Thuật
ngữ
|
Định
nghĩa
|
1. Dao động
|
Quá trình tăng hay giảm một cách
tuần tự (thường là theo thời gian) của giá trị một đại lượng nào đó.
CHÚ THÍCH:
1) Trong lĩnh vực rung, thuật ngữ
“dao động” chỉ áp dụng đối với trường hợp giá trị đại lượng biến đổi theo
thời gian.
2) Những đại lượng mà giá trị biến
đổi của nó dao động, gọi là “đại lượng dao động”
|
2. Dao động cơ học
|
Dao động của giá trị những đại lượng
động học hay động lực học,đặc trưng cho một hệ cơ học
|
3. Rung
|
Dao động của những giá trị chuyển
dịch của điểm hay của hệ cơ học ít nhất là theo một hệ tọa độ.
|
4. Kỹ thuật rung
|
Tập hợp những phương pháp và phương
tiện gây rung sử dụng rung, đo rung, chuẩn đoán rung,chống rung và thí nghiệm
rung
|
5. Bộ tạo rung
|
Thiết bị dùng để gây rung,được sử
dụng một cách độc lập hay nằm trong thành phần của các thiết bị khác.
|
6. Máy rung
|
Máy có cơ cấu làm việc được truyền
rung nhằm thực hiện một mục đích công nghệ xác định.
|
7. Độ rung
|
Tập hợp những phương pháp và phương
tiện đo những đại lượng đặc trưng của rung.
|
8. Chống rung
|
Tập hợp những phương tiện và phương
pháp giảm rung cho đối tượng được bảo vệ.
|
9. Tính ổn định rung
|
Tính chất của đối tượng thực hiện
được những chức năng cho trước và duy trì được giá trị của các thông số trong
giới hạn mức quy định chịu rung.
|
10. Độ bền rung
|
Độ bền của đối tượng trong sau khi
chịu rung.
|
11. Thí nghiệm rung
|
Thử nghiệm đối tượng trong một trạng
thái rung cho trước.
|
12. Chuẩn đoán rung
|
Chuẩn đoán kỹ thuật dựa trên cơ sở
phân tích rung của đối tượng chuẩn đoán.
|
13. Chuyển dịch rung
|
Thành phần miêu tả rung của chuyển
dịch.
|
14. Vận tốc rung
|
Đạo hàm theo thời gian của chuyển
dịch rung.
|
15. Gia tốc rung
|
Đạo hàm theo thời gian của vận tốc
rung.
|
16. Rung thẳng
|
Rung của điểm theo quỹ đạo thẳng.
|
17. Rung phẳng
|
Rung của điểm theo quỹ đạo thẳng.
|
18. Rung không gian
|
Rung của điểm theo quỹ đạo không
gian.
|
19. Rung tịnh tiến
|
Rung của vật rắn chuyển động tịnh
tiến.
|
20. Rung quay
|
Rung của vật rắn chuyển động quay.
|
21. Biên trình dao động
|
Hiệu giữa giá trị lớn nhất và giá
trị nhỏ nhất của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được xét.
|
22. Giá trị đỉnh của đại lượng dao
động
|
Giá trị tuyệt đối lớn nhất trong số
các cực trị của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được xét.
|
23. Giá trị trung bình của môđun đại
lượng dao động
|
Trung bình cộng của các giá trị tuyệt
đối trung bình tích phân của đại lượng dao động trong khoảng thời gian được
xét.
CHÚ THÍCH:
1) Nếu đại lượng có n giá trị rời
rạc ci thì giá trị của môđun là:
2) Nếu là hàm liên tục từng đoạn c(t) xác định đại lượng dao động trong khoảng thời gian t nào
đó (t1 ≤ t ≤ t2) thì giá trị trung bình của môđun là:
|
24. Giá trị trung bình bình phương
của môđun đại lượng dao động
|
Căn bậc hai giá trị trung bình
cộng hoặc căn bậc hai giá trị trung bình tích phân của bình phương đại lượng
dao động trong khoảng thời gian đang xét.
CHÚ THÍCH:
1) Nếu đại lượng dao động có n giá
trị rời rạc xi thì giá trị trung bình bình phương là:
2) Nếu hàm liên tục từng đoạn x(t)
xác định đại lượng dao động trong khoảng thời gian t nào đó (t1 ≤ t ≤ t2) thì giá trị trung bình bình phương là:
|
25. Dao động tuần hoàn
|
Những dao động, trong đó mỗi giá
trị dao động được lặp lại những khoảng thời gian bằng nhau.
|
26. Chu kỳ dao động
|
Khoảng thời gian nhỏ nhất ở các dao
động tuần hoàn để mỗi một giá trị của đại lượng dao động (đặc trưng cho rung)
lặp lại.
|
27. Tần số của dao động
|
Đại lượng nghịch đảo của chu kỳ
dao động.
|
28. Dao động đồng bộ
|
Hai hoặc trên hai dao động tuần
hoàn có tần số bằng nhau đồng thời tồn tại.
|
29. Dao động điều hòa
|
Dao động trong đó giá trị của
những đại lượng dao động(đặc trưng cho rung) biến đổi theo thời gian với quy
luật.
Asin (wt + j)
A: Biên độ dao động.
wt + j: Pha dao động.
j: Pha ban đầu.
t: Thời gian.
A,w,j: Những thông số không đổi.
|
30. Biên độ dao động điều hòa
|
Giá trị lớn nhất của đại lượng dao
động (các đặc trưng cho rung) ở các dao động điều hòa.
|
31. Pha dao động điều hòa
|
Đối số của hàm sin trong phương trình
dao dao động điều hòa, có quan hệ tỉ lệ với giá trị đại lượng dao động.
|
32. Pha ban đầu của dao động điều
hòa
|
Pha dao động điều hòa ở thời điểm
ban đầu.
|
33. Các góc lệch pha của các dao
động điều hòa đồng bộ
|
Hiệu pha của hai dao động điều hòa
đồng bộ ở một thời điểm bất kỳ.
|
34. Tần số góc của dao động điều
hòa
|
Đạo hàm theo thời gian của pha dao
động điều hòa, bằng tích của tần số với 2 p.
|
35. Biên độ phức của một dao động điều
hòa
|
Một đại lượng phức có môđun bằng biên
độ, còn đối số bằng pha ban đầu của dao động điều hòa dạng Aeij
|
36. Dao động điều hòa đồng pha
|
Những dao động điều hòa đồng bộ và
có pha bằng nhau ở mọi thời điểm bất kỳ.
|
37. Dao động điều hòa đối pha
|
Hai pha dao động điều hòa đồng bộ
có góc lệch pha bằng p ở mọi điểm bất kỳ.
|
38. Dao động tựa điều hòa
|
Dao động trong đó giá trị đại lượng
dao động biến đổi theo thời gian với quy luật:
Asin(wt + j)
ở đây:
t - thời gian
A, w, j Những hàm thời gian biến đổi chậm(một vài trong số
này có thể là hằng)
CHÚ THÍCH: Những hàm thời gian
biến đổi chậm nói trên thỏa mãn bất đẳng thức:
|
39. Dao động phách
|
Dao động có biên trình là đại lượng
dao động tuần hoàn và là tổng của hai dao động điều hòa có tần số gần bằng
nhau.
|
40. Tần số dao động phách
|
Tần số dao động phách của giá trị biên
trình ở dao động phách, bằng hiệu tần số của các dao động hợp thành.
|
41. Phân tích điều hòa dao động
|
Phân tích một dao động dưới dạng
tổng các dao dao động điều hòa.
CHÚ THÍCH:Những dao động điều hòa thành
phần được gọi là thành phần điều hòa. Những dao động tuần hoàn được biểu diễn
dưới dạng chuỗi Fuarier, những dao động tựa tuần hoàn được biểu diễn dưới
dạng tổng các dao động điều hòa có tần số vô ước, còn những dao động không tuần
hoàn được biểu diễn dưới dạng tích phân Fuarier, tích phân này xác định mật
độ phổ.
|
42. Phần tử điều hòa
|
Thành phần điều hòa của các dao
động tuần hoàn.
CHÚ THÍCH:Tần số của phần tử điều hòa
là bội số của dao động tuần hoàn được phân tích.
|
43. Chỉ số điều hòa
|
Số nguyên bằng tỷ số của tần số
phần tử điều hòa trên tần số các dao động tuần hoàn được phân tích.
|
44. Phần tử điều hòa bậc 1
|
Phần tử điều hòa có chỉ số bằng 1.
|
45. Phần tử điều hòa bậc cao
|
Phần tử điều hòa có chỉ số lớn hơn
1.
|
46. Phổ dao động
|
Tập hợp những giá trị của những đại
lượng đặc trưng cho dao động tương ứng với các thành phần điều hòa,trong đó
những giá trị được nêu phân bố theo trình tự tăng dần của tần số các thành
phần điều hòa.
CHÚ THÍCH:
1) Những dao động tuần hoàn và tựa
tuần hoàn tương ứng với phổ gián đoạn.
Những dao động không tuần hoàn tương
ứng với phổ liên tục.
2) Những ví dụ phổ xem thuật ngữ
50 - 52.
|
47. Phổ tần số
|
Tập hợp tần số của các thành phần điều
hòa của dao động, phân bố theo trình tự tăng dần.
|
48. Phổ gián đoạn
|
Phổ dao động hoặc phổ tần số,
trong đó tần số của các thành phần điều hòa của dao động tạo thành một tập
hợp rời rạc.
|
49. Phổ liên tục
|
Phổ dao động hoặc phổ tần số trong
đó tần số của các thành phần điều hòa của các dao động tạo thành một tập hợp
liên tục.
|
50. Phổ biên độ
|
Phổ dao động, trong đó biên độ của
chúng là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của dao động.
|
51. Phổ pha
|
Phổ dao động, trong đó pha ban đầu
của chúng là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của dao
động.
|
52. Phổ năng lượng
|
Phổ dao động, trong đó bình phương
của biên độ tốc độ là những đại lượng đặc trưng cho các thành phần điều hòa của
dao động (chúng cũng đặc trưng cho năng lượng riêng của các thành phần này)
|
53. Phân tích phổ dao động
|
Sự xác định dao động phổ dao động
hoặc phổ tần số.
|
54. Tần số trội
|
Tần số tương ứng với cực đại tuyệt
đối của phổ năng lượng hoặc phổ biên độ của những dao động có tần số khác nhau.
|
55. Dao động tựa tuần hoàn
|
Dao động, trong đó mỗi giá trị của
đại lượng dao động hầu như lặp lại qua những khoảng thời gian bằng nhau.
|
56. Dao động tắt dần
|
Dao động có giá trị biên trình
giảm dần
CHÚ THÍCH:
Dao động tắt dần được miêu tả bằng
quan hệ:
Ae-ht sin(wt + j)
ở đây tần số của thừa số sin(wt + j) được xem là tần số của dao động.
|
57. Dao động tăng dần
|
Dao động có giá trị biến trình
tăng dần.
CHÚ THÍCH:Dao động tăng dần được
miêu tả bằng quan hệ
Aeht sin(wt + j)
ở đây tần số của thừa số sin (wt + j) được xem là tần số của dao động
|
58. Mức dao động
|
Một đặc trưng của dao động để so
sánh hai giá trị của cung một đại lượng vật lý. Nó tỉ lệ với logarit thập
phân của tỉ số giữa giá trị được đánh giá với giá trị gốc của đại lượng đó.
CHÚ THÍCH:
1) Đối với các đại lượng năng lượng
(năng lượng,công suất,……..) mức được đo bằng Bel (B)
Và bằng dexibel (dB)
Trong đó:
a: là giá trị được đánh giá.
ao: giá trị gốc.
2) Đối với tốc độ,gia tốc,lực ..v..v..
mức được đo bằng Bel (B)
Và bằng dexibel (dB)
b: giá trị được đánh giá.
bo: giá trị gốc.
3) Khi tính toán, việc lấy các giá
trị gốc ao, bo phải được chỉ dẫn cho từng trường hợp cụ thể.
|
59. Dải tần số
|
Tập hợp tần số trong những giới
hạn được xét.
|
60. Dải tần số 10
|
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tàn
số biên trên và tần số biên dưới bằng 10.
|
61. Dải tần số octa
|
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần
số biên trên và tần số biên dưới bằng 2
|
62. Dải tần số nửa ôcta
|
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần
số biên trên và tần số biên dưới bằng
|
63. Dải tần số phần ba ôcta
|
Dải tần số trong đó tỉ số giữa tần
số biên trên và tần số biên dưới bằng
|
64. Tần số trung bình nhân
|
Căn bậc 2 của tích số các tần số
biên của dải.
|
65. Sóng chạy
|
Sự truyền lan nhiễu trong môi trường.
CHÚ THÍCH: Đại lượng dùng để đo trạng
thái của môi trường (chuyển dịch ứng suất, biến dạng.v..v) trong trường hợp
vận tốc truyền sóng không đổi có thể biểu thị dưới dạng hàm.
F = F1(q) F2(q - ct)
Trong đó:
q: tọa độ cong không gian theo đó
xảy ra sự truyền sóng.
t: thời gian.
c: tốc độ không đổi của truyền
sóng
|
66. Sóng điều hòa
|
Sóng tồn tại trong trường hợp tất
cả mọi điểm của mọi trường hợp thực hiện dao động điều hòa.
|
67. Bước sóng điều hòa
|
Khoảng cách giữa hai cực đại hoặc
hai cực tiểu kề nhau của chuyển dịch của điểm trong trường sóng.
|
68. Số sóng
|
Một đại lượng bằng tỉ số của 2p trên bước sóng điều hòa.
|
69. Mặt sóng điều hòa
|
Bề mặt đơn liên trong trường sóng
là quỹ tích của những điểm dao động cùng pha của trường sóng điều hòa.
|
70. Vận tốc sóng điều hòa
|
Vận tốc lan truyền của mặt sóng điều
hòa.
|
71. Sóng phẳng
|
Sóng có mắt sóng là mặt phẳng
vuông góc với phương truyền sóng.
|
72. Sóng trụ
|
Sóng có mặt sóng là một mặt trụ, các
bán kính của nó trùng với phương truyền sóng.
|
73. sóng cầu
|
Sóng có mặt sóng là một mặt cầu, các
bán kính của nó trùng với phương truyền sóng
|
74. Sóng dọc
|
Sóng có phương truyền sóng đồng phương
với quỹ đạo của các điểm dao động của môi trường.
|
75. Sóng ngang
|
Sóng có phương truyền sóng trực giao
với quỹ đạo của điểm dao động của môi trường.
|
76. Sóng đứng
|
Một trạng thái của trường sóng,
trong đó sự phân bố các cực đại và cực tiểu của chuyển dịch của những điểm
dao động không thay đổi theo thời gian.
CHÚ THÍCH:Sóng đứng có thể xem như
sự xếp chồng của hai sóng chạy đồng nhất, truyền ngược chiều nhau.
|
77. Nút dao động
|
Điểm cố định của trường sóng trong
trường hợp sóng đứng.
CHÚ THÍCH: Tập hợp của những nút
sóng tạo thành đường nút và mặt nút.
|
78. Bụng dao động.
|
Điểm của trường sóng trong trường
hợp sóng đứng, ở đó biên trình chuyển dịch là cực đại.
CHÚ THÍCH: Tập hợp của các bụng
sóng tạo thành đường bụng và mặt bụng.
|
79. Dạng dao động của hệ
|
Dạng hình thành của những điểm đặc
trưng của hệ (chúng thực hiện các dao động tuần hoàn) ở thời điểm mà không phải
tất cả độ lệch của những điểm đó đối với vị trí trung bình đều bằng 0.
CHÚ THÍCH: Đối với những vật thể
đặc giới hạn, dạng dao động tương ứng với dạng tạo thành của sóng đứng.
|
80. Dao động xác định
|
Dao động mà bản thân nó là một quá
trình xác định.
|
81. Dao động ngẫu nhiên
|
Dao động mà bản thân nó là một quá
trình ngẫu nhiên.
|
82. Dao động ngẫu nhiên dải hẹp
|
Dao động ngẫu nhiên có phổ tần số
phân bố trong một dải hẹp.
CHÚ THÍCH: Khái niệm giải tần số
hẹp phụ thuộc vào vấn đề được nghiên cứu, để tránh những giải thích khác nhau
cần có những chú thích thích hợp.
|
83. Dao động ngẫu nhiên dải rộng
|
Dao động ngẫu nhiên có phổ tần số
phân bố trong một dải rộng.
CHÚ THÍCH: Khái niệm dải tần số
rộng phụ thuộc vấn đề được nghiên cứu, để tránh những giải thích khác nhau cần
có những chỉ dẫn thích hợp.
|
84. Lực (mô men) kích thích
|
Ngoại lực (mô men) biến đổi theo thời
gian,nhưng không phụ thuộc vào trạng thái hệ và duy trì sự dung của hệ.
CHÚ THÍCH: Trạng thái của hệ được
xác định bởi một tập hợp các tọa độ suy rộng của hệ.
|
85. Kích thích rung dạng lực
|
Kích thích rung của hệ bằng lực
kích thích hoặc (mô men) kích thích.
|
86. Kích thích rung dạng động học
|
Kích thích rung của hệ bằng cách truyền
cho những điểm nào đó của nó những chuyển động cho trước,không phụ thuộc vào trạng
thái của hệ.
|
87. Kích thích rung dạng thông số
|
Kích thích rung của hệ bằng cách
cho một hoặc một số thông số của nó (khối lượng,mô men quán tính,hệ số độ
cứng, hệ số cán. v. v…) biến đổi theo thời gian và không phụ thuộc vào trạng
thái của hệ.
|
88. Tự kích thích rung
|
Kích thích rung của hệ bằng cách
truyền cho nó năng lượng từ một nguồn không dao động. Sự kích thích này được
điều chỉnh bằng chuyển động của chính hệ.
|
89. Tự kích thích nhẹ rung
|
Tự kích thích rung xuất hiện sau
khi trạng thái cân bằng của hệ chịu nhiễu động yếu nào đó.
|
90. Tự kích thích mạnh rung
|
Tự kích thích rung xuất hiện sau
khi trạng thái cân bằng chịu một nhiễu động đủ mạnh.
|
91. Cán rung
|
Làm giảm rung bằng cách khuếch tán
năng lượng cơ.
|
92. Cản rung tuyến tính
|
Cản rung trong trường hợp lực tiêu
tán có tính chất tuyến tính.
|
93. Lực(mô men) phục hồi
|
Lực mô men phát sinh khi hệ lệch
khỏi trạng thái cân bằng và hướng ngược chiều với chiều lệch của hệ.
|
94. Đặc trưng của lực phục hồi
|
Quan hệ của lực (mô men) phục hồi
với tọa độ suy rộng tương ứng được tính từ vị trí cân bằng.
CHÚ THÍCH: Định nghĩa này áp dụng
cho hệ có một bậc tự do.
|
95. Hệ số độ cứng
|
Đạo hàm của đặc trưng lực phục hồi
hoặc mô men phục hồi được lấy trái dấu.
|
96. Đặc trưng tuyến tính của lực
(mômen) phục hồi
|
Đặc trưng của lực (mô men) phục hồi
trong trường hợp hệ số độ cứng không phụ thuộc tọa độ suy rộng.
|
97. Đặc trưng cứng của lực (mô men)
phục hồi
|
Đặc trưng của lực (mô men) phục
hồi trong trường hợp hệ số độ cứng tăng khi giá trị tuyệt đối của tọa độ suy
rộng tương ứng (được tính từ vị trí cân bằng) tăng lên.
|
98. Đặc trưng mềm của lực (mô men)
phục hồi
|
Đặc trưng của lực (mô men) phục hồi
trong trường hợp hệ số độ cứng giảm khi giá trị tuyệt đối của tọa độ suy rộng
tương ứng (được tính từ vị trí cân bằng) tăng lên.
|
99. Hệ số độ mềm
|
Đại lượng nghịch đảo của hệ số độ
cứng.
|
100. Lực (mô men) tiêu tán
|
Lực (mô men) phát sinh khi hệ
thống cơ học chuyển động và gây ra khuếch tán năng lượng cơ.
|
101. Đặc trưng của lực (mô men) tiêu
tán
|
Quan hệ giữa lực (mô men) tiêu tán
với tốc độ suy rộng tương ứng.
|
102. Hệ số cản
|
Tỉ số giữa lực (mô men) tiêu tán
với tốc độ suy rộng tương ứng, được lấy trái dấu
|
103. Hệ số cản rung
|
Tỉ số giữa hệ số cản giữa hai lần
khối lượng hoặc hai lần mô men quán tính.
|
104. Hệ số cản rung tới hạn
|
Hệ số cản rung ứng với nó hệ số
ngừng dao động.
|
105. Hệ số cản rung tương đối
|
Tỉ số giữa hệ số cản rung với hệ
số cản rung tới hạn.
|
106. Hệ số phẩm chất
|
Đại lượng nghịch đảo của hai lần
hệ số cản rung rương đối.
|
107. Lượng suy giảm logarit của
dao động
|
Logarit tự nhiên của tỉ số giữa
hai giá trị cực đại hoặc cực tiểu kế tiếp nhau của các dao động tắt dần.
|
108. Hệ số hấp thụ
|
Tỉ số giữa năng lượng tiêu tán của
các dao động điều hòa với thế năng cực đại của hệ tuyến tính.
|
109. Dao động tự do
|
Dao động của hệ phát sinh không do
ngoại lực biến đổi tác động và năng lượng từ ngoài truyền vào.
|
110. Dao động cưỡng bức
|
Dao động của hệ phát sinh và duy
trì do kích thích dạng lực hoặc dạng thông số.
|
111. Dao động thông
|
Dao động của hệ phát sinh và được
duy trì do kích thích dạng thông số.
|
112. Tự dao động
|
Dao động của hệ phát sinh do tự
kích thích.
|
113. Dao động ổn định
|
Dao động tuần hoàn hoặc tựa tuần
hoàn được ổn định sau một thời gian nhất định, kể từ lúc bắt đầu dao động.
|
114. Dao động chuyển tiếp
|
Quá trình chuyển tiếp từ một dao
động ổn định này sang một dao động ổn định khác.
CHÚ THÍCH: Trong trường hợp này
một trạng thái cân bằng có thể thay thế một dao động ổn định.
|
115. Hệ dao động
|
Hệ có khả năng thực hiện dao động
tự do.
|
116. Tần số riêng của dao động
|
Tần số bất kỳ trong những tần số
của các dao động tự do của hệ tuyến tính.
CHÚ THÍCH: Để tránh những giải
thích khác nhau có thể xảy ra, cần đưa ra những khái niệm chặt chẽ thích hợp
như “ tần số riêng của dao động bảo toàn “ hay “tần số riêng của hệ có cản
rung tuyến tính”
|
117. Phổ tần số riêng
|
Tập hợp các tần số riêng của hệ
tuyến tính,phân bố theo trình tự tăng dần.
CHÚ THÍCH: Các tần số riêng được
đánh số theo trình tự tăng dần.
|
118. Dao động riêng
|
Dao động của hệ tuyến tính khi dao
động với một trong số những tần số riêng.
|
119. Tính đẳng thời của dao động
|
Tính chất độc lập của tần số của
các dao động tự do đối với biên trình.
|
120. Độ cứng phức. phức
|
Tỉ số biên độ lực kích thích điều hòa
với biên độ phức của chuyển dịch khi hệ tuyến tính dao động cưỡng bức điều
hòa.
|
121. Độ mềm phức
|
Đại lượng nghịch đảo của độ cứng
phức
|
122. Trở kháng cơ học
|
Tỉ số biên độ lực kích thích với
biên độ phức của tốc độ khi hệ tuyến tính dao động cưỡng bức điều hòa.
|
123. Dặc trưng biên độ tần số
|
Quan hệ giữa biên độ dao động cưỡng
bức của hệ với tần số của kích thích điều hòa có biên độ không đổi.
|
124. Đặc trưng pha tần số
|
Quan hệ của góc lệch pha (giữa các
dao động cưỡng bức của hệ và kích thích điều hòa có biên độ không đổi) với
tần số kích thích.
|
125. Dặc trưng biên độ pha - tần
số
|
Quan hệ giữa biên độ phức của dao động
cưỡng bức của hệ và tần số kích thích điều hòa có biên độ không đổi.
|
126. Dao động cộng hưởng
|
Dao động cưỡng bức của hệ tương ứng
với một trong những cực đại của đặc trưng biên độ - tần số.
|
127. Dao động phản cộng hưởng
|
Dao động cưỡng bức của hệ (có hai
và trên hai bậc tự do) tương ứng với một trong những cực tiểu của đặc trưng
biên độ tần số.
|
128. Tần số cộng hưởng của dao động
|
Tần số tồn tại cộng hưởng.
CHÚ THÍCH: Trong hệ có sự cán rung
tần số cộng hưởng của chuyển dịch tốc độ gia tốc là khác nhau.
|
129. Dao động trước cộng hưởng
|
Dao động cưỡng bức của hệ có tần
số nhỏ hơn tần số cộng hưởng.
|
130. Dao động sau cộng hưởng
|
Dao động cưỡng bức của hệ có tần
số lớn hơn tần số cộng hưởng.
|
131. Dao động thứ điều hòa
|
Dao động cưỡng bức của hệ phi
tuyến có tần số là ước số của tần số kích thích điều hòa.
|
132. Dao động siêu điều hòa
|
Thành phần điều hòa của dao động cưỡng
bức của hệ phi tuyến phi tuyến có tần số là bội số của tần số kích thích điều
hòa.
|
133. Hệ số khuếch đại động lực học
|
Tỉ số giữa biên độ chuyển dịch khi
dao động cưỡng bức và một chuyển dịch không đổi đặc trưng S nào đó (với một
dạng kích thích cho trước).
CHÚ THÍCH: Đối với kích thích
không đổi và đối với kích thích dạng động học, S là tung độ của đặc trưng
biên độ - tần số khi tần số tiến tới 0. Đối với kích thích dạng lực có biên
độ lực kích thích tỉ lệ với bình phương của tần số, S là tung độ đặc trưng biên
độ - tần số khi tần số tiến tới vô cực.
|
134. Dao động liên kết
|
Dao động của các tọa độ suy rộng
của hệ trong trường hợp dao động của tọa độ này nhất thiết gây nên dao động
của tọa độ kia.
|
135. Dao động không liên kết
|
Dao động của tọa độ suy rộng của hệ
trong trường hợp dao động của tọa độ này không nhất thiết gây nên dao động
của tọa độ kia.
|
136. Tọa độ chuẩn
|
Những tọa độ suy rộng của hệ mà
dao động của chúng là dao động không liên kết.
|
137. Chống rung chủ động
|
Chống rung có sử dụng năng lượng
có một nguồn phụ.
|
138. Chống rung bị động
|
Chống rung không sử dụng năng lượng
của một nguồn phụ
|
139. Cách rung
|
Phương pháp chống rung bằng cách đặt
các thiết bị khuếch tán năng lượng giữa nguồn kích thích và đối tượng bảo vệ.
|
140. Tắt rung động lực học
|
Phương pháp chống rung bằng cách
nối với đối tượng bảo vệ một hệ thống mà phản lực của nó làm giảm biên trình
rung ở những chỗ nối của hệ đó.
|
141. Bộ cách rung
|
Thiết bị thực hiện sự cách rung.
|
142. Bộ cách rung tần số đều
|
Bộ cách rung bảo đảm tần số riêng
của hệ không thay đổi khi thay đổi trọng lượng vật được cách rung trong những
giới hạn cho trước.
|
143. Cách rung nhiều tầng
|
Cách rung, trong đó giữa đối tượng
bảo vệ và nguồn rung được bố trí liên tiếp những bộ cách rung ngăn cách nhau bởi
các phần tử quán tính.
|
144. Bộ cản rung
|
Thiết bị chống rung hoặc một bộ
phận của nó, tạo nên sự cản rung.
|
145. Bộ cản rung tuyến tính
|
Bộ cản rung trong trường hợp lực
tiêu tán có tính chất tuyến tính.
|
146. Bộ tắt rung động lực học
|
Thiết bị thực hiện sự tắt rung động
lực học.
|
147. Hệ số chống rung có ích
|
Tỉ số giữa giá trị đỉnh hoặc giá
trị trung bình bình phương của chuyển dịch rung,vận tốc rung,gia tốc rung của
lực tác động lên đối tượng trước khi chống rung với giá trị của chính những đại
lượng đó sau khi chống rung.
|
148. Hệ số truyền dẫn khi cách
rung
|
Tỉ số giữa biên độ của sự chuyển
dịch rung,vận tốc rung,gia tốc rung của đối tượng bảo vệ hay của lực tác động
lên đối tượng với biên độ của chính những đại lượng đó của nguồn kích thích
khi dao động điều hòa.
|
|
|
|
|
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...