CR
|
Continuous phenomena applied to Receivers
|
Hiện tượng liên tục áp dụng cho máy
thu
|
CT
|
Continuous phenomena applied to Transmitters
|
Hiện tượng liên tục áp dụng cho máy
phát
|
e.r.p.
|
effective radiated power
|
Công suất bức xạ hiệu dụng
|
EMC
|
ElectroMagnetic Compatibility
|
Tương thích điện từ
|
EUT
|
Equipment Under Test
|
Thiết bị được đo kiểm
|
LPD
|
Low Power Device
|
Thiết bị công suất thấp
|
PMR
|
Professional Mobile Radio
|
Vô tuyến di động chuyên nghiệp
|
RF
|
Radio Frequency
|
Tần số vô tuyến
|
SINAD
|
Ratio of (Signal + Noise +
Distortion) to (Noise + Distortion)
|
Tỷ số (Tín hiệu + Tạp âm + Méo)/(Tạp
âm + Méo)
|
TR
|
Transient phenomena applied to Receivers
|
Hiện tượng đột biến áp dụng cho máy
thu
|
TT
|
Transient phenomena applied to
Transmitters
|
Hiện tượng đột biến áp dụng cho máy
phát
|
2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Phát xạ
Áp dụng Bảng 1 mục 2.1.1 của QCVN
18:2022/BTTTT, bao gồm khả năng áp dụng các phép đo phát xạ EMC đối với các cổng
liên quan của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ.
Các điều kiện riêng được quy định tại
Bảng 1 liên quan đến phương pháp đo phát xạ sử dụng tại mục 2 1 của QCVN
18:2022/BTTTT.
Bảng 1 - Các điều
kiện riêng đối với các phép đo phát xạ EMC
Mục tham
chiếu của QCVN 18:2022/BTTTT
Các điều kiện
riêng liên quan đến thiết bị, bổ sung hoặc sửa đổi các điều kiện đo kiểm quy
định trong 2.1 của QCVN 18:2022/BTTTT
2.1.2. Cấu hình đo
Phương pháp đo và giới hạn đối với
phát xạ EMC
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi hoạt động ở chế độ phát, máy
phát phải hoạt động ở mức công suất phát RF cực đại.
2.2. Miễn nhiễm
Áp dụng mục 2.2 của QCVN
18:2022/BTTTT, bao gồm khả năng áp dụng các phép đo miễn nhiễm EMC đối với các
cổng liên quan của thiết bị vô tuyến và/hoặc thiết bị phụ trợ.
Các điều kiện riêng được quy định tại
Bảng 2 liên quan đến phương pháp đo miễn nhiễm sử dụng tại mục 2.2 của QCVN
18:2022/BTTTT.
Bảng 2 - Các điều
kiện riêng đối với các phép thử miễn nhiễm EMC
Mục tham
chiếu của QCVN 18:2022/BTTTT
Các điều kiện
riêng liên quan đến thiết bị, bổ sung hoặc sửa đổi các điều kiện đo kiểm quy
định trong 2.2 của QCVN 18:2022/BTTTT
2.2.2. Cấu hình thử
Đối với các phép thử miễn nhiễm máy
phát, máy phát phải hoạt động ở mức công suất phát RF đầu ra cực đại.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Điều kiện kỹ thuật
2.3.1. Điều kiện môi trường
Các yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn
này áp dụng trong điều kiện môi trường hoạt động của EUT do nhà sản xuất công bố.
EUT phải tuân thủ mọi yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn này tại mọi thời điểm khi
hoạt động trong giới hạn điều kiện môi trường mà nhà sản xuất đã công bố.
2.3.2. Điều kiện đo kiểm
Áp dụng các điều kiện đo kiểm nêu tại
Phụ lục A của QCVN 18:2022/BTTTT. Các điều kiện đo kiểm khác áp dụng cho thiết
bị âm thanh không dây và các thiết bị phụ trợ được quy định chi tiết trong quy
chuẩn này.
Đối với các phép thử phát xạ và miễn
nhiễm, điều chế đo kiểm, bố trí đo kiểm,... được quy định tại 2.3.2 đến 2.3.6 của
quy chuẩn này.
Đối với các phép thử EMC, các máy phát
mang theo người hoặc cầm tay phải được gắn lên giá làm bằng vật liệu phi dẫn và
cách các bề mặt dẫn điện bất kỳ tối thiểu 0,8 m. EUT và bất kỳ thiết bị khác được
yêu cầu đánh giá chất lượng trước, trong và sau khi kết thúc các phép thử phải
được kết nối theo cấu hình điển hình cho hoạt động bình thường.
Khi EUT cung cấp cùng với ăng ten rời
thì EUT phải được đo kiểm với ăng ten được lắp vào theo cấu hình điển hình cho
hoạt động bình thường.
Đối với các phép thử miễn nhiễm, nếu
thiết bị thuộc nhóm cho phép thì có thể thiết lập kết nối thông tin từ khi bắt
đầu đo kiểm và duy trì kết nối trong quá trình đo kiểm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Máy phát phải hoạt động tại mức công
suất RF đầu ra cực đại thông thường, được điều chế bằng một tín hiệu điều chế
phù hợp (xem 2.3.6.1);
- Các máy thu riêng lẻ hoặc máy thu của
máy phát hoạt động ở chế độ đơn công, tín hiệu RF đầu vào mong muốn được đấu
ghép đưa vào máy thu phải được điều chế bằng tín hiệu điều chế phù hợp (xem
2.3.6.2);
- Đối với các máy thu phát song công,
tín hiệu RF đầu vào mong muốn được đấu ghép đưa vào máy thu phải được điều chế
bằng tín hiệu điều chế phù hợp (xem 2.3.6.2). Máy phát phải hoạt động tại mức
công suất RF đầu ra cực đại thông thường, được điều chế bằng tín hiệu điều chế
đo kiểm, đấu ghép đưa vào máy phát từ đầu ra của máy thu (chế độ máy lặp);
- Các hệ thống điều chế số phải sử dụng
giao diện xác định trước để chuyển đổi giữa miền tương tự và miền số (và ngược
lại).
2.3.3. Bố trí tín hiệu đo kiểm
2.3.3.1. Tổng quát
Áp dụng các quy định tại A.2 Phụ lục A
của QCVN 18:2022/BTTTT.
2.3.3.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu
vào của máy phát
Áp dụng các quy định tại A.2.2 Phụ lục
A của QCVN 18:2022/BTTTT với các sửa đổi sau đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với thiết bị có thể sử dụng nhiều
loại đầu thu âm, nhà sản xuất phải công bố loại đầu thu âm sử dụng trong hệ thống,
ví dụ loại đầu thu âm cảm ứng điện trường (dynamic), đầu thu âm tĩnh điện
(condenser), đầu thu âm tụ tĩnh điện (electret). Máy phát được đo kiểm tại mức
đầu vào nhạy nhất với đầu thu âm đo kiểm.
Đối với thiết bị không được thiết kế để
sử dụng micro tích hợp hoặc micro rời, tín hiệu được được đưa vào dưới dạng điện
đến điểm nối đầu vào nhạy nhất (xem hình 1) sử dụng cáp dài nhất mà bình thường
nhà sản xuất cung cấp kèm thiết bị.
Tín hiệu điều chế được sử dụng cho các
phép thử là tín hiệu đơn âm hình sin tần số 1 kHz tại mức do nhà sản xuất công
bố đến khi đạt mức điều chế âm thanh 100 %.
Nhà sản xuất có thể cung cấp máy thu
phù hợp kèm theo và có thể sử dụng để thiết lập kết nối thông tin. Trong trường
hợp này có thể dùng bộ suy hao phù hợp trong đầu vào máy thu kèm theo, xem chi tiết
tại Phụ lục B.
Trong trường hợp hệ thống dùng đầu vào
và đầu ra âm thanh số, tín hiệu đo kiểm phải được đưa qua bộ chuyển đổi đo kiểm
phù hợp để chuyển đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số và ngược lại. Nhà sản
xuất phải cung cấp thông tin chi tiết về giao diện và bộ chuyển đổi đo kiểm được
sử dụng cho phép thử.
2.3.3.3. Bố trí đo kiểm tại đầu ra của
máy phát
Áp dụng các quy định tại A.2.3 Phụ lục
A của QCVN 18:2022/BTTTT.
2.3.3.4. Bố trí đo kiểm tại đầu vào của
máy thu
Áp dụng các quy định tại A.2.4 Phụ lục
A của QCVN 18:2022/BTTTT với các điều chỉnh sau đây.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhà sản xuất phải công bố mức và cách
thức tạo tín hiệu mong muốn RF đầu vào. Mức được lựa chọn phải được thiết lập ở
giá trị lớn hơn 60 dB so với độ nhạy ngưỡng của máy thu. Các hệ thống khác
micro không dây tương tự có thể xác định mức khác tương ứng với ứng dụng. Mức này
phải được ghi vào báo cáo đo kiểm.
Nhà sản xuất phải cung cấp máy phát đi
kèm phù hợp để có thể sử dụng cho việc thiết lập kết nối thông tin. Trong trường
hợp này có thể dùng bộ suy hao phù hợp trong EUT nếu cần thiết.
Hình 1 - Cấu
hình đo kiểm đối với ăng ten tích hợp; hoạt động của máy phát - tín hiệu điện đầu
vào
Hình 2 - Cấu
hình đo kiểm đối với ăng ten tích hợp; hoạt động của máy phát - tín hiệu âm
thanh đầu vào
Hình 3 - Ví dụ
về bộ ghép âm thanh
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Máy tạo tín hiệu RF có thể
đi kèm theo máy phát được đặt bên trong buồng đo nếu cần thiết.
Hình 4 - Cấu
hình đo kiểm đối với ăng ten tích hợp; hoạt động của máy thu
2.3.3.5. Bố trí đo kiểm tại đầu ra của
máy thu
Áp dụng các quy định tại A.2.5 Phụ lục
A của QCVN 18:2022/BTTTT với các sửa đổi sau đây.
Tín hiệu tần số âm thanh đầu ra của
máy thu có thể ghép đưa vào hệ thống đo SINAD bên ngoài buồng đo. Các đặc tính
của hệ thống SINAD phải đảm bảo tần số -3 dB cận trên của bộ dò lớn hơn 16 kHz
và sai số độ phẳng đo điện giữa tần số 40 Hz và 16 kHz không vượt quá ±2 dB.
Các thiết bị ghép tín hiệu được dùng để đo kiểm phải được đưa vào báo cáo thử
nghiệm.
Trong trường hợp hệ thống dùng đầu ra
âm thanh số, nhà sản xuất phải xác định bộ chuyển đổi đo kiểm phù hợp để chuyển
đổi tín hiệu số thành tín hiệu tương tự. Nhà sản xuất phải cung cấp thông tin
chi tiết về giao diện và bộ chuyển đổi đo kiểm được sử dụng cho phép thử. Các
giao diện phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nêu trên.
2.3.3.6. Bố trí đo kiểm máy thu và
phát cùng nhau (như một hệ thống)
Áp dụng các quy định tại A.2.5 Phụ lục
A của QCVN 18:2022/BTTTT.
Trường hợp các hệ thống điều chế số,
nhà sản xuất phải xác định bộ chuyển đổi đo kiểm phù hợp để chuyển đổi tín hiệu
tương tự thành tín hiệu số và ngược lại. Việc xác định nêu trên phải được đưa
vào báo cáo thử nghiệm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3.4.1. Tổng quát
Áp dụng A.3 Phụ lục A QCVN
18:2022/BTTTT.
2.3.4.2. Băng tần loại trừ đối với máy
thu và các máy thu của máy thu phát
Băng tần loại trừ đối với máy thu và
các máy thu của máy thu phát là dải tần được xác định bằng dải chuyển mạch do
nhà sản xuất công bố được mở rộng như sau:
1) Thiết bị loại 1 và loại 2 (như định
nghĩa tại 2.5)
- Tần số cận dưới của băng tần loại trừ
là tần số cận dưới của dải chuyển mạch trừ đi 5 % giá trị tần số trung tâm của
dải chuyển mạch.
- Tần số cận trên của băng tần loại trừ
là tần số cận trên của dải chuyển mạch cộng thêm 5 % giá trị tần số trung tâm của
dải chuyển mạch.
2) Thiết bị loại 3 (như định nghĩa tại
2.5)
- Tần số cận dưới của băng tần loại trừ
là tần số cận dưới của dải chuyển mạch trừ đi 5 % giá trị tần số trung tâm của
dải chuyển mạch hoặc trừ 10 MHz, chọn giá trị phù hợp để có tần số thấp nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nhà sản xuất phải công bố loại thiết bị
trong tài liệu kèm theo sản phẩm và phải cung cấp thông tin về loại thiết bị
cho phòng thử nghiệm.
2.3.4.3. Băng tần loại trừ đối với máy
phát
Tần số cận dưới của băng tần loại trừ
là tần số cận dưới của dải chuyển mạch trừ đi 5 % giá trị tần số trung tâm của
dải chuyển mạch.
Tần số cận trên của băng tần loại trừ
là tần số cận trên của dải chuyển mạch cộng thêm 5 % giá trị tần số trung tâm của
dải chuyển mạch.
2.3.5. Đáp ứng băng hẹp của máy thu
Các đáp ứng trên máy thu, phần thu của
máy thu phát (song công) xảy ra trong khi kiểm tra miễn nhiễm ở các tần số rời
rạc là đáp ứng băng hẹp (đáp ứng giả) được xác định theo phương pháp sau.
Nếu trong khi kiểm tra, tín hiệu thử
miễn nhiễm RF (xem 2.2.3 và 2.2.6 của QCVN 18:2022/BTTTT) gây ra sự không tuân
thủ của máy thu với tiêu chí cụ thể (xem Phụ lục C), cần xác định sự không tuân
thủ này theo đáp ứng băng hẹp hoặc theo hiện tượng băng rộng. Vì vậy, tần số của
tín hiệu đo thử được tăng lên thêm hai lần độ rộng băng thông 6 dB danh định của
bộ lọc IF ngay trước bộ điều chế máy thu, hoặc nếu thích hợp, băng thông thiết
bị dùng cho hoạt động được xác định theo nhà sản xuất. Phép kiểm tra được lặp lại
với tần số tín hiệu thử đã giảm đi với cùng số lượng trên.
Nếu máy thu tuân thủ tiêu chí quy định
trong một hoặc cả hai trường hợp lệch tần, đáp ứng được coi là đáp ứng băng hẹp.
Nếu máy thu vẫn không tuân thủ tiêu
chí quy định trong một hoặc cả hai trường hợp lệch tần, theo thực tế điều này
có thể là độ lệch tần đã thực hiện theo tần số của tín hiệu không mong muốn
tương ứng với một đáp ứng dải hẹp khác. Trong trường hợp này thủ tục trên được
lặp lại với việc tăng hoặc giảm tần số tín hiệu đo kiểm hai lần băng thông hoặc
một nửa băng thông tham chiếu ở trên.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với phép kiểm tra miễn nhiễm, đáp ứng
băng hẹp phải được bỏ qua.
Các tiêu chuẩn nhận dạng đối với đáp ứng
băng hẹp của EUT là mức suy giảm của mức SINAD quan sát tại đầu ra âm thanh thấp
hơn mức giới hạn của chủng loại liên quan quy định tại Bảng 4, xem 2.5.2.
Độ lệch tần số danh định
sử dụng cho nhận dạng các đáp ứng băng hẹp phải gấp hai lần băng thông của
bộ lọc IF máy thu ngay trước bộ giải điều chế, theo công bố của nhà sản xuất, đối
với phần đầu của thủ tục nhận dạng và gấp 2,5 lần băng thông máy thu đối với phần
thứ hai.
Đối với các hệ thống số, đáp ứng băng
hẹp phải được giới hạn thấp hơn 3 lần băng thông (B) công bố của hệ thống. Xem
ETSI EN 300 422-1, ETSI EN 300 454-1 QCVN 91:2015/BTTTT.
2.3.6. Điều chế đo kiểm bình thường
2.3.6.1. Máy phát
Máy phát được điều chế bằng một tín hiệu
âm thanh hình sin tần số 1 000 Hz, được cấp qua bộ ghép âm thanh phù hợp hoặc
cáp truyền được bọc chống nhiễu (ví dụ cáp đồng trục). Mức của tín hiệu âm
thanh này phải được điều chỉnh đến điều chế âm thanh 100 % (tải kênh cực đại) của
tín hiệu mong muốn.
Đối với các hệ thống điều chế số, nhà
sản xuất phải chỉ ra phương pháp và các tham số điều chế và cung cấp thiết bị
chuyển đổi đo phù hợp để cho phép thử nghiệm tương tự mức điều chế âm thanh 100
%.
2.3.6.2. Máy thu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các hệ thống điều chế số, nhà
sản xuất phải chỉ ra phương pháp và các tham số điều chế và cung cấp thiết bị
chuyển đổi đo phù hợp để cho phép thử nghiệm tương tự mức điều chế âm thanh 100
%.
2.4. Thiết bị phụ trợ
Áp dụng Phụ lục B của QCVN
18:2022/BTTTT.
2.5. Tiêu chí chất lượng
2.5.1. Giới thiệu
2.5.1.1. Tổng quát
Nhóm thiết bị micro không dây được
chia thành 3 loại, mỗi loại có bộ tiêu chí chất lượng riêng:
- Thiết bị loại 1 bao gồm thiết bị
micro không dây và các thiết bị phụ trợ kèm theo dùng cho các ứng dụng chuyên
nghiệp;
- Thiết bị loại 2 gồm thiết bị micro
không dây, thiết bị âm thanh không dây, thiết bị giám sát trong tai và các thiết
bị phụ trợ kèm theo dùng cho giải trí trong gia đình;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tài liệu hướng dẫn sử dụng phải có
thông tin về mục đích sử dụng của sản phẩm, được nêu cụ thể là “Các ứng dụng
chuyên nghiệp” (Thiết bị loại 1), “Giải trí trong gia đình” (Thiết bị loại 2)
hoặc “Mục đích chung” (Thiết bị loại 3).
Việc thiết lập kết nối thông tin vào
thời điểm bắt đầu đo kiểm, duy trì kết nối và đánh giá tín hiệu khôi phục được
(ví dụ tín hiệu âm thanh đầu ra) được sử dụng như là tiêu chí chất lượng để
đánh giá các chức năng thiết yếu của thiết bị trong và sau quá trình thử nghiệm.
Tiêu chí chất lượng A, B và C nêu
trong Bảng 3 phải được sử dụng theo các trường hợp sau:
- Tiêu chí chất lượng A áp dụng đối với
các phép đo miễn nhiễm cho hiện tượng liên tục;
- Tiêu chí chất lượng B áp dụng đối với
các phép đo miễn nhiễm cho hiện tượng gián đoạn;
- Tiêu chí chất lượng C áp dụng đối với
các phép đo gián đoạn nguồn điện, sụt điện áp vượt quá một khoảng thời gian xác
định.
2.5.1.2. Tiêu chí chất lượng chung
Thiết bị phải đáp ứng các tiêu chí chất
lượng quy định tại Bảng 3 và các quy định cụ thể về tiêu chí chất lượng đặc thù
tương ứng trong các mục 2.5.2.1, 2.5.2.2 và 2.5.2.3.
Bảng 3 - Các
tiêu chí chất lượng chung
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong khi
thử nghiệm
Sau khi thử
thử nghiệm
A
Hoạt động như dự kiến
Suy giảm tính năng (xem CHÚ THÍCH 1)
Không mất chức năng
Hoạt động như dự kiến
Không bị suy giảm tính năng (xem CHÚ
THÍCH 2)
Không bị mất chức năng
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Mất một hoặc nhiều chức năng
Hoạt động như dự kiến
Không bị suy giảm tính năng (xem CHÚ
THÍCH 2)
Chức năng bị mất có thể tự phục hồi
C
Mất một hoặc nhiều chức năng
Hoạt động như dự kiến
Không bị suy giảm tính năng (xem CHÚ
THÍCH 2)
Người vận hành có thể phục hồi chức
năng bị mất
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu nhà sản xuất không công bố mức
suy giảm tính năng cho phép thì mức này có thể lấy từ tài liệu mô tả sản phẩm
và tài liệu của sản phẩm (bao gồm tờ rơi và quảng cáo) và mức mà người sử dụng
có thể mong đợi hợp lý từ sản phẩm nếu được sử dụng như dự kiến.
CHÚ THÍCH 2: Không suy giảm tính
năng sau khi thử nghiệm được hiểu là tính năng không suy giảm thấp hơn mức
tính năng tối thiểu do nhà sản xuất công bố đối với việc sử dụng thiết bị
theo đúng dự kiến. Trong một số trường hợp mức tính năng tối thiểu có thể được
thay thế bằng mức suy giảm tính năng cho phép. Sau khi thử nghiệm không được
phép có sự thay đổi về dữ liệu hoạt động thực tế hoặc dữ liệu lưu trữ của người
dùng. Nếu nhà sản xuất không công bố mức tính năng tối thiểu hoặc mức suy giảm
tính năng cho phép thì mức này có thể lấy từ tài liệu mô tả sản phẩm và tài
liệu của sản phẩm (bao gồm tờ rơi và quảng cáo) và mức mà người sử dụng có thể
mong đợi hợp lý từ sản phẩm nếu được sử dụng như dự kiến.
2.5.2. Yêu cầu chất lượng
2.5.2.1. Tiêu chí chất lượng đối với
thiết bị có thể cung cấp kết nối thông tin liên tục
a) Tổng quát
Việc thiết lập kết nối thông tin vào
thời điểm bắt đầu đo kiểm, duy trì kết nối và đánh giá tín hiệu khôi phục được,
ví dụ tín hiệu âm thanh, được sử dụng như là tiêu chí chất lượng để đảm bảo các
chức năng thiết yết của máy phát và/hoặc máy thu được đánh giá trong và sau quá
trình thử nghiệm.
Thiết bị phải đáp ứng các tiêu chí chất
lượng tối thiểu quy định đối với loại thiết bị nêu tại mục 2.5.1.1 và 2.5.1.2.
b) Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng
liên tục áp dụng cho máy phát (CT) và máy thu (CR)
Tiêu chí chất lượng sau đây đối với với
hiện tượng liên tục áp dụng cho máy phát (CT) và máy thu (CR) hoặc bộ phận máy
thu của các máy thu phát (CR) đơn công hoặc song công cho phép thiết lập kết nối
thông tin liên tục:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Trong mỗi lần phơi nhiễm riêng trong
chuỗi thử nghiệm, phải đảm bảo rằng kết nối thông tin được duy trì bằng các
phương tiện thích hợp do nhà sản xuất cung cấp;
- Tại thời điểm kết thúc thử nghiệm,
EUT phải hoạt động như dự kiến, không bị mất chức năng điều khiển hoặc dữ liệu
của người dùng như nhà sản xuất công bố và kết nối thông tin phải luôn được duy
trì trong suốt quá trình thử nghiệm.
Trong và sau khi thử nghiệm tín hiệu
âm thanh đầu ra phải được giám sát và đánh giá. Trong quá trình thử nghiệm,
SINAD của tín hiệu âm thanh đầu ra không bị suy giảm xuống mức thấp hơn giới hạn
liên quan quy định tại Bảng 4. Sau khi thử nghiệm SINAD phải khôi phục trở về mức
ghi nhận được trước khi thử nghiệm và mức không được thấp hơn giới hạn liên
quan quy định tại Bảng 4.
Bảng 4 - Hiện
tượng liên tục, tiêu chí chất lượng tối thiểu
Loại thiết
bị
Tiêu chí chất
lượng tối thiểu
Mục đích sử
dụng
Loại 1
30 dB SINAD
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Loại 2
20 dB SINAD
Giải trí trong gia đình
Loại 3
6 dB SINAD
Mục đích chung
Trường hợp EUT chỉ là máy phát và có
hoạt động ở chế độ chờ thì phải lặp lại các phép thử khi EUT hoạt động ở chế độ
chờ để đảm bảo rằng không xảy ra việc phát tín hiệu không đúng dự kiến.
Trường hợp EUT là máy thu phát thì
trong quá trình thử nghiệm không được xảy ra tình trạng máy phát hoạt động
không đúng dự kiến.
c) Tiêu chí chất lượng đối với hiện tượng
đột biến áp dụng cho máy phát (TT) và máy thu (TR)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Trước khi thử nghiệm phải đảm bảo rằng
EUT khi được phối ghép qua thiết bị đo và không phải chịu tác động EMC có khả
năng tạo ra hình mẫu SINAD cao hơn tối thiểu 3 dB so với giới hạn nêu tại Bảng
4;
- Tại thời điểm kết thúc mỗi lần phơi
nhiễm trong chuỗi thử nghiệm, EUT phải hoạt động mà người dùng không nhận thấy
bị mất kết nối thông tin;
- Tại thời điểm kết thúc toàn bộ các
phép thử, bao gồm chuỗi các phơi nhiễm riêng, EUT phải hoạt động như dự kiến,
không bị mất chức năng điều khiển hoặc dữ liệu của người dùng như nhà sản xuất
công bố và kết nối thông tin phải luôn được duy trì trong suốt quá trình thử
nghiệm.
Sau khi thử nghiệm tín hiệu âm thanh đầu
ra phải được giám sát và đánh giá. Sau khi thử nghiệm SINAD phải khôi phục trở
về mức ghi nhận được trước khi thử nghiệm hoặc tối thiểu ở mức không được thấp
hơn giới hạn liên quan quy định tại Bảng 4.
Trường hợp EUT chỉ là máy phát và có
hoạt động ở chế độ chờ thì phải lặp lại các phép thử khi EUT hoạt động ở chế độ
chờ để đảm bảo rằng không xảy ra việc phát tín hiệu không đúng dự kiến.
Trường hợp EUT là máy thu phát thì
trong quá trình thử nghiệm không được xảy ra tình trạng máy phát hoạt động
không đúng dự kiến.
2.5.2.2. Tiêu chí chất lượng đối với
thiết bị không cung cấp kết nối thông tin liên tục
Đối với thiết bị không cung cấp kết nối
thông tin liên tục, nhà sản xuất phải công bố đặc điểm kỹ thuật của thiết bị đối
với mức có thể chấp nhận được của chất lượng hoặc suy giảm chất lượng trong
và/hoặc sau khi thử miễn nhiễm và để đưa vào báo cáo đo kiểm. Đặc tả chất lượng
này phải có trong tài liệu, mô tả sản phẩm. Các đặc điểm kỹ thuật liên quan
trong mục 2.4.3 cũng phải được tính đến.
Chỉ tiêu chất lượng quy định bởi nhà sản
xuất phải đưa ra cùng cấp độ bảo vệ miễn nhiễm như đã nêu trong mục 2.5.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tiêu chí chất lượng A đối với thiết
bị loại 1;
- Tiêu chí chất lượng c đối với thiết
bị loại 2 và loại 3
như mô tả ở Bảng 3.
Đối với các phép thử miễn nhiễm với hiện
tượng đột biến, thiết bị không cho phép thiết lập kết nối thông tin liên tục và
phụ kiện dự kiến được đo kiểm độc lập thì phải đáp ứng tiêu chí chất lượng B
như mô tả ở Bảng 3, ngoại trừ các phép thử miễn nhiễm sụt áp và gián đoạn điện
áp (xem mục 2.2.8 của QCVN 18:2022/BTTTT), trong đó phải công bố rõ ràng rằng
không cần duy trì kết nối thông tin để không áp dụng tiêu chí chất lượng C quy
định ở Bảng 3.
2.5.2.3. Tiêu chí chất lượng đối với
thiết bị phụ trợ được đo kiểm độc lập
Nếu thiết bị được đo kiểm độc lập, nhà
sản xuất phải công bố đặc điểm kỹ thuật của thiết bị đối với mức có thể chấp nhận
được của tính năng hoặc suy giảm tính năng trong và/hoặc sau khi thử miễn nhiễm
và để đưa vào báo cáo đo kiểm. Đặc tả tính năng này phải có trong tài liệu, mô
tả sản phẩm. Các đặc điểm kỹ thuật liên quan trong mục 2.4.3 cũng phải được
tính đến.
Chỉ tiêu chất lượng quy định bởi nhà sản
xuất phải đưa ra cùng cấp độ bảo vệ miễn nhiễm như đã nêu trong mục 2.5.1.
3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
3.1. Các thiết bị âm
thanh không dây thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại 1.1 phải tuân thủ các quy
định của Quy chuẩn này.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
4.1. Các tổ chức, cá nhân
liên quan có trách nhiệm thực hiện quy định về công bố hợp quy các thiết bị âm
thanh không dây dải tần từ 25 MHz đến 2 000 MHz và chịu sự kiểm tra của cơ quan
quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Viễn thông và
các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai
quản lý các thiết bị âm thanh không dây dải tần từ 25 MHz đến 2 000 MHz theo
Quy chuẩn này.
5.2. Trong trường hợp các
quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì
thực hiện theo quy định tại văn bản mới.
5.3. Trong quá trình triển
khai thực hiện Quy chuẩn này, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, các tổ chức
và cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Bộ Thông tin và Truyền thông
(Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
Phụ lục A
(Quy định)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
TT
Tên sản phẩm,
hàng hóa theo QCVN
Mã số HS
Mô tả sản
phẩm, hàng hóa
1
Thiết bị âm thanh không dây dải tần
25 MHz đến 2 000 MHz
8518.10.11
8518.10.19
8518.10.90
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8518.21.10
8518.21.90
8518.22.10
8518.22.90
8518.29.20
8518.29.90
Loa không dây có dải tần hoạt động
25 MHz đến 2 000 MHz
8518.30.10
8518.30.20
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8518.30.51
8518.30.59
8518.30.90
Micro/loa kết hợp không dây có dải tần
hoạt động 25 MHz đến 2 000 MHz
Phụ lục B
(Quy định)
Kích thích âm
thanh của micro không dây, các điều kiện đối với thiết lập đo kiểm và cấu hình
B.1. Tổng quát
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Micro không dây thay đổi rất nhiều về
độ nhạy và định hướng âm của bộ thu âm.
Khi đo kiểm micro không dây phải luôn
nhớ rằng nhiều sản phẩm sử dụng các kỹ thuật nén - giải nén khác nhau.
Khi gặp khó khăn hoặc không chắc chắn
về đặc tính của mẫu đo thì cần có sự trao đối với nhà sản xuất.
B.2. Kích thích âm thanh
Một phần của chuỗi phép thử EMC nêu tại
quy chuẩn này là cần cung cấp tín hiệu kích thích âm thanh đến bộ chuyển đổi của
micro, việc này có thể thực hiện ít nhất bằng hai cách sau:
1) Bằng thiết bị cộng hưởng điện - âm
(để tránh méo của trường hiệu chuẩn, thiết bị này phải là thiết bị phi kim và
được đặt bên ngoài vùng hiệu chuẩn); hoặc
2) Bằng ống truyền âm thanh (cứng hoặc
dẻo nhưng phải có tường âm cứng, làm bằng vật liệu phi dẫn và có đường kính bên
trong không đổi theo suốt chiều dài ống).
Bộ chuyển đổi dẫn hướng phải đủ rộng
và độ khuếch đại đủ lớn, có khả năng chuyển áp suất âm thanh tại micro đến mức
kích thích hoàn toàn bộ điều chế của EUT. Tuy nhiên phải tránh được sự quá tải.
Bộ chuyển đổi dẫn hướng phải được đặt
đủ xa so với micro của EUT (do thông thường là kiểu cuộn từ tính chuyển động),
để tránh sự phối ghép từ xuyên giữa các bộ chuyển đổi và tránh méo do trường điện
từ đo kiểm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Khi bộ chuyển đổi được ghép với EUT bằng
ống âm thanh, ống âm thanh phải tránh hoặc giảm thiểu chỗ uốn. Bất kỳ chỗ uốn
trong ống phải đảm bảo đường kính uốn lớn hơn đường kính bên trong của ống.
Các sóng đứng trong ống phải được khắc
phục bằng các các miếng đệm nhồi bông cốt-tông chống rung đặt cách nhau 150 mm
dọc theo chiều dài ống. Bộ chuyển đổi dẫn hướng nên đặt bên trong phòng đo để
giảm thiểu chiều dài ống.
CHÚ THÍCH: Đã thử nghiệm thành công
phương pháp này bằng cách dùng ống dài 1 m. Ống dùng là loại ống nước nhựa gia
cường 12,5 mm. Bộ chuyển đổi dẫn hướng là loa radio của ô tô 75 mm với nam châm
fe-rit lớn, có khả năng dịch chuyển nón đỉnh - đỉnh lớn hơn 10 mm. Đầu dẫn được
ghép nối vào ống bằng phễu nhựa sử dụng trong gia đình.
Phụ lục C
(Tham khảo)
Ví dụ về thiết
bị âm thanh không dây thuộc phạm vi của quy chuẩn
C.1. Thiết bị micro không dây
Thiết bị micro không dây hoạt động với
tín hiệu RF đầu ra liên tục và thông thường hoạt động liên tục trong một vài giờ.
Việc điều chế tín hiệu có thể là điều chế tương tự hoặc điều chế số. Mát phát
thường hoạt động tại mức công suất RF đầu ra lớn nhất là 50 mW. Thiết bị micro
không dây được dùng cho mục đích chuyên nghiệp tại nhà hát, buổi trình diễn, quảng
bá,... và có thể phân biệt với các thiết bị thông tin thoại, giọng nói (ví dụ
PMR) bằng các đặc tính vận hành sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tỷ lệ tín hiệu âm thanh trên nhiễu
cao hơn;
- Méo tần số âm thanh thấp hơn.
Các thiết bị trợ giúp người khuyết tật,
hệ thống của hướng dẫn viên du lịch, thiết bị giám sát trong tai và các thiết bị
RF tương tự hoạt động theo cách tương tự như micro không dây nhưng sự biến đổi
về băng thông và công suất RF đầu ra được giảm bớt và có thể suy giảm chất lượng
truyền dẫn tín hiệu giọng nói hoặc tín hiệu thoại.
C.2. Thiết bị âm thanh không dây khác
Thiết bị âm thanh không dây bao gồm
tai nghe kết nối vô tuyến và loa. Các máy phát có thể được lắp đặt trong tòa
nhà, trên các phương tiện giao thông hoặc trên người. Thuật ngữ không dây cũng
được dùng để mô tả kết nối hồng ngoại hoặc kết nối không dây không dùng vô tuyến
RF nhưng trong quy chuẩn này chỉ dùng cho các hệ thống hoạt động vô tuyến RF.
Thiết bị tương tự hoặc số âm thanh nổi có thể được thiết kế cho các băng thông
kênh yêu cầu 300 kHz, tuy nhiên thiết bị đa kênh ví dụ như các hệ thống âm
thanh bao quanh có thể cần băng thông cao hơn là 600 kHz hoặc 1 200 kHz như mô
tả trong QCVN 91:2015/BTTTT.
Với cách phân loạt hoạt động này, các ứng
dụng sau có thể được xác định (danh sách không hạn chế) như sau:
- Loa không dây: Loa không dây được
dùng trong môi trường gia đình và được dùng để kết nối không dây từ hệ thống âm
thanh hoặc TV và các hệ thống tương tự;
- Tai nghe không dây: Tai nghe không
dây được dùng trong môi trường gia đình và được dùng để kết nối không dây từ hệ
thống âm thanh hoặc TV và các hệ thống tương tự;
- Thiết bị giám sát trong tai: Thiết bị
giám sát trong tai được sử dụng cho người trên sân khấu và phòng thu để nhận
tín hiệu trình diễn cá nhân truyền trở lại (giám sát). Việc này để giúp điều chỉnh
giọng của người trình diễn hoặc trộn nhiều nguồn tín hiệu. Thông thường thiết bị
này là thiết bị âm thanh 2 kênh hoặc âm thanh nổi.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thư mục tài
liệu tham khảo
[1] ETSI EN 301 489-9 V2.1.1
(2019-04): ElectroMagnetic Compatibility (EMC) Standard for radio equipment and
services; Part 9: Specific conditions for wireless microphones, similar Radio
Frequency (RF) audio link equipment, cordless audio and in-ear monitoring
devices; Harmonised standard covering the essential requirements of article
3.1(b) of Directive 2014/53/EU;