Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1855:1976 về Rèn dập - Thuật ngữ

Số hiệu: TCVN1855:1976 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước Người ký: ***
Ngày ban hành: 07/12/1976 Ngày hiệu lực:
ICS:25.120.10 Tình trạng: Đã biết

Thuật ngữ

Thuật ngữ Anh

Định nghĩa của thuật ngữ

Thuật ngữ không nên dùng

Sơ đồ, hình vẽ

1. Biến dạng

Deformation

Sự thay đổi hình dạng và kích thước của khối kim loại ngoại lực

 

 

2. Biến dạng dẻo

Plastic deformation

Sự biến dạng mà hình dạng và kích thước của kim loại không trở lại hoàn toàn như lúc ban đầu khi đã bỏ ngoại lực

 

 

3. Tính dẻo

Ductility

Khả năng chịu biến dạng dẻo của kim loại

 

 

4. Gia công kim loại bằng áp lực (gọi tắt gia công áp lực)

Shaping metal Mechanical working

Tập hợp các phương pháp gia công khác nhau, dùng áp lực do các nguồn năng lượng khác nhau gây ra để tạo ra vật thể có hình dạng, kích thước và tổ chức kim loại yêu cầu.

 

 

5. Rèn (rèn tự do)

Smith forging Hammer forging

Dạng gia công áp lực bằng máy hoặc bằng tay (thường ở trạng thái nóng), nhờ tác dụng nhiều lần của dụng cụ để tạo ra vật rèn.

 

 

6. Rèn khuôn

 

Phương pháp rèn tiến hành trên máy búa rèn và có sử dụng các khuôn đơn giản không gắn vào máy.

 

 

7. Dập

Stamping, forming Die forging

Dạng gia công kim loại bằng áp lực tiến hành trong khuôn dập ngắn trên máy, để tạo ra vật dập có hình dạng, kích thước sát đúng với sản phẩm và tổ chức kim loại yêu cầu.

 

Xem hình sau

8. Dập khối

Volumetric stamping

Quá trình dập một phôi làm thay đổi kích thước cả ba chiều

Rèn khuôn

 

9. Dập tấm

 

Quá trình dập các phôi kim loại có dạng tấm, băng, dải (thường để chiều dày thay đổi rất ít).

Chú thích:

Dập phôi định hình mà diện tích mặt cắt ngang thay đổi rất ít cũng được coi như dập tấm

 

 

10. Dập nguội

Cold forming

Quá trình dập thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ kết tinh lại.

 

 

11. Dập nóng

Hot forming, hot die forging, drop forging, hot stamp, die pressing

Quá trình dập thực hiện ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ kết tinh lại.

 

 

12. Quá trình công nghệ rèn, dập

Technological process of forging

Tập hợp các hoạt động để chế tạo một sản phẩm bằng phương pháp rèn, dập từ phôi cho đến lúc nhận được vật rèn, vật dập.

 

 

13. Nguyên công

Operation

Một giai đoạn của quá trình công nghệ do 1 một công nhân (hay một nhóm công nhân) gia công liên tục một phôi (hoặc một số phôi) trên một máy trước khi gia công một phôi khác (hoặc một số phôi khác).

 

 

14. Bước

Pass

Một phần của nguyên công với hai yếu tố không thay đổi:

a) phần phôi được gia công

b) dụng cụ (hoặc một vài dụng cụ làm việc đồng thời).

 

 

15. Dập ghép

Compound stamping

Phương pháp dập phối hợp một số bước dập tấm khác nhau được thực hiện cùng một lúc trong cùng một hành trình của máy khi phôi không thay đổi vị trí.

Dập phối hợp.

 

16. Dập đuổi

 

Phương pháp dập phối hợp một số bước dập tấm khác nhau được thực hiện nối tiếp nhau trong một số hành trình của máy dập tương ứng với số lần thay đổi vị trí.

Dập liên tục.

 

17. Dập hỗn hợp

Combined stamping

Kết hợp giữa dập ghép và dập đuổi tiến hành trên một máy (trong dập tấm)

Dập liên hợp

 

18. Dập dọc

Longitudinal stamping

Phương pháp dập khối khi lực dập tác dụng theo chiều trục chi tiết.

 

 

19. Dập ngang

Cross stamping

Phương pháp dập khối khi lực dập tác dụng theo chiều vuông góc với chiều trục vật dập

 

 

20. Khuôn dập

Die (stamp)

Dụng cụ lắp trên máy dập để tạo ra vật dập.

 

 

21. Phôi

Stock

Vật liệu dùng cho nguyên công đầu tiên của các quá trình công nghệ

 

 

22. Phôi trung gian

Immediate stock

Bán thành phẩm nhận được từ một nguyên công rèn hoặc dập và dùng cho các nguyên công tiếp theo của quá trình đó.

 

 

23. Vật rèn

Forging, forge work

Sản phẩm của quá trình công nghệ rèn.

 

 

24. Vật dập

Forging

Sản phẩm của quá trình công nghệ dập.

 

 

25. Phôi dập

 

Vật dập cần phải tiếp tục gia công cắt gọt.

 

 

26. Chi tiết dập

Pressed piece

Vật dập, không cần qua gia công cắt gọt.

 

 

27. Lượng dư

Allowance, stock left for machining

Chiều dầy lớp kim loại ở bề mặt vật rèn (hoặc vật dập) được dự tính từ khi thiết kế bản vẽ vật rèn và sẽ được cắt bỏ bằng gia công cắt gọt để nhận được chi tiết có độ chính xác và độ bóng bề mặt yêu cầu.

 

 

28. Lượng thêm

Lap

Lượng kim loại thêm vào khi thiết kế hình dạng vật rèn để dễ rèn (hoặc dập) hơn hình dạng thật của tiết (lượng thêm này sẽ được cắt bỏ cùng với lượng dư).

 

 

29. Tốc độ biến dạng

Speed of deformation; Speed of strain; Rate of strain

Sự thay đổi mức độ biến dạng trong một đơn vị thời gian khi vật thể bị biến dạng.

 

 

30. Tốc độ dịch chuyển

Speed of displacement Translational speed

Sự thay đổi khoảng cách giữa các chất điểm của vật thể biến dạng trong một đơn vị thời gian.

 

 

31. Tốc độ gây biến dạng

 

Sự thay đổi dịch chuyển của dụng cụ biến dạng (khuôn, đầu búa) trong một đơn vị thời gian.

 

 

32. Biến dạng phẳng

Plane deformation (strain)

Biến dạng của vật thể theo hai chiều của tọa độ không gian.

 

 

33. Biến dạng góc

Annular deformation (strain)

Biến dạng của vật thể làm thay đổi góc giữa hai đường nào đó của một vật thể biến dạng.

 

 

34. Biến dạng khối

Cubic strain (deformation)

Biến dạng của vật thể theo ba chiều tọa độ không gian.

 

 

35. Lượng biến dạng tuyệt đối

Absolute deformation

Trị số thay đổi kích thước nào đó của vật thể biến dạng

 

 

36. Lượng biến dạng tương đối

Relative deformation Rate of strain

Tỷ số giữa kích thước nào đó của vật thể trước và sau biến dạng.

 

 

37. Mức độ biến dạng thực (Mức độ biến dạng lôgarit.

Degree of deformation

Mức độ biến dạng thực được xác định bằng tích phân tỷ số giữa giá trị thay đổi kích thước vô cùng nhỏ với kích thước ban đầu của vật thể.

 

 

38. Biến dạng nóng

Hot forming, hot deformation, hot working

Biến dạng ở trên nhiệt độ kết tinh lại (hiện tượng kết tinh lại xảy ra hoàn toàn).

 

 

39. Biến dạng nửa nóng

Incomplete hot deformation

Biến dạng ở nhiệt độ mà các hạt kết tinh lại không hoàn toàn.

 

 

40. Biến dạng nửa nguội

Incomplete cold deformation

Biến dạng ở nhiệt độ mà các hạt không kết tinh lại, nhưng hiện tượng hồi phục lại xẩy ra hoàn toàn.

 

 

41. Biến dạng nguội

Cold deformation, cold working

Biến dạng ở nhiệt độ mà hiện tượng kết tinh lại và hồi phục của các hạt hoàn toàn không xảy ra.

 

 

42. Thể tích dịch chuyển

Volume of displacement

Tích số giữa thể tích của vật thể với mức độ biến dạng.

 

 

43. Ứng suất

Stress

Trị số nội lực tác dụng trên một đơn vị diện tích của vật thể.

 

 

44. Ứng suất chảy (giới hạn chảy)

Yied stress, yield point

Ứng suất mà ở đó bắt đầu quá trình chảy dẻo.

 

 

45. Ứng suất pháp

Normal stress

Ứng suất vuông góc với mặt tác dụng.

 

 

46. Ứng suất tiếp

Tangential stress

Ứng suất tiếp tuyến với mặt tác dụng.

 

 

47. Ứng suất pháp chính

Principal normal stress

Ứng suất pháp tác dụng trên mặt mà ở đó không có thành phần ứng suất tiếp.

 

 

48. Ứng suất tiếp chính

Principal tangential stress

Ứng suất tiếp tác dụng trên mặt mà ở đó nó có giá trị lớn nhất.

 

 

49. Elipxoit ứng suất

Stress ellipsoid

Mặt không gian dạng elipxoit biến diễn và mặt hình học trạng thái ứng suất của một điểm.

 

 

50. Ứng suất tấm mặt

Octahedral stress

Ứng suất pháp và ứng suất tiếp tại bề mặt nghiêng đều với ba trục tọa độ.

 

 

51. Ứng suất pháp trung bình

Mean normal stress

Ứng suất pháp có giá trị bằng trung bình cộng của các ứng suất pháp thành phần.

 

 

52. Hóa bền

Strengthening, strainharden, work hardening

Quá trình làm tăng độ bền và thay đổi cơ, lý, hóa tính của kim loại khi biến dạng dẻo.

 

 

53. Đường cong hóa bền

Strengthening curve

Đường cong biểu diễn sự thay đổi ứng suất chảy phụ thuộc vào mức độ biến dạng dẻo.

 

 

54. Sự trượt

Sliding

Hiện tượng dịch chuyển song song của các lớp mạng đơn tinh thể so với các lớp bên cạnh.

 

 

55. Đường trượt

Stretcher strains

Quỹ đạo của ứng suất tiếp chính gây ra hiện tượng trượt.

 

 

56. Ổ biến dạng

Centre of deformation

Vùng kim loại mà trạng thái ứng suất của tất cả các chất điểm đạt giá trị tới hạn biến dạng dẻo.

 

 

57. Điều kiện dẻo

Condition of plasticity

Biểu thức toán học biểu diễn mối quan hệ giữa các ứng suất (ứng suất pháp, ứng suất tiếp với ứng suất tới hạn tại thời điểm kim loại bắt đầu biến dạng dẻo.

 

 

58. Vòng giới hạn dẻo

 

Vòng biểu diễn ứng suất ở trạng thái ứng suất và biến dạng phẳng có giá trị tới hạn biến dạng dẻo của kim loại (vòng có dạng elip).

 

 

59. Biến dạng đồng nhất

Homogeneous strain

Sự biến dạng giống nhau về mọi hướng của mọi chất điểm của vật thể.

 

 

60. Đẳng hướng

Isotropy

Khả năng thay đổi giống nhau cơ, lý, hóa tính của kim loại về mọi hướng.

 

 

II. CÔNG NGHỆ RÈN VÀ DẬP

A. Công nghệ ràn và dập khối

61. Độ rèn

 

Lượng biến dạng tương đối giữa kích thước ban đầu với kích thước sau rèn.

 

Hình 62

62. Gù thép

Ingot

Thỏi thép đúc, có kích thước được tiêu chuẩn hóa (đôi khi không tiêu chuẩn hóa), dùng làm phôi cho cán hoặc rèn.

 

63. Thép thỏi

Billet, Pig forging ingot

Thỏi thép được rèn từ gù thép, đã được cải tạo lại tổ chức hạt tinh thể, cắt bỏ phần đầu và phần đuôi kém phẩm chất.

 

64. Thép thanh

Bar, bar stock Rod

Đoạn thép dài có mặt cắt ngang không đổi (tròn vuông, v.v.) được chế tạo bằng phương pháp cán.

 

65. Bẻ nguội

Breakage

Nguyên công bẻ gẫy thép thanh thành các phôi ngắn hơn ở trạng thái nguội.

 

 

66. Nhiệt độ rèn

Interval of forging temperature

Khoảng nhiệt độ cho phép của phôi kim loại có thể rèn hay dập nóng được.

 

 

67. Cắt phôi

Chopping

Nguyên công chuẩn bị nhằm chia thép thanh hoặc thép thỏi thành các phôi có kích thước nhỏ hơn.

 

Xem hình 68

68. Chồn

Free settling

Nguyên công rèn làm giảm chiều cao của phôi bằng cách tăng mặt cắt ngang.

 

 

69. Chồn đầu

 

Nguyên công chồn thực hiện ở đầu phôi

 

 

70. Vuốt

Forging down drawing

Nguyên công rèn làm tăng chiều dài bằng cách giảm mặt cắt ngang của phôi.

 

 

71. Đột lỗ

Punching coring

Nguyên công tạo ra vật rèn có lỗ bằng cách chèn đầy kim loại.

 

 

72. Dát

Flattening

Nguyên công rèn làm tăng diện tích bề mặt phôi theo một hướng nhất định nhờ giảm chiều dày.

 

Xem hình 72

73. Dát vành

Flattening-out

Nguyên công dát phôi hình vòng làm tăng đường kính trong và đường kính ngoài.

 

Xem hình 73

74. Xấn

 

Nguyên công rèn tạo ra phôi có bậc hoặc vai

 

Xem hình 74

75. Tóp

Swaging

Nguyên công rèn nhằm làm giảm mặt cắt ngang tại một phần của phôi

 

Xem hình 75

76. Vê

 

Nguyên công rèn nhằm biến phôi có nhiều cạnh thành phôi tròn trên toàn bộ chiều dài hoặc một phần phôi.

 

Xem hình 76

77. Nong lỗ

Flaring hole

Nguyên công rèn làm tăng đường kính lỗ có sẵn trên phôi

 

 

78. Xoắn

Twisting

Nguyên công làm cho một phần phôi quay đi một góc khỏi vị trí ban đầu.

 

Xem hình 78

79. Là

Planishing

Nguyên công rèn làm nhẵn bề mặt phôi bằng biến dạng dẻo.

 

 

80. Nắn

Straightening

Nguyên công rèn để khử bỏ các sai lệch về hình dạng bằng biến dạng dẻo.

 

Xem hình 80

81. Hàn cháy

Forge welding

Hàn kim loại bằng phương pháp rèn ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ rèn.

Cháy

 

82. Ép chảy

Extrusion

Phương pháp ép kim loại chảy dẻo qua lỗ thoát của lòng khuôn.

 

Xem hình 82

83. Ba via

Spew, flash

Phần kim loại thừa trên vật dập hoặc vật rèn được tạo ra một cách tự nhiên.

 

 

84. Vành biên

Flash, fin, seam

Vành kim loại cần thiết về công nghệ bao quanh chu vi vật dập trên mặt phân khuôn.

Ba via

Xem hình 84

85. Lỗ chưa thông

Blind hole

Lỗ chưa thông trong vật dập bị ngăn cách bởi màng ngăn lỗ

Lỗ điếc

 

86. Màng ngăn lỗ

Lintel

Màng kim loại ngăn cách giữa hai phần lỗ chưa thông, được hình thành trong quá trình dập khối (thường sẽ được cắt bỏ để nhận được lỗ thông).

 

Xem hình 86

87. Cắt phôi

Cutting

Nguyên công tách phôi theo đường viền không khép kín.

 

Xem hình 87

88. Pha cắt

Cut-out

Nguyên công ướm hình sản phẩm và cắt tấm thành phôi rời hoặc dải phôi

 

Xem hình 88

89. Cắt hình

Punching, blanking

Nguyên công dập tấm để nhận được chi tiết phẳng bằng cách tách bỏ phần vật liệu bên ngoài đường viền khép kín.

 

Xem hình 89.

90. Cắt đột

Piercing

Nguyên công dập tấm để nhận được lỗ bằng cách tách bỏ phần vật liệu bên trong chi tiết theo đường viền khép kín

 

Xem hình 90

91. Cắt trích

Incision

Nguyên công dập tấm nhằm tách một phần vật liệu theo đường viền không khép kín.

 

Xem hình 91

92. Cắt chia

Cut-off

Nguyên công dập tấm nhằm phân chia vật dập thành hai hoặc nhiều chi tiết riêng biệt.

 

Xem hình 92

93. Cắt mép

Shaving

Nguyên công dập tấm nhằm tách bỏ phần mép không đều đặn hoặc phần vật liệu để dư lại bên ngoài của vật dập

 

Xem hình 93

94. Gọt

Shaving

Nguyên công dập tấm nhằm đạt kích thước chính xác và làm sạch đường bao ngoài và lỗ của vật dập bằng cách nén ép hoặc tiếp tục cắt bỏ phần lượng dư đã định trước.

 

Xem hình 94

95.Uốn

Bending

Nguyên công dập để nhận được chi tiết cong từ phôi phẳng.

 

Xem hình 95

96. Cuốn

Curling edge

Nguyên công dập tấm để uốn cong đầu phôi phẳng.

 

Xem hình 96

97. Dập vuốt

Drawing, Cupping

Nguyên công dập tấm nhằm tạo nên phôi hoặc chi tiết rỗng từ phôi phẳng hoặc phôi rỗng.

1. Dập giãn

2. Dập sầu

Xem hình 97

98. Dập vuốt mỏng (chuốt)

Extrusion

Nguyên công dập vuốt làm mỏng thành

 

Xem hình 98

99. Dập nổi

Embossing

Nguyên công dập tấm để tạo hình nổi gợn sóng (các gân lồi, lõm) bằng cách dập vuốt cục bộ vật liệu.

 

Xem hình 99

100. Dập nổi mặt

Coining

Nguyên công dập để tạo ra những hình nổi trên bề mặt chi tiết, do thay đổi chiều dày của phôi.

 

Xem hình 100

101. Dập dãn

Expanding, Bulging, Flaring

Nguyên công dập tấm làm tăng chu vi mặt cắt ngang của phôi rỗng.

 

Xem hình 101

102. Nong lỗ tạo vành

Bead forming

Nguyên công dập tấm để tạo vành xung quanh lỗ đã được đột hoặc khoan trước

 

Xem hình 102

103. Tóp ống

Reducing

Nguyên công dập nhằm thu nhỏ miệng của chi tiết rỗng hoặc đầu mút của khối đặc

 

Xem hình 103

104. Dập định tâm

Punch-center

Nguyên công định dấu các lỗ tâm trên bề mặt chi tiết trước khi khoan.

 

Xem hình 104

105. Dập dấu

 

Nguyên công dập tạo ra những hình nổi hoặc chìm không sâu trên bề mặt chi tiết bằng cách ép cháy cục bộ kim loại.

 

Xem hình 105

106. Tạo hình (hình thành)

Shaping forming

Nguyên công dập tấm kết hợp dập giãn và tóp để tạo ra chi tiết có hình dạng phức tạp từ phôi rỗng

 

Xem hình 106

III. DỤNG CỤ RÈN VÀ KHUÔN DẬP

107. Rìu

Axe, hachet

Dụng cụ rèn máy, để cắt phôi hoặc cắt ba via

 

Xem hình 107

108. Búa cái

Flogging hammer

Dụng cụ rèn thủ công để gây lực tác động chính.

 

Xem hình 108

109. Búa con

Double-faced hammer

Dụng cụ rèn thủ công để gây lực tác động, đồng thời dùng làm hiệu lệnh của người thợ cả.

 

Xem hình 109

110. Đe

Anvil

Dụng cụ rèn thủ công dùng làm bệ tỳ, trên đó đặt vật rèn

 

Xem hình 110

111. Chạm

Breaking down tool

Dụng cụ rèn thủ công, dùng để chặt kim loại thành phôi xẻ rãnh hoặc để cắt ba via

 

Xem hình 111

112. Bàn chặt

 

Dụng cụ rèn thủ công, dùng để kê phía dưới phôi khi cần chặt.

 

Xem hình 112

113. Bàn tóp

Swage, set die

Dụng cụ rèn thủ công dùng trong các nguyên công vê, tóp, v.v..

 

Xem hình 113

114. Bàn là

Blacksmith flatter; Dubbing tool

Dụng cụ rèn thủ công dùng trong nguyên công là.

 

Xem hình 114

115. Bàn đột

Punching pin, Punching hand; Punching drift

Dụng cụ rèn dùng để tạo lỗ trong vật rèn.

 

Xem hình 115

116. Bàn dát

Rolling-in tool

Dụng cụ rèn dùng trong các nguyên công dát

 

Xem hình 116

117. Khuôn hở

Open die

Một loại khuôn dập khối có rãnh thoát biên tại mặt phân khuôn.

 

 

118. Khuôn kín

Enclosed die

Một loại khuôn dập khối không có rãnh thoát biên trên mặt phân khuôn

 

Xem hình 118

119. Rãnh thoát biên

Flash relief; Flash pan

Rãnh bao quanh chu vi lòng khuôn tại mặt phân khuôn để chữa vành biên

 

Xem hình 119

120. Lòng khuôn

Die impression

Khoản trống trong khuôn dập khối để tạo hình vật dập

 

 

121. Miệng khuôn

Opening for nippers (or pincers) Tongs hold

Lỗ ngang thông từ lòng khuôn ra ngoài thành khuôn, nằm ở cả 2 nửa khuôn, để cho kìm vào cặp phôi trong quá trình dập.

 

Xem hình 121

122. Cuống khuôn

Die shank

Chi tiết hoặc phần của khuôn dập dùng để gá lắp khuôn dập với đầu trượt hoặc bàn máy.

Đuôi én

Xem hình 122

123. Mặt phân khuôn

Parting plane of the die

Mặt ngăn cách giữa các phần khuôn.

 

 

124. Mặt gương

 

Phần phẳng có độ nhẵn cao của mặt phân khuôn trong các khuôn hở.

 

 

125. Mặt kiểm tra

 

Hai phần mặt phẳng của khuôn dùng làm chuẩn để chế tạo và kiểm tra khuôn.

 

 

126. Cầu vành biên

Bridge of the flash pan

Một phần của rãnh thoát biên nằm giữa lòng khuôn và túi vành biên.

 

Xem hình 126

127. Túi vành biên

 

Một phần của rãnh thoát biên, nằm ngoài phần cầu vành biên.

 

 

128. Khóa khuôn

Lock

Một phần của khuôn dập khối, dùng để thử các thành phần lực ngang xuất hiện khi dập, làm cho 2 nửa khuôn luôn luôn ăn khớp với nhau.

 

Xem hình 128

129. Lòng khuôn chuẩn bị

 

Lòng khuôn dùng để tạo hình sơ bộ cho vật dập.

 

 

130. Lòng khuôn tinh

Finishing impression

Lòng khuôn cuối cùng trong quy trình công nghệ dập khối, có kích thước và hình dạng hoàn toàn bằng kích thước và hình dạng vật dập nóng.

 

 

131. Lòng khuôn thô

Blocking impression

Lòng khuôn trung gian giữa lòng khuôn chuẩn bị và lòng khuôn tinh.

 

 

132. Lòng khuôn ép tụ

Fuller

Một kiểu lòng khuôn chuẩn bị, để ép kim loại ở chỗ cần giảm tiết diện ngang để tụ kim loại vào các chỗ cần tăng tiết diện ngang.

 

Xem hình 132

133. Lòng khuôn định hình

Edger

Một kiểu lòng khuôn chuẩn bị, làm chuyển dịch một lượng kim loại theo chiều lực tác dụng lệch đi so với trục phôi ban đầu dùng cho các vật dập không đối xứng.

 

Xem hình 133

134. Lòng khuôn tụ

 

Một kiểu lòng khuôn chuẩn bị dập trên máy rèn ngang, dùng để giảm tỷ số giữa độ dài và đường kính phôi

 

Xem hình 134

135. Khối khuôn

Block of he dies, die sub-press

Một bộ phận của khuôn dập tấm bao gồm các chi tiết: đế khuôn trên, để khuôn dưới được liên hệ với nhau bởi bộ phận dẫn hướng. (Trụ dẫn hướng, bậc dẫn hướng)

 

Xem hình 135

136. Cụm khuôn

Sub-sow-block

Bộ phận bên trong của khuôn dập tấm bao gồm: áo chày, áo cốt, bộ phận đưa phôi và gỡ sản phẩm.

 

Xem hình 136

137. Đế khuôn

Block

Chi tiết dùng để gắn giữ tất cả các chi tiết khác của khuôn và được kẹp chặt vào đầu trượt hay bàn máy.

 

Xem hình 137

138. Chày

Die, plunger die, male die, upper die, Punch

Chi tiết chính của khuôn dập để tạo hình vật dập, nằm bên trong cối

 

Xem hình 138

139. Cối

Bed die, bottom die, counter die, female die

Chi tiết chính của khuôn dập để tạo hình vật dập, bao quanh chày.

 

Xem hình 139

140. Chày-cối

 

Chi tiết đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ của một công vừa làm chày, vừa làm cối.

 

Xem hình 140

141. Áo chày

Punch holder

Chi tiết bao quanh chày dùng để ghép chày vào đế khuôn

 

Xem hình 141

142. Áo cối

Die holder

Chi tiết bao quanh cối dùng để ghép cối vào đế khuôn

 

Xem hình 142

143. Chốt định cữ

Stop, stock gage

Chi tiết của khuôn dập để định cữ khi đưa phôi (phôi băng và dải)

 

Xem hình 143

144. Chày phụ định tâm

Catcher

Chi tiết được kẹp chặt vào đầu chày dùng để định tâm trước các lỗ của chi tiết sẽ được cắt hình tiếp ngay sau đó.

 

Xem hình 144

145. Máng dẫn phôi

Guide strip

Chi tiết được kẹp chặt trên miệng cối để khống chế, chuyển động ngang của phôi (dải hoặc băng)

 

Xem hình 145

146. Con chặn bên

Side

Chi tiết được gắn với máng dẫn phôi, để khống chế xê dịch theo chiều ngang do dung sai chiều rộng của dải hoặc băng gây ra

 

Xem hình 146

147. Tấm chặn

Blank holder

Chi tiết ép lên vành phôi để hạn chế sự mất ổn định về biến dạng

 

Xem hình 147

148. Tấm gạt

Puller, Stripper plate

Chi tiết dùng để gạt phôi hoặc vật dập ra khỏi chày.

 

Xem hình 148

149. Tấm đẩy thanh đẩy

Pusher

Chi tiết dùng để đẩy vật dập ra khỏi cối hoặc chày.

 

Xem hình 149

150. Trụ dẫn hướng

Guide column

Chi tiết của khuôn dập, một đầu gắn chặt với một đế khuôn, còn đầu kia trượt trong bạc dẫn hướng lắp vào đế khuôn kia.

 

Xem hình 150

151. Bạc dẫn hướng

Guide sleeve

Chi tiết được lắp chặt vào một đế khuôn, để trụ dẫn hướng chạy trong đó.

 

152. Lực danh nghĩa

Rated capacity

Lực ép lớn nhất cho phép của các loại máy ép trong khoảng hành trình nhất định của từng loại máy, được dùng làm đặc trưng chủ yếu của các loại máy ép cơ khí và thủy lực.

 

153. Khối lượng phần rơi

Falling weight

Tổng khối lượng của các bộ phận chuyển động tạo ra năng lượng va đập, được dùng làm đặc trưng chủ yếu của các loại máy búa.

 

154. Hành trình

Stroke

Khoảng chạy của bộ phận tạo lực (đầu búa, đầu trượt)

 

 

155. Hành trình làm việc

Working stroke

Phần hành trình làm biến dạng kim loại.

 

 

156. Hành trình không tải

Idle stroke, non-working

Phần hành trình không gây biến dạng kim loại

 

 

157. Số hành trình

Number of strokes

Số hành trình kép trong một phút.

 

 

158. Chiều cao kín

 

Khoảng cách từ mặt bàn máy ép tới bề mặt đầu trượt đang ở vị trí dưới cùng.

 

 

159. Máy búa

Hammers

Nhóm máy rèn dập dùng để biến dạng dẻo kim loại theo nguyên tắc va đập nhờ năng lượng tích lũy ở bộ phận chuyển động (rơi) vào lúc bắt đầu hành trình làm việc với trị số tốc độ cực đại.

 

 

160. Máy ép

Presses

Nhóm máy rèn dập để biến dạng dẻo kim loại bằng lực ép với tốc độ ở hành trình làm việc nhỏ hơn tốc độ máy búa.

 

 

161. Máy quay

Rotary machines

Nhóm máy rèn dập làm việc theo chuyển động quay.

 

 

162. Máy búa khí nén

Pneumatic power (forging) hammer

Loại máy búa làm việc bằng không khí nén truyền từ xi lanh công tác của máy.

Máy búa hơi

 

163. Máy búa hơi - khí nén

Air or steam drop hammers

Loại máy búa làm việc bằng hơi nước hoặc không khí nén, truyền từ nồi hơi hoặc máy nén khí riêng biệt đến xi lanh công tác của máy

 

 

164. Máy búa tác dụng đơn

Single action hammer

Máy búa mà hơi hoặc khí nén tác dụng lên một mặt pittong để nâng búa lên.

Máy búa đơn động.

 

165. Máy búa tác dụng kép

Double action hammer

Máy búa mà hơi hoặc khí nén tác dụng lên cả 2 mặt pittong để nâng búa lên và đánh búa xuống.

Máy búa song động

`

166. Máy búa không bệ đe

 

Loại máy búa có đầu búa và đe cùng chuyển động ngược chiều nhau.

 

 

167. Máy búa cơ khí

Power hammer

Máy búa truyển động bằng các cơ cấu cơ khí (ma sát, lò xo, đai)

 

 

168. Máy búa ván

Board drop hammer

Loại máy búa cơ khí truyển động ma sát giữa cặp con lăn với tấm ván mang đầu búa.

 

 

169. Máy búa đai truyền (Máy búa cáp)

Belt-driven hammer (or rope driven)

Loại máy búa cơ khí truyển động mềm bằng dây đai (hoặc dây cáp)

 

 

170. Máy búa nhịp (hay lò xo)

 

Loại máy búa cơ khí truyền động qua bộ phận đàn hồi như nhíp hay lò xo.

 

 

171. Máy ép trục vít

Friction screw press

Loại máy búa cơ khí truyền động qua bộ đĩa ma sát và trục vít.

 

 

172. Máy ép thủy lực

Hydraulic press

Nhóm máy ép mà truyền động và lực ép được tạo ra bằng chất lỏng có áp suất cao.

 

 

173. Máy ép cơ khí

Mechanical press

Nhóm máy rèn dập truyền chuyển động cho đầu trượt nhờ cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

 

 

174. Máy ép trục khuỷu tác dụng đơn

Single crank press

Máy ép cơ khí truyền động bằng trục khuỷu có một đầu trượt

Máy đột đập, máy dập đơn động

 

175. Máy ép trục khuỷu tác dụng kép

Double action (drawing) press

Máy ép cơ khí có hai đầu trượt

Máy ép cơ song động

 

176. Máy ép trục khuỷu 3 đầu trượt

Triple action (drawing) press

Máy ép cơ khí có 3 đầu trượt.

Máy ép tam động

 

 

ĐÍNH CHÍNH

TIÊU CHUẨN RÈN DẬP - THUẬT NGỮ TCVN 1855-78

Trang

Dòng

In sai

Sửa lại là

2

6

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

… kích thước của khối kim loại dưới tác dụng của ngoại lực.

6

3

Phương pháp dập phối hợp

Phương pháp dập phối hợp

8

3

…hình dạng thật của tiết

…hình dạng thật của chi tiết

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

13, cột 1

…ứng suất tấm mặt

…ứng suất tám mặt

11

10, cột 3

Mặt không gian dạng elipxoit biểu diễn và mặt hình học

Mặt không gian dạng elipxoit biểu diễn về hình học

11

7, d1, cột 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

…giá trị trung bình cộng

30

4 d1, cột 3

…khuôn để chữa vành biên,

…khuôn để chứa vành biên.

33

3, cột 3

…dùng để thử các thành phần

…dùng để khử các thành phần

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

9, cột 3

…nhiệm vụ của một công

…nhiệm vụ của một nguyên công

45

2, cột 1

170. Máy hùa nhíp

170. Máy búa nhíp

46

9, cột 3

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Kiểu máy ép cơ khí dùng để dập

Sửa sót: XB 6 lỗi - Nhà in 2 lỗi

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1855:1976 về Rèn dập - Thuật ngữ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.458

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.42.34
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!