TIÊU
CHUẨN QUỐC GIA
TCVN
13413-1:2021
BS
EN ISO 13982-1 : 2004 WITH AMD 1:2010
QUẦN ÁO BẢO VỆ SỬ DỤNG CHỐNG HẠT RẮN - PHẦN 1: YÊU CẦU
TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI QUẦN ÁO BẢO VỆ CHỐNG HÓA CHẤT ĐỂ BẢO VỆ TOÀN BỘ CƠ THỂ CHỐNG
CÁC HẠT RẮN ĐƯỜNG KHÍ (QUẦN ÁO LOẠI 5)
Protective
clothing for use against solid particulates - Part 1: Performance requirements
for chemical protective clothing providing protection to the full body against
airbone solid particulates (type 5 clothing)
Lời nói đầu
TCVN 13413-1:2021 hoàn toàn
tương đương với BS EN 13982-1:2004 và Sửa đổi 1:2010;
TCVN 13413-1:2021 do Viện
Trang thiết bị và Công trình y tế biên soạn, Bộ Y tế đề nghị, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
QUẦN ÁO BẢO
VỆ SỬ DỤNG CHỐNG HẠT RẮN - PHẦN 1: YÊU CẦU TÍNH NĂNG ĐỐI VỚI QUẦN ÁO BẢO VỆ
CHỐNG HÓA CHẤT ĐỂ BẢO VỆ TOÀN BỘ CƠ THỂ CHỐNG CÁC HẠT RẮN ĐƯỜNG KHÍ (QUẦN ÁO
LOẠI 5)
Protective
clothing for use against solid particulates - Part 1: Performance requirements
for chemical protective clothing providing protection to the full body against
airbone solid particulates (type 5 clothing)
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu tối
thiểu đối với quần áo bảo vệ hóa chất chống lại sự xâm nhập các hạt rắn theo
đường khí (loại 5). Những trang phục này là quần áo bảo vệ toàn bộ cơ thể,
nghĩa là che thân, tay, chân, chẳng hạn như quần áo bảo vệ một mảnh hay trang
phục khoác hai mảnh có hoặc không có tấm che mặt hay mũ chùm đầu, kèm theo hoặc
không kèm theo bảo vệ bàn chân. Những yêu cầu về các bộ phận thành phần, chẳng
hạn như mũ chùm đầu, găng tay, ủng, tấm che mặt hay thiết bị bảo vệ hô hấp có
thể được quy định trong các tiêu chuẩn khác.
Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các hạt rắn
đường khí. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các dạng thử thách khác bởi hóa
chất rắn, chẳng hạn sự xâm nhập của bụi hóa chất qua các vật liệu do chà xát
hay uốn gập, những dạng thử thách này có thể là đối tượng của các tiêu chuẩn
riêng.
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để
áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp
dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp
dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
ISO 3758, Textiles - Care labelling code
using symbols (Hàng dệt - Mã nhãn chăm sóc sử dụng ký hiệu)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO 13982-2, Protective clothing for use
against solid particulates - Part 2: Test method of determination of inward
leakage of aerosols of fine particles into suits (Quần áo bảo vệ sử dụng chống
lại các hạt rắn - Phần 2: Phương pháp thử xác định sự để lọt vào bên trong
trang phục của các chất khí dung chứa các hạt mịn)
EN 340, Protective clothing - General
requirements (Quần áo bảo vệ - Yêu cầu chung)
En 12941, Respiratory protective devices -
Powered filtering devices incorporating a helmet or a hood - Requirement,
testing, marking) (Thiết bị bảo vệ hô hấp - Thiết bị lọc chạy điện gắn vào mũ
bảo hiểm hay mũ chùm đầu - Yêu cầu, thử nghiệm, đánh dấu)
En 13274-4, Respiratory protective devices
- Methods of test - Part 4: Flame tests (Thiết bị bảo vệ hô hấp - Phương pháp
thử- Phần 4: Thử nghiệm lửa)
EN 14325, Protective clothing against
chemicals - Test methods and performance classification of chemical protective
clothing materials, seams, joins and asemblages (Quần áo bảo vệ chống lại hóa
chất - Phương pháp thử và phân loại tính năng vật liệu quần áo bảo vệ hóa chất,
đường may, chỗ nối và mối ghép).
3 Thuật ngữ và định
nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, áp dụng các thuật ngữ
và định nghĩa nêu trong ISO/TR 11610
4 Yêu cầu tính năng
4.1 Vật liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- Chống ăn mòn (4.4);
- Chống nứt gãy khi uốn gập (4.5);
- Chống rách hình thang (4.7);
- Chống đâm thủng (4.10).
Những yêu cầu này cũng áp dụng vào các chi
tiết bảo vệ bổ sung, ví dụ mũ chùm đầu hay ủng ngoài giầy, nếu chúng tạo thành
một phần của trang phục bảo vệ.
Tất cả các mẫu thử nghiệm cần phải trải qua 5
chu kỳ làm sạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thử nghiệm, nếu như
hướng dẫn của nhà sản xuất cho biết rằng trang phục có thể được làm sạch.
Tất cả các mẫu thử nghiệm phải được ổn định
bằng cách bảo quản ở (20 ± 2) °C và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % trong vòng ít nhất 24 h.
Trừ khi có chỉ định khác trong quy trình thử nghiệm, thử nghiệm phải được bắt
đầu trong vòng 5 min sau khi lấy các mẫu thử ra khỏi môi trường ổn định.
Khi được phân loại theo EN 14325, vật liệu
của quần áo bảo vệ hóa chất cần có ít nhất mức tính năng 1 cho một trong các
tính chất đã nêu. Nếu một phương pháp thử nghiệm không thể cung cấp một kết quả
có thể đo được một cách rõ ràng, cần đánh dấu chữ “không áp dụng được"
trong hướng dẫn sử dụng và trong báo cáo thử nghiệm. Cũng cần chỉ ra lý do tại
sao thử nghiệm không thể được hoàn thành một cách đúng đắn, chẳng hạn trong
trường hợp tính đàn hồi của mẫu thử nghiệm ngăn cản đạt được điểm cuối trong
thử nghiệm chống đâm thủng.
Các vật liệu đã biết có thể gây kích thích da
hoặc bất kỳ tác dụng có hại nào lên sức khỏe đều không nên sử dụng (xem thêm EN
340:2003, 4.2).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nếu cần có sự kháng nhiệt và lửa, cần thử
nghiệm ba mẫu thử phù hợp với EN 13274-4:2001, phương pháp 3, với mặt ngoài của
vật liệu trang phục tiếp xúc với lửa. Vật liệu của quần áo bảo vệ phải không bị
nóng chảy và thời gian cháy sau khi đốt phải < 5 s.
4.2 Đường khâu, chỗ
nối và mối ghép
4.2.1 Yêu cầu chung
Đường may phải được cấu trúc để giảm thiểu
hoặc ngăn ngừa được sự xâm nhập của các hạt rắn qua các lỗ chỉ hay qua các
thành phần khác của đường may. Tính năng của trang phục có thể khác với tính
năng của vật liệu may trang phục, nhưng phải thỏa đáng cho sử dụng dự định.
Không cần thiết có thử nghiệm riêng về sự xâm
nhập của các hạt rắn đường khí cho các mẫu thử có đường may, chỗ nối và mối
ghép, vì điều này đã được xác thực trong thử nghiệm toàn bộ trang phục (xem
4.3).
CHÚ THÍCH: Những yêu cầu của Điều này áp dụng
cho các trang phục đồng bộ, bao gồm cả những thành phần cấu thành,
chẳng hạn găng tay hay ủng. Đường may, chỗ nối và mối ghép gắn kết những phụ
kiện này cũng nằm trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này. Các tiêu chí tính
năng đối với các phụ kiện, găng tay, ủng hay RPE được nêu trong các tiêu chuẩn
này hay tiêu chuẩn khác.
4.2.2 Độ bền đường may
Cần xác định và phân loại độ bền đường may
phù hợp với các điều khoản của EN 14325:2004, 5.5. Các đường may phải có ít
nhất mức tính năng 1 cho tính chất này.
4.3 Trang phục đồng
bộ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Quần áo bảo vệ hóa chất loại 5 phải đáp ứng
các yêu cầu chung của EN 340:2003, đặc biệt với phần sức khỏe và an toàn (Điều
4), lão hóa (Điều 5) và chọn kích cỡ (Điều 6).
Quần áo loại 5 là loại quần áo “che toàn
thân”, nghĩa là đem lại sự bảo vệ ít nhất cho thân, tay và chân, và bao gồm
quần áo bảo vệ liền một mảnh hoặc trang phục 2 mảnh. Có thể trang bị thêm bảo
vệ đầu, chẳng hạn mũ chùm đầu có tấm che mặt, và/hoặc bảo vệ chân. Quần áo loại
5 phải đáp ứng các yêu cầu của thử nghiệm trang phục đồng bộ đã mô tả trong
4.3.2. Các điểm nối và mối ghép gắn phụ kiện như mũ chùm đầu, găng tay, ủng,
thiết bị chống độc, v.v với trang phục được đề cập trong phạm vi áp dụng của
tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Có thể tìm thấy các tiêu chí tính
năng cho các thành phần trong các tiêu chuẩn khác.
Trang phục bảo vệ cần được sản xuất làm sao
để người mặc có được sự tự do vận động và phải thoải mái nhất có thể, phù hợp
với sự bảo vệ mà trang phục đem lại. Điều này có thể kiểm xác nhận được bằng
một chuỗi vận động đã nêu trong 4.3.2.
Quần áo bảo vệ cần đảm bảo cho người mặc
thoải mái cũng như sự bảo vệ. Sự thoải mái của người mặc được đánh giá tốt nhất
khi mặc thử bởi người thử nghiệm có kinh nghiệm với loại công việc và môi
trường mà trang phục được sử dụng làm bảo vệ lao động.
4.3.2 Độ lọt vào bên trong trang phục
bảo vệ của chất khí dung mang hạt rắn
Trang phục bảo vệ cần được thử nghiệm sự để
lọt vào bên trong của hạt rắn dưới dạng chất khí dung theo phương pháp thử
nghiệm đã mô tả trong ISO 13982-2.
Cần thực hiện thử nghiệm sự để lọt vào trong
và các chuyển động sơ bộ bởi những người thử nghiệm mang trang thiết bị bảo vệ
đầy đủ phù hợp với các hướng dẫn của nhà sản xuất, chẳng hạn trang phục bảo vệ
mặc kết hợp với thiết bị bảo vệ bổ sung (như bảo vệ bàn tay, bàn chân, mặt,
đầu, đường hô hấp) không phải là phụ kiện tích hợp với trang phục. Hướng dẫn
của nhà sản xuất cũng cần quy định có được đeo đai một số thiết bị bổ sung vào
quần áo bảo vệ hay không và nên đeo thế nào.
Trước khi thử nghiệm một trang phục theo ISO
13982-2, đối tượng thử nghiệm cần lặp lại ba lần chuỗi ba vận động sau đây bên
ngoài buồng kiểm tra ở tốc độ làm việc bình thường:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- chuyển động 2: đứng bằng hai chân dạng bằng
vai, hai tay để xuôi hai bên. Đưa hai tay lên cho tới khi chúng song song với
nền nhà ở phía trước cơ thể. Ngồi xổm xuống càng nhiều càng tốt;
- chuyển động 3: quỳ trên đầu gối phải, đặt
bàn chân trái lên nên nhà với đầu gối trái gập 90 °, cánh tay trái xuôi sát bên
thân. Nâng tay trái lên hết trên đầu.
Sau khi hoàn thành các chuyển động, mỗi bộ
trang phục bảo vệ cần được kiểm tra bằng mắt xem có bị xé hay rách ở vải, ở
đường may, fec-mơ-tuya hay các kết nối với găng tay, ủng hoặc khẩu trang không.
Nếu có, các lỗi đó cần được nhắc đến trong báo cáo thử nghiệm, cần dừng thử
nghiệm nếu tổn hại rất quan trọng hoặc nếu đối tượng tiến hành thử nghiệm không
thể thực hiện chuỗi các chuyển động một cách đúng đắn do sự cản trở từ trang
phục bảo vệ. Trong trường hợp như vậy, trang phục phải được coi là không qua
được thử nghiệm.
Khi được thử nghiệm phù hợp với ISO 13982-2,
quần áo bảo vệ cần được mô tả theo các các thông số sau:
- Ljmn,82/90: giá trị để lọt vào
trong, thể hiện bằng phần trăm, tương ứng với giá trị Ljmn thứ 82
của 90, nghĩa là các giá trị để lọt vào trong đo được ở tất cả các thử nghiệm,
ở tất cả các tư thế của mẫu, tất cả trang phục và phân loại theo thứ tự tăng
dần;
- LS,8/10: giá trị “để lọt vào
trong toàn phần của mỗi bộ trang phục", tương ứng với giá trị LS
thứ 8 của 10, nghĩa là các giá trị LS của tất cả phân loại theo thứ
tự tăng dần.
Quần áo bảo vệ hóa chất cần đáp ứng ít nhất
các yêu cầu sau đây:
- Ljmn,82/90 ≤ 30%
- LS,8/10 ≤ 15%
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.4 Tấm che mặt
4.4.1 Yêu cầu chung
Trong trường hợp lắp tấm che mặt như một phần
của trang phục bảo vệ, khác với mặt nạ phòng độc gắn với trang phục, tấm che
mặt cần phù hợp với 4.4.2 và 4.4.3.
Khi thử nghiệm phù hợp với 4.4.3, tấm che mặt
không được làm méo mó tầm nhìn.
Trong trường hợp sử dụng các chất chống sương
mù hoặc quy định bởi nhà sản xuất, chúng không được ảnh hưởng có hại lên sức
khỏe của người mặc hoặc lên trang phục bảo vệ.
4.4.2 Độ bền cơ học của tấm che mặt
Tấm che mặt phải không bị hư hỏng có thể nhìn
thấy được ở mức có thể ảnh hưởng đến tính năng của toàn bộ thiết bị khi thử
nghiệm phù hợp với EN 12941:1998, 7.5.
4.4.3 Trường nhìn và biến dạng tầm
nhìn
Trong quá trình thử nghiệm sự để lọt vào
trong (4.3.2), trường nhìn (thị trường) phải thỏa mãn theo đánh giá của đối
tượng thử nghiệm. Điều này được xác nhận bằng cách đặt câu hỏi đối tượng thử
nghiệm khi kết thúc mỗi bài kiểm tra.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Ghi nhãn
Quần áo bảo vệ hóa chất phải được ghi nhãn
với ít nhất thông tin sau. Ghi nhãn phải nhìn thấy rõ và bền vững với tuổi đời
của trang phục. Có thể cân nhắc bổ sung thêm ghi nhãn.
a) tên, nhãn hiệu hay các phương pháp nhận
dạng khác của nhà sản xuất;
b) mã số loại của nhà sản xuất, mã số nhận
dạng hoặc mã số mẫu mã;
c) loại của trang phục bảo vệ hóa chất, chẳng
hạn loại 5;
d) viện dẫn tiêu chuẩn này (nghĩa là TCVN
13413-1 (EN ISO 13982-1);
e) năm sản xuất và, nếu có thể, thời hạn sử
dụng dự kiến của trang phục (thông tin này có thể được đánh dấu mỗi đơn vị bao
bì thương mại thay vì được đánh dấu trên từng mặt hàng quần áo bảo vệ);
f) ký hiệu kích cỡ như xác định trong EN
340:2003, Điều 6;
g) biểu tượng thể hiện rằng trang phục này để
bảo vệ chống lại hóa chất (ISO 7000-2414; xem Hình 1a);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hình 1 - Các
biểu tượng
h) Các biểu tượng chăm sóc phù hợp với ISO
3758, cho biết trang phục có phù hợp hay không cho làm sạch và khử khuẩn, và có
thể tái sử dụng hay không;
i) viện dẫn tiêu chuẩn liên quan trong trường
hợp quần áo bảo vệ hóa chất cũng được thử nghiệm chịu nhiệt và chịu lửa.
6 Thông tin cung cấp
bởi nhà sản xuất
Cần có thông tin kèm theo mỗi bộ trang phục
bảo vệ hóa chất hoặc ít nhất kèm theo mỗi đơn vị bao bì thương mại. Mục đích là
để đảm bảo rằng người mặc đối chiếu với những hướng dẫn này.
Hướng dẫn ít nhất phải ở ngôn ngữ chính thức
của quốc gia hay vùng lãnh thổ ứng dụng.
Các hướng dẫn cùng với thông tin trên đánh
dấu cần chứa ít nhất thông tin sau đây:
a) tên, nhãn hiệu hay các phương pháp nhận
dạng khác của nhà sản xuất và /hoặc đại diện thẩm quyền thiết lập ở Cộng đồng
chung Châu Âu hay quốc gia mà sản phẩm được bán trên thị trường;
b) nhận dạng loại trang phục bảo vệ hóa chất,
nghĩa là loại 5, và mã số tài liệu tham khảo của phần ISO 13982 này. Thông tin
cũng cần chỉ rõ trang phục cung cấp sự bảo vệ những phần nào của cơ thể. Nếu
như tính năng bảo vệ công bố chỉ có thể đạt được nhờ mang thêm các chi tiết hay
bộ phận bảo vệ (như mũ chùm đầu, găng tay, ủng) thì nhà sản xuất phải nói rõ
những chi tiết hay bộ phận này và mô tả cách thức gắn chúng vào trang phục bảo
vệ;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
d) phạm vi kích thước như xác định trong EN
340:2003, Điều 6;
e) công bố rằng trang phục đã vượt qua yêu
cầu Ljmn,82/90 ≤
30% và LS,8/10 ≤
15 %;
f) các mức độ tính năng thử nghiệm vật liệu
khác, chủ yếu được trình bày trong một bảng;
g) biểu tượng chăm sóc theo ISO 3758, cho
biết trang phục bảo vệ có thích hợp cho việc làm sạch và khử khuẩn hay không,
và có thể tái sử dụng không;
h) thời hạn sử dụng dự kiến nếu có thể có
hiện tượng lão hóa;
i) thông tin cần thiết cho những người được
đào tạo về:
- ứng dụng, những hạn chế sử dụng (phạm vi
nhiệt độ, v.v);
- các thử nghiệm cần tiến hành bởi người mặc
trước khi sử dụng (nếu cần thiết);
- sự ráp nối (bao gồm cách thức và vị trí bộ
quần áo phải được thắt vào cơ thể hoặc vào các chi tiết khác của thiết bị bảo
vệ, nếu điều này có liên quan);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- bảo dưỡng và làm sạch (ví dụ chỉ dẫn tẩy
bẩn và khử khuẩn); nếu quy trình làm sạch và chất làm sạch sử dụng có thể dẫn
đến làm suy giảm nhanh chóng và đáng kể các tính chất bảo vệ, cần công bố số
lượng chu kỳ làm sạch tối đa);
- bảo quản.
j) một thông báo cho biết rằng việc mặc quần
áo bảo vệ hóa chất có thể gây áp lực nhiệt và những khuyến nghị về cách thức
tránh (ví dụ sử dụng quần áo lót hấp thụ nhiệt hoặc quần áo trong làm mát, thay
đổi công việc và thời gian nghỉ ngơi, v.v)
k) trừ khi khả năng chống lửa đã được chứng
minh theo một tiêu chuẩn thích hợp, cần có câu thông báo cảnh báo sau: Vật liệu
dễ cháy. Tránh xa lửa
l) các hướng dẫn cần rõ ràng không mơ hồ. Nếu
hữu ích, có thể bổ sung các tranh minh họa, đánh số các phần, đánh dấu, v.v.
cần có các cảnh báo (nếu thích hợp) về những vấn đề có khả năng gặp phải.
Phụ
lục ZA
(tham khảo)
Sự liên quan giữa Tiêu chuẩn này và những yêu
cầu cơ bản của Chỉ thị Châu Âu 89/686/EEC
Tiêu chuẩn này đã được chuẩn bị dưới sự ủy
quyền cho CEN từ Ủy ban Châu Âu và Hiệp hội thương mại tự do Châu Âu để cung cấp
một phương tiện phù hợp với những yêu cầu cơ bản của chỉ thị tiếp cận mới
89/686/EEC.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CẢNH BÁO: Có thể áp dụng các
yêu cầu khác của các Chỉ thị Châu Âu đối với các sản phẩm không nằm trong phạm
vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
Thư mục tài liệu tham khảo
[1 ] ISO 7000, Graphical sympbols for use
on equipment - Index and synopsis (Ký hiệu đồ họa sử dụng trên thiết bị - Danh
mục và bản tóm tắt).
MỤC LỤC
1 Phạm vi áp dụng
2 Tài liệu viện dẫn
3 Thuật ngữ và định nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5 Ghi nhãn
6 Thông tin do nhà sản xuất cung cấp
Phụ lục ZA (tham khảo) - Sự liên quan giữa
Tiêu chuẩn này và những yêu cầu cơ bản của Chỉ thị Châu Âu 89/686/EEC
Thư mục tài liệu tham khảo