I(E)
|
đáp ứng của thiết bị đối với phát xạ,
tính bằng s-1/(s-1·cm-2)
|
ρc
|
tốc độ đếm quan sát được từ nguồn hiệu
chuẩn, tính bằng s-1
|
ρ0
|
tốc độ đếm phông, tính bằng s-1
|
Rc
|
suất phát xạ của nguồn hiệu chuẩn,
tính bằng s-1
|
Sc
|
diện tích của nguồn hiệu chuẩn, tính
bằng cm2
|
I(A)
|
đáp ứng của thiết bị đối với hoạt độ,
tính bằng s-1/(Bq·cm-2)
|
Ac
|
hoạt độ của nguồn hiệu chuẩn, tính bằng
Bq
|
P
|
giá trị nghịch đảo của xác suất của
một hạt phát ra từ bề mặt, bằng tỷ số giữa tốc độ phát các hạt
hoặc photon (hoạt độ) và suất phát xạ từ bề mặt, tính bằng Bq-1/s-1
|
Sp
|
diện tích hiệu dụng của detector hoặc
đầu dò, tính bằng cm2
|
C(E)
|
hệ số hiệu chuẩn phát xạ,
tính bằng (s-1·cm-2)/s-1
|
C(A)
|
hệ số hiệu chuẩn hoạt độ, tính bằng
(Bq·cm-2)/s-1
|
ε
|
hiệu suất của thiết bị, tính bằng s-1/s-1
|
As
|
hoạt độ trên đơn vị diện tích của
nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt và không bám chặt, tính bằng Bq·cm-2
|
ρg
|
tốc độ đếm (tổng) đo được, tính
bằng s-1
|
4 Mục tiêu đo nhiễm
bẩn phóng xạ bề mặt
4.1 Tổng quát
Khi bắt đầu khảo sát nhiễm bẩn phóng
xạ bề mặt, cần phải giả định một kịch bản là trường hợp xấu nhất. Cần tiếp cận các
khu vực, môi trường hoặc cơ sở với giả định là ở các nơi đó
đang có suất liều cao. Nếu việc khảo sát ban đầu xác nhận rằng suất liều không ở mức nguy hại
phóng xạ cần phải có biện pháp che chắn, thì vấn đề nhiễm bẩn phóng xạ cần được giải
quyết.
Nếu việc khảo sát là
thường nhật thì có thể không
cần khảo sát ban đầu với giả định có thể có suất liều cao. Việc khảo sát này
chỉ cần tiến hành trong vùng bề mặt có thể bị nhiễm bẩn phóng xạ.
Khi đã xác định được là có nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt, cần xem xét vấn đề của các thiết bị kiểm soát nhiễm bẩn phóng
xạ. Phải đánh giá các yếu tố như đáp ứng của thiết bị về khả năng sẽ có
nhiễm bẩn phóng xạ và các yếu tố khác nữa. Diện tích cần giám sát có thể sẽ xác
định kích thước của detector phù hợp nhất.
Trong Danh mục tài liệu tham khảo có
các tài liệu đưa ra các hướng dẫn về các thiết bị đo phù hợp.
4.2 Các quy định
quốc gia và quốc tế
Ngoài các yêu cầu của khách hàng, cần
tuân thủ các quy định của quốc gia và quốc tế hiện hành hoặc các tiêu chuẩn và hướng
dẫn hiện hành. Các quy định quốc gia và quốc tế cung cấp hướng dẫn về cách tính
diện tích trung bình. Cụ thể,
cần thiết lập các khu vực mà ở đó các phép do có thể được tính trung bình nhằm
phân chia các khu vực dựa trên mức nhiễm bẩn phóng xạ.
4.3 Xác định
chương trình đo lường
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Phát hiện các hạt ion hóa hoặc photon
phát ra từ một bề mặt bị nhiễm bẩn chất phóng xạ, và
- Đánh giá các chỉ số hiển thị
của thiết bị có thể được sử dụng để ước tính về lượng của các đặc
tính của các nhiễm bẩn phóng xạ.
Để đạt được các mục tiêu này với mức
độ tin cậy hợp lý, cần lập kế hoạch cho quy trình quan trắc, ở nhiều tổ chức,
có các quy trình chuẩn quy định các
quan trắc bảo vệ bức xạ thông thường cần được tiến hành. Việc quan trắc tại các
khu vực quen thuộc do chính nhân viên của tổ chức đó thực hiện, sử dụng thiết bị quan
trắc và hệ thống báo cáo riêng của họ.
Trong một số trường hợp, có thể không có quy
trình chuẩn để xây dựng một chương trình đo thích hợp. Trong những
trường hợp đó, cần thu
thập thông tin, mà thông tin đó có thể bao gồm việc thu thập và lập hồ sơ các chi tiết sau:
a) Nhận diện người vận hành;
b) Định rõ các khu vực hoặc các hạng
mục cần quan trắc;
c) Lịch sử của các khu vực được quan
trắc bao gồm
1) Các nhân phóng xạ được sử dụng
trong khu vực, tại thời điểm nào và với số lượng bao nhiêu;
2) Lịch sử cải tạo/nâng cấp, sửa chữa
và bảo dưỡng, và
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) Mức độ của chi tiết và
mức độ chính xác do người vận hành yêu cầu;
e) Chiến lược lấy mẫu;
f) Sự cần thiết phân biệt giữa nhiễm bẩn phóng xạ
bám chặt và nhiễm bẩn phóng xạ
không bám chặt;
g) Sự cần thiết đo trực tiếp hoặc đo
gián tiếp;
h) Loại và số lượng thiết
bị cần thiết cho các phép đo cụ thể và khả năng sẵn có bao gồm cả tình trạng
hiệu chuẩn;
i) Dữ liệu chi tiết về mức độ suất
liều hiện có tại các khu vực xung quanh và bên trong khu vực cần khảo sát;
j) Những hạn chế khi tiếp cận;
k) Nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân
(bộ áo liền quần, thiết bị thở, găng tay cao su);
l) Phương tiện để thải bỏ chất thải phóng xạ;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
n) Điều kiện môi trường (ví dụ nhiệt
độ, độ ẩm);
o) Các loại bề mặt cần quan trắc (ví
dụ, bê tông thô, bề mặt sơn
bị nhiễm xạ).
Sau khi thu thập được các thông tin
liên quan được liệt kê ở trên, cần
xây dựng và lập thành tài liệu một chương trình đo thích hợp. Chương trình đo
phải bao gồm các tính toán và các giả định sẽ được áp dụng trong việc thiết lập
các mức hành động. Chương trình đo nên thể hiện mức hành động theo cùng một đơn
vị hiển thị trên các thiết bị đo đã xác định. Chương trình đo phải bao gồm các
bước thực hiện khi các mức hiển thị này bị vượt quá, và chỉ định nhân viên có
thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện lại chương trình đo nếu các mức hành
động đã bị vượt quá.
5 Phương pháp đánh
giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt trực tiếp và gián tiếp
5.1 Tổng quát
Nhiễm bẩn phóng xạ trên bề mặt có thể được
đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc khảo sát ban đầu về nhiễm bẩn
phóng xạ của các cơ sở cần giả định
trường hợp xấu nhất, cần tiếp cận cơ sở với giả định rằng ở đó có thể có suất liều
đáng kể. Điều này có thể áp dụng cho chỉ một phòng thử nghiệm hoặc có thể cho
toàn bộ cơ sở. Nếu khảo
sát ban đầu xác nhận rằng suất liều không gây ra vấn đề cho việc che chắn hoặc
các nguy hại phóng xạ, khi đó có thể đề cập đến vấn đề nhiễm bẩn phóng xạ.
Khả năng áp dụng và độ tin cậy của
phép đo trực tiếp hoặc đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt phụ thuộc
rất nhiều vào các trường hợp cụ thể, ví dụ như dạng vật lý và hóa học của nhiễm
bẩn phóng xạ, độ bám dính của nhiễm
bẩn phóng xạ trên bề mặt (nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt hoặc không bám chặt), khả
năng tiếp cận bề mặt để đo hoặc sự tồn tại của các trường bức xạ gây nhiễu.
Đo trực tiếp được sử dụng khi có thể
tiếp cận dễ dàng bề mặt cần đo mà không có:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Trường bức xạ gây nhiễu mà không thể
đánh giá được.
Việc đánh giá gián tiếp nhiễm bẩn
phóng xạ bề mặt, nhìn chung có thể áp dụng khi bề mặt không dễ tiếp cận, do vị
trí hoặc cấu hình, hoặc nơi có các trường bức xạ gây nhiễu ảnh hưởng xấu đến
máy đo nhiễm bẩn phóng xạ, hoặc khi không có phương pháp đo trực tiếp bằng
thiết bị tiêu chuẩn. Phương pháp gián tiếp không thể đánh giá sự
nhiễm bẩn phóng xạ bám chặt, và bởi vì độ không đảm bảo cao liên quan đến hiệu suất
lau, nên việc áp dụng phương pháp gián tiếp thường dẫn đến những đánh giá thấp
về mức nhiễm bẩn phóng xạ
không bám chặt.
Do những hạn chế vốn có của cả hai
phương pháp đo trực tiếp và gián tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt,
nên trong nhiều trường hợp, việc sử dụng cả hai phương pháp song song có thể giúp
đảm bảo các kết quả đo đáp ứng tốt nhất mục tiêu đánh giá.
5.2 Phương pháp
trực tiếp
Phương pháp trực tiếp là cách tiếp cận
tốt nhất bất cứ khi nào có thể.
Trong phương pháp trực tiếp, đầu dò của máy đo được di chuyển trên bề mặt, với
mặt đo của đầu dò cách bề mặt cần đo ít nhất khoảng 3 mm. Đầu dò phải được
giữ ổn định trong khoảng thời gian tối thiểu để có được độ chính xác. Khi đó,
có thể sử dụng phép đo này để xác định bức xạ phát ra từ bề mặt.
Có rất nhiều trường hợp, việc đo như
nêu ở trên là
không khả thi. Bề mặt có thể phức tạp đến mức không thể đo trực tiếp
được, hoặc có thể có phông bức xạ quá cao đến mức không thể có được kết quả có
ý nghĩa từ phép đo; tuy nhiên, các kết quả này cần được ghi lại vì sau đó sẽ có thể
được hiệu chuẩn. Trong những trường hợp này, phải thực hiện phép đo gián tiếp
bằng cách sử dụng phương pháp kiểm tra lau.
5.3 Phương pháp
gián tiếp (phương pháp kiểm tra lau)
Quy trình kiểm tra thường được thực
hiện bằng cách sử dụng giấy lọc hoặc vật liệu lau khác, điển hình là có
đường kính từ 20 mm đến 60 mm, được đặt trong hộp chứa có bán thương mại. Dùng
giấy lọc lau trên diện tích nhiễm bẩn phóng xạ cần đo, thông thường diện tích
tối thiểu là 100 cm2, hoặc các diện tích được xác định là bề mặt có thể bị nhiễm
bẩn bởi nhân phóng
xạ. Giấy lọc sau đó có thể được đặt
vào ngăn đo của máy đo
phòng thử nghiệm để đánh giá mức và loại hoạt độ của nhân phóng xạ, hoặc được
gửi tới phòng thử nghiệm hóa
phóng xạ để đánh giá đầy đủ về loại và hoạt độ của các nhân phóng xạ.
Trong cả hai trường hợp, tất cả các phép đo cần phải liên kết chuẩn với chuẩn
quốc gia hoặc được điều chỉnh bởi các yêu cầu của địa phương.
Phương pháp kiểm tra lau có thể là
"lau khô" hoặc "lau ướt". Nói chung, thường chuyên gia y
vật lý cao cấp sẽ quyết định nên sử dụng phương pháp nào.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.4 Độ không đảm
bảo trong phương pháp kiểm tra lau
Thảo luận ngắn gọn về độ không đảm bảo
được đưa ra trong 10.3.
6 Xác định nhân
phóng xạ và phân tích phổ
Thông thường, các nhân phóng xạ đều đã
được biết. Nếu chưa biết, cần nhận biết chúng. Việc nhận biết nhân phóng xạ của
các chất gây nhiễm bẩn bằng các thiết bị cầm tay chỉ có thể thực hiện được nếu
nhiễm bẩn là các nhân
phát ra gamma với năng lượng trong khoảng từ 50 keV đến 1500 keV. Nếu chất
nhiễm bẩn phóng xạ không phát các photon trong dải này, có thể không xác định
được
nhân
phóng xạ bằng thiết bị cầm tay. Trong các trường hợp xảy ra sự cố phóng xạ, hoặc ở
những nơi chỉ sử dụng một nhân phóng xạ, thì có thể không cần phải xác định
chất nhiễm bẩn phóng xạ, vì chất nhiễm bẩn phóng xạ đã được biết.
Nếu không, cần phải có những kỹ thuật tinh vi hơn như đo phổ beta và alpha, và
những kỹ thuật này thường chỉ có trong phòng thử nghiệm được trang bị
tốt, tại đó các mẫu được lấy từ khu vực bị nhiễm bẩn phóng xạ có thể được chuẩn
bị và phân tích.
Các thiết bị cầm tay nhỏ hiện nay cũng
cho phép phân tích phổ bức xạ gamma. Nói chung, những thiết bị này sử dụng một
tinh thể Nal (TI) nhỏ với kích thước khoảng 40 mm x 40 mm như là
detector chính. Do tinh thể Nal nhạy với bức xạ gamma làm cho thiết bị đặc biệt
hữu ích như một thiết bị “tìm kiếm và xác định vị trí", đặc biệt là để tìm và xác định
các nguồn gamma bị mất hoặc bị ẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng thiết bị này không
thể đánh giá
chính xác mức độ nhiễm bẩn phóng xạ. Một tinh thể Nal nhỏ kết nối với một máy
phân tích đa kênh (MCA) cho phép phân tích phổ của bức xạ môi trường xung
quanh. MCA cũng có thể chứa một thư viện điện tử của nhiều nhân phóng xạ phổ
biến và hình ảnh các đỉnh phổ tương ứng của chúng.
Trước khi sử dụng, thiết
bị này phải được hiệu chuẩn tại một cơ sở hiệu chuẩn có thể liên kết chuẩn với chuẩn quốc gia.
Việc hiệu chuẩn cần xác nhận không chỉ độ chính xác về suất liều, mà còn xác nhận
máy phân tích đa kênh (MCA) đã được thiết lập đúng. Nếu MCA không được thiết
lập đúng, thì thiết bị không thể thực hiện nhận dạng các nhân phóng xạ tự động
được. Người sử dụng cần hiểu rằng, việc nhận dạng nhân tự động chỉ giới hạn đối
với những nhân phóng xạ có trong thư viện của máy. Nếu trong phổ gamma thu được
mà có đỉnh không xác định tự động được, thì cần đánh giá năng lượng của đỉnh
photon từ phổ và sử dụng các nguồn tài liệu để tìm cách xác định nhân phóng xạ
mẹ. Cách khác, người sử dụng nên tham vấn với các chuyên gia y vật lý có kinh
nghiệm hoặc chuyên gia hóa phóng xạ.
Trong trường hợp có một số nhân
phóng xạ phát tia gamma, thiết bị này có thể không đủ khả năng để phân giải
được các đỉnh phổ riêng lẻ vì độ phân giải của detector tinh thể Nal kém hơn so
với tinh thể gecmani. Trong trường hợp này, phải dùng các detector gecmani thay
thế cho detector Nal.
Thời gian cần thiết để
thu được phổ phụ thuộc chủ yếu vào phông bức xạ xung quanh và mức nhiễm bẩn phóng xạ. Nếu
phông bức xạ cao hoặc biến thiên, thì có thể khó hoặc không thể thu thập được phổ
thỏa đáng. Nếu phông bức xạ đặc biệt cao, thì nó có thể gây ra sự dịch chuyển
phổ và làm hạn chế khả năng tự động nhận dạng nhân phóng xạ. Nên sử dụng các
thiết bị có che chắn tốt.
7 Thiết bị đo
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH: Trong Điều này có
nêu các máy đo suất liều, bởi vì trước khi tiến hành bất kỳ cuộc khảo sát nào
để đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt đều phải đo suất liều môi trường xung
quanh.
Việc lựa chọn các máy đo thích hợp phụ
thuộc vào:
- (Các) loại bức xạ dự đoán là sẽ đo
(alpha, beta, photon);
- Mức nhiễm bẩn phóng xạ có thể gặp
phải;
- Giới hạn phát hiện theo yêu cầu;
- Độ chính xác theo yêu cầu của các
phép đo.
Việc lựa chọn máy đo cần được tiến
hành theo sự tư vấn của chuyên gia có trình độ phù hợp.
7.2 Giới
thiệu về hiệu chuẩn thiết bị đo trực tiếp nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
Đối với các mục đích pháp quy, các mức
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt cho phép tối đa được thể hiện bằng đơn vị
hoạt độ trên một đơn vị diện tích (Bq.cm-2).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong nhiều trường hợp khác, không xảy
ra kịch bản đơn giản như thế. Trường hợp xấu nhất, có nhiều nhân phóng xạ chưa
biết cùng có mặt với nồng độ hoạt độ khác nhau và trên nhiều bề mặt khác nhau.
Điều này cũng có thể bao gồm cả
những phân bố hoạt độ từ dưới bề mặt cho đến và vượt cả quãng chạy cực đại của mọi bức xạ
ion hóa của bất kỳ
hạt nào. Trong trường hợp đó, mối quan tâm trước tiên là xác định được
mức độ trải rộng của nhiễm bẩn phóng xạ và sự biến thiên về mức độ nhiễm bẩn phóng xạ.
Lấy mẫu ngẫu nhiên kết hợp với đo phổ có thể đánh giá được hỗn hợp nhân phóng
xạ và hoạt độ tương đối. Kết hợp với kiến thức về các đặc tính đáp ứng của máy
đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, có thể có được đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt.
Việc hiệu chuẩn từng máy đo cho mọi
kịch bản có khả năng là không khả thi. Giải pháp thực tế là chứng minh được
rằng máy đo phù hợp với mục đích sử dụng sao cho người dùng có thể dựa vào dữ
liệu kiểm tra kiểu loại và các dữ liệu đáp ứng đã công bố khác và các dữ liệu
này cung cấp thông tin đủ để xác định được các đặc tính đáp ứng năng lượng của phát
xạ alpha, beta và photon. Cách tiếp cận để hiệu chuẩn từng máy đo là để xác
nhận rằng chúng phù hợp với dữ liệu kiểm tra kiểu loại. Điều này có thể là rất
đơn giản, nhanh chóng, thiết
thực và không tốn
kém. Có thể được thực
hiện với tối thiểu nguồn tham chiếu chất lượng cao, mà không cần phải là đại diện
cho các bề mặt cần được giám sát trong thực tế. Việc khẳng định sự tuân thủ với dữ liệu
kiểm tra kiểu loại cho phép nội suy hệ số đáp ứng đối với tất cả các nhân phóng
xạ trên cơ sở dữ liệu phân rã phóng xạ đã biết; việc nội suy này có thể được
thực hiện nội bộ hoặc nhờ bên thứ ba.
Việc hiệu chuẩn được mô tả chi tiết
trong TCVN 7078-3 (ISO 7503-3).
Tất cả các máy đo phải được
hiệu chuẩn theo tiêu chuẩn đáp ứng các yêu cầu pháp lý của quốc gia.
Tất cả các máy đo
phải được hiệu chuẩn lại định kỳ, phù hợp với quy định của quốc gia,
thường là 12 tháng một lần, nhưng ở nhiều quốc gia, định kỳ hiệu chuẩn lại máy
dài hơn 12 tháng.
Việc hiệu chuẩn phải được thực hiện
tại các phòng thí nghiệm hiệu chuẩn, nơi cho phép liên kết chuẩn tới chuẩn quốc
gia và đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo chất lượng theo TCVN ISO/IEC 17025
(ISO/IEC 17025).
Trạng thái hiệu chuẩn của máy đo phải
còn hiệu lực.
Cần phải kiểm tra kỹ các
thiết bị mới để đảm bảo chúng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất. Đôi
khi, nhà sản xuất cung cấp dịch vụ này, nhưng người sử dụng cũng có
thể cần kiểm tra
và hiệu chuẩn thiết bị bởi một phòng
thí nghiệm độc lập đủ năng lực. Điều này, được gọi là kiểm tra trước khi sử
dụng lần đầu (TBFU).
Bản chất của các chương trình hiệu
chuẩn đối với các
thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt và đo liều, được xác định bởi bản
chất của các kịch bản nhiễm bẩn phóng xạ dự kiến sẽ gặp.
7.3 Các kiểm
tra trước khi sử dụng lần đầu (TBFU)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Máy đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
a) Đáp ứng với (các) loại và năng
lượng bức xạ ion hóa phù hợp với
mục đích sử dụng
b) Độ tuyến tính của đáp ứng với suất
phát xạ trong dải sẽ sử dụng
c) Độ nhạy tương đối với các loại bức
xạ ion hóa khác nhau
d) Độ nhạy với ánh sáng
e) Tính đồng nhất của đáp ứng dọc
theo cửa sổ vào của đầu dò detector
f) Sự ảnh hưởng của bất kỳ điều kiện
môi trường đặc biệt nào được coi là có liên quan
g) Chỉ thị về vượt thang đo
h) Đặc tính của phông
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
j) Ngưỡng cảnh báo
Máy đo suất liều
k) Đáp ứng với (các) loại và năng
lượng bức xạ ion hóa phù hợp với
mục đích sử dụng
l) Đáp ứng với suất liều cao
m) Độ tuyến tính của đáp ứng với suất
liều vượt quá dải có thể sử dụng
n) Tính phụ thuộc vào năng lượng
o) Tính phụ thuộc vào hướng
p) Đáp ứng với các bức xạ
ion hóa
gây
nhiễu
q) Ảnh hưởng của bất kỳ điều kiện môi
trường đặc biệt nào được coi là có liên quan
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều quan trọng là thiết bị được thiết
lập theo đúng các quy định kỹ thuật của nhà sản xuất và có chứng chỉ hiệu chuẩn còn
giá trị.
7.4 Hiệu
chuẩn định kỳ
Các thiết bị cần được
hiệu chuẩn định kỳ. Khoảng thời gian hiệu chuẩn phụ thuộc vào pháp luật quốc
gia liên quan, tuy nhiên, thời hạn hiệu chuẩn hàng năm được chấp nhận chung
là khoảng thời
gian thích hợp. Nếu không có hướng dẫn pháp lý, thì khoảng thời
gian được đề xuất là hàng năm, và mỗi lần sau khi sửa chữa hoặc điều chỉnh mà
có thể ảnh hưởng đến đặc
tính phát hiện của thiết bị.
Việc hiệu chuẩn định kỳ nên bao gồm kiểm tra theo các mục từ a) đến d) ở trên
và kiểm tra kỹ tình trạng của thiết bị, ví dụ kiểm tra trạng thái pin và
bất kỳ hư hỏng vật lý
nào. Hướng dẫn cụ thể về việc hiệu chuẩn máy đo được đưa ra trong Phụ lục A
(thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề
mặt) và Phụ lục
C (thiết bị đo
liều).
7.5 Kiểm tra
chức năng
Tùy thuộc vào cách sử dụng thiết bị và
các điều kiện sử dụng, cũng có thể cần thiết phải thực hiện kiểm tra chức năng
thường xuyên. Kiểm tra chức năng không phải là hiệu chuẩn nhưng cho phép có một
độ tin cậy hợp lý rằng, thiết bị vẫn hoạt động chính xác và hiệu chuẩn vẫn còn
có giá trị. Kiểm tra chức năng có thể đơn giản là việc đảm bảo thiết bị
vẫn đang cho đáp ứng chính xác với phông, hoặc đưa máy gần với nguồn phóng xạ
nhỏ để xác nhận
các số đọc được vẫn bình thường.
Điều quan trọng trong việc kiểm tra trước khi sử dụng lần đầu là: phông, ngưỡng
cảnh báo, chỉ thị cảnh báo
và hằng số của thiết bị đo suất liều được kiểm tra.
8 Đánh giá đáp ứng
và hệ số hiệu chuẩn của thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
8.1 Tổng
quát
Khi không có hệ số đáp
ứng hoặc hệ số hiệu chuẩn cho hỗn hợp cụ thể của (các) nhân phóng xạ và các bề
mặt đang cần được quan trắc, cần đánh giá các hệ số đáp ứng và hiệu chuẩn thích
hợp. Quy trình hiệu chuẩn theo mục đích, được mô tả trong Phụ lục A, cung
cấp các dữ liệu về đặc tính để có thể được sử dụng để thực hiện các ước tính
này. Phương pháp chuẩn là đo hệ số hiệu chuẩn
với các nguồn có thể liên kết
chuẩn.
Các thiết bị đo sẽ đáp ứng với bức xạ
đi vào thể tích nhạy của thiết bị đo, chúng không đáp ứng trực tiếp với hoạt
độ. Cùng một hoạt độ trên hai bề mặt
khác nhau, có hai phát xạ khác nhau có thể tạo ra hai đáp ứng khác nhau ở các máy đo.
Đại lượng đo được là đáp ứng của thiết bị đối với sự phát xạ khi đi vào cửa sổ
detector. Trong thực tế, bề mặt phát ra bức xạ ion hóa theo 2π. Hệ số đáp ứng cơ
bản là đáp ứng của thiết bị với hoặc là (a) lượng phát xạ trên một đơn vị
diện tích bề mặt đối với một nguồn phát lan rộng, hoặc là (b) lượng phát xạ từ
nguồn điểm. Trong thực tế, sự đáp ứng (a) thì hữu ích hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Các hệ số là:
Đơn vị: s1/(s-1 cm-2)
Trong đó
ρc là tốc độ đếm
quan sát được từ nguồn hiệu chuẩn, tính bằng s-1;
ρ0 là tốc độ đếm
phông, tính bằng s-1;
Rc là suất phát
xạ của nguồn hiệu chuẩn, tính bằng s-1;
Sc là diện tích
của nguồn hiệu chuẩn, tính bằng cm2.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó
Ac là hoạt độ
của nguồn hiệu chuẩn, tính bằng Bq;
P là tỷ số giữa suất sinh của các hạt hoặc
photon (hoạt độ) và suất phát xạ từ bề mặt [xem TCVN 7078-3 (ISO 7503-3)].
8.2 Mối
tương quan giữa suất phát xạ bề mặt và hoạt độ
Nếu thiết bị chỉ thị "becquerel
trên centimet vuông", thì hệ số hiệu chuẩn đã được lưu trong thiết bị.
Việc chuyển đổi số đếm trên giây thành becquerel trên centimet vuông có thể là phức tạp.
Phương pháp để thực hiện việc chuyển đổi này được nêu trong TCVN 7078-3 (ISO
7503-3). Việc này đòi hỏi phải có
kiến thức sâu về các sơ đồ phân rã phóng xạ, đặc trưng làm việc của thiết bị và
việc đánh giá các điều kiện tại chỗ (ví dụ kết cấu của bề mặt) có thể ảnh hưởng đến tốc độ
đếm quan sát được. Phép đo phải được thực hiện bằng việc sử dụng nguồn chuẩn đã
hiệu chuẩn.
Giấy chứng nhận hiệu chuẩn ghi lại sự
đáp ứng của thiết bị đối với một loạt các nguồn chuẩn trong TCVN 10802 (ISO
8769) ở một khoảng
cách xác định. Đây là một bộ các nguồn chuyên dụng được sản xuất cho mục đích
hiệu chuẩn. Trong trường hợp các nguồn phát xạ photon được điều
chỉnh bằng các bộ lọc, thì các nguồn
này không được coi là nguồn thực của một nhân phóng xạ cụ thể. Các nguồn này
được thiết kế để cung cấp cho các phòng thử nghiệm hiệu chuẩn với một phương
pháp thống nhất, dễ tái lập để xác định sự đáp ứng của detector đối với một dải
các loại bức xạ và năng lượng bức xạ.
Đại lượng có thể liên kết chuẩn
của nguồn hiệu chuẩn có chứng nhận là suất phát xạ bề mặt hoặc số lượng các
hạt /photon phát ra từ bề mặt của nguồn trong một giây.
a) Đáp ứng của thiết bị I (E), theo liều
lượng phát xạ trên một đơn vị diện tích:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ρc là tốc độ đếm
quan sát được từ nguồn hiệu chuẩn, tính bằng s-1;
ρ0 là tốc độ đếm
phông, tính bằng s-1:
Rc là suất phát
xạ của nguồn hiệu chuẩn, tính bằng s-1;
Sc là diện tích của nguồn
hiệu chuẩn, tính bằng cm2.
Đây là đáp ứng đối với các
bức xạ beta ở năng lượng lớn nhất 708 keV theo suất phát xạ bề mặt,
b) Hiệu suất của thiết bị ε theo suất
phát xạ trên bề mặt. Thường được biểu thị theo phần trăm:
Nếu Sc ≥ Sp,
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong đó
Sp là diện tích hiệu dụng
cửa sổ detector (trong ví dụ này là 10
cm2).
Đây là hiệu suất đối với các bức xạ
gamma với năng lượng trung bình 124 keV (không phải đối với nhân phóng xạ 57Co),
c) Hệ số hiệu chuẩn
C(E)
theo suất phát xạ bề mặt [C(E) là giá trị nghịch đảo của I(E)):
Đây là hệ số hiệu chuẩn được sử dụng
để nhân với số đọc thực trên thiết bị để thu được số lượng hạt alpha với năng
lượng trung bình 5,5 MeV, được phát hiện.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phòng thí nghiệm hiệu chuẩn có thể cung cấp
giá trị đáp ứng của thiết bị đối với hoạt độ của nguồn tính bằng Bq. Đối với
các nguồn hiệu chuẩn liên quan, trong một môi trường được kiểm soát, điều này
là tương đối dễ dàng để tính được:
Ví dụ. 36CI đáp ứng (đối
với một nguồn lý tưởng 36Cl không có tán xạ ngược, P = 2)
Đây là sự đáp ứng đối với bức xạ beta ở năng lượng
lớn nhất 708 keV theo hoạt độ.
9 Đánh giá dữ liệu
đo
Khi chỉ có một nhân phóng xạ
được biết là gây ra nhiễm bẩn phóng xạ và tính chất của nhiễm bẩn phóng
xạ bề mặt đã được biết rõ, thì nhiễm bẩn phóng xạ trên một đơn vị diện tích có thể
được đánh giá từ đáp ứng của máy đo như quy định tại Điều 8. Ví dụ, bằng việc
sử dụng hệ số hiệu chuẩn hoạt độ tương ứng, bằng giá trị nghịch đảo của đáp ứng của
thiết bị đối với hoạt độ 1(A), thì hoạt độ trên một đơn vị diện tích sẽ tính
được theo công thức:
Trong đó
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
là hệ số hiệu chuẩn hoạt độ, tính bằng
(Bq.cm-2)/s-1;
ρg
là tốc độ đếm (tổng) tính được, tính
bằng s-1;
ρ0
là tốc độ đếm phông, tính bằng
s-1;
P
là tỷ số giữa suất sinh
các hạt hoặc photon (hoạt độ) và suất phát xạ từ bề mặt (xem TCVN 7078-3 (ISO
7503-3).
ε
là hiệu suất của thiết bị;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
diện tích hiệu dụng cửa sổ detector,
tính bằng cm2
Những đánh giá này sẽ được thảo luận chi
tiết hơn trong TCVN 7078-3 (ISO 7503-3), Phụ lục C.
10 Độ không đảm bảo
10.1 Tổng
quát
Phân tích độ không đảm bảo là một lĩnh
vực nghiên cứu đang được phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực quan trắc phóng
xạ. Trong những năm qua, đã có những thay đổi nhỏ trong cách tiếp cận vấn đề
này, và những hướng dẫn dưới đây sẽ rất hữu ích, tuy nhiên còn nhiều trường hợp
đặc biệt vẫn cần áp dụng các quy tắc hơi khác một chút.
Mỗi phép đo đều có độ không đảm bảo đi kèm với
phép đo. Nói chung, độ không đảm bảo trong hệ số hiệu chuẩn thiết bị được đánh
giá bởi một trung tâm kiểm định chuyên
nghiệp, có chứng chỉ, sử dụng các nguồn chuẩn và thiết bị đo lường chuẩn và độ
không đảm bảo trong hệ số hiệu chuẩn có thể là nhỏ, nhưng thường vẫn lớn hơn
một vài phần trăm. Tuy nhiên, quá trình đo hoặc quan trắc lại không được xác định
rõ ràng, và độ không đảm
bảo liên quan tối thiểu cũng cao gấp mười lần (cao hơn một bậc) độ không đảm
bảo của hệ số hiệu chuẩn và có thể còn lớn hơn nhiều. Độ không đảm bảo trong
kết quả khảo sát hoặc điều tra nhiễm bẩn phóng xạ bao gồm: độ không đảm bảo
trong hệ số hiệu chuẩn thiết bị, và các độ không đảm bảo phát sinh trong quá
trình quan trắc và độ không đảm bảo này cần được xem xét riêng rẽ.
10.2 Đánh
giá độ không đảm bảo trong các hệ số hiệu chuẩn
Việc đánh giá độ không đảm bảo và các
đặc trưng cần được xác định phù hợp với các hướng dẫn trong ISO 11929 và TCVN
9595-3 (ISO/IEC Guide 98-3).
Việc đánh giá độ không đảm bảo trong
hệ số hiệu chuẩn là tương đối dễ xác định.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Độ không đảm bảo của suất phát xạ bề
mặt từ nguồn hiệu chuẩn thường được lấy từ giấy chứng nhận chất lượng của nguồn hiệu
chuẩn;
- Độ không đảm bảo do khoảng cách từ
thiết bị đến nguồn bức xạ khi tiến hành hiệu chuẩn;
- Vị trí nằm ngang của detector so với
nguồn hiệu chuẩn;
- Độ không đảm bảo trong số đọc hiển
thị của thiết bị
phát sinh từ độ không đảm bảo trong tính thống kê khi đo đếm,
độ chụm của thang đo và thị sai (parallax);
- Độ không đảm bảo trong các
thông số khác của detector như: thời gian chết, điện áp và độ không đồng nhất
của detector.
Còn có các độ không đảm bảo khác,
nhưng nhìn chung, không đáng kể.
Các thiết bị đo suất liều bao gồm độ
không đảm bảo trong suất liều đưa vào thiết bị và độ không đảm bảo trong số đọc
hiển thị của thiết bị. Các thiết bị đo suất liều bức xạ được đề cập nhiều
hơn trong tiêu chuẩn TCVN 7078-3 (ISO 7503-3), nhưng độ không đảm bảo có thể bao gồm,
nhưng không chỉ giới hạn các yếu tố sau:
- Độ không đảm bảo trong hệ số hiệu
chuẩn của thiết bị chuẩn đầu và chuẩn thứ cấp được dùng đo suất liều, thường
lấy từ giấy chứng nhận thiết bị chuẩn;
- Độ không đảm bảo do khoảng cách từ
thiết bị đến nguồn bức xạ khi tiến hành hiệu chuẩn;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Sự thay đổi trong suất liều
bức xạ phông ở tại cơ sở kiểm tra;
- Các thay đổi trong các điều kiện môi
trường;
- Mọi thành phần bức xạ tán xạ phát
sinh từ cấu trúc của thiết bị kiểm tra và thiết bị hỗ trợ;
- Mọi sự phụ thuộc vào hướng của thiết
bị cần hiệu chuẩn;
- Độ không đảm bảo trong
việc đọc của thiết bị cần hiệu chuẩn.
10.3 Đánh
giá độ không đảm bảo trong phép đo
Thiết bị đã hiệu chuẩn có độ không đảm
bảo liên quan đến hệ số hiệu chuẩn của thiết bị được ghi trong giấy chứng nhận
hiệu chuẩn (Xem 10.1). Nếu thiết bị được sử dụng để đo trong những điều kiện
giống hệt như các điều kiện khi hiệu chuẩn, thì ngoài độ không đảm bảo của số đọc hiển thị, chỉ cần xem xét
độ không đảm bảo của hệ số hiệu chuẩn. Tuy nhiên, điều này hiếm khi xảy ra, và
trong
hầu
hết các trường hợp, các phép đo được thực hiện trong các điều kiện rất khác biệt
so với điều kiện trong cơ sở hiệu chuẩn. Điều này làm tăng độ không đảm bảo trong chỉ số hiển thị,
gây khó khăn cho việc thiết lập giá trị chính xác của phép đo.
Đối với các thiết bị đo suất liều, nhiều
khả năng, sẽ có độ sai lệch so với các điều kiện hiệu chuẩn như sau:
- Năng lượng của bức xạ tới thiết bị, rất ít khi
là đơn năng hoặc giống như năng lượng đã dùng để hiệu chuẩn;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Phân bố góc của trường bức xạ tới
đến detector;
- Độ đồng nhất của trường bức
xạ đối với thể tích của detector.
Đối với các thiết bị do nhiễm bẩn
phóng xạ, nhiều khả năng, sẽ có độ sai lệch so với các điều kiện hiệu chuẩn là
do các yếu tố sau:
- Năng lượng của bức xạ tới
thiết bị, rất ít khi là đơn
năng hoặc giống như năng lượng đã dùng để hiệu chuẩn, và cũng có thể được phát ra bởi hỗn hợp
phức tạp của các nhân;
- Điều kiện của bề mặt bị
nhiễm bẩn phóng xạ.
Dạng bề mặt, lượng bụi, mỡ bôi trơn và bụi phủ hoặc “nhiễm bẩn phóng xạ
bám hoặc các dạng nhiễm xạ
hỗn
hợp
và hình dạng của bề mặt;
- Khoảng cách từ detector
hoặc đầu dò tới bề mặt bị nhiễm bẩn phóng xạ;
- Tốc độ quan trắc, nghĩa là tốc độ di
chuyển của
detector trên bề mặt cần được kiểm tra;
- Sự phân bố của nhiễm bẩn phóng xạ,
nghĩa là chất nhiễm bẩn phóng xạ phân bổ như những điểm ngẫu nhiên hoặc thành
các vết tròn, hoặc được trải đều trên bề mặt;
- Bề mặt cửa sổ của detector
không song song với bề mặt được đo.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Trong quan trắc nhiễm bẩn phóng xạ,
đặc biệt là trong quan trắc các hạt alpha và beta năng lượng thấp, việc đánh
giá các yếu tố "nổi trội" và năng lượng của các hạt phát nổi trội là
vô cùng khó khăn và đối với bất kỳ việc đọc trường bức xạ nào đều phải áp dụng
độ không đảm bảo rất lớn.
10.4 Độ
không đảm bảo trong kiểm tra bằng phương pháp lau
Độ không đảm bảo trong việc đánh giá
mức nhiễm bẩn phóng xạ bằng phương pháp kiểm tra lau là rất lớn. Tài liệu tham
khảo [1] thảo luận rõ vấn đề này. Hiệu suất lau, nghĩa là, tỷ lệ phần trăm của
nhiễm bẩn phóng xạ được loại bỏ bởi một lần lau bề mặt, chịu ảnh hưởng của yếu tố, bao
gồm, nhưng không giới chỉ hạn trong các yếu tố sau:
- Loại vật liệu dùng để lau;
- Áp lực do người lau đè xuống khi lau;
- Diện tích vùng được lau;
- Phân bố nhiễm bẩn phóng xạ;
- Độ chính xác của phép đo phông;
- Độ rỗng xốp, thành phần hóa học, cấu
tạo và độ sạch của bề mặt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11 Báo cáo kiểm tra
đối với thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
Yêu cầu về báo cáo kiểm tra
được nêu chi tiết trong TCVN 7078-3 (ISO 7503-3). Trong tất cả mọi trường hợp,
các yêu cầu này phải tuân thủ theo các yêu cầu của TCVN ISO/IEC 17025 (ISO/IEC
17025).
Bởi vì giấy chứng nhận hiệu chuẩn thường được
lưu trong hồ sơ với mục đích đảm bảo chất lượng và không đi kèm với thiết bị
tại nơi làm việc, vì vậy khuyến cáo các thiết bị sau khi hiệu chuẩn, cần được
dán nhãn với các thông tin:
a) Mô tả thiết bị (bao gồm cả loại
thiết bị và số seri);
b) Ngày hiệu chuẩn hoặc ngày kiểm tra;
c) Số giấy chứng nhận hiệu
chuẩn;
d) Loại và số sê ri của đầu dò, nếu
cần. Nhiều thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bao gồm một đầu đo suất liều và một
đầu dò có thể tháo rời. Cả hai bộ phận này thường được hiệu chuẩn như là một
thiết bị. Do đó, nhãn hiệu chuẩn cần phải được ghi gắn vào cả đầu dò và đầu đo
suất liều và có tham chiếu đến bộ phận khác.
Nếu một thiết bị không đáp ứng các
tiêu chí đạt/không đạt bất kỳ thành phần nào của phép thử, thì phòng hiệu chuẩn hoặc
phòng thử nghiệm phải ghi nhãn cho thiết bị đó là thiết bị không đạt và nêu rõ
tính chất của sự không đạt vào giấy chứng nhận hoặc báo cáo thử nghiệm. Điều
quan trọng là trong báo cáo
thử nghiệm phải
ghi rõ ràng là thiết bị như vậy là không đạt tiêu chuẩn để sử dụng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
(Tham
khảo)
Hiệu chuẩn các thiết bị đo nhiễm bẩn phóng
xạ bề mặt
A.1 Tổng quát
Bản chất của chương trình hiệu chuẩn
các thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt được xác định bởi bản chất của các
kịch bản nhiễm bẩn phóng xạ mà dự kiến sẽ gặp phải. Thông thường, chỉ có một hoặc
hai nhân phóng xạ gây ra nhiễm bẩn phóng xạ, và bề mặt có thể bị nhiễm bẩn
phóng xạ đã được mô tả rõ đặc điểm; do đó, có thể sử dụng hiệu chuẩn trực tiếp
theo hoạt độ.
A.2 Hiệu chuẩn
trực tiếp
Trong một số trường hợp, sẽ thuận tiện
hơn để tạo ra nguồn hiệu chuẩn từ các dung dịch sẵn có với nồng độ hoạt độ đã
biết trước. Điều quan trọng là giá trị hoạt độ có thể liên kết chuẩn đến
chuẩn quốc gia. Các phần mẫu đã biết của dung dịch này sẽ được chia vào một mẫu đại diện của bề
mặt và để cho khô (cần làm cẩn thận để đảm bảo rằng hoạt độ không bị mất do bay hơi trong
quá trình làm khô, như có thể xảy ra với một số nguyên tố, như thủy ngân và
iốt). Thích hợp nhất là để cho mẫu này lắng đọng tại vài vị trí khác
nhau trên bề mặt. Thông thường, cần có ít nhất hai vị trí lắng đọng mẫu như
vậy. Một vị trí cần có một diện tích tối thiểu (đủ để đại diện cho một nguồn
điểm), và vị trí thứ hai cần cho mẫu lắng đọng đồng đều trên một diện tích lớn
hơn diện tích cửa sổ của
detector. Hiệu suất phát hiện của nhiều detector thay đổi theo bề mặt cửa sổ
của detector. Sử dụng nguồn điểm và nguồn bán vô hạn cho phép những thay đổi
này được xác định đặc trưng. Hệ số hiệu chuẩn xác định được theo phương pháp
này là hệ số hiệu chuẩn hoạt độ, nhưng hệ số này chỉ phù hợp với nhân phóng xạ
trên bề mặt đã xác định.
A.3 Khái niệm phù
hợp với mục đích
Mục đích của việc hiệu
chuẩn là để khẳng định rằng thiết bị đo vẫn bảo đảm các đặc tính làm việc
được xác định trong quá trình kiểm tra về loại thiết bị và vẫn phù hợp với mục
đích sử dụng. Các hệ số hiệu chuẩn này có thể bao hàm một loạt các nhân phóng
xạ trên các bề mặt khác nhau và ở các khoảng cách khác nhau từ nguồn phát xạ
đến detector. Khoảng cách từ nguồn phát xạ đến detector là khoảng cách giữa bề
mặt bị nhiễm bẩn phóng xạ và
điểm gần nhất của vỏ detector.
Khoảng cách giữa nguồn phát xạ và detector được khuyến cáo tối thiểu là 3 mm,
khoảng cách này thường lấy từ bề mặt phát xạ đến mặt trước của detector.
Việc khẳng định tính phù hợp với mục đích cũng cho phép áp dụng kết quả do các
bên khác thực hiện, trong cùng một điều kiện hiệu chuẩn.
Việc xác định các hệ số hiệu chuẩn là
không thực tế đối với tất cả các nhân
phóng xạ, trên tất cả các bề mặt và ở tất cả các khoảng cách từ nguồn đến thiết bị
đo. Cách tiếp cận thực tế là, xác nhận các hệ số hiệu chuẩn cho một dải hạn chế
nhân phóng xạ, ở khoảng cách
từ nguồn phát xạ đến detector là 3 mm, và nguồn được phân bố đều trên bề mặt
với mức phát xạ suy giảm tối thiểu. Lý tưởng là, diện tích của các nguồn
phát xạ này lớn hơn diện tích của detector. Những nguồn này nên có dải năng lượng có thể sẽ gặp
trong các tình huống quan trắc thông thường. Điển hình là, đối với
bức xạ alpha, một nhân phóng xạ có thể
là đủ; đối với bức xạ
beta, thì cần hai nhân phóng xạ và; đối với các chất phát photon, cần ba hoặc
bốn nhân phóng xạ. Với điều kiện là quá trình hiệu chuẩn xác nhận tính phù hợp
với mục đích sử dụng, thì điều này cho phép nội suy các hệ số hiệu chuẩn với độ
chính xác hợp lý cho cả ba loại bức xạ (alpha, beta, và photon).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một bộ các nguồn hiệu chuẩn điển hình,
được khuyến nghị trong TCVN 10802 (ISO 8769), có thể là: Alpha: 241 Am, 238Pu
Beta: 14C và 36CI
(90Sr có thể được sử
dụng thay
cho
36Cl, nhưng cần lưu
ý rằng nguồn 90Sr cũng phát ra beta từ 90Y)
Photon: 55Fe, 238Pu,
129l, 241Am, 57Co, 137Cs
và 60Co (tất cả cần được lọc
để loại bức xạ alpha và beta, trừ 55Fe)
Những nguồn hiệu chuẩn này phải tuân
thủ các yêu cầu kỹ thuật trong TCVN 10802 (ISO 8769).
Nếu khẳng định được tính thích hợp của
thiết bị, thì hệ số hiệu chuẩn cho bất kỳ nhân phóng xạ nào có thể tính được
theo kiến thức về các đặc tính phân ra của nhân phóng xạ. Những tính toán này cần
được xử lý cẩn thận và phải được thực hiện bởi những người có chứng chỉ chuyên môn và có
kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Cần lưu ý đặc biệt để tính đến việc các bức xạ
được phát ra đồng thời từ sự phân rã của cùng một nhân phóng xạ chỉ tạo ra một
xung trên máy đo [Xem TCVN 7078-3 (ISO 7503-3)].
Tất cả các yêu cầu nên được thử nghiệm
bởi phòng thí nghiệm hiệu chuẩn hoặc nhà sản xuất thiết bị. Các phép thử cần
thiết bảo đảm cho sự phù hợp của các thiết bị được tóm tắt trong Bảng A.1, Bảng
A.2 và Bảng A.3.
Bảng A.1 -
Yêu cầu đối với thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ alpha
YÊU CẦU KIỂM TRA
GIẢI THÍCH
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Kiểm tra trước
khi sử
dụng
lần đầu
Kiểm tra định
kỳ
SỰ RÒ RỈ/ LỌT ÁNH SÁNG
Phơi thiết bị ra nguồn ánh sáng
thích hợp và quan sát
sự thay đổi trong đáp ứng của thiết bị. Kiểm tra đáp ứng của thiết bị đối với
một nguồn alpha nhỏ, có và không có nguồn sáng.
Thông thường chỉ áp dụng đối với
detector nhấp nháy và trạng thái rắn
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
ĐÁP ỨNG VỚI
NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ
α
Để detector của thiết bị song song
và cách 3 mm phía trên nguồn phát xạ có kích thước, ít nhất, phải bằng kích
thước mặt detector, và xác định đáp ứng của thiết bị đo
-
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
ĐỘ TUYẾN
TÍNH
Xác định đáp ứng của thiết bị trên một loạt
các nguồn α. Các nguồn phải được chọn để mở rộng dải tốc độ đếm mà thiết bị dự kiến sẽ
đo. Cần sử dụng
ít nhất ba nguồn điểm: suất phát xạ phù hợp là 20, 200, và 2000 α.s-1. Nếu thiết bị
có thể gặp mức hoạt độ cao có thể phải sử dụng thêm một nguồn hoạt động hơn
Có thể được sử dụng
một dụng định cữ để đảm bảo các vị trí của nguồn và detector được tái lập
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
SỰ ĐỒNG
NHẤT CỦA ĐÁP ỨNG
Sử dụng một trong các nguồn điểm từ
các phép thử độ tuyến tính để xác định đáp ứng của thiết bị đối với mỗi 10 cm2
cửa sổ của detector.
Tính giá trị đáp ứng trung bình trên toàn bộ cửa sổ
Chỉ cần thử đối với
các thiết bị có diện
tích detector vượt quá 40 cm2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
SỰ LOẠI BỎ
BETA
Đặt thiết bị đo cách nguồn bức xạ 36CI
hoặc 90Sr/90Y 3 mm và tiến hành xác định đáp ứng của
thiết bị
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
BỨC XẠ
PHÔNG
Đo tốc độ đếm phông trong một vùng
đã biết có mức phông thấp
Nếu tốc độ đếm phông bị tăng lên, thì thiết bị
có thể đã bị nhiễm bẩn phóng xạ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Có
Bảng A.2 - Yêu cầu
đối với thiết bị đo nhiễm xạ
beta
YÊU CẦU KIỂM TRA
GIẢI THÍCH
Tiêu chí đạt/không
đạt
Kiểm tra trước
khi sử
dụng
lần dầu
Kiểm tra định
kỳ
SỰ RÒ RỈ/ LỌT ÁNH
SÁNG
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phơi thiết bị ra nguồn ánh sáng
thích hợp hoặc ánh nắng sáng chói.
Nhìn chung chỉ cần áp
dụng đối với detector nhấp nháy và trạng thái rắn. Cũng cần một số máy
đếm Geiger-Müller cửa vào ở đầu và một số máy đếm dòng khí
Tốc độ đếm của phông không bị ảnh hưởng.
Có
Có
ĐÁP ỨNG NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ
β
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Sử dụng nguồn có năng lượng bằng
hoặc thấp hơn mức thấp nhất cần kiểm soát ở nơi làm việc: 14C được
khuyến cáo cho tất cả detector có dải năng lượng rộng. Nếu hiệu chuẩn là thích hợp, thì
xác định đáp ứng của thiết bị đối với một dạng hình học. Trong cả hai trường
hợp, cần sử dụng khoảng cách từ nguồn đến detector tối thiểu là 3mm.
Đáp ứng phải phù hợp trong khoảng ±
30 % hiệu suất quy định của nhà sản xuất
Có
Có
ĐỘ TUYẾN TÍNH
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Xác định đáp ứng của thiết bị trên
các nguồn β
có
suất phát xạ đã biết. Các nguồn phải được chọn để mở rộng dải
tốc độ đếm mà thiết bị dự kiến sẽ đo. Cần sử dụng ít nhất ba nguồn điểm: suất
phát xạ phù hợp là 20, 200, và
2000 β.s-1
Có thể sử dụng một dụng định cữ để
đảm bảo các vị trí của nguồn và detector có thể tái lập được
Mỗi đáp ứng của thiết bị phải phù
hợp trong khoảng ± 30 % giá trị trung bình của cả ba đáp ứng
Có
Có
Cách khác, gắn thiết bị, với điểm
quy chiếu tại điểm thử nghiệm trong trường bức xạ của nguồn 137Cs
và xác định đáp ứng của thiết bị đối với suất liều gamma. Yêu cầu phép đo đối
với mỗi dải hoặc mỗi quãng 10 đơn vị của thiết bị cho đến suất liều tối đa thiết
bị có thể sẽ
gặp phải tại nơi làm việc. Đảm bảo trạng thái cân bằng điện tử thứ cấp
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phù hợp trong khoảng ± 30 % của dữ liệu
thử cho loại thiết bị
Có
Có
SỰ ĐỒNG NHẤT CỦA ĐÁP ỨNG
Sử dụng một trong các nguồn điểm từ các
phép thử độ tuyến tính để xác
định đáp ứng của thiết bị đối với mỗi 10 cm2 cửa sổ của detector.
Tính giá trị đáp ứng trung bình trên toàn bộ cửa sổ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Năng lượng của nguồn sử dụng phải
bằng hoặc nhỏ hơn năng lượng nhỏ nhất được quan trắc tại nơi làm
việc
Không quá 25 % tổng diện tích detector
có đáp ứng ít hơn 35% đáp ứng trung bình đối với toàn bộ detector
Có
Không
SỐ ĐẾM PHÔNG BỨC
XẠ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu phông bị tăng, thì thiết bị
có thể đã bị nhiễm bẩn phóng xạ.
Nếu bức xạ phông không cao thì nên đo ở độ chính xác hợp lý. Ít nhất phải
thấp hơn 3 %
Tốc độ đếm phông quan sát được phải
tương đương với giá trị do các nhà sản xuất công bố
Có
Không
Bảng A.3 -
Yêu cầu đối với thiết bị đo nhiễm xạ photon
YÊU CẦU KIỂM TRA
GIẢI THÍCH
Tiêu chí đạt/không
đạt
Kiểm tra trước
khi sử
dụng
lần đầu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
SỰ RÒ RỈ/ LỌT ÁNH
SÁNG
Phơi thiết bị ra nguồn
ánh sáng thích hợp.
Chỉ cần áp dụng đối
với detector nhấp nháy và trạng thái rắn.
Tốc độ đếm phông không bị ảnh hưởng.
Có
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ĐÁP ỨNG
NHIỄM BẨN PHÓNG XẠ PHOTON
Nếu hiệu chuẩn tiêu chuẩn là thích
hợp, xác định đáp ứng của thiết bị với nguồn photon và khoảng cách từ nguồn
đến detector tối thiểu là 3 mm.
-
Đáp ứng phải phù hợp trong khoảng ± 30 %
giá trị quy định của nhà sản
xuất
Có
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ĐỘ TUYẾN TÍNH
Gắn thiết bị theo hướng hiệu chuẩn, với
điểm quy chiếu tại điểm thử trong trường bức xạ của nguồn 137Cs.
Xác định đáp ứng của thiết bị đối với trường bức xạ ở mỗi dải đo
hoặc mỗi quãng 10
đơn vị của thiết
bị cho đến suất liều tối đa mà thiết bị có thể sẽ gặp phải tại
nơi làm việc. Đảm bảo sự cân bằng điện tử thứ cấp.
Nếu detector có đáp ứng tốt với bức
xạ beta, thì có thể sử
dụng bộ nguồn phát bức xạ beta.
Có thể sử dụng nguồn 60Co nếu
thuận tiện
Đáp ứng của thiết bị phù hợp trong
khoảng ± 30 % của dữ liệu các loại thử.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
SỰ ĐỒNG NHẤT CỦA ĐÁP
ỨNG
Xác định đáp ứng của thiết bị
đối với mỗi 10 cm2 cửa sổ detector khi phơi thiết bị ra nguồn bức
xạ thích hợp (xem phần Giải thích). Tính giá trị đáp ứng trung bình trên toàn
bộ cửa sổ vào.
Đối với các bức xạ có độ đâm xuyên
cao, không dễ xác định độ đồng nhất của detector, bởi vì rất
khó che chắn hiệu quả phần lớn diện tích detector khỏi bức xạ. Nên cần sử
dụng nguồn bức xạ photon có năng lượng tương tự như mức tối thiểu được sử
dụng tại nơi làm việc.
Không quá 25 % tổng diện tích
detector có đáp ứng ít hơn 35 % đáp ứng trung bình cho toàn bộ detector.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Không
SỐ ĐẾM PHÔNG
BỨC XẠ
Đo số đếm phông trong một vùng có
mức phông thấp đã biết.
Nếu tốc độ đếm phông tăng cao, thiết
bị có thể đã bị nhiễm bẩn phóng xạ.
Tốc độ đếm quan sát được phải tương
đương với giá trị do các nhà sản xuất công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có
Phụ
lục B
(Tham
khảo)
Ví dụ về đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt
B.1 Tổng quát
CHÚ THÍCH: Một cuộc kiểm tra
và thảo luận tổng hợp hơn về
việc đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt với thảo luận về các sơ đồ phân rã
phóng xạ và các yếu tố nổi bật điển hình được nêu trong TCVN 7078-3 (ISO
7503-3).
Nếu cùng có nhiều nhân phóng xạ, và
các hoạt độ tương đối chưa biết, thì việc đánh giá hoạt độ của các thành phần
riêng lẻ là một vấn đề phức tạp hơn. Bước đầu tiên cần xác định các nhân phóng
xạ có trong đó. Thông thường, lịch sử của cơ sở là đủ để xác định các nhân phóng xạ này. Trong các
trường hợp khác, có thể cần phải sử dụng phổ kế gamma và phân tách
hóa phóng xạ, và phân tích để nhận biết các nhân phóng xạ hiện có. Ngoài ra, có thể gặp một
số tình huống trong đó áp dụng một số quá trình đơn giản bằng cách sử dụng
thiết bị đo nhiễm bẩn phóng xạ
cầm tay, cho phép đánh giá với độ không đảm bảo chấp nhận được cho
một điều tra cụ thể. Rõ ràng là, mỗi tình huống cần được đánh giá riêng rẽ.
Trong ví dụ dưới đây mô tả một kịch
bản thực tế, theo đó có thể thực hiện một số phép đo tương đối đơn giản, cho
phép xác định hoạt độ của các nhân phóng xạ riêng lẻ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Ví dụ này sử dụng đầu dò hai mục đích,
tương đối
không
bình thường, nhưng có bán sẵn từ một nhà sản xuất chính. Theo đó đầu dò kết hợp
một cửa sổ nhôm mỏng Melinex
với một tấm mỏng chất nhấp nháy Csl. Đầu dò này chủ yếu dùng
trong khoa học đời sống, mà ở đó cả các chất phát xạ beta năng lượng thấp, như 14C, và chất
phát xạ tia X hoặc tia gamma năng lượng thấp, như 99mTc được sử
dụng, cần lưu ý là, đầu dò này rất khác so với các đầu dò beta nhấp nháy thông
thường, mà thường được gọi một cách không đúng là các đầu dò
"beta/gamma"; loại đầu dò này có hiệu suất phát hiện gamma rất thấp.
Đầu dò được trang bị một vỏ bọc
plastic (chất hấp thụ) dày 1mm. Việc đo đầu tiên được thực hiện mà không có bọc
vỏ và ghi lại số đọc hiển thị. Cách đo này là để đo phát xạ từ cả hai nhân
phóng xạ. Sau đó lắp vỏ bọc vào và lại tiến hành đo và ghi số đọc hiển thị. Lớp vỏ bọc sẽ hấp
thụ tất cả các hạt beta từ 14C. Đối với 99mTc, một phần của tia
X (18 đến 21) keV bị hấp thụ và các tia gamma với năng lượng 140 keV cũng bị
hấp thụ nhưng ở mức thấp hơn
nhiều.
Với ví dụ này, giả định
rằng hiệu ứng của vỏ bọc hấp thụ đã làm giảm bức xạ 99mTc tới đầu dò
của detector đi một lượng tương đương với 15 % giá trị đọc. Sự suy giảm này có
thể được đánh
giá hoặc
theo
lý thuyết hoặc theo thực nghiệm (nên làm thực nghiệm, nếu điều kiện cho phép).
Do đó, có như sau:
- Tốc độ đếm với cửa sổ mở (không đậy)
2000 s-1;
- Tốc độ đếm quan sát được với cửa sổ được đậy
vỏ bọc (nghĩa là chỉ riêng 99mTc) 1200 s-1.
Dữ liệu thiết bị từ nhà sản xuất của
detector này:
- I (A) đối với 14C (không đậy
vỏ) = 3,5 cps trên Bq.cm-2;
- I (A) đối với 99mTc
(không đậy vỏ) = 12 số đếm trên
giây trên Bq.cm-2;
- I (A) đối với 14c (có đậy vỏ) = 0 cps
trên Bq.cm-2;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hoạt độ đối với 99mTc được
tính từ chỉ số
hiển thị khi đo có vỏ đậy:
1200/10,2 = 118 Bq.cm-2.
Do đó, 99mTc đóng góp cho
số đo hiển thị khi đo
không có vỏ đậy sẽ là:
= 118 cps x 12 = 1416
cps.
Do đó, sự đóng góp của 14C đối với số
đo hiển thị khi đo không có vỏ:
2000 cps -1416 cps = 584 cps
và hoạt độ của 14C = 584/3,5 =
167 Bq.cm-2.
B.3 Hiệu ứng bề
mặt có dầu mỡ lên hiệu chuẩn
Giả sử có một lớp dầu mỡ mỏng bao phủ
bề mặt cần đo và lớp dầu mỡ hấp thụ 40 % lượng phát xạ beta của 14C. Cũng giả
định rằng lớp dầu mỡ hấp thụ 5 % lượng phát xạ 99mTc. Số đo hiển thị
của thiết bị bị ảnh hưởng và bây giờ
có thể quan sát được:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Tốc độ đếm thực với cửa sổ được đậy vỏ
(nghĩa là, chỉ riêng 99mTc, có dầu mỡ) 1140 s-1.
Các hệ số đáp ứng của thiết bị, được
hiệu chỉnh khi có ảnh hưởng
của dầu mỡ như sau:
- I (A) cho 14C (không đậy
vỏ, có dầu mỡ) = 0,6 x 3,5 cps trên Bq.cm-2 = 2,1 cps
trên Bq.cm-2;
- I (A) cho 99mTc
(không đậy vỏ, có dầu mỡ) = 0,95 x 12 cps trên Bq.cm-2= 11,4 cps
trên Bq.cm-2;
- I (A) cho 14C (có đậy vỏ,
có dầu mỡ) = 0 cps trên Bq.cm-2;
- I (A) cho 99mTc
(có đậy vỏ, có dầu mỡ) = 0,85 x 11,4 cps trên Bq.cm-2 = 9,7 cps
trên Bq.cm-2.
Sử dụng các giá trị này sẽ cho hoạt độ
của 99mTc (có đậy vỏ):
1 140/9,7 Bq.cm-2 = 118 Bq.cm-2
Số đo hiển thị của thiết bị không có
vỏ đậy cho chỉ riêng một mình của 99mTc khi đó sẽ là:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Điều này cho biết sự đóng góp của 14C vào số đo
hiển thị, không có vỏ đậy là: 1698 cps - 1345 cps = 353 cps,
Tính được hoạt độ của 14C là 353/2,1 Bq.cm-2= 168 Bq.cm-2.
Phụ
lục C
(Tham
khảo)
Hiệu chuẩn thiết bị đo suất liều
C.1 Tổng quát
Trong những trường hợp việc điều tra
nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt không phải là công việc thường quy, thì trước khi
tiến hành đo xác định nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt, cần thực hiện đo suất liều
môi trường xung quanh và suất liều liên quan đến nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt.
Điều quan trọng là các phép đo này phải được thực hiện bằng thiết bị tin cậy,
phù hợp. Phụ lục này cung cấp một cách ngắn gọn các thông tin cần thiết để đảm
bảo thiết bị đo suất liều phù hợp cho việc sử dụng.
Thiết bị đo suất liều photon được sản
xuất với nhiều loại detector khác nhau như: buồng ion hóa, ống Geiger-Muller,
ống đếm tỷ lệ, và cả các detector chất dẻo nhấp nháy và natri iodua nhấp nháy. Các thử
nghiệm cần thiết để xác nhận thiết bị đang hoạt động theo đúng đặc trưng kỹ
thuật của nhà sản xuất, bao gồm: kiểm tra độ tuyến tính, sự phụ thuộc năng lượng,
sự phụ thuộc hướng và các đặc trưng liên quan khác của thiết bị
như được nêu dưới đây. Thiết bị cần được hiệu chuẩn tại phòng thử nghiệm được
trang bị tốt, nơi có thể bảo đảm suất liều có thể liên kết chuẩn với các chuẩn quốc gia.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một số thiết bị cho phép điều chỉnh
hiển thị của thiết bị, ví dụ, điều chỉnh điện áp hoạt động để xác định
đoạn bằng (plateaux) của đồ thị. Cần chú ý để đảm bảo rằng, các thiết bị được thiết
lập để có được các đặc tính vận hành mong muốn trước khi tiến hành đo kiểm tra
đáp ứng phóng xạ. Thông thường, việc này được thực hiện theo khuyến nghị của nhà sản
xuất, nhưng có những trường hợp, lại chọn điểm vận hành khác nhau. Trong những
trường hợp như vậy, thay đổi này phải được minh chứng đầy đủ và kèm theo một bằng
chứng rõ ràng rằng đặc
trưng làm việc của thiết bị không bị ảnh hưởng. Thông tin thu được khi thực hiện việc
này, về cơ bản, trở thành dữ
liệu của loại thử
nghiệm kiểu loại thiết bị. Các chế độ đặt sử dụng trong thử nghiệm, bao gồm cả
điện áp hoạt động, nếu phù hợp cần phải được ghi trong giấy chứng nhận hoặc báo
cáo thử nghiệm (Xem Điều 11). Bất kỳ sự lệch đáng kể nào trong chế độ đặt của
thiết bị so với khuyến nghị của nhà sản xuất, đều phải được ghi lại.
C.2 Kiểm tra
trước khi sử dụng lần đầu và kiểm tra định kỳ
Các kiểm tra cần thiết nhằm
đảm bảo cho thiết bị hoạt động chính xác được nêu trong Bảng C.1. Thiết bị phải
được hiệu chuẩn trước khi sử dụng sau khi tiếp nhận từ nhà sản xuất, để đảm bảo
thiết bị đáp ứng với các khuyến nghị của nhà sản xuất, hoặc tốt hơn là thực
hiện thử nghiệm cho
dạng
thiết
bị bảo đảm tuân thủ các yêu cầu của IEC 60846-1. Các thiết bị này sau đó cần được
hiệu chuẩn định kỳ đề đảm bảo là trong quá trình sử dụng đã không làm thay đổi
các đặc tính vận hành của thiết bị. Bảng A.1 liệt
kê các yêu cầu kiểm tra trước khi sử dụng lần đầu và hiệu chuẩn định kỳ. Khoảng
thời gian giữa các lần hiệu chuẩn định kỳ có thể do người sử dụng xác định hoặc
các quy định quốc gia.
Việc kiểm tra định kỳ và tần
suất kiểm tra định kỳ có thể được xác định bởi các kịch bản dự kiến.
C.3 Kiểm tra chức
năng
Trong một số trường hợp, có thể cần
phải thực hiện "Kiểm tra chức năng" trước khi sử dụng thiết bị. Mặc
dù việc kiểm tra chức năng này không liên quan đến việc hiệu chuẩn, nhưng cung
cấp một mức tin cậy rằng, thiết bị hoạt động chính xác. Kiểm tra chức năng có thể chỉ đơn
giản là kiểm tra việc đọc phông của thiết bị. Ngoài ra, có thể cần sử dụng một
nguồn nhỏ cung cấp tín hiệu đủ để đảm bảo rằng thiết bị hoạt động chính xác.
Việc kiểm tra chức năng này được thực hiện sau khi thiết bị đã được hiệu chuẩn.
Bảng C.1 -
Các kiểm tra cần thiết cho thiết bị đo suất liều photon
YÊU CẦU
KIỂM TRA
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ĐÁP ỨNG VỚI SUẤT LIỀU CAO
Phơi thiết bị gần nguồn bức xạ với
suất liều vượt quá mức mà thiết bị có thể gặp
phải một cách hợp lý trong thực tế, trong ít nhất 30 s. Suất liều tối thiểu 10 mSvh-1 là phù
hợp, nhưng có thể sử
dụng các suất liều thích hợp
khác.
Không kiểm tra đối với các thiết bị
được thiết kế để đo suất liều rất thấp và có khả năng bị hư hỏng bởi quá trình
này. Chỉ số hiển thị phông từ một số đầu dò nhấp nháy cũng có thể bị tăng lên và
phải mất thời gian tới một ngày để nó trở về giá trị ban
đầu.
ĐỘ TUYẾN TÍNH
Gắn thiết bị theo hướng hiệu chuẩn,
với điểm quy chiếu tại điểm thử trong trường bức xạ của nguồn 137Cs.
Đảm bảo cho cân bằng điện tử thứ cấp. Xác định đáp ứng của thiết bị đối với
trường bức xạ ở mỗi dải đo hoặc mỗi quãng 10 đơn vị của thiết bị cho đến suất
liều tối đa mà thiết bị có thể sẽ gặp phải tại nơi làm việc.
Việc đo độ tuyến tính là không thể
nếu quá gần với detector.
Có thể sử dụng 60Co nếu
thuận tiện.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Gắn thiết bị theo hướng hiệu chuẩn,
với điểm quy chiếu tại điểm kiểm tra trong trường bức xạ của nguồn
photon 60 keV (241 Am). Suất liều từ nguồn 60 keV nên được điều chỉnh cho đến
khi số đọc hiển thị trên thiết bị gần với một trong những giá trị thu được
cho 137Cs trong kiểm tra độ tuyến tính. Xác
định đáp ứng của thiết bị đối với nguồn 60 keV.
Cũng có thể sử dụng bức xạ tia X
được lọc từ phổ năng lượng thấp hoặc hẹp ISO, đặc biệt đối với các
detector suất liều cao.
Nếu thiết bị được sử dụng để đo các
photon năng lượng
dưới 30 keV, thì cần kiểm tra ở mức năng lượng thấp hơn.
Việc kiểm tra định kỳ có thể không
cần khi thiết bị ít chịu tác
động do việc sửa chữa không phù hợp.
ĐÁP ỨNG HƯỚNG
Đặt thiết bị và xác định đáp ứng của nó với nguồn
241Am như trong phép thử nghiệm để xác định sự phụ thuộc vào năng lượng. Đối
với hầu hết các loại thiết bị, tiến hành xoay thiết bị đi 90° theo chiều kim
đồng hồ trên mặt phẳng nằm ngang so với điểm hiệu chuẩn của thiết bị và xác
định đáp ứng của thiết bị
theo hướng đó. Đưa thiết bị về vị trí ban đầu và sau đó lại xoay
thiết bị đi 90° ngược chiều kim đồng hồ so với điểm hiệu chuẩn của thiết bị
và xác định đáp ứng của thiết bị.
Một số thiết bị có đáp ứng rất thấp
đối với bức xạ 60 keV ở 90°. Trong những trường hợp như vậy, chỉ cần thử
nghiệm ở góc xoay lệch đi 60°.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các thiết bị đo suất liều
cao, có thể cần phải
sử dụng bức xạ tia X đã lọc.
CHỈ THỊ PHÔNG
Cần kiểm tra chỉ sổ hiển
thị phông trong khu vực đã được biết là có suất liều phông thấp, ổn định.
Thư mục tài
liệu tham khảo
[1] H. Jung, J.F.
Kunze, J.D. Nurrenbern Consistency and efficiency of standard swipe procedures
taken on slightly radioactive contaminated metal surfaces. Health Phys. 2001
May, 80 pp. S80-S88
[2] NATIONAL
PHYSICAL LABORATORY Measurement Good Practice Guide No. 14 The Examination,
Testing and Calibration of Portable Radiation Protection Instruments
National Physical Laboratory, Teddington, UK, ISSN 1368-6550, March 1999
[3] P H BURGESS Handbook
on measurement methods and strategies at very low levels and activities,
European Commission Report EUR 17624, 1998
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[5] B RICHARD
FIRESTONE, VIRGINIA s. SHIRLEY, Table of Isotopes, 1996
[6] P H BURGESS Guidance
on the Choice, Use and Maintenance of Hand-Held Radiation Monitoring Equipment,
NRPB R326, 2001
[7] INTERNATIONAL
COMMISSION ON RADIATION PROTECTION Conversion coefficients for use in
Radiological Protection against External Radiation, ICRP Report 74,1997
[8] http://www.nucleide.org/DDEP WG/DDEPdata.htm
[9] NATIONAL
PHYSICAL LABORATORY Measurement Good Practice Guide No.30, Practical
Radiation Monitoring National Physical Laboratory, Teddington, UK, ISSN
1368- 6550, December, 2014
[10] C.H. Schuler,
G. Butterweck, C. Wernli, F.
Bochud, J.-F. Valley Calibration and Verification of Surface Contamination
Meters - Procedures and Techniques Paul Scherrer Institute, Villigen,
Switzerland, PSI Report No. 07-01, ISSN 1019-0643, March, 2007
[11] IAEA SAFETY
STANDARDS SERIES No SSR-6 Regulations for the Safe Transport of Radioactive
Material - 2012 Edition International Atomic Energy Agency, Vienna, 2012
[12] TCVN 7870-1
(ISO 80000-1), Đại lượng và đơn vị - Phần 1: Quy định chung;
[13] TCVN 7870-10
(ISO 80000-10), Đại lượng và đơn vị - Phần 10: Vật lý nguyên tử và hạt nhân;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[15] TCVN 10758-2
(ISO 18589-2), Đo hoạt độ phóng xạ trong môi trường - Đất - Phần 2: Hướng dẫn lựa
chọn chiến lược lấy mẫu, lấy mẫu và xử lý mẫu sơ bộ.
[16] TCVN 9595-3
(ISO/IEC Guide 98-3), Độ không đảm bảo đo - Phần 3:
Hướng dẫn trình bày độ không đảm bảo đo (GUM:1995)
[17] TCVN 6165
(ISO/IEC Guide 99), Từ vựng quốc tế về đo lường học - Khái niệm, thuật ngữ
chung và cơ bản (VIM)
[18] IEC 60325, Radiation
protection instrumentation - Alpha, beta and
alpha/beta (beta energy > 60 keV) contamination meters and monitors
[19] IEC 60846-1, Radiation
protection instrumentation -Ambient and/or directional dose equivalent (rate)
meters and/or monitors forbeta, X and gamma radiation - Part 1: Portable
workplace and environmental meters and monitors.