Dạng thử
|
Điều kiện thử
|
Mục đích thử
|
Thử trong điều kiện sử dụng
|
Trong điều kiện làm việc
|
Xác định tuổi thọ.
|
|
Trong điều kiện tự nhiên
|
Kiểm tra chất lượng vật liệu.
|
|
|
Nghiên cứu các yếu tố.
|
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm
|
Mô phỏng
|
Dự báo tuổi thọ.
|
|
|
Nghiên cứu yếu tố, kiểm tra chất
lượng vật liệu
|
|
Thử nhanh
|
Kiểm tra so sánh chất lượng
|
|
|
Đánh giá sơ bộ tính chịu ăn mòn
|
Khi thử trong phòng thí nghiệm, các yếu
tố và phương pháp gây tác động phải tương ứng với dạng sử dụng ưu
việt của vật liệu trong điều kiện sử dụng. Trường hợp vật liệu có
một số khả năng sử dụng thì có thể đề xuất một vài chế độ thử
nghiệm.
2. MẪU THỬ
2.1. Khi thử nghiệm sử dụng các kiểu mẫu
thử sau:
Mẫu phẳng (các tấm bản);
Chi tiết hoặc đơn vị lắp ráp (các
cụm);
Mô hình sản phẩm hoặc kết cấu;
Sản phẩm.
Dạng, hình dạng và kích thước của các
mẫu được lựa chọn tùy theo mục đích thử.
2.2. Mẫu cần phải thể hiện được các
đặc trưng chính của sản phẩm, trong đó có:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình dáng;
Công nghệ chế tạo;
Trạng thái bề mặt;
Dạng, chiều dày và công nghệ chế tạo
bề mặt.
Mẫu phải cho phép tái tạo các tác
động chính ảnh hưởng đến ăn mòn khi sử dụng.
2.3. Số lượng mẫu cho một phép thử
phải ít nhất là ba. Nếu với ba mẫu không đạt sác xuất tin cậy của
kết quả thử theo yêu cầu của chương trình thử nghiệm thì phải tăng
số lượng các mẫu thử song song. Trong bất kỳ trường hợp nào tổng
diện tích bề mặt của các mẫu thử không được nhỏ hơn 60cm2.
Ưu tiên sử dụng các kích thước sau đây của các mẫu phẳng:
150 x 100 x (0,5 - 1,5) mm;
100 x 50 x (0,5 - 1,5) mm;
50 x 50 x (0,3 - 1,5) mm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.5. Đối với những phép thử có đánh
giá sự thay đổi các tính chất vật lý của bề mặt mẫu cần lựa chọn
các mẫu có hình dáng và kích thước tương ứng theo yêu cầu của phương
pháp đã chọn và bảo đảm độ chính xác cần thiết của phép đo các
đại lượng được nghiên cứu.
2.6. Mẫu phải được chế tạo bằng các phương
pháp không gây ra các ứng suất cơ học và nhiệt mà không đặc trưng cho
các sản phẩm đó.
2.7. Rìa cạnh của các mẫu có lớp phủ
phải được bảo vệ, nếu chương trình thử nghiệm không quy định các yêu
cầu khác.
2.8. Cho phép khoan các lỗ trên các mẫu
để có thể xếp đặt chúng trên các bàn thử. Các lỗ phải nằm ở các
góc hoặc các cạnh của mẫu.
2.9. Rìa cạnh của mẫu và mép lỗ không
được làm vát góc.
2.10. Mác của các mẫu được ghi bằng
cách đánh dấu hoặc viết sơn ở những vị trí không ảnh hưởng đến
việc đánh giá thử nghiệm và không đặc trưng cho đối tượng thực.
Cho phép dùng các nhãn ghi mác bằng
vật liệu chịu ăn mòn.
2.11. Khi đánh giá không tính đến các vết
ăn mòn tại các vị trí đưa ra trong điều 2.8 và 2.10.
3. THIẾT BỊ VÀ
THUỐC THỬ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2. Các buồng thử, bình chứa và thiết
bị thử khác cùng đồ gá kẹp giữ mẫu phải chịu được tác động của
môi trường ăn mòn và không ảnh hưởng tới kết quả nếu điều đó không
được đặt ra trong chương trình thử.
3.3. Kết cấu của thiết bị thử phải
loại trừ được bức xạ mặt trời và các tạp chất có trong khí quyển,
cũng như dao động của nhiệt độ ảnh hưởng đến kết quả thử, nếu điều
đó không đặt ra trong chương trình thử.
4. TIẾN HÀNH THỬ
4.1. Việc thử được tiến hành theo chương
trình, trong đó phải chỉ rõ:
Mẫu thử và các tính chất của chúng
cần được kiểm tra, bao gồm thành phần hóa học, cấu trúc và các tính
chất khác của vật liệu tương ứng với các tiêu chuẩn hoặc trên cơ sở
phân tích; các đặc tính lý học và hóa học của trạng thái bề mặt
mẫu thử; dạng và các chỉ tiêu chất lượng mẫu thử tương ứng với các
tiêu chuẩn hoặc với các mục đích thử đặc biệt và mô tả chính xác
các phương tiện và đặc tính công nghệ bảo vệ ăn mòn.
Mục đích của thử là dạng và độ chính xác của
thông tin phải nhận được trong kết quả thử. Khi đó ứng với phần 1 người ta đưa
ra một vấn đề mà khi giải quyết vấn đề đó phải sử dụng các kết quả thử.
Các điều kiện và chế độ thử với đặc tính của
tất cả các yếu tố cơ bản của tác động hóa học và lý học, cũng như tác động và
đo liên tiếp hoặc chu kỳ.
Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả.
4.2. Khi thử các mẫu mà tính chất của chúng
đã biết trong các điều kiện cho trước thì được dùng để đối chứng.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.4. Khi thử mô phỏng ở phòng thí nghiệm cần
tạo ra các điều kiện sử dụng thực tùy thuộc vào mục đích thử nghiệm. Nếu mục
đích là dự báo tuổi thọ cần tạo ra tất cả các điều kiện sử dụng chủ yếu.
4.5. Khi thử nhanh với mục đích đánh giá sơ bộ
tính chịu ăn mòn cần phải thử trong các điều kiện khắt khe hơn so với các điều
kiện sử dụng thực, đồng thời không được phép có các thay đổi đột biến của cơ chế
ăn mòn.
4.6. Khi thử nhanh với mục đích kiểm tra chất
lượng mẫu thử được phép tăng tùy ý tính khắt khe của các điều kiện thử nghiệm
so với các điều kiện sử dụng nếu như dựa theo phẩm chất của các mẫu thử trong
thời gian thử có thể kết luận về phẩm chất của vật liệu trong điều kiện sử dụng
hoặc nếu so sánh phẩm chất của mẫu thử với mẫu đối chứng cho phép đánh giá được
chất lượng sản phẩm.
4.7. Tỷ lệ thể tích môi trường lỏng với thể
tích bề mặt các mẫu phải tương ứng với điều kiện sử dụng thực. Nếu như yêu cầu
này không được thực hiện thì lựa chọn tỷ lệ thể tích môi trường lỏng và bề mặt
mẫu sao cho khi các thông số xác định hoạt tính của môi trường không thể thay đổi
nhiều trong thời gian thử hoặc xem xét trong chương trình thử việc thay mới hay
hiệu chỉnh trong tiến trình thử.
4.8. Không được đồng thời thử trong môi trường
lỏng trong cùng một bình những mẫu thử làm bằng các vật liệu khác nhau hoặc các
mẫu có các lớp phủ khác nhau, nếu điều này không được đặt trước trong chương
trình.
4.9. Được phép tiến hành các thử trong môi
trường khí các mẫu làm bằng các vật liệu khác nhau hoặc có các lớp phủ khác
nhau, trong trường hợp nếu tất cả các mẫu cần chịu tác động như nhau và không xảy
ra ảnh hưởng lẫn nhau trong trường hợp có khả năng kiểm tra riêng biệt được ảnh
hưởng đó.
4.10. Khi thử trong điều kiện sử dụng, các mẫu
làm từ các vật liệu khác nhau hoặc các lớp phủ khác nhau cần đặt cách nhau sao
cho loại trừ được ảnh hưởng lẫn nhau, nếu như điều này không được đặt ra trong
chương trình thử.
4.11. Các mẫu không có mục đích gì đặc biệt,
được đặt sao cho chúng chịu những tác động hóa học và lý học như nhau. Nếu yêu
cầu này không được thực hiện thì mẫu phải được định kỳ đổi chỗ.
4.12. Chọn thời gian thử sao cho dựa trên kết
quả có thể đánh giá nhất quán phẩm chất các mẫu. Để thực hiện điều này đưa ra
tiến hành ăn mòn trong quá trình thử nghiệm thì chu kỳ lấy mẫu ra quy định
trong chương trình thử nghiệm được lấy theo cấp số nhân, ví dụ 1, 3, 6, 12 giờ;
1, 2, 4, 9 ngày hay 3, 6, 12 tháng; 2, 4 năm v.v…
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Số lượng mẫu mỗi lần lấy ra phù hợp với điều
2.3.
4.13. Trước khi thử các mẫu kim loại được làm
sạch dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ, nếu như chương trình không đặt ra yêu cầu
khác. Khi làm việc này cho phép dùng bàn chải mềm, chổi lông, bông, xenlulô.
Sau khi làm sạch dầu mỡ chỉ được phép dùng
găng tay vải bông để cầm rìa mẫu.
4.14. Kiểm tra thành phần và các thông số cho
trước khác của môi trường thử trước khi bắt đầu thử.
4.15. Cần phải trộn đều môi trường ăn mòn lỏng
chứa các thành phần không hòa tan trước khi thử, nếu như trong chương trình thử
không có các chỉ định nào khác.
5. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỬ
5.1. Đánh giá kết quả thử được tiến hành ứng
với dạng ăn mòn và các chỉ tiêu đã chọn, ví dụ như thay đổi hình dạng bên
ngoài; khối lượng, kích thước, cấu trúc và các tính chất vật lý khác của mẫu;
theo độ sâu của những chỗ bị ăn mòn và theo thay đổi thành phần của môi trường.
5.2. Chọn phương pháp xử lý kết quả ứng với mục
đích thử hoặc ứng với các tiêu chuẩn của SEV đối với phương pháp thử.
6. BIÊN BẢN THỬ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1/ Chương trình thử;
2/ Mô tả tiến hành thử (tập hợp các phép thử)
với sự chỉ dẫn tất cả các điều có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng;
3/ Phương pháp xử lý kết quả;
4/ Kết luận về kết quả thử.
PHỤ
LỤC
Trong tiêu chuẩn này có sử dụng các thuật ngữ
và định nghĩa sau trong lĩnh vực ăn mòn kim loại
Thuật ngữ
Định nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Thử tiến hành trong những điều kiện ăn mòn
nhất định với mục đích đặc tính chất lượng của kim loại hoặc hiệu quả của
phương tiện chống ăn mòn.
Thử ăn mòn trong sử dụng
Thử ăn mòn tiến hành bằng cách sử dụng tại
các nơi làm việc trong những điều kiện đã đặt trước.
Thử ăn mòn trong phòng thí nghiệm
Thử nghiệm những điều kiện được tạo ra
trong phòng thí nghiệm.
Thử ăn mòn mô phỏng
Thử ăn mòn có những điều kiện của nó tái tạo
một phần hoặc toàn bộ điều kiện sử dụng.
Thử ăn mòn nhanh
Thử ăn mòn tiến hành trong điều kiện đảm bảo
cường độ ăn mòn (màng) cao hơn so với điều kiện sử dụng và nhận được kết quả
trong thời gian ngắn hơn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tương tác hóa - lý giữa kim loại và môi trường,
qua đó các tính chất của kim loại thay đổi và nó có thể bị phá hủy một phần
hoặc toàn bộ.
Chất ăn mòn
Chất, trong thành phần của môi trường, tham
gia vào sự tạo thành các sản phẩm của ăn mòn.
Môi trường ăn mòn
Môi trường, chứa các chất ăn mòn.
Tính chịu ăn mòn của kim loại
Mức độ không bị hủy hoại do ăn mòn trong hệ
ăn mòn.