Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3197:1979 về truyền động điện - Thuật ngữ và định nghĩa

Số hiệu: TCVN3197:1979 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Người ký: ***
Ngày ban hành: 31/12/1979 Ngày hiệu lực:
ICS:29.280, 01.040.29 Tình trạng: Đã biết

Thuật ngữ

Định nghĩa

 

Khái niệm chung

1. Truyền động điện

Electric drive

Thiết bị điện cơ dùng để điện khí hóa và tự động hóa các quá trình làm việc, bao gồm các thiết bị biến đổi, truyền lực, điều khiển và động cơ điện.

Chú thích: Trong những trường hợp riêng có thể không có thiết bị biến đổi và truyền lực.

2. Truyền động điện nhóm

Croup electric drive

Truyền động điện trong đó các cơ cấu thực hiện của một số thiết bị máy năng lượng chuyển động nhờ một động cơ điện chung.

3. Truyền động điện đơn

Individual electric drive

Truyền động điện, trong đó các cơ cấu thực hiện của một thiết bị máy năng lượng chuyển động nhờ một động cơ điện.

4. Truyền động điện nhiều động cơ

Myltymotor drive

Truyền động điện, trong đó mỗi cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng chuyển động nhờ một vài động cơ điện.

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO DẠNG CHUYỂN ĐỘNG CỦA CƠ CẤU THỰC HIỆN CỦA THIẾT BỊ MÁY NĂNG LƯỢNG

5. Truyền động điện chuyển động quay

Retation electric drive

Truyền động điện làm cho cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng chuyển động quay theo một chiều hoặc hai chiều

6. Truyền động điện chuyển động quay liên tục.

Continuous relation electric drive

Truyền động điện chuyển động quay, trong đó cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng quay liên tục.

7. Truyền động điện chuyển động quay gián đoạn.

Step electric drive

Truyền động điện chuyển động quay, trong đó cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng quay gián đoạn.

8. Truyền động điện chuyển động tịnh tiến

Reciprolating electric drive

Truyền động điện, chuyển động quay, trong đó cơ cấu thực hiện của động cơ điện và thiết bị máy năng lượng chuyển động tịnh tiến theo một chiều hoặc hai chiều.

9. Truyền động điện va đập

Stroke electric drive

Truyền động điện chuyển động tịnh tiến, trong đó cơ cấu thực hiện của động cơ điện tác động va đập vào cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng.

10. Truyền động điện rung

Vibratory electric drive

Truyền động điện chuyển động tịnh tiến, trong đó cơ cấu thực hiện của động cơ điện tác động vào cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng bằng những rung động

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO DẠNG THIẾT BỊ TRUYỀN LỰC

11. Truyền động điện có bộ đổi tốc.

Reduction electric drive

Truyền động điện, trong đó động cơ điện truyền chuyển động cho cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng nhờ các thiết bị truyền lực cơ học tăng hoặc giảm tốc độ.

12. Truyền động điện không có bộ đổi tốc.

Goarless electric drive

Truyền động điện, trong đó động cơ điện truyền chuyển động cho cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng một cách trực tiếp hoặc nhờ các khớp nối cơ học.

13. Truyền động điện có khớp nối điện từ.

Electric drive with coupling

Truyền động điện, trong đó động cơ điện truyền chuyển động cho cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng nhờ các khớp nối điện từ.

14. Truyền động điện có khớp nối điện từ

Electric drive with magnetic solid coupling

Truyền động điện có khớp nối điện từ với thiết bị truyền lực dùng khớp nối điện từ.

15. Truyền động điện có khớp nối trượt điện từ

Electric drive with magnetic

Truyền động điện có khớp nối với thiết bị truyền lực dùng khớp nối trượt điện từ.

16. Truyền động điện - thủy lực

Hydroelectric drive

Truyền động điện trong đó động cơ điện truyền chuyển động cho cơ cấu thực hiện của thiết bị máy năng lượng nhờ thiết bị truyền lực thủy lực

17. Truyền động điện - thủy lực có khớp nối trượt thủy lực

Hydroelectric drive with hydraulic slip coupling

Truyền động điện - thủy lực, dùng thiết bị truyền lực có khớp nối trượt thủy lực.

18. Truyền động điện - thủy lực có bộ đổi tốc trượt thủy lực

Hydroelectric drive with turbohydraulic torque con-verter

Truyền động điện - thủy lực, dùng thiết bị truyền lực có bộ biến đổi momen kiểu thủy lực.

19. Truyền động điện - thủy lực có thiết bị truyền lực thủy tĩnh

Hydroelectric drive with hydrostatic transmission drive

Truyền động điện - thủy lực, dùng thiết bị truyền lực dạng kết hợp bơm thủy tĩnh với động cơ thủy tĩnh.

20. Truyền động điện từ thủy động

Magnetohidrodinamic drive

Truyền động điện có sự biến đổi từ trực tiếp, biến đổi điện năng thành năng lượng chuyển động của chất lỏng dẫn điện.

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐIỆN ĐỘNG THEO LOẠI DÒNG ĐIỆN CỦA ĐỘNG CƠ ĐIỆN

21. Truyền động điện một chiều

Sircet current drive

Truyền động điện dùng động cơ điện một chiều.

22. Truyền động điện xoay chiều

Alternating current drive

Truyền động điện dùng động cơ điện xoay chiều.

23. Truyền động điện đồng bộ

Syrclhronous drive

Truyền động điện xoay chiều, dùng động cơ điện đồng bộ.

24. Truyền động điện không đồng bộ

Asyachronous drive

Truyền động điện xoay chiều, dùng động cơ điện không đồng bộ.

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO DẠNG CỦA THIẾT BỊ BIẾN ĐỔI

25. Truyền động điện có bộ biến đổi máy điện

Electric drive with converter

Truyền động điện, trong đó thiết bị biến đổi được dùng là bộ biến đổi năng lượng điện kiểu máy điện

26. Truyền động điện một chiều hệ thống máy phát động cơ

Sard Leonard drive

Truyền động điện có bộ biến đổi máy điện, trong đó động cơ điện một chiều được cung cấp điện từ một bộ biến đổi máy điện biến đổi điện xoay chiều có điện áp và tần số không đổi thành điện một chiều có điện áp biến đổi.

27. Truyền động điện kiểu máy điện nối cấp.

Electric drive with cascade

Truyền động điện có bộ biến đổi máy điện, trong đó năng lượng trượt của động cơ không đồng bộ được trả về lưới điện xoay chiều hoặc về trục của thiết bị máy năng lượng qua bộ biến đổi năng lượng kiểu máy điện.

28. Truyền động điện có cuộn kháng điều khiển

Electric drive with transduetor

Truyền động điện có bộ biến đổi là cuộn kháng điều khiển.

29. Truyền động điện xoay chiều có cuộn kháng.

Alternating current drive with trancductor

Truyền động điện không đồng bộ, trong đó động cơ điện của thiết bị máy năng lượng được điều khiển bởi cuộn kháng bão hòa mác vào mạch stato hay roto.

30. Truyền động điện một chiều có cuộn kháng.

Direct current drive with transductor

Truyền động điện một chiều, trong đó động cơ điện của thiết bị máy năng lượng được điều khiển bởi cuộn kháng bão hòa mắc vào mạch phần ứng, kết hợp với các bộ chỉnh lưu tĩnh không có điều khiển

31. Truyền động điện van

Valvs electric drive

Truyền động điện, có thiết bị biến đổi là những bộ biến đổi điện năng kiểu tĩnh có điều khiển

32. Truyền động điện một chiều hệ thống chỉnh lưu - động cơ

Rectifier controlles drive

Truyền động điện một chiều thuộc loại truyền động điện van, trong đó động cơ điện của thiết bị máy được cung cấp từ các bộ chỉnh lưu có điều khiển như chỉnh lưu thủy ngân hay tiristo.

33. Truyền động điện xoay chiều hệ thống biến tần - động cơ.

Frecuency contrelled electric drive

Truyền động điện xoay chiều thuộc loại truyền động điện van; trong đó động cơ điện của thiết bị máy được cung cấp từ bộ biến đổi tần số kiểu tĩnh.

24. Truyền động điện van nối cấp

Electric drive with valve cascade converter

Truyền động điện xoay chiều, trong đó năng lượng trượt được trả về lưới điện qua bộ biến đổi điện năng kiểu van.

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO MỨC ĐỘ ĐIỀU KHIỂN

35. Truyền động điện một tốc độ

Electric drive without spaed control

Truyền động điện dùng cho cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng có một tốc độ.

36. Truyền động điện nhiều tốc độ

Truyền động điện dùng để thay đổi tốc độ một cách nhảy cấp cho các thiết bị máy năng lượng.

37. Truyền động điện được điều khiển

Nultyspced electric drive

Truyền động điện dùng để thay đổi một cách từ từ (trơn) tốc độ của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng.

38. Truyền động điện được điều khiển có tổn hao năng lượng.

Elsciputive contrelled electric drive

Truyền động điện được điều khiển trong đó việc điều chỉnh tốc độ có tổn hao năng lượng điện tỷ lệ với sự giảm tốc độ.

39. Truyền động điện được điều khiển không có tổn hao năng lượng.

Conservative centrelled electric drive

Truyền động điện được điều khiển trong đó việc điều chỉnh tốc độ của cơ cấu thực hiện không gây nên sự tổn hao năng lượng điện.

40. Truyền động điện được điều khiển hoàn toàn

Fullcontrolled electric drive

Truyền động điện được điều khiển trong đó việc điều chỉnh tốc độ của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng có thể thực hiện trong chế độ động cơ cũng như trong chế độ hãm và không phụ thuộc vào chiều và trị số tốc độ chuyển động

41. Truyền động điện được điều khiển không hoàn toàn

Naneomplete controlled electric drive

Truyền động điện được điều khiển trong đó việc điều chỉnh của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng có thể được thực hiện không phải ở mọi chế độ làm việc của nó.

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO MỨC ĐỘ TỰ ĐỘNG HÓA ĐIỀU KHIỂN

42. Truyền động điện không tự động hóa

Nenautomatic electric drive

Truyền động điện, trong đó con người phải tham gia vào việc phát lệnh điều khiển ban đầu và xử lý những biến động trong khi làm việc.

43. Truyền động điện tự động hóa

Automatic electric drive

Truyền động điện trong đó con người chỉ tham gia phát lệnh điều khiển ban đầu.

44. Truyền động điện tự động

Fullatomatic electric drive

Truyền động điện, trong đó con người chỉ làm nhiệm vụ theo dõi hệ thống điện cơ

PHÂN BIỆT TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN THEO DẠNG CÁC PHẦN TỬ KHUẾCH ĐẠI TRONG THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN

45. Truyền động điện điều khiển

Electric drive with serve-meter contrel

Truyền động điện có thiết bị điều khiển dùng xecvômôto.

46. Truyền động điện điều khiển kiểu rơle - công tắc tơ

Electric drive with relay contractor control

Truyền động điện cơ thiết bị điều khiển dùng rơle, công tắc tơ

47. Truyền động điện điều khiển khuếch đại máy điện

Electric drive with rotarjum plifier control

Truyền động điện có thiết bị điều khiển dùng khuếch đại máy điện.

48. Truyền động điện điều khiển không tiếp điểm

Electric drive with contact-less control

Truyền động điện có thiết bị điều khiển dùng các phân tử khuếch đại không tiếp điểm

TẢI VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

49. Tải phản kháng của Truyền động điện

Raktive load

Tải truyền động điện gây nên do lực cản có chiều thay đổi theo chiều chuyển động của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng

50. Tải tác dụng của truyền động điện.

Active load

Tải truyền động điện gây nên do lực có chiều không đổi khi đổi chiều chuyển động của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng.

51. Chế độ làm việc dài hạn của truyền động điện

Chế độ làm việc của truyền động điện với thời gian làm việc đủ dài để nhiệt độ của tất cả cơ cấu truyền động đạt được giá trị xác lập.

52. Chế độ làm việc ngắn hạn của truyền động điện.

Short - time duty

Chế độ làm việc của truyền động điện với thời gian làm việc chưa đủ dài để nhiệt độ của tất cả các cơ cấu truyền động đạt tới trị số xác lập và trong thời gian nghỉ nhiệt độ giảm xuống tới nhiệt độ môi trường.

53. Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại của truyền động điện

Intermittemt duty

Chế độ làm việc của truyền động điện có chu kỳ làm việc lặp lại với thời gian nghỉ xen kẽ, trong đó nhiệt độ của các cơ cấu truyền động không đạt tới trị số xác lập cả khi làm việc lẫn khi nghỉ.

CÁC THÔNG SỐ CƠ CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

54. Tốc độ của truyền động điện

Speed of electric drive

Tốc độ của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng

55. Tốc độ danh định của truyền động điện.

Rated speed of electric drive

Tốc độ của cơ cấu chấp hành thiết bị máy năng lượng ở chế độ làm việc danh định của nó

56. Tốc độ không tải của truyền động điện.

Nen lead speed of electric drive

Tốc độ của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng khi không có tải tác dụng.

57. Tốc độ không tải lý tưởng của truyền động điện.

Ideal ne load speed of electric drive

Tốc độ tính toán của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng khi không có tải tác dụng và không có tổn thất năng lượng trong cơ cấu truyền động và trong động cơ.

58. Phạm vi thay đổi tốc độ truyền động điện.

Speed range

Phạm vi thay đổi tốc độ của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng khi tải xác định.

59. Phạm vi nâng cao tốc độ

 

Tỷ số giữa tốc độ lớn nhất của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng với tốc độ danh định của nó, được nhận làm đơn vị.

60. Phạm vi hạ tốc độ truyền động điện.

Tỷ số giữa tốc độ thấp nhất của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng nhận làm đơn vị với tốc độ danh định của nó.

61. Đặc tính cơ của truyền động điện.

Speed tarque characteristic el-electric drive

Quan hệ giữa tốc độ xác lập của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng và mômen của lực cản.

62. Đặc tính điện cơ của truyền động điện

Quan hệ giữa tốc độ xác lập của cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng với dòng điện gây nên do lực cản.

63. Mômen khởi động của truyền động điện

Starting torque

Giá trị xác lập của mômen trên trục động lực của truyền động điện trong quá trình khởi động.

64. Mômen khởi động ban đầu của truyền động điện

Initial starting torque

Mômen khởi động của truyền động điện ở trên trục động lực được tạo thành do truyền động điện khi tốc độ trên trục đó bằng không.

65. Mômen khởi động cực tiểu của điện.

Pull-up torque

Trị số cực tiểu của mômen khởi động tạo nên do truyền động điện.

66. Mômen khởi động cực đại của truyền động điện

Pull-out torque

Mômen khởi động cực đại của truyền động điện trong quá trình khởi động trước khi chuyển sang đoạn công tác của đặc tính cơ.

67. Hằng số thời gian của truyền động điện.

Electromecanic time constant

Đại lượng cố định có thứ nguyên là thời gian và đặc trưng cho tốc độ diễn biến của quá trình quá độ trong truyền động điện có tính tới mối quan hệ của nó với hệ thống điện cơ.

68. Hằng số thời gian điện cơ của truyền động điện.

Electromecanic time contant

Hằng số thời gian đặc trưng cho sự ảnh hưởng tới tốc độ diễn biến của quá trình quá độ trong truyền động điện có tính tới quán tính cơ khí của các phần chuyển động trong hệ thống điện cơ.

69. Hằng số thời gian điện từ của truyền động điện

Electromecanic time constant

Hằng số thời gian đặc trưng cho sự ảnh hưởng tới tốc độ diễn biến quá trình quá độ trong truyền động điện gây ra do quán tính điện từ của các phần tử có dòng điện chạy qua.

70. Khởi động không điều khiển của truyền động điện.

Non controlled starting

Khởi động truyền động điện một tốc độ.

71. Khởi động trực tiếp của truyền động điện.

Khởi động không có điều khiển, động cơ điện được đóng trực tiếp vào lưới điện.

72. Khởi động gián tiếp truyền động điện.

Partial-voltage starting

Khởi động không có điều khiển, động cơ điện được sơ bộ đóng vào lưới điện qua thiết bị giảm điện áp

73. Khởi động có điều khiển của truyền động điện

Controlled starting

Khởi động truyền động có điều khiển

74. Khởi động truyền động điện dùng điện trở theo thời gian

Time limit starting

Khởi động truyền động điện có điều khiển, trong đó việc giảm trị số điện trở được tiến hành theo thời gian.

75. Khởi động điện trở của truyền động theo tốc độ.

Speed limit starting

Khởi động truyền động điện có điều khiển trong đó việc giảm trị số điện trở tiến hành theo tốc độ

76. Khởi động điện trở của truyền động điện theo dòng điện

Current-limit starting

Khởi động truyền động điện có điều khiển trong đó việc giảm trị số điện trở tiến hành theo dòng điện khởi động.

HÃM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

77. Hãm tổn thất của truyền động điện.

Hãm truyền động điện có tổn thất năng lượng hãm

78. Hãm tự do của truyền động điện

Nunning donwn

Hãm tổn thất truyền động điện được thực hiện gián tiếp bằng cách cắt động cơ khởi lưới điện dưới tác dụng của tải phản kháng của truyền động điện.

79. Hãm cơ của truyền động điện

Mechanic braking

Hãm tổn thất truyền động điện thực hiện bằng phanh cơ khí.

80. Hãm ngược của truyền động điện

Revers-current braking

Hãm tổn thất truyền động điện được thực hiện bằng cách chuyển động cơ điện sang trạng thái chuyển động theo chiều ngược lại, năng lượng hãm và năng lượng tổn thất trong quá trình hãm lấy từ lưới điện.

81. Hãm động năng của truyền động điện.

Dynamic braking

Hãm tổn thất truyền động điện thực hiện bằng cách chuyển động cơ điện sang làm việc ở chế độ máy phát để tiêu tốn năng lượng động tích lũy được trong quá trình làm việc.

82. Hãm tái sinh của truyền động điện.

Rogenerative braking

Hãm có trả năng lượng hãm về lưới điện.

ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN

83. Điều khiển tại chỗ truyền động điện

Local control

Điều khiển truyền động điện từ vị trí có thể quan sát được các chức năng của thiết bị máy động lực.

84. Điều khiển khoảng cách truyền động điện.

Remete control

Điều khiển truyền động điện từ vị trí không thể quan sát được sự hoạt động của các cơ cấu thực hiện động lực.

85. Điều khiển ổn định truyền động điện

KCP. Điều khiển truyền động điện

Stabilising control

Điều khiển truyền động điện với mục đích giữ cố định đại lượng điều khiển của hệ thống điện cơ.

86. Điều khiển chương trình truyền động điện

Program control

Điều khiển truyền động điện với mục đích thay đổi đại lượng điều khiển của hệ thống điện cơ theo luật đã định trước.

87. Điều khiển tùy động truyền động điện.

Follow - up control

Điều khiển truyền động điện với mục đích thay đổi đại lượng điều khiển của hệ thống điện cơ theo luật không biết trước.

88. Điều khiển tùy động không gian của truyền động điện.

Space follow-up control

Điều khiển tùy động truyền động điện với mục đích thay đổi vị trí cơ cấu thực hiện thiết bị máy năng lượng theo luật không biết trước của sự biến đổi vị trí của đối tượng theo dõi.

89. Điều khiển tối ưu truyền động điện.

Optimal control

Điều khiển truyền động điện với mục đích đạt trị số lớn nhất chỉ tiêu hiệu quả về chức năng của hệ thống điện cơ.

90. Điều khiển tối ưu truyền động điện theo tác động nhanh.

Điều khiển tối ưu truyền động điện trong đó tiêu chuẩn hiệu quả là thời gian đạt giá trị xác lập của đại lượng điều khiển của hệ thống điện cơ là nhỏ nhất.

CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐIỀU KHIỂN TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN CÓ ĐIỀU KHIỂN

91. Điều khiển liên tục truyền động điện

Continuous control

Điều khiển truyền động điện có điều khiển được thực hiện bằng sự thay đổi liên tục tác động điều khiển.

92. Điều khiển gián đoạn truyền động điện.

Stopped control

Điều khiển truyền động điện có điều khiển được thực hiện bằng sự thay đổi gián đoạn tác động điều khiển.

93. Điều khiển theo biên độ xung truyền động điện.

Pulsoamplitude control

Điều khiển gián đoạn truyền động điện thực hiện bằng cách thay đổi biên độ tác động điều khiển với độ rộng không đổi.

94. Điều khiển theo độ rộng xung

Pulso-with control

Điều khiển gián đoạn truyền động điện thực hiện bằng cách thay đổi độ rộng của xung điều khiển với biên độ không đổi.

95. Điều khiển số truyền động điện

Digital control

Điều khiển truyền động điện có điều khiển với việc đo lường số các đại lượng điều khiển.

BẢO VỆ VÀ KHÓA LIÊN ĐỘNG TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN CƠ

96. Bảo vệ trong hệ thống điện cơ

Short-circut protection

Ngăn ngừa hư hỏng hoặc hạn chế hậu quả hỏng hóc đã xuất hiện trong hệ thống điện cơ.

97. Bảo vệ chống ngắn mạch

Short-circuit protection

Ngăn ngừa hư hỏng gây ra do dòng điện ngắn mạch

98. Bảo vệ cực đại

Over current protection

Ngăn ngừa hư hỏng gây ra cho dòng điện vượt quá trị số chỉnh định dù chỉ xảy ra trong thời gian ngắn.

99. Bảo vệ chống quá tải

Over load protection

Ngăn ngừa hư hỏng gây ra do dòng điện lâu dài tăng quá trị số dòng điện xác định theo điều khiển phát nóng.

100. Khóa liên động

Interlock

Bảo đảm khả năng xuất hiện những trạng thái cần thiết và loại trừ những khả năng xuất hiện những trạng thái không mong muốn trong hệ thống điện cơ.

101. Khóa liên động mất điện áp

No-voltage interlock

Loại trừ những hậu quả do việc mất điện áp và tráng việc tự khởi động sau khi điện áp lưới được phục hồi.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3197:1979 về truyền động điện - Thuật ngữ và định nghĩa do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.581

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.192.109
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!