TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12504-4:2018
ISO 6469-4:2015
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY
ĐIỆN - YÊU CẦU KỸ THUẬT VỀ AN TOÀN - PHẦN
4: AN TOÀN ĐIỆN KHI ĐÂM XE VÀO CỘT
Electrically propelled road vehicles
- Safety specifications - Part4: Post crash electrical safety
Lời nói đầu
TCVN 12504-4:2018 hoàn toàn tương đương với ISO 6469-4:2015.
TCVN 12504-4:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện
giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị,
Bộ Khoa học và Công nghệ công
bố.
Bộ tiêu chuẩn ISO 6469, Electrically propelled road
vehicles, còn các phần sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Part 2: Vehicle operational safety means and protection
against failures
- Part 3: Protection of persons against electric shock
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHẠY
ĐIỆN -
YÊU CẦU KỸ THUẬT
VỀ AN TOÀN - PHẦN 4: AN TOÀN ĐIỆN KHI ĐÂM XE VÀO CỘT
Electrically propelled road vehicles
- Safety specifications - Part4: Post crash electrical safety
1 Phạm vi
áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn đối với các hệ
thống đẩy bằng điện và các hệ thống điện phụ được kết nối dẫn điện của các
phương tiện giao thông đường bộ chạy điện (phương tiện giao thông đường bộ sau
đây được gọi là 'xe') để bảo vệ người bên trong và bên ngoài xe. Tiêu chuẩn này
quy định các yêu cầu an toàn điện khi đâm xe vào cột.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các xe chạy điện có mạch điện có
điện áp cấp B.
Tiêu chuẩn
này không áp dụng cho xe mô tô và xe máy.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tiêu chuẩn này không cung cấp thông tin bao quát về an toàn
cho các dịch vụ phản ứng nhanh, cứu hộ, bảo dưỡng, và các nhân viên sửa chữa.
2 Tài liệu
viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng
tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với
các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao
gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 9053 (ISO 8713), Phương tiện giao thông đường bộ chạy
điện - Từ vựng.
ISO 6469-3, Electrically propelled road vehicles - Safety
specification - Part3: Protection of persons against electric shock (Phương tiện
giao thông đường bộ chạy điện - Điều kiện kỹ thuật an toàn - Phần 3: Bảo vệ người
chống điện giật).
ISO 20653, Road vehicles - Degrees of protection (IP
code) - Protection of electrical equipment against foreign objects, water and
access (Phương tiện giao thông đường bộ - cấp bảo vệ (mã IP) - Bảo vệ thiết bị
diện chống các vật lạ, nước và sự tiếp cận).
3 Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa cho trong
TCVN 9053 (ISO 8713) và các thuật ngữ định nghĩa sau.
3.1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hệ thống được lắp trên xe, khác với hệ thống đẩy, hoạt động
bằng năng lượng điện..
3.2
Lớp ngăn (barrier)
Bộ phận bảo vệ chống lại sự tiếp xúc trực tiếp do tiếp cận
thông thường từ mọi hướng.
3.3
Chi tiết dẫn điện (conductive part)
Chi tiết có khả năng dẫn dòng điện
3.4
Tiếp xúc trực tiếp (direct contact)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.5
Khung dẫn điện (electric chassis)
Kết cấu cơ khí dẫn điện của xe mà điện thế của nó được lấy
làm điện thế chuẩn.
3.6
Cụm nguồn động lực điện (electric drive)
Tổ hợp của động cơ kéo, bộ điện tử công suất và các cơ cấu
điều khiển liên quan của chúng để biến đổi điện năng thành cơ năng và ngược lại.
3.7
Điện giật (electric shock)
Tác động sinh lý học do dòng điện chạy qua cơ thể người.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xe chạy điện (electrically propelled vehicle)
Xe có ít nhất một cụm nguồn động lực điện để đẩy xe.
3.9
Lớp bao kín (enclosure)
Bộ phận bảo vệ thiết bị chống sự tiếp xúc trực tiếp từ mọi
hướng.
3.10
Phần dẫn điện hở (exposed conductive part)
Phần dẫn điện của thiết bị điện có thể tiếp xúc với ngón tay thử theo
IPXXB (xem ISO 20653) sau khi bóc lớp trang bị che kín mà chúng có thể lấy ra được mà không cần dụng cụ. Thường
chúng không có dòng điện chạy qua, nhưng có thể có dòng điện chạy qua trong trường
hợp bị lỗi.
3.11
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điện trở giữa
các chi tiết có dòng điện chạy qua của mạch
điện có điện áp cấp B và khung dẫn điện cũng như hệ thống có điện áp cấp A.
3.12
Dây dẫn chính (line conductor)
Dây dẫn chính được cung cấp điện trong vận hành bình thường
và có khả năng góp phần vào việc truyền hoặc phân phối điện năng.
3.13
Chi tiết có dòng điện chạy qua (live part)
Dây dẫn hoặc chi tiết dẫn điện được dự định dùng để cấp điện
trong sử dụng bình thường.
3.14
Điện áp làm việc lớn nhất (maximum working voltage)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.15
Cân bằng điện thế (potential equalization)
Sự nối điện của các chi tiết dẫn điện để trần của thiết bị
điện để giảm tới mức tối thiểu sự chênh lệch điện thế giữa các chi tiết này.
3.16
Hệ thống tích điện nạp lại được (rechargeable energy storage
systems - RESS)
Hệ thống tích trữ năng lượng để cung cấp điện năng dùng để đẩy xe và có thể nạp lại được.
VÍ DỤ
Ắc qui, tụ điện.
3.17
Điện áp cấp A (voltage class A)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.18
Điện áp cấp B (voltage class B)
Sự xếp loại của một bộ phận điện hoặc mạch điện có điện áp
làm việc lớn nhất trên 30 V rms đến 1000 V rms đối với dòng điện xoay chiều hoặc
trên 60 V đến 1500 V đối với dòng điện một chiều.
3.19
Tụ điện X (X - capacitors)
Các tụ điện được bố trí giữa các dây dẫn của đường truyền có
tính phân cực khác nhau.
3.20
Tụ điện Y (Y - capacitor)
Các tụ điện được bố trí giữa dây dẫn của đường truyền và
khung dẫn điện.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải áp dụng các yêu cầu an toàn của tiêu chuẩn này phù hợp
với các qui trình thử đâm (xe) đã công bố của quốc
gia hoặc vùng lãnh thổ cho các xe hoặc các cấu hình thử được quy định rõ ràng
trong các qui trình thử đâm xe này.
5 Yêu cầu an toàn điện
5.1 Qui trình chung
Các yêu cầu sau phải được đáp ứng sau phép thử đâm xe hoặc sau phép thử đâm có cấu
hình thử theo Điều 4.
CHÚ THÍCH: Sự lưu giữ các bộ phận điện áp cấp B, ví dụ như
RESS không nằm trong phạm vi của tiêu chuẩn này vì không có liên quan đến an
toàn điện.
5.2 Bảo vệ chống điện giật
5.2.1 Quy định chung
Sau phép thử
đâm (xe), ít nhất là một trong các tiêu chí quy định trong 5.2.2 đến 5.2.5 phải
được đáp ứng đối với mỗi mạch điện điện áp cấp B. Yêu cầu này bao gồm tất cả
các mạch điện điện áp cấp B bị ngắt điện hoặc cách điện trong tình huống xe đâm
vào cột. Đối với các chi tiết khác nhau của một mạch điện, có thể áp dụng các
tiêu chí khác nhau quy định trong 5.2.2 đến 5.2.5.
Nếu phép thử được thực hiện trong điều kiện mà (các) chi tiết
của các mạch điện điện áp cấp B không được cấp điện do các điều kiện thử đâm (xe) cụ thể khác với hoạt động
bình thường thì phải thử khả
năng chống điện giật theo 5.2.3 hoặc 5.2.4 cho các chi tiết có liên quan. Ví dụ
về các điều kiện thử này như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Phép thử đâm xe được thực hiện với các nguồn năng lượng được
ngắt trước khi thử đâm (xe).
CHÚ
THÍCH Có thể sử dụng các công tắc điện trở để ngắt mạch.
5.2.2 Giới hạn điện áp
Các điện áp Vb, V1 và V2 (xem Hình 1) của các mạch điện áp cấp
B phải không lớn hơn 30 V r.m.s (giá trị hiệu dụng) đối với dòng điện xoay chiều
hoặc 60 V đối với dòng điện một chiều tại một thời điểm tm được quy
định như sau:
- 10 s sau va chạm đầu tiên, nếu xe dừng trong vòng 5 s sau
va chạm đó, hoặc
- 5 s sau khi xe dừng, nếu xe không dừng trong phạm vi 5 s
sau va chạm ban đầu đỏ. Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.2.2.
5.2.3 Điện trở cách điện
5.2.3.1 Quy định chung
Điện trở cách điện phải đáp ứng các yêu cầu theo 5.2.3.2 và
5.2.3.3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Dòng điện ở
khung xe có điện thế do các tụ điện Y gây ra không bị giới hạn bởi điện trở cách điện.
Không được áp dụng tiêu chí của điện trở cách điện nếu có thể
tiếp xúc trực tiếp với nhiều hơn một điện thế của một bộ phận thuộc mạch điện
điện áp cấp B; xem 5.2.4 (bảo vệ về vật lý). Tuy nhiên, có thể áp dụng được tiêu chí của điện trở
cách điện nếu độ chênh lệch điện áp giữa các chi tiết có dòng điện chạy qua có
thể tiếp cận được này đáp ứng giới hạn
điện áp quy định trong 5.2.2 hoặc thế năng giữa chúng đáp ứng được giới hạn
năng lượng quy định trong 5.2.5.
Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.2.3.
Nếu các qui trình thử bao gồm phép thử lật úp tĩnh sau đâm
(xe), có thể tiến hành đánh giá điện trở cách điện trước, trong và/hoặc sau phép thử lật úp này.
5.2.3.2 Các mạch điện điện áp cấp B một chiều
và xoay chiều tách biệt
Nếu các mạch điện điện áp cấp B xoay chiều và một chiều
không được kết nối điện với nhau thì tỷ số giữa điện trở cách điện và điện áp làm việc lớn nhất phải có giá trị lớn
nhất là 100 Q/V đối với mạch điện một chiều và giá trị lớn nhất là 500 Q/V đối
với mạch điện xoay chiều.
5.2.3.3 Các mạch điện điện áp cấp B một chiều
và xoay chiều kết hợp
Nếu các mạch điện điện áp cấp B xoay chiều và một chiều được
kết nối điện thì chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Tỷ số giữa điện trở cách điện và điện áp làm việc lớn nhất phải có giá trị nhỏ nhất là 500 Ω/V;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Tỷ số giữa điện trở cách điện và điện áp làm việc lớn nhất
phải có giá trị nhỏ nhất là 100 Ω/V và mạch điện xoay chiều đáp ứng được giới hạn
điện áp như được mô tả trong 5.2.2;
d) Tỷ số giữa điện trở cách điện và điện áp làm việc lớn nhất phải có giá trị nhỏ nhất là 100 Ω/V và mạch điện xoay chiều đáp ứng được giới hạn
điện năng như được quy định trong 5.2.5.
5.2.4 Bảo vệ
về vật lý
Để bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp với các chi tiết có dòng
điện chạy qua điện áp cấp B, phải cung cấp cấp bảo vệ IPXXB phù hợp với ISO
20653. Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.2.4.1.
Ngoài ra, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Các đường cân bằng điện thế được định sẵn bởi thiết kế trước hết phải được làm rõ
phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất, ví dụ bằng sử dụng các biểu đồ
v.v.. Các đường cân bằng điện thế được định sẵn bởi thiết kế là các kết nối điện liên quan hoặc sự cân bằng
điện thế phù hợp với ISO 6469-3 đối với xe điện đã chế tạo. Điện trở giữa tất cả các chi tiết dẫn điện để trần
và khung dẫn điện phải không lớn hơn 0,1 Ω. Yêu cầu này được xem là đáp ứng được
nếu sự kết nối được thiết lập và bảo dưỡng bằng hàn. Phải kiểm tra sự phù hợp
theo 7.2.4.2.
Ngoài ra, phải đáp ứng một trong các yêu cầu sau.
- Dòng điện ngắn mạch, nếu có, phải được ngắt.
- Tỷ số giữa điện trở cách điện và điện áp làm việc lớn nhất phải không nhỏ hơn
0,01 Ω/V đối với mạch điện một chiều hoặc
0,05 Ω/V đối với mạch điện xoay chiều. Yêu cầu
này được xem là đáp ứng được nếu hệ thống đáp ứng được các yêu cầu cách điện
trong 5.2.3. Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.2.4.3.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH Về bảo vệ chống dòng điện quá mức, xem 5.3.
Nếu các qui trình thử bao gồm phép thử lật úp khi đâm xe vào
cột thì phải tiến hành đánh giá sự bảo vệ về vật lý sau phép thử lật úp và có
thể đánh giá bổ sung sự bảo vệ này trước phép thử lật úp.
5.2.5 Giới hạn điện năng
Tại tm (xem 5.2.2), tổng năng lượng tích trữ trong các tụ điện X và Y phải đáp
ứng yêu cầu sau: (TEd + TEdyr), (TEd + TEyr), hoặc (TEx + TEy) phải nhỏ hơn 0,2
J.
- TEd là điện năng đo được của các tụ điện
X và Y (xem 7.2.5.1.2).
- TEdyr là điện năng còn lại được đo của các tụ điện Y (xem 7.2.5.1.2)
- TEyr là điện năng còn lại được tính toán trong các tụ điện Y (xem
7.2.5.2.3)
- TEx là điện năng tích trữ được tính toán trong các tụ điện X (xem
7.2.5.2.1)
- TEy là điện năng tích trữ được tính toán trong các tụ điện Y (xem
7.2.5.2.2)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.2.5.
5.3 Bảo vệ chống dòng điện quá mức
Dòng điện quá mức tiềm tàng không được dẫn đến tình huống
nguy hiểm sau phép thử đâm xe. Yêu cầu này được xem là đáp ứng được nếu có biện
pháp bảo vệ chống dòng điện quá mức.
6 Sự rò rỉ chất điện phân của RESS
Trong khoảng thời gian từ lúc va chạm tới 30 min sau va chạm
ban đầu, chất điện phân từ RESS không được chảy tràn vào khoang hành khách và
không được có lớn hơn 5 I chất điện phân từ RESS
chảy tràn ra bên ngoài khoang hành khách.
Phải kiểm tra sự phù hợp theo 7.3.
Nếu qui trình thử bao gồm phép thử lật úp sau đâm (xe), sự rò rỉ chất điện phân từ RESS cũng phải được kiểm tra trong quá
trình thử lật úp.
7 Thử nghiệm
7.1 Điều kiện thử
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các điều kiện môi trường trong quá trình thử phải phù hợp với
các qui trình thử đâm (xe) như đã xác định trong Điều 4.
Để chuẩn bị xe hoặc cấu hình thử (xem Điều 4), phải áp dụng các điều kiện như đã quy định
trong 7.1.2.
7.1.2 Chuẩn bị xe hoặc cấu hình thử
RESS phải ở bất cứ trạng thái nạp điện nào để cho phép vận
hành bình thường hệ động lực điện như khuyến nghị của nhà sản xuất.
Trước khi thử
đâm xe, mạch điện điện áp cấp B phải được cung cấp điện theo các điều kiện vận
hành bình thường, về các miễn trừ, xem 5.2.1.
Nếu có cơ cấu ngắt tự động, có thể thực hiện phép thử với cơ
cấu ngắt tự động được mở trước khi thử đâm xe. Trong trường hợp này, việc chứng minh cho thấy sự kích hoạt cơ cấu ngắt tự động có thể được yêu cầu nếu 5.2.3 được áp dụng
đối với tải điện, phụ thuộc vào giới hạn điện trở cách điện được lựa chọn. Sự chứng minh này phải bao gồm
giám sát tín hiệu kích hoạt tự động cũng như sự hoạt động đúng của cơ cấu ngắt
tự động trong các điều kiện tương tự với phép thử đâm xe.
Có thể thực hiện các sửa đổi cần thiết cho phép đo như lắp đặt
các tuyến đo, làm mất khả năng hoạt động của cơ cấu giám sát cách điện, thay đổi
phần mềm v.v... Các sửa đổi này không được ảnh hưởng đáng kể đến các kết quả
đo.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu có thể được sửa đổi sao cho có
thể sử dụng lượng nhiên liệu thích hợp để chạy động cơ đốt trong hoặc hệ thống
pin nhiên liệu, tới mức cho phép mở rộng trong quy định thử đâm xe áp dụng.
CHÚ THÍCH Mục đích của chạy
động cơ đốt trong hoặc hệ thống pin nhiên liệu là để cấp điện cho mạch điện điện
áp cấp B.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.2.1 Chuẩn bị cho thử và thiết bị thử
Trước khi tiến hành thử đâm xe, phải đo và ghi lại điện áp Vb của mạch điện điện áp cấp B (xem
Hình 1) để xác nhận rằng điện áp này ở trong phạm vi điện áp vận hành của xe
theo quy định của nhà sản xuất xe.
Các điểm đo của mạch điện được đo trước tiên phải được làm rõ, ví dụ, bằng sử dụng các sơ đồ
mạch điện, v.v...
Việc đo điện áp hoặc điện năng hoặc điện trở cách điện phải
được thực hiện trên mỗi mạch điện đã được ngắt hoặc mạch điện tách biệt, nếu
có.
Nếu cơ cấu ngắt điện áp cấp B gắn liền với RESS hoặc hệ thống
pin nhiên liệu và mạch điện điện áp cấp B của RESS hoặc hệ thống pin nhiên liệu
đáp ứng được sự bảo vệ về vật lý theo 5.2.4 sau phép thử đâm xe, thi chỉ phải
đo để đánh giá các tải trọng điện.
CHÚ THÍCH Theo phân tích
cấu trúc của mạch điện, có thể cần thiết
đo bổ sung tại một số vị trí của mạch điện điện áp cấp B. Trong trường hợp này,
có thể áp dụng các tiêu chí khác nhau cho các vị trí khác nhau.
Vôn kế được sử dụng trong phép thử này phải có điện trở trong ít nhất là 10 MΩ.
7.2.2 Giới hạn điện áp
Phải đo các điện áp Vb, V1 và V2 (xem Hình 1) của mạch điện điện áp cấp B sau phép thử đâm
xe,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 khung dẫn điện
2 hệ thống pin nhiên liệu
3 hệ thống kéo hoặc tải trọng
4 RESS
5 mạch điện điện áp cấp B.
Hình 1 -
Phép đo Vb, V1, V2
7.2.3 Điện trở cách điện
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải tiến hành đo điện trở cách điện của các mạch điện một
chiều và xoay chiều điện áp cấp B bằng phương pháp thích hợp do nhà sản xuất xe
lựa chọn từ các phương pháp quy định trong 7.2.3.2 hoặc 7.2.3.3.
Phải tiến hành đo trong phạm vi thời gian 1h sau va chạm ban
đầu với sự duy trì các điều kiện giống như các điều kiện trong qui trình thử
đâm xe.
CHÚ THÍCH Bảo vệ chống điện
giật được đánh giá bằng giá trị điện trở đo được theo 7.2.3.2. Giá trị điện trở đo được theo 7.2.3.3 bằng hoặc thấp
hơn giá trị điện trở đo được theo 7.2.3.2. Vì thế, cũng có thể sử
dụng giá trị điện trở theo 7.2.3.3 để
đánh giá vì nó tạo ra kết quả bảo
toàn.
7.2.3.2 Phép đo dùng nguồn điện áp một chiều
được nối với cả hai đầu của mạch điện một chiều
7.2.3.2.1 Quy định chung
Mạch điện điện áp cấp B phải được cung cấp điện bởi RESS của riêng xe hoặc các nguồn
điện áp khác và điện áp phải ở trong phạm vi điện áp làm việc trong vận hành
bình thường do nhà sản xuất xe quy định.
Nếu RESS hoặc các nguồn điện áp khác được ngắt tự động khỏi
mạch điện điện áp cấp B trong quá trình thử đâm xe thì RESS phải được đấu nối lại
để đo cách điện hoặc phải đấu nối một nguồn điện áp bên ngoài với mạch điện điện áp cấp B. Nguồn điện áp bên
ngoài phải cung cấp ít nhất là cùng một mức điện áp như điện áp của RESS hoặc
các nguồn điện áp khác.
CHÚ THÍCH Ví dụ về các nguồn điện áp khác là bộ
pin nhiên liệu hoặc máy phát.
7.2.3.2.2 Qui trình đo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải đo và ghi lại điện áp V1 giữa đầu dây âm của mạch điện điện
áp cấp B và khung dẫn điện (xem Hình 1).
Phải đo và ghi lại điện áp V2 giữa đầu dây dương của mạch điện điện áp cấp B và khung dẫn
điện (xem Hình 1)
Nếu V1 lớn hơn hoặc bằng V2 phải lắp một điện trở có điện trở đã
biết R0 vào giữa đầu dây âm của mạch điện
điện áp cấp B và khung dẫn điện. Với R0 đã lắp đặt, phải đo điện áp V1 giữa đầu dây âm của mạch điện áp cấp B và khung dẫn
điện của xe (xem Hình 2). Phải tính toán điện trở cách điện R1 theo công thức (1).
Ri = Ro x Vb x (1/V'1 - 1/V1) (1)
CHÚ DẪN
1 khung dẫn điện
2 hệ thống pin nhiên liệu
3 hệ thống kéo hoặc tải trọng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 mạch điện điện áp cấp B
Hình 2 - Phép đo V’1
Kết quả, Ri bằng tỷ số giữa giá trị điện trở cách
điện (tính bằng Ω) và điện áp làm việc lớn nhất, Vbe của mạch điện điện
áp cấp B (tính bằng V) theo công thức (2)
ri(Ω/V) = Ri(Ω)/Vbe(V)
(2)
Nếu V2 lớn hơn V1, phải
lắp một điện trở có điện trở đã biết Ro vào giữa đầu
dây dương của mạch điện điện áp cấp B và khung dẫn điện. Với Ro đã lắp
đặt, phải đo điện áp V’2 giữa đầu dây dương của mạch điện điện áp cấp
B và khung dẫn điện (xem Hình 3).
CHÚ DẪN
1 khung dẫn điện
2 hệ thống pin nhiên liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4 RESS
5 mạch điện điện áp cấp B.
Hình 3 - Phép đo V’2
Điện trở
cách điện Ri, phải được tính toán theo công thức (3):
Ri = Ro x Vb x (1/V’2
- 1/V2) (3)
Kết quả, Ri, bằng tỷ số giữa giá trị điện trở cách điện
(tính bằng 0) và điện áp làm việc lớn nhất Vbe của mạch điện điện áp
cấp B (tính bằng V) theo công thức (4):
ri(Ω/V) = Ri (Ω)/Vbe(V) (4)
CHÚ THÍCH Điện trở tiêu chuẩn đã biết Ro(Ω)
có thể là giá trị điện trở
cách điện nhỏ nhất yêu cầu (tính bằng Ω/V) nhân với điện áp làm việc lớn nhất của
mạch điện áp cấp B ±20%. Ro không yêu cầu phải là giá trị chính xác này vì các phương trình đúng đối
với bất cứ Ro nào; tuy nhiên, giá trị Ro trong dải này cung cấp một dải điện áp thích hợp
cho các giá trị đo điện áp.
7.2.3.3 Phép đo bằng đặt điện áp một chiều giữa mạch điện điện áp cấp B
và khung dẫn điện
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu hệ thống có các chi tiết có dòng điện chạy qua với một
vài dải điện áp (ví dụ, do có bộ chuyển đổi tăng áp), điện trở cách điện phải
được đo bằng đặt điện áp làm việc lớn nhất có liên quan giữa các chi tiết có
dòng điện chạy qua của phần mạch điện có liên quan và khung dẫn điện.
Phải sử dụng một dụng cụ thử điện trở cách điện thích hợp với một nguồn điện áp trong đầy đủ để
cung cấp điện áp thử yêu cầu.
Điện trở cách điện đo được Ri phải được chia cho điện áp làm việc
lớn nhất, Vbe của mạch điện điện áp cấp B theo công thức (5).
ri(Ω/V) = Ri(Ω)/Vbe(V) (5)
7.2.4 Bảo vệ về vật lý
7.2.4.1 Bảo vệ chống tiếp xúc trực tiếp
7.2.4.1.1 Qui trình thử
Sau phép thử đâm xe, bất cứ bộ phận hoặc chi tiết nào bao
quanh các linh kiện có điện áp cấp B phải được mở ra, tháo ra tới mức có thể thực
hiện được mà không phải sử dụng các dụng cụ. Tất cả các bộ phận, chi tiết bao
quanh còn lại phải được xem là bộ
phận bảo vệ về vật lý.
Ngón tay thử có các phần nối được mô tả trong ISO 20653 phải
được lắp vào bất cứ các khe hở hoặc
lỗ hở nào của bộ phận bảo vệ về vật lý với
lực thử 10 N ± 10 % để đánh giá an toàn điện.
Nếu ngón tay thử lọt vào một phần hoặc lọt hoàn toàn vào bộ phận bảo vệ về vật
lý thì phải đặt ngón tay thử ở mỗi vị trí như quy định dưới đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu thích
hợp, có thể đấu nối với một nguồn cung cấp điện áp thấp (không thấp hơn 40 V và
không cao hơn 50 V) mắc nối tiếp với một đèn thích hợp, giữa ngón tay thử có phần
nối và các chi tiết có dòng điện chạy qua điện áp cấp B ở bên trong lớp ngăn hoặc lớp bao kín
bảo vệ thiết bị điện.
Phép đo phải được tiến hành sau qui trình thử đâm xe khi duy
trì cùng các điều kiện như trong qui trình thử đâm xe và phải hạn chế di chuyển
của xe để ngăn ngừa các thay đổi về trạng thái cơ học của xe.
7.2.4.1.2 Điều kiện nghiệm thu
Các yêu cầu trong 5.2.4 phải được xem là đáp ứng được nếu
ngón tay thử có phần nối mô tả trong ISO 20653 không thể tiếp xúc được với các
chi tiết có dòng điện chạy qua điện áp cấp B.
Nếu cần thiết có thể dùng gương hoặc kính nội soi sợi quang
để kiểm tra xem ngón tay thử có phần hối có tiếp xúc với mạch điện điện áp cấp
B hay không.
Nếu yêu cầu này được kiểm tra xác nhận bằng một mạch tín hiệu
có một đèn giữa ngón tay thử có phần nối và các chi tiết có dòng điện chạy qua
điện áp cấp B, thì đèn đó phải
không sáng.
7.2.4.2 Cân bằng điện thế
Để cân bằng điện thế, phải áp dụng một trong các qui trinh
sau theo khuyến nghị của nhà sản xuất xe:
- Kiểm tra bằng mắt;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Kết hợp giữa kiểm tra bằng mắt và đo.
Đối với kiểm tra bằng mắt, các tiêu chí sau phải được đáp ứng:
- Các mặt cắt ngang của các mối nối dây dẫn điện không được giảm đi do hư
hỏng về vật lý;
- Tính liên tục của các mối nối phải được giữ đúng. Không được xảy ra sự
gián đoạn;
- Các mối nối phải được giữ hoàn toàn cố định.
Đối với phép đo, phải áp dụng qui trình sau.
Các điện trở cản bằng điện thế phải được thử với dòng điện
thử nhỏ nhất là 0,2 A và điện áp một chiều không lớn hơn 60 V, nó phải được
truyền qua đường điện có điện thế giữa các chi tiết dẫn điện để trần và khung dẫn
điện của xe trong thời gian tối thiểu là 5 s. Có thể sử dụng một dòng điện thử
thấp hơn và / hoặc một thời gian thử ngắn hơn với điều kiện là độ chính xác của
các kết quả thử điện trở cân bằng điện thế luôn giữ ở mức đầy đủ.
7.2.4.3 Điện trở cách điện dùng cho bảo vệ về vật lý
Phải thực hiện phép thử với RESS và các nguồn điện áp cấp B
khác được ngắt. Phải sử dụng một dụng cụ thử điện trở thích hợp khi xem xét các
giá trị giới hạn của điện trở
cách điện quy định trong 5.2.4. Điện trở đo được phải chia cho điện áp làm việc lớn nhất Vbe của mạch điện điện áp cấp B.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải thực hiện phép đo ở tm (xem 5.2.2).
Để kiểm tra sự phù hợp, phải thực hiện một trong các phép đo
hoặc đánh giá sau.
- Phải đo điện áp giữa bất cứ hai chi tiết dẫn điện để trần nào có thể với
tới được ở khoảng cách 2,5 m.
- Phải đo điện áp giữa tất cả các chi tiết dẫn điện để trần có liên quan
và khung dẫn điện. Các chi tiết dẫn điện để trần có liên quan là các chi tiết
được bố trí trong phạm vi cách nhau 2,5 m. Sau khi hoàn thành các phép đo điện
áp, phải tính toán các độ chênh lệch điện áp giữa các chi tiết dẫn điện để trần
này từ các kết quả đo.
CHÚ THÍCH 2,5 m là khoảng
cách thông thường mà một người có thể với tới,
7.2.5 Giới hạn điện năng
7.2.5.1 Phép đo điện năng phóng điện
7.2.5.1.1 Quy định chung
Trước khi thử đâm xe, các công tắc S1 và S2 và các điện trở phóng điện đã biết Re1
và Re2 phải được lắp song song với các tụ điện có liên quan (xem
Hình 4).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ DẪN
1 khung dẫn điện
2 hệ thống pin nhiên liệu
3 hệ thống kéo hoặc tải trọng
4 RESS
5 mạch điện điện áp cấp B
Hình 4 - Đo điện năng của mạch điện
điện áp cấp B được tích trữ trong các tụ điện (Ví dụ)
Tại tm (xem 5.2.2) phải đánh giá năng lượng tích
được trong các tụ điện X và Y. Để thực hiện việc đánh giá này, năng lượng tích
được phải được phóng điện bằng cách đóng các công tắc S1 và S2 (xem Hình 4) như
được mô tả trong các điều sau.
CHÚ THÍCH Khi sử dụng
TEyr thay vì TEdyr để đánh giá, không cần thiết phải sử dụng S2 và Re2.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các công tắc S1 và S2 phải được đóng vào lúc để cho phép
phóng điện Cx và Cy trong phạm vi tm (xem 5.2.2) khi xem xét một khoảng thời
gian phóng điện ít nhất là 3x(Re1 x Cx) đối với Cx và 6 x (Re2 x Cy) đối với Cy. Phải đo và ghi lại điện áp Vb và dòng điện Ie2.
Dòng điện le1 có thể tính toán được từ Vb và Re1. Phải đo và ghi lại điện áp V1 và dòng điện le2. Dòng
điện le2 có thể tính toán được từ V1 và Re2.
Tích số của điện
áp Vb và dòng điện le1 phải được lấy tích phân theo một
khoảng thời gian ít nhất là 3 x (Re1 x Cx) hoặc 6 x (Re2 x Cy), lấy giá trị dài hơn, để thu được năng lượng phóng điện Ted
tính bằng J theo công thức (6):
Tích số của điện áp V1 và dòng điện Ie2 phải được lấy tích phân theo một
khoảng thời gian ít nhất là 3 x (Re1 x Cx) hoặc 6 x (Re2
x Cy), lấy giá trị dài hơn, để thu được
năng lượng phóng điện (TEdyr) tính bằng J theo công thức (7):
7.2.5.2 Tính toán năng lượng
7.2.5.2.1 Tính toán năng lượng cho các tụ điện X
Khi Vb được đo tại tm (xem 5.2.2) và điện dung của
các tụ điện X, Cx do khách hàng quy định thì phải tính toán bằng năng lượng trong các tụ điện X.
TEx theo công thức (8):
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH TEx được tính toán khi sử dụng Vbe, biểu thị giá trị năng lượng
lớn nhất có thể đạt được được tích trữ trong các tụ điện X.
7.2.5.2.2 Tính toán năng lượng cho các tụ điện Y
Khi V1, V2 (xem Hình 4) được đo tại tm
(xem 5.2.2) và điện dung cho mỗi đầu ra Cy của các tụ điện Y do nhà sản xuất quy
định thì phải tính toán năng lượng trong các tụ điện Y, TEy theo công thức
(10):
Theo cách khác, TEy có thể được tính toán theo công thức (11) khi sử dụng Vbe,
điện áp làm việc lớn nhất.
CHÚ THÍCH: TEy được tính toán khi sử dụng Vbe biểu
thị giá trị năng lượng lớn nhất có thể đạt được được tích trữ trong các tụ điện
Y.
7.2.5.2.3 Tính toán năng lượng cho năng lượng còn lại trong các tụ điện Y
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Theo cách khác, có thể tính toán TEyr theo công thức (13) khi sử dụng Vbe,
điện áp làm việc lớn nhất.
CHÚ THÍCH TEyr được tính
toán khi sử dụng Vbe biểu thị giá trị năng lượng lớn nhất có thể đạt được được tích trữ trong các tụ điện Y.
7.3 Qui
trình thử cho sự chảy tràn chất điện phân của RESS
Trước và sau phép thử đâm xe, phải kiểm tra xe về sự chảy
tràn chất điện phân, có thể
kiểm tra chất điện phân bằng mắt, giấy quì và/hoặc phân tích hóa học chất lỏng.
Trừ khi nhà sản xuất cung cấp các phương tiện để phân biệt sự
rò rỉ giữa các chất lỏng khác nhau, toàn bộ sự rò rỉ chất lỏng phải được xem là
chất điện phân.
8 Thông tin bổ sung
Phải cung cấp thông tin đặc biệt về xử lý xe và an toàn điện
sau một tai nạn đâm xe cho các dịch vụ phản ứng nhanh và cứu hộ khẩn cấp bằng
tài liệu thích hợp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phải cung cấp thông tin đặc biệt về an toàn điện cho sửa chữa
xe sau tai nạn đâm xe bằng tài liệu thích hợp.
Thư mục tài
liệu tham khảo
[1] IEC/TS 60479-1:2005, Effect of current on human being
and livestock - Part 1 (Tác động của dòng điện đến con người và gia súc - Phần
1: Các vấn đề chung)