ bằng các ví
dụ dựa trên mức tín hiệu hợp lý, nơi lắp đặt máy thu thích hợp và dựa trên
thiết kế đường dây tải điện thực tế và kinh tế. Phương pháp phải cho phép đánh
giá ảnh hưởng của đường dây tải điện đến việc thu trong các điều kiện cụ thể.
Vì phải đặt ra một số
giả định mang tính suy đoán về các tham số ngẫu nhiên có thể khác với các điều
kiện thực tế, và cũng phải xem xét đến các yếu tố kinh tế, nên các giới hạn
khuyến cáo không thể đảm bảo sự bảo vệ 100 % cho 100 % người nghe hoặc người
xem. Thực tế này nhìn chung được chấp nhận trong việc tiêu chuẩn hóa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khuyến cáo CISPR 46/1
"ý nghĩa của các giới hạn CISPR" và TCVN 6989 (CISPR 16) quy định cơ
sở thống kê trong việc phân tích các số liệu thử nghiệm để xác định sự phù hợp
với giới hạn CISPR đối với các thiết bị sản xuất hàng loạt.
Trong trường hợp tạp
từ đường dây tải điện và thiết bị điện cao áp, tiêu chí này không thể áp dụng trực
tiếp. Tuy nhiên, có thể liên hệ tiêu chí này với phân bố thống kê của tạp do sự
thay đổi của các điều kiện khí quyển. Đối với các đường dây tải điện và các
thiết bị điện, giới hạn CISPR có thể được giải thích là mức tạp không bị vượt
quá trong 80 % thời gian. Tuy nhiên, như được đề cập trong 1.4, việc áp dụng quy
tắc CISPR 80 %/ 80 % này liên quan đến số lượng các phép đo lớn hơn quy định trong
khuyến cáo 46/1. Cũng phải nhận thức được mức 80 % đối với tạp vầng quang trên
dây dẫn của đường dây tải điện một chiều trên không luôn là mức thời tiết tốt
đối với mọi khí hậu, trong khi đối với đường dây xoay chiều, mức 80 % trong khí
hậu ôn đới thường là mức thời tiết xấu, và đối với khí hậu khô thì đây thường là
mức thời tiết tốt.
Hình 12, thể hiện tạp
radio điển hình hàng năm ở mọi thời tiết tại phân bố biên độ luỹ tích 0,5 MHz
đối với đường dây xoay chiều và đường dây một chiều lưỡng cực trong khí hậu ôn
đới, minh họa sự khác nhau giữa tạp vầng quang từ đường dây xoay chiều và một
chiều. Cơ quan chức năng có thẩm quyền cần lưu ý thực tế này khi quyết định
chọn mức 80 %.
Các tiêu chí khác, ví
dụ như các mức tạp trung bình khi thời tiết tốt hoặc các mức tạp lớn nhất có
thể có khi thời tiết tốt cũng có thể làm cơ sở để thiết lập các giới hạn cho đường
dây tải điện HVDC. Tạp khi thời tiết xấu thường nhỏ hơn [8.2 của TCVN 7379-1 (CISPR
18-1)]; do đó, mức tạp khi thời tiết tốt (50 %) cao hơn mức tạp khi thời tiết
xấu, nhưng chênh lệch là vừa phải. Mức tạp khi thời tiết tốt luôn là cơ sở để
thiết lập giới hạn cho đường dây HVDC.
3.2.
Xem xét về kỹ thuật để xác định giới hạn cho đường dây
3.2.1. Phương pháp cơ
bản
Yêu cầu cơ bản là cần
đạt được tỷ số tín hiệu/tạp thích hợp tại trạm thu để thu một cách thỏa đáng
các tín hiệu. Khi thiết lập các quy tắc, cơ quan chức năng có thẩm quyền có trách
nhiệm xác định cường độ nhỏ nhất của tín hiệu cần bảo vệ và tỷ số tín hiệu/tạp
để thu thỏa đáng. Tiêu chuẩn này đưa ra thông tin mới nhất về các tỷ số tín
hiệu/tạp có thể chấp nhận và đưa ra một số thông tin về mức tín hiệu nhỏ nhất
cần bảo vệ. Tiêu chuẩn này cũng chỉ ra cách mà mức tín hiệu được bảo vệ và tỷ
số tín hiệu/tạp yêu cầu có thể được kết hợp với mức tạp ở khoảng cách chuẩn là
20 m từ dây dẫn gần nhất của đường dây tải điện để xây dựng ''khoảng cách bảo vệ".
Khoảng cách bảo vệ này đại diện cho khoảng cách nhỏ nhất tính từ đường dây cần thiết
để bảo vệ tín hiệu quảng bá nhỏ nhất trong một tỷ lệ phần trăm thời gian nhất
định. Ví dụ, nếu chọn mức 80 % làm cơ sở cho tạp radio, thì khoảng cách bảo vệ
này sẽ là khoảng cách nhỏ nhất tính từ đường dây mà ở đó có thể thu được tín hiệu
được bảo vệ nhỏ nhất trong 80 % khoảng thời gian với tỷ số tín hiệu/tạp chấp
nhận được. Nếu mức tạp trung bình khi thời tiết tốt là cơ sở để thiết lập giới
hạn, thì khoảng cách bảo vệ này sẽ là khoảng cách nhỏ nhất tính từ đường dây mà
tại đó có thể thu được mức tín hiệu được bảo vệ nhỏ nhất trong 50 % khoảng thời
gian trong khi thời tiết tốt với tỷ số tín hiệu/tạp chấp nhận được.
Cần nhận thấy rằng ở
hầu hết các vị trí, mức tín hiệu sẽ cao hơn mức nhỏ nhất và đôi khi có thể lợi
dụng thuộc tính có hướng của một số loại anten thu nhất định để cải thiện tỷ số
tín hiệu/tạp. Mặt khác, có những trường hợp trong đó khoảng cách giữa đường dây
tải điện, hoặc thiết bị điện cao áp, và vị trí thu nhỏ hơn khoảng cách bảo vệ.
Trên cơ sở thống kê, các yếu tố này thường có chiều hướng cân bằng nhau theo cách
để có thể thu một thỏa đáng ngay cả trong các trường hợp nằm trong khoảng cách
bảo vệ. Trong trường hợp nằm trong khoảng cách bảo vệ và phải chịu nhiễu, có
thể sử dụng các kỹ thuật hiệu chỉnh ví dụ như các anten từ xa hoặc nối với các
hệ thống cáp.
3.2.2. Phạm vi áp
dụng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2.2.1. Các hệ thống
điện được xem xét
Các giới hạn tạp
radio được đề cập trong điều này áp dụng cho toàn bộ hệ thống điện mà không áp
dụng cho từng phụ kiện riêng rẽ như máy biến áp, cái cách điện, v.v… Phương pháp
đo mức tạp của linh kiện được đề cập trong 1.3 của tiêu chuẩn này và mối quan hệ
giữa mức này với mức tạp do nó sinh ra khi đang vận hành ở khoảng cách 20 m
tính từ dây dẫn dương gần nhất của đường dây tải điện được đề cập trong 6.2 của
TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). Điều 3 áp dụng cho tất cả các đường dây tải điện HVDC
làm việc ở điện áp từ 1 kV đến ± 750 kV.
Các giới hạn tạp được
dựa trên quy luật suy giảm theo chiều ngang có thể áp dụng cho các đường dây
tải điện điển hình và dựa trên các phương pháp đo và các thiết bị đo CISPR
thích hợp. Hiện tại, không có sẵn các dữ liệu chắc chắn đối với các trạm chuyển
đổi. Tuy nhiên, để đơn giản có thể sử dụng các quy luật tương tự như đối với
các đường dây, khoảng cách chuẩn được lấy là 20 m từ hàng rào vành đai của trạm
chuyển đổi. Cần chú ý rằng chỉ xem xét tạp liên tục từ trạm điện. Tạp quá độ, ví
dụ như tạp do ngắt mạch điện, không được kể đến.
3.2.2.2. Dải tần số
Dải tần số là từ 0,15
MHz đến 300 MHz, bao trùm các băng tần quảng bá AM từ 0,15 MHz đến 1,7 MHz và
băng tần truyền hình VHF và băng tần phát thanh FM từ 47 MHz đến 230 MHz. Mục
đích là để bảo vệ cho các mức tín hiệu "hợp lý" của các dịch vụ này.
Vì các đường dây tải điện thường tạo ra nhiễu không đáng kể đến việc thu quảng
bá ở tần số trên 300 MHz và vì chỉ có thông tin giới hạn ở các mức tạp tại các
tần số này, nên hiện nay các băng tần trên 300 MHz không được đề cập.
Khái niệm "hợp lý"
sẽ thay đổi theo loại dịch vụ và theo khu vực trên thế giới. Liên minh Viễn
thông Quốc tế (ITU) xem xét ba khu vực (1, 2 và 3). Khu vực 1 và 3 được chia
thành ba vùng (A, B và C) dựa trên các điều kiện khí hậu. Hình 10 chỉ ra các
khu vực và vùng này. Trong mỗi vùng và khu vực, có các mức công suất truyền
riêng, các mức tín hiệu cần bảo vệ nhỏ nhất, các tỷ số bảo vệ yêu cầu đối với
kênh liền kề và kênh phối hợp, v.v…
Đặc biệt, các băng
tần quảng bá tần số thấp và tần số trung từ 0,15 MHz đến 0,28 MHz và từ 0,5 MHz
đến 1,7 MHz đã được ITU quy định. Tuy nhiên, thông lệ hiện có liên quan đến các
mức tín hiệu nhỏ nhất cần bảo vệ và tỷ số bảo vệ thường khác với những khuyến
cáo mới nhất của ITU. ở Bắc Mỹ, băng tần từ 0,5 MHz đến 1,7 MHz được NARBA quy
định. Ở đây cần chú ý rằng, có một số khác nhau do sự khác nhau trong quan điểm
về quảng bá. Ví dụ, ở Châu Âu, thường có một số máy phát công suất cao phát vô
hướng để phủ sóng trong cả nước. Ngược lại, ở Bắc Mỹ, có vô số các trạm riêng
lẻ, thường có các dàn anten định hướng tốt hướng tín hiệu vào thành phố hoặc
vùng cụ thể của đất nước. Công suất máy phát thường được giới hạn ở 50 kW và
các mức tín hiệu thu được bảo vệ nhìn chung thấp hơn các mức quy định ở Châu Âu.
CHÚ THÍCH: Các giới
hạn trên và dưới của các băng tần, dùng cho quảng bá và được nêu ở đây đều là
các giá trị gần đúng. Giá trị chính xác thay đổi theo từng vùng và được xem xét
định kỳ.(Xem [62]· để biết thêm chi
tiết).
3.2.3. Các mức tín
hiệu quảng bá nhỏ nhất cần bảo vệ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Vì các mức tạp tự
nhiên thay đổi theo thời gian và vị trí địa lý, nên đôi khi có thể thu được các
mức tín hiệu thấp hơn các giá trị này một cách thỏa đáng và đôi khi không thỏa đáng,
cho dù là tạp của đường dây tải điện hoặc tạp nhân tạo khác.
Các mức tín hiệu nhỏ nhất
do Ủy ban Tư vấn Quốc tế về Tần số radio (CCIR) khuyến cáo đối với các băng tần
VHF trong khu vực 1 như sau:
Băng
tần
Cường
độ tín hiệu nhỏ nhất
Băng tần truyền
hình I, 47 MHz đến 68 MHz
Băng tần phát thanh
FM II, 87 MHz đến 108 MHz
-
Băng tần truyền
hình III, 174 MHz đến 230 MHz
48 dB (1 mV/m)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
54 dB (1 mV/m) (dùng cho stereo)
55 dB (1 mV/m)
Ở Bắc Mỹ, các mức tín
hiệu tại biên của vùng phục vụ của trạm quảng bá được quy định bởi NARBA và các
tiêu chuẩn khác [64 đến 66]. Các mức này được cho trong Phụ lục D.
Nhìn chung, chấp nhận
rằng một khi tiêu chí để bảo vệ tín hiệu truyền hình trong các băng tần I và
III đã được ấn định, thì tín hiệu phát thanh mono FM đương nhiên cũng được bảo vệ.
Các yêu cầu bảo vệ đối với tín hiệu phát thanh stereo đang được xem xét. Tương
tự, các băng tần trung gian, ví dụ như sóng ngắn, sẽ đương nhiên được bảo vệ
bằng bảo vệ của băng tần quảng bá sóng trung. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nhất định, có thể có các dịch vụ viễn thông đòi hỏi các bảo vệ khác. Điều này
cần được các cơ quan chức năng nhà nước tính đến khi xem xét các giới hạn.
Cần lưu ý là tất cả các
mức tín hiệu nhỏ nhất này đều có liên quan đến bảo vệ khỏi nhiễu từ các tín
hiệu tần số radio khác hoặc từ tạp tự nhiên. Nhiễu từ tạp của đường dây tải
điện chưa được xét đến.
Với các giá trị chênh
lệch lớn được chọn đối với các mức tín hiệu có thể sử dụng trong các vùng khác
nhau trên thế giới, ban ngày và ban đêm, thuật ngữ "mức tín hiệu hợp
lý" phải được thiết lập về các yếu tố liên quan đến các mức khác nhau. Rõ ràng
là nếu chấp nhận các mức thấp thì tạp radio từ các đường dây tải điện cần được
xét so với các nguồn nhiễu khác và khoảng cách bảo vệ giữa đường dây tải điện
và máy thu cần tăng lên và/hoặc tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận cần giảm
xuống.
3.2.4. Tỷ số tín
hiệu/tạp yêu cầu
3.2.4.1. Phát thanh quảng
bá
Chưa có các khuyến
cáo chính xác về tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận đối với tạp từ đường dây
tải điện. Để hoạch định, ITU khuyến cáo tỷ số tín hiệu mong muốn/nhiễu là 30
dB. Các mức của NARBA dựa trên tỷ số là 26 dB.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cũng như đối với các
đường dây xoay chiều, tài liệu kỹ thuật [19, 20, 68, và 69] đưa ra kết quả nghiên
cứu về tỷ số tín hiệu/tạp yêu cầu đối với việc thu thỏa đáng khi có tạp của đường
dây tải điện một chiều. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu đối với đường dây một chiều
ít hơn rất nhiều so với đường dây xoay chiều, và các thử nghiệm tỷ số tín hiệu/tạp
một chiều không nhất quán với nhau như các thử nghiệm tỷ số tín hiệu/tạp xoay chiều.
Một số nghiên cứu cho thấy rằng trong trường hợp đường dây tải điện một chiều,
tỷ số tín hiệu/tạp đo được có thể thấp hơn so với đường dây tải điện xoay chiều
nhiều nhất là 9 dB để cho cùng một cảm nhận chủ quan, trong khi đó các nghiên
cứu khác lại cho thấy chênh lệch nhỏ hơn giữa đường dây xoay chiều và đường dây
một chiều. Cho đến khi sự không nhất trí này được giải quyết bằng cách nghiên
cứu thêm, khuyến cáo rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền sử dụng dữ liệu
về tỷ số tín hiệu/tạp xoay chiều để xây dựng các giới hạn cho các đường dây một
chiều.
3.2.4.2. Thu hình
quảng bá
Các tỷ số tín
hiệu/tạp yêu cầu dùng cho việc thu hình ít rõ ràng hơn so với thu thanh. Đối
với các tiêu chuẩn về truyền hình của Châu Âu, mức 40 dB được coi là chấp nhận
được (độ rộng của băng tần của thiết bị đo CISPR là 120 kHz). Tuy nhiên, các
thử nghiệm được tiến hành ở Anh với ảnh đen và trắng được điều biến dương cho
thấy giá trị này có thể giảm đi nhiều nhất là 5 dB. Đối với các tiêu chuẩn về
truyền hình của Bắc Mỹ, một số thử nghiệm giới hạn được đề xuất sử dụng 40 dB
cho truyền hình đen trắng [58]. Các thử nghiệm trên truyền hình màu hiện đang được
tiến hành. Cần xem xét thêm đối với tất cả các vấn đề này.
Tốc độ lặp của các
xung tạp do vầng quang và phóng điện kiểu khe hở có thể khác biệt đáng kể. Điều
này có thể ảnh hưởng lớn đến độ can nhiễu gây ra trên hình ảnh truyền hình. Mặc
dù không có sẵn nhiều dữ liệu, vấn đề này cần được xem xét khi thiết lập các tỷ
số tín hiệu/tạp chấp nhận được đối với việc thu hình.
3.2.5. Chuyển đổi các
giá trị đo
3.2.5.1. Quy luật suy
giảm
Đối với khoảng cách từ
khoảng 20 m đến 100 m tính từ dây dẫn dương gần nhất của đường dây tải điện,
tốc độ suy giảm theo chiều ngang của tạp radio thay đổi theo các dải tần số
khác nhau và cũng phụ thuộc vào cấu hình của đường dây. Các giá trị xấp xỉ dưới
đây cung cấp các kết quả thỏa đáng.
- từ 0,15 MHz đến 0,4
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,8
- từ 0,4 MHz đến 1,7
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,65
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- từ 100 MHz đến 300
MHz, mức tạp suy giảm là D-1,0
Hệ số mũ 1,65 có thể
có hiệu lực trong khoảng từ 1,7 MHz đến 30 MHz. Thông tin đối với băng tần từ 30
MHz đến 300 MHz dựa trên một số ít phép đo, nhưng phải thấy rằng cơ chế và quy
luật suy giảm phụ thuộc vào loại nguồn tạp, ví dụ vầng quang trên dây dẫn hoặc
phóng điện kiểu khe hở tại các phụ kiện đường dây.
Do đó, các mức tạp
lấy khoảng cách chuẩn là 20 m tính từ dây dẫn gần nhất của đường dây có thể được
hiệu chỉnh theo khoảng cách bảo vệ, sử dụng công thức hiệu chỉnh sau:
Từ 0,15 MHz đến 0,4
MHz EP =
E0 - 36 lg
Từ 0,4 MHz đến 1,7
MHz EP = E0 - 33 lg
trong đó:
EP là mức tạp radio tại
khoảng cách bảo vệ, dB (1 mV/m)
E0 là mức tạp radio tại
khoảng cách 20 m, dB (1 mV/m)
DP là khoảng cách bảo vệ
(m)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Từ 0,4 MHz đến 1,7
MHz EP = E0 - 23 - 20 lg DP
> 100 m
Có một độ không đảm
bảo về khoảng cách theo chiều ngang để có thể áp dụng công thức này. Tuy nhiên,
trong hầu hết các trường hợp, ở khoảng cách vượt quá 100 m, mức tạp sẽ thấp đến
mức không ảnh hưởng đến việc thu quảng bá.
3.2.5.2. Khoảng cách
đo
Bất cứ khi nào có
thể, các phép đo cần được thực hiện ở khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần
nhất. Khi không thể thực hiện được điều này, có thể sử dụng các công thức trên
để chuyển đổi các giá trị đo được ở khoảng cách khác về khoảng cách CISPR tiêu
chuẩn là 20 m. Cũng cần tiến hành các phép đo ở khoảng cách khác với 20 m để
kiểm tra. Trong mọi trường hợp, sử dụng biên dạng đo được của suy giảm theo
chiều ngang là tốt hơn rất nhiều so với sử dụng công thức hiệu chỉnh (xem thêm
1.2.3).
3.3.
Phương pháp xác định sự phù hợp với các giới hạn
Có thể dự đoán gần
đúng trường tạp radio do vầng quang trên dây dẫn đối với đường dây tải điện
bằng cách sử dụng công thức kinh nghiệm sau [xem 8.2 của TCVN 7379-1 (CISPR
18-1)] ở thời tiết tốt và tại tần số 0,5 MHz.
E = 38 + 1,6 (gmax - 24) + 46 lgr +
5 lgn + 33 lg
tính bằng dB (1 mV/m)
trong đó
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
gmax là građien bề mặt lớn
nhất của đường dây, tính bằng kilôvôn trên centimét;
r là bán kính của dây
dẫn hoặc dây dẫn con, tính bằng centimét;
n là số lượng dây dẫn
con;
D khoảng cách giữa
anten và dây dẫn gần nhất, tính bằng mét.
Tại tần số khác với
0,5 MHz, đặc biệt với tín hiệu tại tần số quảng bá quy định cần bảo vệ thì mức
tạp radio tính được cần được hiệu chỉnh theo công thức sau [xem thêm 4.2.1 và
Hình B.12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)]:
∆E (dB) = 5 [1 - 2
(lg 10 f)2]
trong đó ∆E (dB) là
sự thay đổi mức tạp radio so với tần số chuẩn là 0,5 MHz và f là tần số, tính
bằng megahéc, trong dải tần từ 0,15 MHz đến 4 MHz. Việc hiệu chỉnh này chủ yếu
lấy từ đường dây xoay chiều và áp dụng cho đường dây một chiều cho đến khi có
thêm nhiều kinh nghiệm hơn.
Chú ý là công thức dự
đoán trên đây đối với mức tạp radio đại diện cho giá trị 50 % khi thời tiết
tốt. Để đạt được giá trị 80 % ở mọi thời tiết, cần cộng thêm vào công thức trên
3 dB đến 4 dB.
Việc dự đoán tin cậy
về các mức tạp là rất quan trọng vì việc hiệu chỉnh thiết kế hoặc kết cấu đường
dây sau khi đường dây đã được xây dựng là không kinh tế. Sau khi đường dây đã
đi vào hoạt động, có một số quy trình đo có thể kiểm chứng mức dự đoán này.
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào thời gian đo và độ chính xác yêu cầu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đây là phương pháp
chính xác nhất để đánh giá mức tạp gây ra bởi đường dây tải điện, nhưng để thu
có được kết quả phải tốn nhiều thời gian. Trạm ghi tạp được đặt gần đường dây
đang nghiên cứu và các phép đo liên tục được thực hiện trong ít nhất một năm.
Phải kiểm tra sự phù hợp của vị trí ghi bằng các phép đo trên các điểm khác
nhau dọc theo đường dây. Kết quả được vẽ trên đồ thị xác suất có kiểu được cho
trên Hình 3 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1). Ở tỷ lệ phần trăm thời gian được chọn
để xác định tạp, mức được đọc từ đồ thị.
3.3.2. Phương pháp
lấy mẫu
Đây là phương pháp
thực tế và chính xác theo tinh thần của khuyến cáo CISPR 46/1. Thực hiện ít
nhất là 15 hoặc tốt nhất là 20 hoặc nhiều hơn bộ giá trị đọc của phép đo mức tạp
riêng rẽ ở các vị trí khác nhau dọc theo đường dây và trong các điều kiện thời
tiết khác nhau. Việc chọn các điều kiện thời tiết khác nhau cần ít nhiều tỷ lệ với
phần trăm thời gian mà mỗi điều kiện thời tiết tồn tại trong vùng có đường dây
tải điện. Sau đó, các phép đo này được phân tích để đưa ra mức tạp không được vượt
quá trong 50 %, 80 % hoặc 95 % thời gian, với độ tin cậy 80 %, theo các tiêu
chí đã chọn (xem 2.3.1). Phương pháp lấy mẫu được mô tả đầy đủ trong 1.4 đối
với trường hợp tiêu chí lựa chọn là mức 80 %.
3.3.3. Phương pháp khảo
sát
Nếu thời gian hoặc
nguyên nhân bất kỳ khác không cho phép sử dụng các phương pháp trên, có thể xem
xét để thực hiện phép đo thay thế trong điều kiện thời tiết tốt. Điều này là
thích hợp khi vầng quang trên dây dẫn là nguồn tạp chính và khi có sẵn các đường
cong phân bố tạp radio đối với kiểu đường dây cụ thể cho các điều kiện thời
tiết quanh năm. Ví dụ, các đường cong này có thể thu được từ các phép đo chính
xác từ trước trên đường dây thực tế hoặc trên cùng kiểu đường dây trong điều
kiện khí hậu tương tự. Tốt nhất là có sẵn ba đường cong phân bố; (1) trong điều
kiện thời tiết tốt, (2) trong điều kiện mưa to và (3) trong điều kiện thời tiết
quanh năm. Các phân bố thống kê được đề cập trong 4.2.3 của TCVN 7379-1 (CISPR
18-1).
Các phép đo khi thời
tiết tốt phải được thực hiện tại các vị trí khác nhau dọc theo đường dây và ở
các thời điểm khác nhau. Từ kết quả suy ra mức 50 % khi thời tiết tốt và dùng
làm chuẩn cho bộ đường cong được đề cập ở trên. Từ các đường cong này có thể
đánh giá giá trị 80 % ở mọi thời tiết. Thành công của phương pháp này phụ thuộc
vào độ tin cậy của các đường cong phân bố. Nhìn chung giá trị 80 % ở mọi thời
tiết cao hơn khoảng 3 dB so với giá trị 50 % ở thời tiết tốt.
3.3.4. Tiêu chí thay
thế dùng cho mức tạp có thể chấp nhận được
Có thể sử dụng một trong
các tiêu chí thay thế cho các mức tạp có thể chấp nhận, như đề cập trong 2.2.
Ví dụ, nếu lựa chọn mức tạp trung bình khi thời tiết tốt thì cần tiến hành một
loạt phép đo trong các điều kiện thời tiết tốt điển hình. Phải thực hiện ít
nhất ba phép đo ở ba vị trí khác nhau dọc theo đường dây. Nếu thời gian cho
phép, thực hiện lại các phép đo này vào một ngày khác. Trung bình của tất cả
các giá trị đo được coi là đại diện cho mức tạp trung bình khi thời tiết tốt
của đường dây.
3.4.
Ví dụ về xác định giới hạn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ về việc tính
các giới hạn được cho dưới đây dựa trên các giả thiết được đề cập ở các điều
trên. Cũng có thể tính các giới hạn đối với các giả thiết khác về mức tín hiệu,
tỷ số tín hiệu/tạp và khoảng cách đến đường dây tải điện. Ngược lại, đối với
mức tạp cho trước, cần tính khoảng cách nhỏ nhất có thể chấp nhận để thu thỏa
đáng cường độ tín hiệu cho trước.
Cần lưu ý là quy luật
suy giảm theo chiều ngang được nêu là giá trị trung bình. Chúng phụ thuộc vào
các yếu tố liên quan đến thiết kế của đường dây và các điều kiện thời tiết địa
phương. Chúng cũng có thể thay đổi theo khoảng cách và không được sử dụng cho các
khoảng cách về cơ bản vượt quá các khoảng cách được giả thiết trong điều này.
3.4.1.1. Nguyên lý
Có bốn thông số liên
quan đến quy định kỹ thuật về các giới hạn tạp radio (xem Hình 11):
- mức tín hiệu nhỏ
nhất cần bảo vệ;
- tỷ số tín hiệu/tạp
nhỏ nhất có thể chấp nhận được;
- mức tạp chuẩn, ở
khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần nhất, trong các điều kiện thời tiết quy
định;
- "khoảng cách
bảo vệ", tức là khoảng cách nhỏ nhất đến đường dây mà tại đó tín hiệu có
thể được thu một cách thỏa đáng.
Nếu ba trong bốn thông
số này được quy định thì có thể xác định được thông số thứ tư. Hai ví dụ dưới đây
sẽ chứng minh cho điều này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu giá trị mức tạp ở
khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần nhất, mức tín hiệu được bảo vệ và tỷ số
tín hiệu/tạp yêu cầu đều đã biết thì có thể tính được khoảng cách bảo vệ DP (tính bằng mét) tính
từ đường dây tải điện để thu thanh thỏa đáng trong băng tần thấp và băng tần
trung từ công thức dưới đây, được cho trong Phụ lục F của tiêu chuẩn này.
trong đó
EO mức tạp ở khoảng cách
20 m tính từ dây dẫn gần nhất, tính bằng dB (1 mV/m);
EP = SP - RP mức tạp có thể chấp
nhận ở khoảng cách DP, tính bằng dB (1 mV/m);
RP tỷ số tín hiệu/tạp
yêu cầu, tính bằng đềxiben;
SP mức tín hiệu được bảo
vệ, tính bằng dB (1 mV/m).
EP phụ thuộc vào E0 và DP theo công thức suy
giảm cho trong 3.2.5.1: EP =
E0 - Klg (DP/ 20), trong đó K = 36
và 33 tương ứng đối với băng tần thấp và băng tần trung.
Trong băng tần trung,
công thức để tính khoảng cách bảo vệ DP chính xác đối với khoảng cách đến 100 m.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mức tín hiệu được
bảo vệ ở tần số 1 MHz
SP = 72 dB (1 mV/m)
Tỷ số tín hiệu/tạp
yêu cầu
RP = 35 dB
Mức tạp có thể chấp
nhận ở khoảng cách bảo vệ tính từ đường dây
NP = SP - RP = 37 dB (1mV/m)
Mức tạp đo được ở
khoảng cách 20 m tính từ dây dẫn gần nhất tại tần số 0,5 MHz
50 dB (1mV/m)
Mức tạp ở tần số 1 MHz
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[Hiệu chỉnh 6 dB theo
Hình B12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)]
Khoảng cách bảo vệ
Do đó: DP = 32 m tính từ dây
dẫn gần nhất.
3.4.1.3. Ví dụ 2
Trong ví dụ thứ hai
này, tín hiệu quảng bá tại tần số 1 MHz, 65 dB (1 mV/m), cần được bảo vệ với tỷ số tín
hiệu/tạp là 30 dB ở khoảng cách lớn hơn 100 m tính từ đường dây tải điện.
Mức tạp chuẩn có thể
chấp nhận ở khoảng cách 20 m được tính như sau:
Mức tín hiệu được bảo
vệ ở tần số 1 MHz 65 dB (1 mV/m)
Mức tạp có thể chấp
nhận ở khoảng cách bảo vệ tính từ đường dây 65 - 30 = 35 dB (1 mV/m)
Độ suy giảm từ khoảng
cách 20 m đến 100 m 33lgdB
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
35 + 23 = 58 dB (1 mV/m)
Do đó, mức tạp
chuẩn có thể chấp nhận ở tần số chuẩn CISPR (0,5 MHz)
[Hiệu chỉnh 6 dB
theo Hình B12 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1)] là
58 + 6 = 64 dB (1 mV/m)
3.4.2. Thu hình, 47
MHz đến 230 MHz
Điều này đang xem xét.
Hiện nay chưa có sẵn các thông tin đầy đủ cho phép đưa ra các ví dụ có ý nghĩa.
3.5.
Lưu ý bổ sung
Hầu hết các thử
nghiệm trường cho đến nay vẫn được tiến hành trong các băng tần thấp và băng
tần trung. Do đó, mọi dữ liệu về băng tần VHF cần được coi tạm thời và các kết
luận quan trọng không được dựa vào đó. Toàn bộ vấn đề này đang được xem xét.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cũng như trường hợp
các nguồn nhiễu khác đã có các giới hạn CISPR, các ví dụ về giới hạn được trình
bày ở đây đều dựa vào các yêu cầu để bảo vệ việc thu đối với phần lớn người
nghe hoặc người xem trong các điều kiện phổ biến tại phần lớn nơi lắp đặt trong
hầu hết thời gian. Các giá trị này không thể sử dụng cho một số ít ngoại lệ khi
đồng thời xảy ra nhiều yếu tố bất lợi.
Thực tế cho thấy rằng
các mức tạp chấp nhận được trong điều này có thể được thỏa mãn với các đường
dây tải điện có thiết kế và kết cấu thích hợp được bảo dưỡng tốt. Thực vậy, các
mức tạp thấp hơn đáng kể được tìm thấy trên nhiều đường dây làm việc khi các
yêu cầu không phải về tạp radio dẫn đến các thiết kế với cỡ dây lớn hơn (ví dụ
khả năng mang dòng cao). Coi rằng các phương pháp tìm giới hạn được nêu ra
trong điều này đại diện cho thực tiễn kỹ thuật tốt và có thể dùng làm cơ sở để
thiết lập các giới hạn này.
4. Quy trình xác định
giới hạn tạp radio do các bộ cách điện sinh ra
4.1. Xem xét chung
Tiêu chuẩn này đưa ra
các quy trình chung để thiết lập các giới hạn tạp radio gây ra bởi các đường
dây tải điện trên không và các trạm điện. Các xem xét về kỹ thuật được đề cập
trong 2.7, liên quan đến các băng tần quảng bá thấp và trung bình, đối với sự
kết hợp tạp radio gây ra bởi các bộ cách điện và tạp gây ra bởi các dây dẫn.
Nguyên tắc chung về
sự phối hợp này là để thiết kế các bộ cách điện theo cách sao cho tạp của chúng
đóng góp vào toàn bộ tạp của đường dây hoặc trạm điện là không đáng kể đối với
điều kiện bề mặt bất kỳ của cái cách điện. Về mặt này, chênh lệch 10 dB giữa
dòng điện tạp radio gây ra bởi một khoảng vượt của một dây pha và dòng điện tạp
radio do một cụm cái cách điện sinh ra được coi là thích hợp. Ngoài ra, theo nguyên
tắc này, dòng điện tạp do các cụm cái cách điện của trạm điện truyền vào các đường
dây đi ra không được làm tăng tạp vốn có của các đường dây này. Để giới hạn mức
tăng bất kỳ lên đến giá trị lớn nhất là 3 dB, dòng điện tạp radio do từng cái
cụm cách điện bên trong trạm điện sinh ra không được vượt quá giá trị IO = I n/, trong đó I là dòng điện tạp trên dây
dẫn của đường dây tại phía trạm điện, n là số đường dây đi ra và N là số bộ
cách điện trong trạm điện.
Nguyên tắc trên được
đánh giá là kinh tế khi mức tạp do các dây dẫn sinh ra gần với mức lớn nhất cho
phép (ví dụ các građien lớn hơn từ 12 kVhiệu dụng/cm đến 14 kVhiệu dụng/cm). Đối với tạp nhỏ
hơn trên dây dẫn, nguyên lý này không kinh tế và có thể chấp nhận rằng tạp
radio do các bộ cách điện sinh ra chiếm ưu thế hơn so với tạp do các dây dẫn
sinh ra. Trong trường hợp này, giới hạn đối với dòng điện tạp radio của từng
cụm cái cách điện được lấy trực tiếp từ tổng mức tạp lớn nhất cho phép của đường
dây.
Theo tiêu chuẩn này
và IEC 437, hiện nay việc kiểm tra mức tạp radio của cụm cái cách điện chỉ được
thực hiện trong điều kiện tiêu chuẩn và có thể tái tạo của cái cách điện (sạch
và khô).
Vì ảnh hưởng của các
điều kiện môi trường và thời tiết đến dây dẫn và cái cách điện là không giống
nhau, nên các mức tạp radio được thiết lập cho cái cách điện chỉ xem xét đến
điều kiện khô và sạch có thể không đảm bảo cho các giá trị chấp nhận được trong
các điều kiện khác.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2. Các loại cái
cách điện
Tiêu chí nêu trong
tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho cái cách điện loại có mũ và có chân, mà với
loại cái cách điện này đã có thông tin đầy đủ hơn về ảnh hưởng của các điều
kiện bề mặt lên tính năng của tạp radio. Đối với cái cách điện dạng thanh dài,
chỉ có ít dữ liệu trong các tài liệu.Tuy nhiên, có thể coi như đối với loại cái
cách điện này, vấn đề về tạp radio nhìn chung ít gây ảnh hưởng trong điều kiện
sạch và điều kiện nhiễm bẩn nhẹ; còn đối với điều kiện nhiễm bẩn nặng, các kết
luận được rút ra cho cái cách điện loại có mũ và chân cũng có thể áp dụng cho
cái cách điện dạng thanh dài.
Ngoài ra, liên quan đến
cái cách điện loại có mũ và chân, vì lý do thực tế, nên phần lớn các dữ liệu có
sẵn đều đề cập đến bát cách điện đơn lẻ. Tuy nhiên, trong điều kiện khô, chênh
lệch giữa mức điện áp tần số radio của các cái cách điện bị nhiễm bẩn và cái
cách điện sạch có được trên các bát cách điện đơn lẻ cũng có thể áp dụng trực
tiếp cho các bộ cách điện, vì phân bố điện áp dọc theo chuỗi được xác định bằng
các điện dung của chuỗi và do đó không bị ảnh hưởng bởi nhiễm bẩn khô. Trong các
điều kiện ẩm ướt, đối với cả cái cách điện sạch và cái cách điện nhiễm bẩn,
chênh lệch mức điện áp tạp radio so với điều kiện khô đối với các chuỗi cách
điện thường thấp hơn so với cái cách điện riêng lẻ do phân bố điện áp tốt hơn
trong điều kiện ẩm ướt; do đó kết luận về sự khác nhau trên đây đối với bát
cách điện riêng lẻ là về phía an toàn khi áp dụng cho các bộ cách điện.
4.3. Ảnh hưởng của
các điều kiện bề mặt cái cách điện
Thực hiện việc phân
tích đặc tính tạp radio của cái cách điện liên quan đến điều kiện bề mặt theo phân
loại dưới đây:
- cái cách điện sạch:
đây là điều kiện lý tưởng trong đó cái cách điện được giữ sạch hoàn toàn, gần
với tình trạng của thử nghiệm hiện nay trong phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn
này và IEC 437;
- cái cách điện nhiễm
bẩn nhẹ: không có dải khô quan trọng trong điều kiện ẩm ướt; đây là tình trạng
phổ biến nhất trong vùng tương đối sạch sau một khoảng thời gian vận hành nhất
định;
- cái cách điện nhiễm
bẩn: có dải khô trong điều kiện ẩm ướt; đây là tình trạng khi vận hành ở vùng
bị nhiễm bẩn có các mức độ khắc nghiệt về nhiễm bẩn khác nhau.
Việc phân tích các dữ
liệu khẳng định rằng rất khó đưa ra các kết luận chung về ảnh hưởng của điều
kiện bề mặt, do độ phân tán lớn của các kết quả, đặc biệt khi cái cách điện bị
nhiễm bẩn nhẹ, và do đặc tính khác nhau của các loại cái cách điện khác nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các xem xét chung dưới
đây áp dụng cho cả cái cách điện thuỷ tinh và cái cách điện gốm loại có mũ và
chân.
4.3.1. Cái cách điện
sạch
Mức tạp radio của cái
cách điện giảm theo mức tăng của độ ẩm tương đối của không khí ứng với tất cả
các loại cái cách điện. Hình 13 đưa ra ví dụ về xu hướng điển hình đối với bát
cách điện đơn lẻ loại có mũ và chân; đối với các chuỗi cách điện, ảnh hưởng này
rõ nét hơn vì tác động có lợi của độ ẩm làm tuyến tính hoá phân bố điện áp dọc theo
chuỗi. Trong mọi trường hợp, việc giảm mức tạp radio theo sự tăng độ ẩm đối với
cái cách điện cao hơn nhiều so với dây dẫn, mà với dây dẫn thì mức giảm này là
không đáng kể.
Khi có ngưng tụ nhưng
không có giọt nước, do sương hoặc sương mù nhẹ, đặc tính tạp radio của cái cách
điện sạch là tương tự với đặc tính của chính cái cách điện đó ở độ ẩm rất cao
(90 % đến 95 %).
Mức tạp radio của cái
cách điện tăng khi có giọt nước trên bề mặt cái cách điện (do mưa, sương hoặc sương
mù dày, tuyết, băng). Tuy nhiên, mức tăng này nhìn chung là thấp hơn so với trường
hợp của dây dẫn (10 dB - 12 dB so với 18 dB - 22 dB).
Phổ tần số của tạp
radio của cái cách điện sạch giống như của dây dẫn.
4.3.2. Cái cách điện
nhiễm bẩn nhẹ
Trong điều kiện nhiễm
bẩn nhẹ, phần lớn các loại cái cách điện thể hiện đặc tính tạp radio, như là
một hàm của độ ẩm tương đối của không khí, tương tự với đặc tính của chính cái
cách điện đó trong điều kiện sạch. Tuy nhiên, một số loại cái cách điện có các
đặc tính đặc biệt, ví dụ như tính năng cơ học cao hoặc được thiết kế riêng cho tạp
radio rất thấp trong điều kiện sạch và khô, có thể có đặc tính khác.
Đặc biệt, đối với các
cái cách điện có mức tạp radio rất thấp trong điều kiện sạch, một số cái có mức
tạp radio tăng cao ở độ ẩm không khí tương đối lớn hơn 50 % - 60 %, như thể
hiện trên Hình 13.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi có giọt nước (do
mưa, sương hoặc sương mù dày, tuyết, băng) đặc tính tạp radio của cái cách điện
nhiễm bẩn nhẹ khác biệt không đáng kể so với đặc tính của cái cách điện sạch.
Cũng như trong trường
hợp cái cách điện sạch, phổ tần của tạp radio của cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ tương
tự với của dây dẫn.
4.3.3. Cái cách điện
nhiễm bẩn
Đối với độ ẩm không khí
tương đối thấp hơn 60 % - 70 %, đặc tính tạp radio của cái cách điện nhiễm bẩn
tương tự với đặc tính của cái cách điện sạch và cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ.
Đối với độ ẩm cao hơn
hoặc trong trường hợp ngưng tụ (sương hoặc sương mù nhẹ), các hiện tượng tiền
phóng điện qua dải khô sinh ra các mức tạp rất cao; các mức này không liên quan
đến các mức tìm thấy trong điều kiện sạch và nhiễm bẩn nhẹ; Chúng chỉ có thể được
khống chế bằng cách giảm mạnh ứng suất điện áp (tăng ngoài khả năng hiện thực
chiều dài chuỗi cách điện hoặc chiều dài đường rò theo các yêu cầu cách điện).
Biện pháp khắc phục đặc biệt khác, liên quan đến việc hạn chế các xung của dòng
điện rò, là sử dụng các cái cách điện đặc biệt (cái cách điện compôsít, cái
cách điện tráng lớp bán dẫn), bôi dầu hoặc rửa cái cách điện.
Khi có giọt nước trên
cái cách điện (mưa, sương hoặc sương mù dày) tình trạng tới hạn là vào lúc bắt đầu,
khi cái cách điện vẫn còn bị nhiễm bẩn nặng; ở đây hiện tượng chủ đạo là tiền
phóng điện qua dải khô. Sau một thời gian nhất định, tuỳ thuộc vào cường độ mưa,
sương hoặc sương mù và tuỳ thuộc vào hình dáng của cái cách điện, đặc tính tạp
radio có xu hướng tiến gần đến đặc tính tạp radio của cái cách điện nhiễm bẩn
nhẹ và cái cách điện sạch khi có giọt nước.
Phổ tần của cái cách
điện nhiễm bẩn ướt với tiền phóng điện qua dải khô mở rộng đến các tần số cao
hơn (lên đến vài chục mêgahéc) so với các trường hợp khác; việc thu tín hiệu
sóng trung và việc thu hình có thể bị ảnh hưởng.
4.4. Tiêu chí để
thiết lập các giới hạn tạp radio đối với cái cách điện
Dựa trên các xem xét
trong các điều trên đây, các tiêu chí để thiết lập các giới hạn và để thử
nghiệm cái cách điện phải được thiết lập cho các vùng khác nhau mà cái cách
điện được lắp đặt. Các vùng này là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Loại B: vùng mà ở đó
cái cách điện bị nhiễm bẩn nhẹ; nhìn chung chúng có đặc điểm là có các hiện tượng
nhiễm bẩn cường độ thấp và có chất làm sạch như mưa hoặc ngưng tụ sương dày hạn
chế được nơi tích tụ chất nhiễm bẩn trên bề mặt cái cách điện sao cho rất hiếm
khi xuất hiện phóng điện từng phần qua dải khô.
Loại C: vùng mà ở đó
cái cách điện bị nhiễm bẩn đến mức thường xuyên xuất hiện phóng điện từng phần
qua dải khô.
4.4.1. Tiêu chí để
cái cách điện được lắp đặt trong vùng loại A
Đối với các vùng này,
thử nghiệm tạp radio trên cái cách điện sạch và khô là đủ. Tiêu chí phối hợp và
hằng số dự trữ M là 10 dB nêu trong 4.1 bảo đảm cho tính năng của tạp radio có
thể chấp nhận của bộ cách điện trong mọi điều kiện khí quyển. Vì độ ẩm tương
đối có ảnh hưởng lớn, thử nghiệm cần được thực hiện trong dải độ ẩm giới hạn
(ví dụ 50 % - 70 %).
4.4.2. Tiêu chí cho
cái cách điện được lắp đặt trong vùng loại B
Đối với các vùng này,
thử nghiệm trên cái cách điện sạch và khô, liên quan đến tiêu chí phối hợp và
hằng số dự trữ nêu trong 4.1, không đảm bảo, trong mọi trường hợp, cho tính
năng của tạp radio có thể chấp nhận của của bộ cách điện trong mọi điều kiện
khí quyển; trên thực tế, như nêu trong 4.3, trong trường hợp độ ẩm rất cao hoặc
có ngưng tụ, mức tạp radio có thể tăng nhiều đối với một số loại cái cách điện
đặc biệt.
Để tính đến thực tế
này, khuyến cáo duy trì thử nghiệm trên cái cách điện sạch và khô đã được định
nghĩa (xem tiêu chuẩn này và IEC 437), dễ thực hiện và có khả năng tái tạo, nhưng
cũng khuyến cáo chấp nhận hằng số dự trữ lớn hơn hằng số trong trường hợp cái
cách điện được lắp đặt trong vùng loại A.
Quy trình này có thể
quá thận trọng đối với nhiều cái cách điện. Vì lý do này, có thể thực hiện việc
lựa chọn hằng số dự trữ an toàn bổ sung thích hợp dựa trên cơ sở thống kê có
tính đến đặc tính tạp radio tương hỗ giữa dây dẫn và cái cách điện trong các bề
mặt và điều kiện môi trường khác nhau và tần xuất của từng điều kiện đối với đường
dây tải điện đang xem xét. Để hướng dẫn, hằng số dự trữ an toàn bổ sung M là 8
dB (tổng cộng là 18 dB) là thích hợp đối với đường dây tải điện cao áp và các
trạm điện.
CHÚ THÍCH: Khả năng đưa
ra quy trình thay thế, là một thử nghiệm trên cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ ở độ
ẩm cao (75 % - 90 %), cũng đang được xem xét. Điều này không được khuyến cáo vì
nó đòi hỏi phải thiết lập một quy trình thử nghiệm mới, mà quy trình này rất
khó khăn và chi phí cao. Trên thực tế, trong phòng thí nghiệm, rất khó tái tạo
lớp nhiễm bẩn giống với lớp nhiễm bẩn nhẹ trong tự nhiên có tính đến thực tế là
mức tạp radio phụ thuộc vào phân bố của việc lắng đọng nhiễm bẩn; ngoài ra, cần
thực hiện thử nghiệm trong phòng khí hậu để duy trì độ ẩm tương đối trong dải
yêu cầu. Cố gắng thực hiện thử nghiệm trên các cái cách điện nhiễm bẩn nhân tạo
bằng bột nhão để duy trì được độ ẩm của chúng trong suốt thử nghiệm: tuy nhiên,
đối với các lớp chất gây ô nhiễm nhẹ, quy trình này rất phức tạp và đòi hỏi rất
nhiều phương pháp áp dụng nhiễm bẩn tinh vi. Vì lý do này, chỉ xét đến các thử
nghiệm trên cái cách điện nhiễm bẩn nhẹ vì mục đích nghiên cứu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các vùng này,
thử nghiệm tạp radio trên cái cách điện sạch và khô không đưa ra bất kỳ dấu
hiệu nào về đặc tính tạp radio của cái cách điện trong điều kiện ẩm ướt và
nhiễm bẩn. Đối với các điều kiện này, cần xem xét một thử nghiệm cụ thể trên
cái cách điện nhiễm bẩn nặng nhân tạo. Tuy nhiên, khó khống chế mức tạp radio
của cái cách điện nhiễm bẩn ướt, vì phụ thuộc vào thiết kế của cái cách điện, loại
chất lắng đọng và phân bố không đồng đều của các chất nhiễm bẩn trên bề mặt cái
cách điện và dọc theo chuỗi cách điện.
Các phương pháp có
thể có được đưa ra trong 4.3.3, có thể kéo theo việc giảm mạnh ứng suất điện
áp, sử dụng cái cách điện đặc biệt, bôi dầu hoặc rửa.
4.5. Khuyến cáo
Từ những kinh nghiệm
hiện nay có thể đưa ra những khuyến cáo dưới đây (Bảng 1) đối với các phương
pháp thử nghiệm và giới hạn tạp radio để áp dụng cho bộ cách điện được lắp đặt
trong các vùng khác nhau xác định trong 4.4.
Cần lưu ý quy trình
khuyến cáo chủ yếu là các thử nghiệm trên bộ cách điện sạch và khô, đối với cái
cách điện được sử dụng trong vùng mà chúng giữ được sạch và khô (vùng loại A),
và cả cái cách điện được sử dụng trong vùng mà chúng bị nhiễm bẩn nhẹ (vùng
loại B). Khác nhau duy nhất là yêu cầu các giới hạn điện áp tạp radio thấp hơn
đối với các cái cách điện được lắp đặt trong vùng loại B.
Để đánh giá các giới
hạn này, áp dụng các hằng số dự trữ M nêu trong 4.4 giữa điện trường tổng EC sinh ra bởi dây dẫn
và trường tổng Ei sinh ra bởi các bộ cách
điện của đường dây (M = 10 dB và M = 18 dB đối với các cái cách điện được sử
dụng trong vùng loại A và loại B, một cách tương ứng). Mối quan hệ giữa trường tổng
Ei sinh ra bởi tất cả
các bộ cách điện và dòng điện tạp radio Is sinh ra bởi một bộ cách điện được cho bằng
công thức đơn giản dưới đây [công thức 6 của TCVN 7379-1 (CISPR 18-1), 6.2.1]:
Ei = Is + A + (D - 10 lg
(s/500)) + C
trong đó:
A có tính đến sự rẽ
nhánh dòng điện truyền vào I về cả hai phía của điểm truyền vào (trong hầu hết
các trường hợp, đối với đường dây tương đối dài, A = - 6 dB);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C là hệ số trường, đưa
ra sự tương quan giữa trường tạp và dòng điện tạp (ở khoảng cách 20 m tính từ đường
dây và đối với cấu hình đường dây trung bình, C từ 7 dB đến 12 dB);
Ei tính bằng dB(mV/m) và Ic tính bằng dB(mA).
Ví dụ, xét các giá
trị trung bình cho trên đây đối với các tham số trong công thức, và chiều dài
khoảng vượt lấy là 500 m
Is = Ei - 17
Vì công thức này được
dùng để biểu diễn dòng điện tạp radio Is, sinh ra bởi một bộ cách điện đơn lẻ dưới
dạng điện áp tạp radio V (dB/1 mV/300
W ) sinh ra trên điện
trở ở 300 W (xem tiêu chuẩn này),
V = Is + 20 lg (300) = Ei + 33 = Ec - M + 33
Quan hệ này hình
thành nên các giới hạn điện áp tạp radio được cho trong Bảng 1 dưới đây.
Bảng
1 - Khuyến cáo đối với các giới hạn điện áp tạp radio và đối với các phương
pháp thử nghiệm cho các bộ cái cách điện được lắp đặt trong các vùng khác nhau
Loại
vùng lắp đặt cái cách điện (điều 4)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(dB/1
mV/300 Ω )
Phương
pháp thử nghiệm
A
EC + 23
Theo tiêu chuẩn này
và IEC 437 (trên cái cách điện sạch và khô)
B
EC + 15
C
Hiện nay chưa thể đưa
ra các chỉ số cho các giới hạn và quy trình thử nghiệm áp dụng cho cái cách
điện được lắp đặt trong vùng loại C. Trong trường hợp mức tạp radio không chấp
nhận được, các biện pháp có thể sử dụng là: giảm ứng suất điện áp bằng chuỗi
cách điện hoặc chiều dài đường rò dài hơn; sử dụng cái cách điện compôsít;
bôi dầu hoặc rửa định kỳ các bộ cách điện.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 1: Giới hạn nêu trong
Bảng 1 có thể áp dụng cho các đường dây có đặc điểm là mức tạp trên dây dẫn gần
với mức tạp lớn nhất cho phép (građien điện áp cao hơn 12 kV/cm - 14 kV/cm).
Đối với các đường dây
có thiết kế đặc biệt (có tạp trên dây dẫn đặc biệt thấp), áp dụng trực tiếp các
giới hạn nêu trong Bảng 1 có thể dẫn đến các yêu cầu không kinh tế đối với cái
cách điện, để tránh điều này, công thức của Bảng 1 cũng có thể được sử dụng trên
các đường dây này với điều kiện là nếu EC không phải là tạp trên dây dẫn của đường dây
đang xem xét, mà là tạp sinh ra bởi các đường dây cùng loại (mức điện áp, dạng
hình học của cột, khu vực lắp đặt, v.v…) với thiết kế dây dẫn chuẩn.
CHÚ THÍCH 2: Các giá trị trong
Bảng 1 áp dụng cho các cái cách điện của đường dây; có thể áp dụng phương pháp
tương tự cho các cái cách điện của trạm điện liên quan đến tạp của bản thân
trạm điện và tạp được dẫn vào đường dây đầu ra.
5. Phương pháp xác
định giới hạn đối với tạp radio do các trạm chuyển đổi HVDC và các hệ thống tương
tự
5.1. Xem xét chung
Về nguyên lý có hai
nguồn phát sinh tạp radio khác nhau trong trạm chuyển đổi HVDC và các hệ thống điện
áp cao tương tự, ví dụ như bộ bù công suất phản kháng (SVC), có lắp thyristor
khi vận hành. Đầu tiên, phóng vầng quang trên dây dẫn, cái cách điện và thiết
bị cố định sinh ra tạp, tương tự như trong hệ thống xoay chiều. Tạp vầng quang
này có thể dễ dàng được giữ ở các mức có thể chấp nhận bằng thiết kế về điện
thích hợp của các thanh cái và thiết bị cố định trong trạm điện. Tiếp theo, bộ chuyển
đổi hoặc van khống chế sinh ra nhiễu do việc đánh thủng nhanh của điện áp giữa
anốt và catốt trong khi van khởi động. Không giống như tạp do vầng quang, tạp này
độc lập với thời tiết nhưng bị ảnh hưởng bởi đặc tính của thiết bị chuyển đổi
và bởi các điều kiện làm việc của van.
Khi không có biện
pháp triệt, mức tạp radio từ bộ chuyển đổi hoặc từ van khống chế có thể quá lớn
và do đó, nhất thiết phải giảm mức này về giá trị có thể chấp nhận bằng các phương
pháp thích hợp như được chỉ ra trong 5.3.3 và 5.4.3.
Có thể đánh giá mức tạp
radio bức xạ trực tiếp từ van chuyển đổi bằng phương pháp tính toán phân tích được
nêu trong các tài liệu [75], [76], [77], [78]. [75] cũng đưa ra các phương pháp
tính dao động tần số cao trong trạm điện sử dụng các mạch tương đương đơn giản.
Các mức nhiễu chỉ ra
trên các Hình từ 15 đến 22 không được coi là các giá trị chuẩn điển hình. Đơn
giản chúng được đưa ra như những ví dụ về ảnh hưởng của các tham số được xét
khác nhau (khoảng cách từ trạm điện, công nghệ của các van, v.v…) đến mức
nhiễu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2.1. Cơ chế phát
sinh tạp radio
Một trạm chuyển đổi
HVDC thường được tạo thành từ một số nhóm các bộ chuyển đổi. Mỗi bộ chuyển đổi
trong nhóm này thường gồm sáu van (van thyristor và trước đây là van hồ quang
thuỷ ngân) được khởi động theo chu kỳ ở tần số nguồn. Để đạt được điện áp cao hơn,
có thể mắc nối tiếp một số cầu trên mỗi cực. Các cầu được nối với các biến áp
chuyển đổi ở phía xoay chiều, và với bộ lọc ở phía một chiều. Một lượng lớn các
thiết bị phụ trợ cũng được nối ở cả hai phía của mạch cầu.
Một hệ thông SVC thường
là một nhóm các bộ lọc điều khiển bằng thyristor (TCR) và tụ điện đóng cắt bằng
thyristor (TSC). Bố trí vật lý của các van thyristor tương tự với bố trí của các
trạm chuyển đổi HVDC. Các thyristor dùng cho TCR được đóng cắt trên toàn dải
góc khởi động để khống chế dòng điện vào bộ lọc, trong khi các thyristor dùng
cho TSC được đóng cắt tại các điểm đổi chiều cố định (đi qua điểm
"không").
Trong quá trình hoạt
động bình thường của các sơ đồ này, từng van được đóng mở một lần trong mỗi chu
kỳ của điện áp xoay chiều. Do đó khởi động van xảy ra 6 lần trong mỗi chu kỳ
tần số nguồn đối với bộ chuyển đổi 6 xung hoặc hệ thống SVC, và 12 lần đối với
bộ chuyển đổi 12 xung. Sự suy giảm của dòng điện cao tần sinh ra do khởi động
van nhanh đến mức mỗi xung có thể được coi là suy giảm hoàn toàn, theo quan điểm
tạp radio, trước khi các xung tiếp theo từ các van khác được đưa vào hệ thống.
Vì lý do này, và do sự trải rộng của góc khởi động thậm chí cả các van trong các
nhóm khác nhau đấu chung vào biến áp, nên mức nhiễu tần số radio tổng sinh ra
có chênh lệch không đáng kể so với mức nhiễm sinh ra bởi một van.
Thời gian đóng cắt
trong giai đoạn đóng và mở là rất nhỏ, thường khoảng vài micrô giây. Các van
thyristor, khi khởi động, có thể có thời gian sụt điện áp lên đến 25 ms, so với 1 ms đối với các van hồ quang thủy ngân.
Nguyên nhân là do sử dụng cá mạch làm nhụt trong van thyristor và thực tế là
van thyristor được cấu thành từ một số thyristor mắc nối tiếp. Vì thế tạp được
sinh ra đối với các van thyristor, theo nguyên lý, thường thấp hơn đối với các van
hồ quang thuỷ ngân. Hình 14 thể hiện phổ tần số, được ghi trong phòng thí
nghiệm, của hai hiện tượng quá độ có cùng một biên độ với thời gian trễ là 1 ms và 25 ms (giá trị trung bình đối với van hồ quang thủy ngân và
van thyristor, tương ứng).
Trong cả giai đoạn
đóng và mở của van, điện áp quá độ và dòng điện quá độ xuất hiện trong hệ thống
là kết quả của việc phân bố lại năng lượng tích trong các phần tử cảm ứng trước
khi đạt đến trạng thái ổn định mới. Trong giai đoạn mở, hầu hết năng lượng được
tích vào thành phần điện cảm của các cuộn dây máy biến áp. Do đó, việc chuyển
tiếp sang điều kiện ổn định mới đạt được về cơ bản là ở tần số tương đối thấp
của máy biến áp và hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn đóng, năng lượng cần
phân bố lại này được tích chủ yếu trong các thành phần điện dung rải rác hoặc
tập trung. Điều này tạo ra một hệ thống dao động phức tạp khác mà phổ của chúng
không những phụ thuộc vào biên độ và hình dáng sụt điện áp đặt lên van mà còn
phụ thuộc vào bố trí của các mối nối và các thiết bị được nối vào. Phổ tạp có
tần số trải rộng lên đến vài mêgahec.
Tạp radio này có thể
được phát ra trực tiếp từ các van và các thiết bị lắp cùng, trong trường hợp
này, chủ yếu là từ đường dây ra và thanh cái của trạm chuyển đổi. Các thanh cái
này thường có chiều dài đáng kể và có khả năng hoạt động tốt như một vật bức xạ
hiệu suất cao. Tất nhiên, trạm chuyển đổi sẽ được nối với mạch một chiều và
xoay chiều vào và ra và các mạch này có thể có các đường dây trên không. Tạp
radio được dẫn hướng và phát ra từ các đường dây trên không này.
5.2.2. Ảnh hưởng của
thiết kế trạm đến nhiễu tần số radio
Như đã đề cập từ trước,
nhiễu tần số radio bị ảnh hưởng bởi độ dốc của điện áp khởi động van. Vì lý do
này, tạp radio sinh ra bởi các van thyristor sẽ thấp hơn tạp sinh ra bởi các
van hồ quang thuỷ ngân.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bố trí hộp thiết bị
đóng cắt và chiều cao và chiều dài của thanh cái cũng có ảnh hưởng đáng kể đến
nhiễu sinh ra. Do đó thiết kế nhỏ gọn của hộp thiết bị đóng cắt gây ảnh hưởng có
lợi đến việc sinh ra tạp radio. Giải pháp thiết thực là đưa các biến áp chuyển
đổi vào nơi đặt van và sử dụng các sứ xuyên cho máy biến áp như các sứ xuyên
cho nơi đặt van. Giải pháp này làm giảm nhiễu tần số radio một cách đáng kể do
mạch vòng bức xạ giữa các van và máy biến áp là nhỏ khi nó nằm hoàn toàn bên trong
nơi đặt van được chắn sóng điện từ. Có thể giảm thêm nhiễu tần số radio từ việc
nối các đường dây nếu giữa hai cuộn dây của máy biến áp chuyển đổi có màn chắn
tĩnh điện được nối đất.
Các van thyristor được
làm mát bằng dầu cần có vỏ chứa bằng kim loại. Trong trường hợp này, mạch van được
chống nhiễu điện từ hiệu quả, và nhiễu tần số radio sẽ giảm đáng kể.
5.3. Trường bức xạ từ
nơi đặt van
5.3.1. Phổ tần số
Ví dụ về phổ tần số
do bức xạ trực tiếp từ trạm chuyển đổi được cho trong Hình 15 và 16 đối với các
trạm chuyển đổi được trang bị các van hồ quang thuỷ ngân và van thyristor, một cách
tương ứng. Có thể không nhận thấy sự khác nhau định tính giữa phổ tạp radio được
sinh ra bởi bộ chuyển đổi van hồ quang thuỷ ngân và bộ chuyển đổi van
thyristor.
5.3.2. Độ suy giảm
theo chiều ngang
Nhiễu từ nơi đặt van
bị chi phối bởi bức xạ trực tiếp từ các van của bộ chuyển đổi và mối nối của chúng
với các mảng khác của thiết bị. Kích thước vật lý của các mạch vòng bức xạ là
nhỏ hơn nhiều so với bước sóng của tạp trong dải tần số quan tâm (0,15 MHz đến
30 MHz). Do đó, từ quan điểm bức xạ, bộ chuyển đổi có thể được coi như lưỡng
cực điện thẳng đứng (có trở kháng bức xạ thuần dung). Các công thức phân tích
rút ra từ lý thuyết anten có thể được sử dụng như một phép gần đúng sơ bộ để dự
đoán suy giảm theo chiều ngang từ nơi đặt van.
Suy giảm mức tạp ở
tần số lên đến 1 MHz xấp xỉ tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách và ở các
tần số cao hơn (> 10 MHz) trở thành tỷ lệ nghịch với khoảng cách.
Sự suy giảm mức nhiễu
tần số radio tính được đối với các tần số khác nhau là hàm số của khoảng cách được
cho trong Hình 17.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Màn chắn điện từ tại
nơi đặt van phải chứng tỏ là có tác dụng giảm tạp bức xạ từ các van chuyển đổi.
Các tấm kim loại đặc, có tấm đục lỗ, và các lưới dây có thể được sử dụng để
chống nhiễu. Tuy nhiên, cần có sự xem xét thích đáng đối với công nghệ kết cấu,
tính sẵn có của vật liệu, và tổng chi phí trước khi hoàn thành thiết kế nơi đặt
van.
Màn chắn kim loại có độ
dẫn điện cao, và cũng ưu tiên độ từ thẩm cao, dưới dạng tấm liền hoặc tấm mắt lưới,
thường được sử dụng trên các vách hoặc trần của nơi đặt van để làm vỏ bọc điện
từ. Cùng với các tấm mắt lưới được gắn vào sàn nhà, chúng tạo thành một lồng
Farađây xung quanh các van. Bằng các biện pháp phòng ngừa thích hợp để đảm bảo tiếp
xúc tốt giữa các phần khác nhau tạo nên lồng Farađây, nhiễu bức xạ có thể được
giảm đi 40 dB đến 60 dB. Sự không liền mạch, khe hở hoặc các lỗ bất kỳ trong vỏ
bọc sẽ đảm bảo làm giảm sự suy giảm vốn có.
Đầu nối giữa các van và
các phần xoay chiều và một chiều của hộp thiết bị đóng cắt ngoài trời tạo ra sự
ghép nối dẫn điện gây ra bức xạ từ thanh cái và các phần tử khác nhau trong bản
thân hộp thiết bị đóng cắt. Do đó bức xạ này có thể trở nên quan trọng hơn rất
nhiều so với bức xạ từ nơi đặt van và do đó chống nhiễu của nơi đặt van có thể
không đủ để đạt được yêu cầu về trường bức xạ từ trạm chuyển đổi. Trong trường hợp
này cũng phải giảm trường bức xạ từ hộp thiết bị đóng cắt. Để làm được điều này
có ít nhất hai cách. Cách thứ nhất là làm giảm tạp sinh ra từ các sứ xuyên của
nơi đặt van bằng các bộ lọc. Cách thứ hai là chống nhiễu điện từ cho toàn bộ
hộp thiết bị đóng cắt. Nếu yêu cầu giảm tạp trong băng tần hẹp, thường chấp nhận
phương pháp thứ nhất. Để làm cho bộ lọc có hiệu quả hơn, bộ lọc và sứ xuyên của
nơi đặt van có thể được bọc trong tòa nhà có chống nhiễu điện từ gần kề nơi đặt
van.
5.4. Nhiễu dẫn dọc theo
đường dây truyền tải
5.4.1. Mô tả cơ chế
và biến dạng theo chiều dọc điển hình
Dòng điện nhiễu tần
số radio được truyền từ các van chuyển đổi đến cả đường dây một chiều và đường
dây xoay chiều được nối với trạm chuyển đổi. Trong trường hợp đường dây xoay
chiều, các dòng điện tần số cao được dẫn qua ghép điện dung của các cuộn dây
máy biến áp chuyển đổi. Màn chắn nối đất giữa các cuộn dây có thể được sử dụng
để giảm việc truyền này.
Phổ nhiễu tần số
radio do dòng điện truyền vào bởi các van chuyển đổi có hình dáng giống với
hình dáng được sinh ra bởi vầng quang. Ví dụ về phổ tạp, được đo gần đường dây
HVDC tại khoảng cách gần trạm chuyển đổi được cho trên Hình 18 và Hình 19 đối
với đường dây xoay chiều. Hình 20 thể hiện phổ tạp đo trong vùng phụ cận của tuyến
điện cực, ở khoảng cách 1,5 km tính từ cùng một trạm chuyển đổi làm việc với
van thyristor và van thủy ngân.
Nhiễu tần số radio
gây ra bởi dòng điện tạp của van trên đường dây đi ra được nhận thấy là bị chi
phối bởi thành phần thứ tự "không" của các dòng điện. Sự suy giảm của
thành phần này là rất cao so với sự suy giảm của phương thức pha-pha và do đó
mức tạp radio tại khoảng cách cho trước tính từ đường dây giảm nhanh theo khoảng
cách đến trạm chuyển đổi. Tại khoảng cách cao hơn, các thành phần của phương thức
pha-pha sẽ chiếm ưu thế. Vì vậy, nhiễu tần số radio do các van bị kém quan trọng
hơn tạp vầng quang ở các khoảng cách vượt quá 5 km đến 10 km tính từ trạm
chuyển đổi. Đối với các đường dây xoay chiều, khoảng cách tương ứng dài hơn một
chút. Để hướng dẫn, có thể giả định tốc độ suy giảm đối với biên dạng theo
chiều dọc của tạp radio bằng khoảng 4 dB/km [1], [42], [85].
Kết quả của phép đo
phổ tần số dọc theo đường dây truyền tải một chiều tại các khoảng cách khác nhau
tính từ trạm chuyển đổi được cho trong Hình 21 và 22. Cần lưu ý là trong phép
đo được thực hiện ở các vùng phụ cận của khoảng vượt đầu tiên, phải xét đến sự
phân bố của bức xạ trực tiếp từ trạm chuyển đổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.4.2. Giảm nhiễu dẫn
dọc theo đường dây truyền tải
Nhiễm điện từ do van
khởi động, được dẫn và bức xạ từ các đường dây một chiều và xoay chiều nối với
trạm chuyển đổi có thể không chỉ ảnh hưởng đến việc thu thanh mà còn ảnh hưởng đến
hệ thống sóng mang thông tin và điều khiển của đường dây. Đối với các hệ thống viễn
thông này, đặc biệt trong dải tần từ vài chục đến vài trăm kHz là nơi mức nhiễu
có thể tương đối cao, có thể cần phải lọc.
Bộ lọc băng thông được
làm từ các tụ điện và cuộn cảm (thường có bộ điện trở làm nhụt) phải tính đến điện
dung và điện cảm tạp tán của mối nối thanh dẫn và thiết bị. Nếu cần lọc thậm
chí trong dải tần trên 1 MHz thì có thể sử dụng các bộ lọc đơn giản làm từ dây
dẫn đơn song song với đường dây và có chiều dài bằng một phần tư bước sóng cần
bảo vệ. Tuy nhiên, phải chú ý rằng các bộ lọc này chỉ cho phép bảo vệ đối với
băng tần giới hạn.
5.5. Tiêu chí chung
để quy định giới hạn
Trong trường hợp các
trạm chuyển đổi HVDC, cũng như đối với nhiễu tần số radio từ trạm biến áp, việc
đánh giá tiêu chí chung để xác định giới hạn phải tính đến hai cách lan truyền
tạp:
- bức xạ trực tiếp
trong vùng xung quanh trạm chuyển đổi;
- lan truyền tạp dọc
theo các đường dây một chiều và xoay chiều bắt đầu từ trạm chuyển đổi.
CHÚ THÍCH: Trong các
vùng giới hạn gần cả trạm chuyển đổi và đường dây ngoài trời (các vùng này nằm
trong nhiều nhất là khoảng từ một đến hai kilômét tính từ biên của trạm chuyển
đổi), có sự xếp chồng của hai cách lan truyền tạp nêu trên. ảnh hưởng của sự
xếp chồng này là khó dự đoán. Nếu cần bao hàm cả khía cạnh này, có thể cộng thêm
một hằng số dự trữ bổ sung vào giới hạn đối với trường bức xạ.
5.5.1. Bức xạ trực
tiếp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thực tế, trong rất
nhiều trường hợp trạm chuyển đổi HVDC làm việc nhiều hơn 80 % thời gian trong điều
kiện gần với điều kiện danh nghĩa, mức tạp radio 80 % trùng với mức của điều
kiện làm việc danh nghĩa.
5.5.2. Lan truyền dọc
theo đường dây
Tiêu chí cơ bản là sự
đóng góp của đường dây tạp radio do hoạt động của trạm chuyển đổi trong từng đường
dây, một chiều và xoay chiều, được nối vào trạm, về căn bản không được làm tăng
mức tạp bên trong đường dây vượt quá khoảng cách cho trước tính từ trạm. Khoảng
cách này có thể được xác định có tính đến kiểu vùng mà đường dây đi qua (vùng
nông thôn, vùng dân cư, v.v…). Để giữ mức tăng này trong vòng 3 dB ở khoảng
cách được đề cập ở trên, dòng điện tạp đi từ trạm chuyển đổi đến điểm này cần
nhỏ hơn khoảng 10 dB so với dòng điện tạp của đường dây.
Dòng điện tạp từ trạm
chuyển đổi ở khoảng cách quan tâm dọc theo dây dẫn, tương ứng với tổng dòng điện
tạp sinh ra trên phía xoay chiều hoặc một chiều của trạm chia cho số lượng đường
dây xoay chiều và một chiều tương ứng, trừ đi độ suy giảm theo chiều dọc mong muốn.
Nếu không có sẵn thông tin cụ thể hơn, các yếu tố suy giảm theo chiều dọc được
chỉ ra trong 5.4.1 có thể được lấy làm chuẩn.
Để xác định các giới
hạn 80 % của dòng điện tạp radio sinh ra bởi trạm chuyển đổi, phải tính đến
tính biến thiên của các dòng điện tạp của đường dây (phụ thuộc vào điều kiện
thời tiết) và tính biến thiên của trạm chuyển đổi (phụ thuộc vào điều kiện làm
việc, xem 5.5.1). Vì sự biến thiên của tạp bên trong đường dây thường cao hơn
rất nhiều so với sự biến thiên sinh ra từ trạm, nên giới hạn đối với dòng điện
tạp của trạm có thể được xác định bằng cách so sánh trực tiếp với giá trị 80 %
của hai phân bố đó.
Dựa vào các chỉ dẫn
trên, giá trị 80 % của dòng điện tạp từ trạm chuyển đổi, I80%-CS, có thể được đưa vào
cùng với giá trị 80 % của đường dây, I80%-I, cả hai đều được tính bằng dB, theo
công thức sau.
I80%-CS = I80%-I + A + 20 log(n) - 10
trong đó
n là số lượng đường
dây một chiều hoặc xoay chiều;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Để kiểm
tra xem mức nhiễu tần số radio ở khoảng cách theo chiều ngang cho trước tính từ
đường dây phù hợp với tiêu chí nêu trên, cần thực hiện các phép đo ở khoảng cách
theo chiều dọc tính từ biên của trạm chuyển đổi thích hợp để tránh hiệu ứng xếp
chồng được đề cập trong 5.5 (lớn hơn 1 km, ví dụ ở 2,5 km).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[56] D. Riviere, R.
Parraud, C. Gary, M. Moreau, D. Khoutova, J. Vokalek: The Influence of Ambient Conditions
on the Interference Level of Insulator Strings, CIGRE Report 36.04,1972.
[57] P. D. Bernardelli,
R. Cortina, M. Sforzini: Laboratory Investigation on the Radio Interference
Performance of Insulators in Different Ambient Conditions, IEEE Transactions on
Power Apparatus and Systems, vol. PAS-92, January/ February 1973, pp. 14-24.
[58] Radio Noise
Design Guide for High Voltage Transmission Lines, IEEE Committee Report, IEEE
Transactions on Power Apparatus and Systems, vol. PAS-90, March/ April 1971, pp.
833-842.
[59] Y. Sawada, T. Sugimoto,
M. Ushirozawa: Radio Noise and Corona Loss of 500 kV Power Transmission Line
and Substation, CRIEPI Report No. 7 (Japanese), Central Research Institute of
Electric Power Industry (CRIEPI), Japan, June 1970.
[60] IEEE Tutorial
Course (1976): The Location, Correction and Prevention of ri and tvi Soursces
from Overhead Power Lines.
[61] CCIR XIV Plenary
Assembly, Kyoto 1978, vol. VIII Recommendation 560, vol. XI Recommendations
417-2, 418-3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[63] International Telecommunication
Union: Final Acts of the Regional Administrative L.F./M.F. Broadcasting
Conference, Geneva, 1975
[64] North American
Regional Broadcasting Agreement, 1950. Annex 2, Appendix B. [65] FCC Rules and Regulations,
United States Government, Sections 73.683, 73.684.
[66] Department of
Communications, Government of Canada, Broadcast Procedure No.5: Protection and Coverage
Rules for V.H.F. Television Allocations in Canada.
[67] C.I.S.P.R
Recommendation 46/1: Significance of C.I.S.P.R. Limits C.I.S.P.R Publication
16.
[68] Influence of the
dc Corona Noise on Signal Reception In Comparison with ac Corona Noise. Central
Research Institute of Electric Power Industry (CRIEPI), Japan. Report No.
72510, July 1972.
[69] Bipolar HVDC
Transmission System Study Between 600 kV and 1 200 kV - Corona Studies, Phase
II. Electric Power Research Institute, Final Report No. EL/ 2794 on Project 430-2,
December 1982.
[70] R. Parraud, D.
Rivière: Role played by insulators in the interference level of overhead lines:
critical conditions. CIGRE Paper 36.05, 1974.
[71] D. Rivière, R.
Parraud, C.E. Ricketts, I.G. Maclean: Radiointerference: insulators. CIGRE
Paper 36.07, 1976.
[72] C. Gary, D.
Rivière, R. Parraud: Radiointerference produced by insulator strings: limit
values and string design. CIGRE Symposium 1981 - Report 232.09.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[74] T. Fujimora, K. Naito,
Y. Hasegawa. R. Matsuoka, Y. Nakashima: Studies on Corona Performance of
Insulator Assemblies for UHV Transmission Lines. IEEE Transactions on Power
Apparatus and Systems, Vol. PAS-98, NO. 3, May/June 1979, pp. 860-870.
[75] P. Sarma
Maruvada: Electromagnetic Interference from HVDC Converter Stations. E.E.C.P.S.
Capri - May'89.
[76] P. Sarma Maruvada
, T. Gisling: A Method of calculating the Radio Interference from HVDC
Converter Stations. IEEE Transactions, Vol. PAS-92, pp. 1009-1018, May/June
1973.
[77] S. A.
Annestrand: Radio Interference from HVDC Converter Stations. IEEE Transactions,
Vol. PAS-91, pp. 874-882, May/June 1972.
[78] Radio
Interference from HVDC Converter Stations: Modelling and Characterization. EPRI
Report EL-4956, Dec. 1986.
[79] P. Sarma Maruvada
, R. Malewski, P. S. Wong: Measurement of the electromagnetic environment of
HVDC Converter Stations. IEEE Summer Meeting 1988, Portland, 88 SM 582-9
[80] R. Cortina, F.
Demichelis, P. Nicolini, F. Rosa, A. Giorgi: HVDC Link Between Sardinia,
Corsica and the Italian Mainland (S.A.C.O.I.). Interference with
Telecommunication. E.E.C.P.S. Capri, May'89.
[81] R. D. Dallaire,
P. Sarma Maruvada: Evaluation of the Effectiveness of Shielding and Filtering
of HVDC Converter Stations. IEEE Summer Meeting 1988, 88 SM 567-0.
[82] R. M. Morris and
alii: The Corona and Radio-interference Performance of the Nelson River HVDC
Transmission Lines. IEEE Vol. PAS-98 No. 6, Nov/.Dec.1979, pp. 1924 to 1936.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[84] S. A. Sebo, R. V.
De Vore, R. Caldecott, J. L. He: Design and RF Operation of Large Scale Model of
Dickinson ± 400 kV HVDC Converter Stations. IEEE Transactions, Vol. PAS-104,
pp. 1930-1936, July 1985.
[85] C. Gary, M.
Moreau: L' effet de couronne en tension alternative. (Book) Collection de la
Direction des Etudes at Recherches d' Electricité de France, Eyrolles 1976.
PHỤ LỤC A
Thiết bị đo nhiễu tần số radio khác
với thiết bị tiêu chuẩn cơ bản CISPR
Ngoài các thiết bị được
quy định trong TCVN 6968-1 (CISPR 16-1) là các thiết bị chuẩn cơ bản để xác định
sự phù hợp với các giới hạn CISPR trong dải tần từ 0,15 MHz đến 300 MHz, còn có
các thiết bị loại khác được sử dụng để đo tạp radio trên các đường dây tải điện
và thiết bị điện áp cao.
Ở Mỹ và Canađa, thiết
bị đo tiêu chuẩn của ANSI (Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Mỹ) với bộ tách sóng tựa đỉnh
có hằng số thời gian nạp là 1 ms và hằng số thời gian phóng là 600 ms nhìn
chung được sử dụng ở tần số thấp hơn 30 MHz. Trên 30 MHz các hằng số thời gian
của CISPR và ANSI trên thực tế là như nhau. Tại tần số cho trước dưới 30 MHz
khi đo tạp vầng quang, thiết bị đo ANSI thường đọc giá trị cao hơn thiết bị đo
CISPR 1 dB hoặc 2 dB. Các tiêu chuẩn mới của ANSI đang xem xét có kết hợp với
các quy định kỹ thuật của CISPR đối với bộ tách sóng tựa đỉnh.
Thiết bị đo có bộ
tách sóng không phải loại tựa đỉnh mà là các bộ tách sóng hiệu dụng, tách sóng
trung bình và tách sóng đỉnh được quy định trong TCVN 6989 (CISPR 16). Các
thiết bị này chỉ được sử dụng cho các phép đo tiêu chuẩn khi có thể chuyển đổi sang
các giá trị tựa đỉnh. Mặc dù TCVN 6989 (CISPR 16) đưa ra các phép chuyển đổi sang
các giá trị tựa đỉnh đối với các xung lặp theo chu kỳ, nhưng sự chuyển đổi này
không áp dụng cho các xung vầng quang xảy ra dưới dạng các chùm xung (xem
1.1.1).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Danh mục các thông tin bổ sung cần đưa
vào báo cáo kết quả đo trên các đường dây đang vận hành
a) Građien điện áp bề
mặt dây dẫn - giá trị hiệu dụng đối với điện áp hệ thống tại thời điểm đo. Nêu
rõ, trong trường hợp các chùm dây, nếu građien là giá trị trung bình hoặc lớn
nhất.
b) Điều kiện khí quyển
tại nơi đo: nhiệt độ, áp suất (độ cao so với mực nước biển), độ ẩm, tốc độ gió
v.v…
c) Nhiễm bẩn của dây
dẫn, cái cách điện và phụ kiện đường dây. Nêu rõ xem là nhiễm bẩn
"nhẹ", "trung bình" hoặc "nặng" và, nếu có thể,
loại nhiễm bẩn, ví dụ, xi măng hoặc muối và điện trở suất của sương muối tương
ứng.
d) Loại cái cách điện
- nếu phép đo tạp radio, theo 1.3, được tiến hành trên bộ cách điện hoàn chỉnh
cùng kiểu thì cần kèm thêm cả thông tin này.
e) Kết cấu dây dẫn
gồm:
i) có hoặc không có
dây nối đất;
ii) số dây dẫn trên
một pha và cách bố trí tương đối;
iii) bản chất của dây
dẫn;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Tuổi thọ của đường
dây.
g) Cột đỡ của đường
dây - cột kim loại hoặc cột gỗ hoặc cột bê tông.
h) Khoảng cách gần
nhất đến trạm điện, cột đảo pha và các kết cấu góc, và có hay không có các bộ
gom đường dây dùng cho thiết bị mang thông tin.
i) Khoảng cách đến
các đường dây hoặc các nguồn nhiễu khác mà có ảnh hưởng đến phép đo.
j) Kết quả được lấy
từ một phép đo hay từ đánh giá thống kê. Dữ liệu lấy từ đánh giá thống kê có
thể thích hợp để trình bày ở dạng thống kê sử dụng giấy xác suất luỹ tích. Các
kết quả có thể được tóm tắt bằng cách nêu các mức tạp vượt quá 5 %, 20 %, 50 %,
80 % và 95 % thời gian.
k) Thời gian thực
hiện phép đo. Đối với sự đánh giá đầy đủ tính năng tạp radio của đường dây cao áp,
chỉ các phép đo được thực hiện trong thời gian đủ dài mới có thể được coi là có
ý nghĩa.
l) Điện trở suất của đất,
nếu đã biết.
m) Tải của đường dây
(nếu điều này có thể quan trọng).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các mức tín hiệu quảng bá nhỏ nhất cần
bảo vệ - Khuyến cáo ITU
Đối với băng tần thấp
và băng tần trung, trong ba vùng khí hậu (A, B và C), ITU đã thiết lập cường độ
trường nhỏ nhất cần thiết để khắc phục được tạp tự nhiên (tạp khí quyển, tạp vũ
trụ, v.v…) [63]. Các mức này, được xác định bằng cách cộng thêm 40 dB vào giá
trị phân bố tạp tự nhiên vượt quá 10 % thời gian, được cho trong Bảng CI:
Bảng
CI
Cường
độ trường nhỏ nhất
Vùng
A
B
C
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cường
độ trường tính bằng dB (1 mV/m)
0,15
0,28
73
70,5
83
80,5
76
73,5
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1,0
1,6
65
60
57
75
70
67
68
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
60
Để hoạch định cho
quảng bá, ITU cũng khuyến cáo cường độ trường danh nghĩa có thể sử dụng. Các
khuyến cáo này, kể cả các chú thích, được nêu ra ở đây dùng cho các băng tần từ
0,5 MHz đến 1,7 MHz và từ 0,15 MHz đến 0,28 MHz. Các giá trị giới hạn trên và dưới
chính xác của các băng tần, đối với các khu vực khác nhau trên thế giới, có thể
xem trong [62].
Các giá trị cường độ
trường danh nghĩa có thể sử dụng được nêu trong Bảng CII dưới đây tính bằng dB
(1 mV/m).
Bảng
CII
Cường
độ trường danh nghĩa có thể sử dụng
Vùng
A
Vùng
B
Vùng
C
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dịch vụ sóng đất
ban ngày
Dịch vụ sóng đất
ban đêm1)
- khu vực nông thôn2)
- khu vực thành thị
Các kênh công suất
thấp
63
71
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
88
73
81
87
88
66
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
74
80
88
B. Tần số thấp
(0,15 MHz đến 0,28 MHz)3)
77
87
80
1) Khi công suất truyền
đủ cao đối với dịch vụ sóng đất cần được hạn chế bởi fađinh do sóng trời của cùng
một máy phát, có thể chọn cường độ trường danh nghĩa có thể sử dụng cao hơn giá
trị cho trong bảng. Tuy nhiên, chúng không được cao hơn cường độ trường sóng
đất tại nơi bắt đầu vùng giảm âm. Vùng giảm âm có thể xác định bằng cách lấy tỷ
số bảo vệ giữa sóng đất và sóng trời bằng với tỷ số bảo vệ bên trong áp dụng cho
mạng đồng bộ, là 8 dB.
2) Một số tổ chức coi cường
độ trường danh nghĩa có thể sử dụng 65 dB (1 mV/m) là thích hợp cho các vùng nông thôn trong quốc gia
của mình.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
PHỤ LỤC D
Các mức tín hiệu quảng bá nhỏ nhất cần
bảo vệ - chuẩn ở Bắc Mỹ
Ở Bắc Mỹ, các mức tín
hiệu tại biên của vùng dịch vụ của trạm quảng bá, theo NARBA và các tiêu chuẩn
khác [64], [65], [66] là:
Bảng
DI
Mức
tín hiệu tại biên của vùng dịch vụ ở Bắc Mỹ
Dịch
vụ
Tần
số
(MHz)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(dB
(1 mV/m))
Phát thanh AM
Truyền hình VHF
(Kênh 2 đến kênh 6)
Truyền hình VHF
(Kênh 7 đến kênh 13)
0,5
đến 1,7
Một
số trạm "cấp A"
54
đến 88
174
đến 216
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
40
47
56
PHỤ LỤC E
Tỷ số tín hiệu/tạp yêu cầu để thu thỏa
đáng
Phát thanh quảng bá
AM
Mặc dù chưa có các
khuyến cáo chính xác liên quan đến tỷ số tín hiệu/tạp có thể chấp nhận đối với
nhiễu từ các đường dây tải điện, nhưng đã có một số các thử nghiệm trên khắp thế
giới. Các thử nghiệm này được tóm tắt trong [66]. Trong các thử nghiệm này, tạp
được đo bằng các thiết bị đo CISPR hoặc thiết bị đo thỏa mãn quy định kỹ thuật
của ANSI C36.2-1969. Để đo tín hiệu, một số nhà nghiên cứu đã sử dụng bộ tách
sóng tựa đỉnh còn một số khác lại sử dụng bộ tách sóng trung bình.
Bảng EI đưa ra tất cả
các dữ liệu, được hiệu chỉnh về các tín hiệu đại diện được đo bằng bộ tách sóng
trung bình và tạp được đo bằng bộ tách sóng tựa đỉnh của thiết bị đo CISPR.
Bảng EII định nghĩa các mã chất lượng của việc thu sử dụng trong Bảng EI. Phép
đo trung bình của các mức tín hiệu hợp lý hơn phép đo tựa đỉnh vì các mức tín
hiệu, được xác định bởi các tổ chức quốc tế như CCIR và NARBA, là các giá trị
trung bình hoặc hiệu dụng của tín hiệu điều biến.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Truyền hình quảng bá
Đã có một số thử
nghiệm về tỷ số tín hiệu/tạp đối với tạp đường dây tải điện trong băng tần
truyền hình VHF. Kết quả cho thấy rằng tỷ số 40 dB, với tín hiệu được đo bằng bộ
tách sóng trung bình và tạp được đo bằng thiết bị đo CISPR, với bộ tách sóng
tựa đỉnh, có thể thỏa đáng. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn đang được xem xét.
Bảng
EI
Tóm
tắt các tỷ số tín hiệu/tạp đối với vầng quang từ các đường dây xoay chiều (tín
hiệu được đo bằng bộ tách sóng trung bình, tạp được đo bằng bộ tách sóng tựa
đỉnh
Tiêu
chuẩn khuyến khích của Canađa
Hướng
dẫn thiết kế tạp radio IEEE
Lippert
Pakata và al.
Taylor
và al.
Gehrig
và al.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CIGRé
Hirsch
De
Michelis và Rosa
Trung
bình
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mã
Tỷ
số (dB)
Mã
A1
39
-
-
-
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
41
-
-
-
-
-
-
-
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
40
A2
31
A5
31
A
31
1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
31
5
-
5
30
1
30
0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
32
B
26
B4
26
B
26
2
29
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
26
4
25
4
24
2
20
1
30
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
C
21
C3
21
C
21
3
23
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3
21
3
18
3
14
2
24
20
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15
D2
15
D
15
4
18
-
16
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
15
2
12
4
8
3
17
15
E
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
E1
4
E
7
5
12
-
10
1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1
6
5
-
4
10
8
-
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
-
F
-
6
6
-
-
0
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
0
-
-
5
2
3
Bảng
EII
Các mã cho trong Bảng
EI, xác định chất lượng thu hoặc độ khó chịu, được các nhà nghiên cứu sử dụng, được
tóm tắt dưới đây
Tiêu chuẩn khuyến khích
của Canađa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoàn toàn hài lòng
đối với nhạc cổ điển
A2
Hài lòng để nghe
chung
B
Tạp nền vừa phải
C
Tạp nền rõ rệt
D
Tạp nền rất rõ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khó nghe
Hướng dẫn thiết kế
tạp radio IEEE
A5
Hoàn toàn hài lòng
B4
Rất tốt nhạc nền
vừa phải
C3
Khá hài lòng, nhạc
nền rõ rệt
D2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
E1
Lời nói chỉ có thể
hiểu được khi tập trung cao
Lippert, Pakata, Bartlett,
Fahrnkopf
0
Tuyệt vời
1
Hoàn toàn hài lòng
2
Rất tốt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khá hài lòng
4
Lời nói dễ hiểu
5
Lời nói có thể hiểu
6
Lời nói không thể
hiểu được
Gehrig, Peterson,
Clark, Rednour
Nền không thể nhận
thấy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nền rõ rệt
Nền khó chịu
Khó nghe
Không thể hiểu được
Nigor (mã Burill)
5
Hoàn toàn hài lòng
4
Rất tốt, nền vừa
phải
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tốt, nền rõ rệt
2
Chương trình dễ
hiểu, nền rất rõ
1
Chương trình dễ bị
bóp méo trầm trọng, nền rất rõ
0
Chương trình không
thể hiểu
CIRGé
5
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Nhiễu vừa đủ nhận
thấy
3
Nhiễu có thể nghe
được, nhưng lời nói vẫn thu được hoàn hảo
2
Nhạc không chấp
nhận được, nhưng lời nói có thể hiểu được
1
Lời nói có thể hiểu
được khi tập trung cao
0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hirsch
1
Thu rất tốt, không
nhận thấy nhiễu
2
Thu tốt, nhiễu
không quá khó chịu
3
Thu hài lòng, nhiễu
rõ rệt
4
Thu thỏa đáng, bị
méo với tạp rất rõ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thu không thỏa
đáng, chương trình không thể hiểu được
De Michelis và Rosa
0
Không nhiễu. Không
nhận thấy âm tạp
1
Có thể nghe khá
tốt. Âm tạp có thể nhận thấy khi đối thoại giọng thấp, nhưng không nhận thấy
trong đối thoại giọng bình thường
2
Có thể nghe thấy.
Âm tạp có thể nhận thấy trong trường hợp bất kỳ nhưng không gây khó chịu đặc
biệt
3
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
Khó chịu rõ rệt.
Khó chịu nhưng vẫn có thể hiểu được một cách hoàn hảo
5
Không thể chịu nổi.
Nhiễu rất khó chịu gây khó hiểu.
PHỤ LỤC F
Nguồn gốc của công thức dùng cho khoảng
cách bảo vệ
Công thức được sử
dụng trong các ví dụ ở 2.5.1 được lấy ra như sau:
Mức tạp chấp nhận được
ở khoảng cách bảo vệ là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó
NP là mức tạp chất nhận
được tại DP, tính bằng dB (1 mV/m)
SP là mức tín hiệu được
bảo vệ, tính bằng dB (1 mV/m)
RP là tỷ số tín hiệu/tạp
yêu cầu, tính bằng đềxiben
DP là khoảng cách bảo
vệ, tính bằng mét
Ngoài ra sử dụng công
thức cho trong 2.3.5.1:
trong đó
E0 là mức tạp tại khoảng
cách 20 m tính từ dây dẫn gần nhất, tính bằng dB (1 mV/m)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
33 đối với băng tần
trung
SP - RP = E0 - K lg
Do đó
Hình
1 - Biến đổi xung qua máy đo CISPR
Hình
2 - Chùm xung vầng quang sinh ra do điện áp xoay chiều
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
4 - Mạch thử nghiệm cơ bản
CHÚ THÍCH: Bộ lọc F
có thể không chu kỳ hoặc tạo thành L1 song song với C1.
Hình
5 - Mạch thử nghiệm tiêu chuẩn
Hình
6 - Nối máy đo với cáp đồng trục
Hình
7 - Nối máy đo với cáp cân bằng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
8 - Mạch thử nghiệm đặc biệt
Hình
9 - Bố trí để hiệu chuẩn mạch thử nghiệm tiêu chuẩn
Hình
11 - Minh họa bốn thông số cơ bản
Hình
12 - Ví dụ về phân bố thống kê điển hình ở mọi thời tiết trong năm của các mức
tạp radio đối với đường dân một chiều lưỡng cực (____) và đường dây xoay chiều
ở khí hậu ôn đối (- - -). Mức tạp radio 80% tương ứng với thời tiết tốt đối với
đường dây một chiều và thời tiết xâu đối với đường dây xoay chiều
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
14 - Ví dụ về phổ tần số của các xung có thời gian trễ khác nhau, mô tả hiện tượng
đảo chiều trong các van thủy ngân và van thyristor (xem [80])
Hình
15 - Ví dụ về phổ tần số của nhiễu tần số radio ghi được bên ngoài nơi đặt trạm
chuyển đổi van hồ quang thủy ngân có và không có bộ lọc hình xuyến
Hình
16 - Ví dụ về phổ tần số của nhiễu tần số radio ghi được bên ngoài nơi đặt trạm
chuyển đổi van thyristor trong các điều kiện là việc khác nhau
Hình
17 - Suy giảm cường độ trường là một hàm của khoảng cách trên mặt phẳn nằm
ngang đối với các tần số khác nhau (Các mức được tính đối với sự lan truyền bức
xạ tự do gây ra bởi lưỡng cực điện thẳng đứng; xem [77]).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình
19 - Ví dụ về phổ tần số của nhiễu tần số radio trong vùng phụ cận của đường
dây một chiều (20 m) ở gần các trạm chuyển đổi (xem [80])
Hình
20 - Phổ tần số của nhiễu tần số radio cách tuyến điện cực 20 m cách đường dây
liên kết HVDC Gotland ở Thụy Điển 1,5 km với các nhóm hồ quang thủy ngân và
nhóm thyristor đang làm việc
Hình
21 - Phổ tần số của nhiều tần số radio cách tuyến điện cực 20 m cách đường dây
liên kết HVDC Gotland ở Thụy Điển 1,5 km và 4,5 km với các nhóm hồ quan thủy
ngân đang làm việc
Hình
22 - Phổ tần số của nhiễu tần số radio ghi được dọc theo đường dây một chiều
200 kV, cách dây dẫn 200 m, ở các khoảng cách khác nhau tính từ trạm chuyển đổi
(xem [80])
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phạm vi áp dụng
1. Phép đo
1.1. Thiết bị đo
1.2. Phép đo CISPR
tại hiện trường - dải tần từ 0,15 MHz đến 30 MHz
1.3. Phép đo CISPR
trong phòng thí nghiệm
1.4. Đánh giá thống kê
mức tạp của radio của đường dây
2. Phương pháp xác
định giới hạn
2.1. Giới thiệu
2.2. Ý nghĩa của các
giới hạn CISPR đối với đường dây tải điện và thiết bị điện cao áp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.4. Phương pháp xác
định phù hợp với các giới hạn
2.5. Ví dụ về xác
định giới hạn
3. Phương pháp xác
định giới hạn đối với tạp radio do đường dây HVDC
3.1. Ý nghĩa của các
giới hạn CISPR đối với đường dây tải điện và thiết bị điện cao áp
3.2. Xem xét về kỹ
thuật để xác định giới hạn cho đường dây
3.3. Phương pháp xác
định sự phù hợp với các giới hạn
3.4. Ví dụ về xác
định giới hạn
3.5. Lưu ý bổ sung
4. Quy trình xác định
giới hạn tạp radio do các bộ cách điện sinh ra
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.2. Các loại cái
cách điện
4.3. Ảnh hưởng của
các điều kiện bề mặt cái cách điện
4.4. Tiêu chí để
thiết lập các giới hạn tần số radio đối với cái cách điện
4.5. Khuyến cáo
5. Phương pháp xác
định giới hạn đối với tạp radio do các trạm chuyển đổi HVDC và các hệ thống tương
tự
5.1. Xem xét chung
5.2. Nguồn nhiễu
5.3. Trường bức xạ từ
nơi đặt van
5.4. Nhiễu dẫn dọc
theo đường dây truyền tải
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.5. Tiêu chí chung để
quy định giới hạn
Tài liệu tham khảo
Phụ lục A - Thiết bị
đo nhiễu tần số radio khác với thiết bị đo tiêu chuẩn cơ bản CISPR
Phụ lục B - Danh mục các
thông tin bổ sung cần đưa vào báo cáo kết quả đo trên đường dây đang vận hành
Phụ lục C - Các mức
tín hiệu quảng bá nhỏ nhất cần bảo vệ - Khuyến cáo ITU
Phụ lục D - Các mức
tín hiệu quảng bá nhỏ nhất cần bảo vệ - chuẩn ở Bắc Mỹ
Phụ lục E - Tỷ số tín
hiệu/tạp yêu cầu để thu thỏa đáng
Phụ lục F - Nguồn gốc
của công thức dùng cho khoảng cách bảo vệ
Các hình vẽ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
* Các
con số trong ngoặc vuông liên quan đến "Tài liệu tham khảo".
· Các con số trong
ngoặc vuông liên quan đến "tài liệu tham khảo" của TCVN 7379-1 : 2004
(CISPR 18-1 : 1982) và của tiêu chuẩn này.