Đun hỗn hợp trên cho tan thạch, đổ vào các bình tam giác 500 ml. Đậy
nút bông và hấp khử trùng ở 121 °C trong 30 min. Đổ vào các đĩa Petri, độ dày lớp
thạch khoảng 3 mm, để nguội trước khi đưa vào sử dụng.
5.3 Thiết bị, dụng cụ
5.3.1 Tủ sấy, có khả năng sấy đến nhiệt độ 105 °C.
5.3.2 Cân kỹ thuật, độ phân giải 0,1g.
5.3.3 Đĩa Petri, đường kính 10 cm.
5.3.4 Pipet, dung tích từ 100 μl đến 1000 μl.
5.3.5 Bình tam giác, dung tích 500 ml.
5.3.6 Bình phun, có thể phun dung dịch thành dạng sương, ví dụ bình
phun tưới dạng dịch lên lá cây.
5.3.7 Thanh thủy tinh, đường kính 3 mm, dài 10 cm, đề đặt mẫu lên sau khi tẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.3.9 Khẩu trang N95.
5.3.10 Thiết bị ngâm: Thùng làm bằng vật liệu composite hoặc inox không phản
ứng với chế phẩm bảo quản.
5.3.11 Thiết bị tẩm
chân không: Thiết bị có khả
năng hút chân không.
5.3.12 Găng tay cao su.
5.3.13 Phòng được điều khiển nhiệt độ chứa tủ thử nấm, có khả năng duy trì nhiệt độ
thấp hơn 5 °C so với nhiệt độ thí nghiệm trong tủ để sự tổn thất nhiệt từ tủ ở
mức vừa phải, đảm bảo duy trì độ ẩm không khí tối thiểu 95 % ở nhiệt độ thử
nghiệm và ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước quá mức trong tủ thử nấm.
5.3.14 Tủ thử nấm
Tủ thử nấm có thể được thiết lập như Hình 1.
CHÚ DẪN:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Giá treo mẫu
3. Khay có lưới kim loại để chứa đất
4. Quạt tuần hoàn không khí
5. Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ điện tử
6. Thùng chứa nước
7. Bơm tuần hoàn
8. Thiết bị gia nhiệt
Hình 1 - Các cấu kiện của tủ thử nấm
Tủ chứa đất, nước, giá treo mẫu. Mái dốc là 2 tấm nhựa acrylic xếp
vuông góc 90°, để khi phun ẩm giọt nước chảy xuống mép mái, không nhỏ vào mẫu.
Gắn mái bằng miếng đệm. Tủ được duy trì ở nhiệt độ từ 25 °C đến 28 °C. Tủ làm
bằng vật liệu không trợ giúp cho sự sinh trưởng của nấm mốc và chia thành các
khoang nhỏ chứa khoảng 28 mẫu. Tủ thử chứa thùng chứa nước làm bằng polypropylen
hoặc polyethylen.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Một chiếc quạt nhỏ gắn vuông góc vào thành tủ phía trên bề mặt đất
trong khay để khuếch tán liên tục bào tử nấm và độ ẩm đến các bề mặt mẫu. Độ ẩm trong tủ
đảm bảo khoảng 95%.
Một loạt giá treo mẫu được gắn vào tủ, giá có các lỗ treo. Độ rộng, độ
cao của giá treo và khoảng cách các lỗ treo phù hợp để các mẫu (75x100) mm xếp
theo chiều dọc, cách lớp đất 75 mm. Giá treo và móc treo làm bằng vật liệu
không trợ giúp cho sự sinh trưởng của nấm mốc. Mẫu được đục lỗ ở
gần mặt đầu, ở khoảng giữa mẫu để treo vào móc rồi gài vào lỗ trên giá.
Một cách treo mẫu khác là sử dụng các khung hình chữ nhật với các thanh
có rãnh song song ở phía trên và dưới để xếp mẫu riêng rẽ theo chiều dọc mà
không cần sử dụng móc treo. Một khung nhựa đặt lên trên cạnh của khay đất và
trên khung nhựa gài giá xếp mẫu là khung hình chữ nhật với các thanh có rãnh để
xếp mẫu (Hình 2). Hai cạnh dài của khung nhựa cao khoảng 130 mm. Giá xếp mẫu
hình chữ nhật được tạo thành từ bốn thanh nhựa acrylic kích thước 440 mm × 40
mm, các thanh này được xẻ rãnh trên 1 cạnh tạo 14 khe hình chữ nhật, mỗi khe
sâu 10 mm, rộng 15 mm. Một khung hình chữ nhật được tạo ra bằng cách dán các đầu
của bốn mảnh này vào hai đầu trên dưới của hai tấm acrylic (mỗi tấm dài 230 mm,
rộng 40 mm) sao cho các rãnh quay vào nhau và xa nhau để giữ mẫu.
Hình 2 - Giá xếp mẫu thay thế để giữ mẫu trong
tủ thử nấm
Đất trong khay là đất sạch phù hợp để nhân giống thực vật, chứa khoảng
25% mùn, pH 5,5-7,6; độ ẩm đất 100% ở thời điểm bắt đầu thử nghiệm. Độ dày lớp
đất trong khay khoảng 8 cm. Đất không bị nén chặt.
Độ ẩm đạt yêu cầu nếu có phần nước ngưng tụ ổn định ở mái dốc. Nhiệt ẩm
kế được đặt trong tủ thử nấm để xác nhận điều kiện thử nghiệm.
6 Xử lý tẩm mẫu thử
6.1 Xử lý tẩm bề mặt
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đối với các chế phẩm ở giai đoạn đầu của sự phát triển sản phẩm cần thử
nghiệm ít nhất 3 mức hàm lượng hoạt chất xung quanh hàm lượng đã biết có hiệu
quả.
Cân mẫu trước và sau khi tẩm để xác định lượng thấm chế phẩm. Lượng thấm
chế phẩm được tính theo mg/cm2 diện tích bề mặt. Cần tẩm
hơn 6 mẫu/công thức để loại bỏ các mẫu có lượng thấm sai lệch quá 15 % so với
giá trị trung bình.
Đặt các mẫu thử trên các thanh thủy tinh, mặt xử lý hướng lên trên, các
mẫu không chạm vào nhau, trong thời gian 4 tuần ở điều kiện phòng thí nghiệm.
6.2 Xử lý tẩm sâu
Mẫu gỗ thử nghiệm được chuẩn bị để đảm bảo đồng nhất về cách tẩm. Mẫu
được lưu trữ và xử lý theo yêu cầu của nhà cung cấp chế phẩm. Ví
dụ phương pháp tẩm sâu gồm phương pháp ngâm thường, chân không, chân không áp lực,
v.v...
Cân mẫu trước và sau khi tẩm để xác định lượng thấm chế phẩm. Lượng thấm
chế phẩm được tính theo kg/m3. Nếu có thể, cần lấy mẫu đối chứng và
mẫu tẩm chế phẩm tham chiếu được cắt từ cùng 1 thanh gỗ với mẫu thử nghiệm.
Đặt các mẫu thử trên các thanh thủy tinh, các mẫu không chạm vào nhau,
trong thời gian 4 tuần ở điều kiện phòng thí nghiệm.
7 Chuẩn bị thử nấm
7.1 Chuẩn bị nấm
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Có thể sử dụng các loài nấm khác để thay thế hoặc bổ sung nếu cần thiết.
Đối với các loài nấm mốc nhất định, cần yêu cầu an toàn sinh học mức 2.
7.2 Ủ
nấm vào đất trong tủ thử nấm
Đặt khay chứa đất vào tủ thử nấm và thêm nước vào thùng chứa nước đến mức
yêu cầu. Để ổn định tủ ít nhất 24 h trước khi phun dịch nấm vào đất.
Tạo dịch bào tử nấm theo quy trình sau:
Dùng pipet hút 10 ml nước cất có chứa 2 giọt Tween 80 (5.2.1) nhỏ vào mỗi
đĩa Petri (5.3.3) đã có nấm phát triển. Dùng que trang thủy
tinh (5.3.8) cào các bào tử nấm trên bề mặt đĩa Petri, gạn hết dịch sang bình
tam giác (5.3.5). Bổ sung 10ml nước cất vào mỗi dĩa Petri, lắc và gạn tiếp vào
bình tam giác. Tổ hợp dịch nấm của các chủng được lọc qua vải màn, loại bỏ cặn.
Bổ sung nước cất vào dịch nấm để đạt thể tích 1 I.
Phun toàn bộ dịch nấm lên bề mặt đất trong tủ thử nấm bằng bình phun
sương. Để 2 tuần cho nấm mốc hình thành bào tử và hoạt động ổn
định trong tủ rồi treo mẫu vào tủ.
8 Phơi nhiễm mẫu trong tủ thử nấm
Đeo găng tay để thao tác.
Treo các mẫu theo chiều dọc, đáy mẫu cách bề mặt đất 75 mm để cho không
khí lưu thông. Mẫu được treo dọc theo giá và song song với nhau để quạt có thể
thổi không khí vào. Khoảng cách giữa 2 mẫu ít nhất là 2 cm. Các hàng cách nhau
ít nhất 5 cm và cách thành tủ 5 cm. Mẫu được treo ngẫu nhiên trong tủ. Nếu sử dụng
từ 2 tủ trở lên, mẫu nên được phân phối đều giữa các tủ, đảm bảo mỗi nhóm thí
nghiệm được nhắc lại ít nhất một lần trong mỗi tủ. Cần ghi
lại sơ đồ bố trí mẫu trong mỗi tủ thử nấm để nhận diện khi nấm mốc phát
triển mạnh che mất ký hiệu mẫu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tủ thử nấm và đất không khử trùng, do đó các vi sinh vật tạp nhiễm có
thể hiện diện và ưu thế trên các mẫu.
Tủ thử nấm được thiết lập trong 8 tuần ở nhiệt độ 25-28 °C, độ ẩm
tương đối 90%.
9 Đánh giá hiệu lực phòng chống nấm mốc
Sau 2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần đặt mẫu trong tủ thử nấm, các mẫu được
lấy ra, cân (không bắt buộc), quan sát mức độ phát triển của nấm bằng mắt thường
hoặc thiết bị hỗ trợ. Tính toán trung bình tỷ lệ phần trăm diện tích mẫu bị mốc
(S1), trung bình tỷ lệ phần trăm diện tích phần nấm phát triển mạnh đến mức che
mất màu của mẫu (S2) và phân cấp mức độ nấm gây hại theo Bảng 1. Một số sản phẩm
chuyên biệt có thể yêu cầu đánh giá riêng cho từng bề mặt mẫu hoặc cho mẫu gỗ
dác và gỗ lõi.
Bảng 1 - Đánh giá hiệu lực
phòng chống nấm mốc
Cấp độ
Mô tả
Hiệu lực
1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tốt
2
10% < S1 ≤ 30% và S2 ≤ 10%
Khá
3
30% < S1 ≤ 70% và S2 ≤ 30%
Trung bình
4
S1 > 70% và S2 ≤ 100%
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CHÚ THÍCH 1: Nếu S2 thực tế của 1 cấp lớn hơn so với quy định của cấp đó
thì cấp độ sẽ tăng lên 1 cấp.
Sau 8 tuần các mẫu được cân để xác định độ ẩm khi thử trong tủ. Mẫu được
sấy ở nhiệt độ 105 °C để xác định độ ẩm trước và sau khi thử nấm.
CHÚ THÍCH 2: Người đánh giá mẫu cần đeo khẩu trang
N95.
* Điều kiện chấp nhận kết quả
Nếu tủ thử nấm hoạt động tốt, mẫu đối chứng phải bị nấm cấp độ 3 trở
lên sau 4 tuần thí nghiệm (khi tủ hoạt động từ 25 °C đến 28 °C). Nếu sự sinh
trưởng của nấm mốc không đạt được, các mẫu trong tủ đó không được sử dụng để
đánh giá.
10 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo kết quả gồm trung bình tỷ lệ phần trăm tổng diện tích mẫu bị mốc,
trung bình tỷ lệ phần trăm diện tích phần nấm phát triển mạnh, độ lệch chuẩn của
6 mẫu thử (6 lần lặp lại). Hiệu lực phòng chống nấm mốc là cấp độ hại trung
bình của 6 mẫu thử sau 8 tuần. So sánh kết quả với mẫu đối chứng và mẫu xử lý
chế phẩm tham chiếu trong cùng đợt thử nghiệm.
Báo cáo kết quả thử nghiệm bao gồm:
a) Viện dẫn tiêu chuẩn này;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
c) Tên và nồng độ hoạt chết;
d) Ngày sản xuất chế phẩm;
e) Dung môi hoặc chất pha loãng được sử dụng;
f) Nồng độ chế phẩm theo % khối lượng;
g) Lượng hoạt chất thấm, tính bằng kg/m3 hoặc mg/cm2;
h) Tên loại gỗ sử dụng;
i) Sản phẩm gỗ được sử dụng và thông tin phù hợp về loại gỗ, nguồn gốc,
khối lượng riêng ...
j) Số lần lặp;
k) Nhiệt độ hoạt động của tủ thử nấm;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
m) Tên loài nấm mốc và nguồn gốc chủng;
n) Mô tả sản phẩm thử nghiệm, bao gồm thông tin chi tiết về tạo, xử lý
chế phẩm, cách phủ và số lớp phủ và các điều kiện trước khi thử nghiệm (rửa
trôi, phơi ngoài trời, khử trùng) (nếu có);
o) Tổng kết về sự quan sát đặc điểm sinh trưởng của nấm mốc đối với mỗi
sản phẩm gỗ được thử nghiệm;
p) Các thay đổi so với tiêu chuẩn và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả;
q) Tên tổ chức chịu trách nhiệm cho báo cáo và ngày ban hành;
r) Tên và chữ ký của người chịu trách nhiệm.
Thư mục tài liệu tham
khảo
[1] E24-06: Standard method of evaluating the mold resistance of wood -
based materrials: Mold chamber test.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
[3] TCVN 10753:2015, Thuốc bảo
quản gỗ - Phương pháp xác định hiệu
lực với nấm hại gỗ basidiomycetes.
[4] TCVN 11356:2016, Thuốc bảo quản gỗ - Xác định hiệu lực chống nấm gây biến mẫu
gỗ - Phương pháp trong phòng thí nghiệm.
[5] TCVN 4738:2019, Bảo quản gỗ - Thuật ngữ và định nghĩa.