TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9218 : 2012
QUY PHẠM
THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI CƠM DỪA KHÔ
Hygienic
practice for desiccated coconut
Lời nói đầu
TCVN 9218 : 2012 tương đương với CAC/RCP 4-1971 Recommended
International Code of Hygienic Practice for Desiccated Coconut, có sửa đổi
về biên tập;
TCVN 9218 : 2012 do Cục chế biến, Thương mại Nông lâm thủy
sản và nghề muối biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị,
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ
công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI
CƠM DỪA KHÔ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các biện pháp thực hành vệ sinh áp
dụng đối với sản phẩm cơm dừa khô được chế biến để làm thực phẩm ăn liền mà có
thể không cần xử lý tiếp, thu được bằng cách thái nhỏ hoặc nghiền nhỏ phần cơm
của quả dừa (Cocos nucifera) và làm khô.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa
sau:
2.1. Quả dừa (coconuts)
Quả của cây dừa (Cocos nucifera), khi thu hoạch có
lớp vỏ ngoài màu xanh hoặc màu nâu, tiếp theo là lớp xơ dày (vỏ dừa), bên trong
lớp xơ dày là lớp vỏ cứng (sọ dừa) bao quanh lớp cơm dừa, phía trong chứa nước
dừa.
2.2. Cơm dừa (coconut meat)
Cùi dừa (coconut meat)
Thịt dừa (coconut meat)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2.3. Lột vỏ (dehusking)
Bóc xơ (dehusking)
Việc loại bỏ lớp xơ dày ra khỏi quả dừa, để nguyên phần sọ
dừa.
2.4. Tách lớp vỏ cứng (hatcheting)
Việc loại bỏ lớp vỏ cứng của quả dừa.
2.5. Cạo lớp da nâu (paring)
Việc loại bỏ lớp màng màu nâu bao bọc ngoài cơm dừa.
3. Các yêu cầu
3.1. Yêu cầu đối với việc chuẩn bị nguyên liệu
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1.1.1. Xử lí hợp vệ sinh chất thải của người và động vật
Chất thải của người và động vật phải được xử lí đúng cách,
không làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tránh làm nhiễm bẩn đối với sản
phẩm, vì những sản phẩm này có thể không qua xử lí nhiệt.
3.1.1.2. Kiểm soát dịch bệnh và động vật, sinh vật hại
Khi thực hiện các biện pháp kiểm soát thì việc xử lí bằng
các tác nhân hóa học, sinh học, vật lí chỉ được thực hiện theo khuyến nghị của
các cơ quan có thẩm quyền, hoặc dưới sự giám sát trực tiếp của nhân viên hiểu
biết rất kỹ về các mối nguy có liên quan, bao gồm cả khả năng có tồn dư chất
độc từ cây trồng.
3.1.2. Thu hoạch và sản xuất thực phẩm hợp vệ sinh
3.1.2.1. Kỹ thuật vệ sinh
Các công đoạn thu hoạch và sản xuất, phương pháp và quy
trình phải sạch sẽ và hợp vệ sinh.
3.1.2.2. Bảo quản sản phẩm, tránh bị nhiễm bẩn
Sau khi thu hoạch, cần thực hiện các phương pháp làm sạch và
làm vệ sinh để bảo vệ sản phẩm không bị nhiễm bẩn trong quá trình chín sau thu
hoạch và lột vỏ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.1.3. Vận chuyển
3.1.3.1. Phương tiện vận chuyển
Phương tiện vận chuyển quả dừa sau khi thu hoạch, kể cả dừa
đã được lột vỏ tại nơi thu hái, cần được chế tạo từ vật liệu thích hợp để dễ
dàng làm vệ sinh, tránh nhiễm bẩn đến sản phẩm.
3.1.3.2. Quy trình bốc dỡ
Các quy trình bốc dỡ phải bảo đảm cho sản phẩm không bị
nhiễm bẩn. Phải hết sức chú ý khi vận chuyển quả dừa đã lột vỏ để tránh làm hư
hỏng hoặc suy giảm chất lượng của sản phẩm.
3.2. Yêu cầu đối với cơ sở vật chất và vận hành
3.2.1. Mặt bằng và cấu trúc nhà xưởng
3.2.1.1. Thiết kế vị trí, kích thước và vệ sinh
Nhà xưởng và khu vực xung quanh:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
- cần có kích thước đủ cho mục đích đã định;
- được xây vững chắc và được giữ trong tình trạng tốt;
- được xây dựng để chống sự xâm nhập của côn trùng, chim
hoặc sinh vật hại;
- được thiết kế sao cho dễ làm sạch.
Sàn nhà cần được xây dựng bằng vật liệu cứng, không gây độc
cho sản phẩm, không thấm nước, không đọng nước và dễ làm vệ sinh.
Trong khu vực thái, nghiền, sấy và bao gói, tất cả các cửa
mở cần được lắp lưới bảo vệ để chống sự xâm nhập của chim, côn trùng và sinh
vật gây hại.
Cần có chỗ riêng biệt thích hợp để lưu trữ quả dừa chờ sản
xuất, vỏ dừa, quả bị loại bỏ…
3.2.1.2. Thiết bị làm vệ sinh và kiểm soát vệ sinh
3.2.1.2.1. Phân chia các quá trình
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cần có các phòng hoặc kho riêng biệt để lưu trữ các vật liệu
không ăn được như nhiên liệu và dầu bôi trơn. Khu vực xử lí thực phẩm cần được
tách hoàn toàn khỏi khu dân cư.
3.2.1.2.2. Nguồn nước
Cần có sẵn nguồn nước nóng và nước lạnh để sử dụng nơi cần
thiết. Chất lượng nước phải phù hợp với quy định hiện hành.
3.2.1.2.3. Nguồn nước phụ trợ
Nước không uống được cho các mục đích như phòng cháy thì
phải có đường ống dẫn riêng biệt, được nhận diện bởi màu sắc và không được đặt
chéo hoặc song song và gần với các đường ống dẫn nước uống được.
3.2.1.2.4. Hệ thống ống dẫn nước thải và xử lí nước thải
Tất cả các đường ống dẫn nước thải (bao gồm cả hệ thống
thoát nước) phải đủ lớn. Tất cả các đường ống phải kín, có đủ hố ga và lỗ thông
hơi. Việc xử lí nước thải cần được thực hiện để tránh nhiễm bẩn nguồn nước uống
được. Các hệ thống ống nước và phương thức xử lí nước thải phải theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
3.2.1.2.5. Ánh sáng và thông gió
Khu vực sản xuất cần được chiếu sáng và thông gió tốt. Đặc
biệt chú ý thông gió đối với các khu vực và thiết bị sinh nhiều nhiệt, hơi
nước, khói, hơi hoặc các sol khí nhiễm bẩn. Việc thông gió tốt là rất quan
trọng để ngăn chặn sự ngưng tụ (có thể làm ướt sản phẩm) và phát triển nấm mốc
mà có thể nhiễm vào sản phẩm. Các bóng đèn và các vật treo phía trên thực phẩm
trong mọi công đoạn chế biến phải được bảo vệ an toàn để tránh nhiễm bẩn vào
thực phẩm khi bị rơi vỡ.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cần có đầy đủ và các thiết bị vệ sinh và nhà vệ sinh phải có
cửa đóng mở tự động. Phòng vệ sinh cũng cần được chiếu sáng, thông gió và không
mở cửa trực tiếp vào khu vực xử lí thực phẩm. Nhà vệ sinh luôn được giữ sạch
sẽ. Phải trang bị thiết bị rửa tay trong khu vực nhà vệ sinh và cần có thông
báo yêu cầu phải rửa tay sau khi đi vệ sinh.
3.2.1.2.7. Thiết bị làm vệ sinh
Cần có đủ thiết bị rửa tay và làm khô tay ở nơi cần thiết.
Nên có giấy lau tay sử dụng một lần, nếu cần.
Ngoài ra, khi có thể, nên xây dựng bể rửa chân có chứa dung
dịch diệt khuẩn ngay tại các lối đi thích hợp trước khi vào xưởng chế biến. Bể
sát khuẩn luôn trong tình trạng làm việc tốt.
3.2.2. Thiết bị và dụng cụ
3.2.2.1. Vật liệu
Tất cả bề mặt tiếp xúc với thực phẩm cần trơn, nhẵn, bền,
không thấm nước, không có lỗ, kẽ nứt, không thôi nhiễm chất độc, không bị tác
động bởi cơm dừa và nước dừa, dễ làm vệ sinh nhiều lần.
3.2.2.2. Thiết kế, xây dựng và lắp đặt hợp vệ sinh
Thiết bị và dụng cụ phải được thiết kế và xây dựng sao cho
có thể ngăn ngừa nguy cơ mất vệ sinh và cho phép làm vệ sinh dễ dàng và triệt
để.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cần trang bị thiết bị và dụng cụ để sử dụng cho các vật liệu
không ăn được hoặc vật liệu nhiễm bẩn và chỉ được sử dụng cho các mục đích đó.
Thiết bị để sấy cơm dừa không được sử dụng để sấy các sản
phẩm khác.
3.2.3. Yêu cầu thao tác hợp vệ sinh
3.2.3.1. Duy trì vệ sinh nhà xưởng và thiết bị
Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ và tất cả các thiết bị khác của
nhà xưởng phải được giữ trong tình trạng làm việc tốt, sạch sẽ và hợp vệ sinh.
Cần thường xuyên đưa chất thải ra khỏi khu vực làm việc và phải có đủ các vật
chứa chúng.
Tất cả các thiết bị dùng để thái, nghiền, sấy, đóng gói tiếp
xúc trực tiếp với dừa cần được làm sạch, rửa và khử trùng ít nhất hai lần mỗi
ngày. Chất tẩy rửa và khử trùng phải phù hợp với mục đích và không gây ảnh
hưởng đến sức khỏe con người.
3.2.3.2. Kiểm soát sinh vật hại
Cần có các biện pháp hiệu quả để chống sự xâm nhập của côn
trùng, động vật gặm nhấm, chim hoặc sinh vật hại khác vào xưởng chế biến và đặc
biệt là vào các khu vực thái, nghiền, sấy, đóng gói và nhà kho.
3.2.3.3. Động vật nuôi
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2.3.4. Y tế
Những người có vết thương hở, vết loét hay bị bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là tiêu chảy, phải báo ngay cho người quản lý. Người quản lý
phải đảm bảo không để người bị bệnh truyền nhiễm làm việc ở trong khu vực chế
biến thực phẩm.
3.2.3.5. Các chất độc hại
Tất cả các chất độc hại dùng để diệt chuột, diệt nấm, thuốc
trừ sâu hoặc chất độc hại khác cần được lưu trữ cẩn thận và chỉ có các nhân
viên được đào tạo sử dụng. Các chất độc này chỉ được nhân viên có trách nhiệm
xử lí hoặc dưới sự giám sát trực tiếp của người có hiểu biết kỹ về các nguy cơ
gây nhiễm độc cho người và sản phẩm.
3.2.3.6. Vệ sinh cá nhân và thực hành xử lí thực phẩm
a) Tất cả các nhân viên khi làm việc trong nhà xưởng cần đảm
bảo vệ sinh cá nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ. Quần áo, mũ, khẩu trang phải
sạch sẽ và phù hợp với các nhiệm vụ đang thực hiện.
b) Phải rửa tay thường xuyên khi cần thiết để đảm bảo vệ
sinh.
c) Cấm khạc nhổ, ăn, uống và hút thuốc hay nhai kẹo cao su
trong khu vực sản xuất thực phẩm.
d) Cần thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa để tránh nhiễm bẩn
sản phẩm thực phẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
f) Găng tay được dùng trong xử lí thực phẩm phải lành,
sạch và hợp vệ sinh; găng tay được làm bằng vật liệu không thấm nước.
3.2.4. Thực hành sản xuất
3.2.4.1. Xử lí nguyên liệu
3.2.4.1.1. Tiêu chí chấp nhận
Không sử dụng nguyên liệu nếu biết có chứa các chất đã bị
phân hủy, độc hại hoặc các chất ngoại lai mà không thể loại bỏ đến mức có thể
chấp nhận được bằng các quy trình phân loại hoặc chuẩn bị của nhà máy.
3.2.4.1.2. Lưu trữ
Dừa quả được lưu trữ trong nhà máy cần được duy trì trong
điều kiện bảo vệ tránh nhiễm bẩn và suy giảm chất lượng.
3.2.4.2. Kiểm tra và phân loại
Ở giai đoạn cạo lớp da nâu và rửa, cần kiểm tra tất cả phần
cùi và loại bỏ bất kì phần nào không thích hợp, kể cả cùi dừa đã lên mầm. Các
hoạt động này cần được thực hiện một cách vệ sinh. Chỉ có phần cơm dừa sạch,
lành mới được chế biến tiếp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Nước dùng để rửa cùi dừa phải là nước uống được theo quy
định tại 3.2.1.2.2. Cần thường xuyên thay nước để tránh khả năng nhiễm bẩn và
không sử dụng lại trừ khi đã được xử lí thích hợp, ví dụ bằng cách lọc và khử
trùng bằng clo, để không gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
3.2.4.4. Chuẩn bị và chế biến
3.2.4.4.1. Chuẩn bị
Các hoạt động từ khâu chuẩn bị đến sản phẩm cuối cùng và các
hoạt động đóng gói phải được tính thời gian hợp lí để có thể xử lí nhanh liên
tiếp trong sản xuất ở các điều kiện ngăn ngừa được nhiễm bẩn, suy giảm chất
lượng, hư hỏng, hoặc phát triển của vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm hoặc có
độc tính.
3.2.4.4.2. Chế biến
Sau khi rửa và trước khi thái nhỏ, cơm dừa phải được làm
sạch để loại sinh vật gây bệnh từ bề mặt thịt dừa, bằng cách ngâm trong nước
sôi trong thời gian không ít hơn 90 s.
3.2.4.4.3. Xử lí
Sau khi chế biến, không xử lí cơm dừa bằng tay mà cần sử
dụng các thiết bị cơ khí hoặc các vật chứa, thìa, nạo hoặc các dụng cụ khác
không thấm nước để tránh nhiễm bẩn sản phẩm. Dụng cụ này phải được làm vệ sinh,
rửa và khử trùng sau mỗi công đoạn và ít nhất hai lần mỗi ngày.
3.2.4.4.4. Sấy
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
3.2.4.4.5. Bảo quản ở dạng rời
Nếu dừa đã sấy không được đóng gói tại nhà máy sản xuất thì
cần được vận chuyển đến các nhà máy đóng gói trong bao bì sạch không thấm nước
đã được khử trùng trước. Các biện pháp phòng ngừa vệ sinh tương tự cần được
thực hiện tại các nhà máy đóng gói cũng như tại các bộ phận đóng gói của nhà
máy.
3.2.4.5. Bao gói sản phẩm cuối cùng
3.2.4.5.1. Vật liệu
Vật liệu bao gói phải được bảo quản sạch sẽ và vệ sinh,
không thôi nhiễm các chất độc hại vào sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép và
phải bảo vệ được sản phẩm không bị nhiễm bẩn. Các vật liệu bao gói phải theo
quy định hiện hành, ví dụ: bao bì phức hợp có lớp nhôm chống ẩm và chống thấm
chất béo.
3.2.4.5.2. Kỹ thuật
Cần có phòng đóng gói riêng biệt. Cần có các biện pháp phòng
ngừa như sử dụng nam châm hoặc máy dò kim loại để loại trừ nhiễm bẩn do kim
loại. Thực hiện bao gói trong các điều kiện tránh làm nhiễm bẩn sản phẩm. Nên
sử dụng máy rung để hạn chế dùng tay khi xử lí cơm dừa.
3.2.4.5.3. Thông tin trên nhãn
Tất cả các thùng chứa sản phẩm cần có nhãn để nhận biết được
nhà sản xuất hoặc đóng gói.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Bảo quản và vận chuyển sản phẩm cuối cùng trong các điều
kiện ngăn ngừa sự nhiễm bẩn sản phẩm hoặc phát triển của vi sinh vật gây bệnh
hoặc độc hại hoặc truyền nhiễm và bảo vệ sản phẩm không suy giảm chất lượng.
3.2.5. Chương trình kiểm soát vệ sinh
Nhà máy cần có người chịu trách nhiệm về vệ sinh, không trực
tiếp tham gia sản xuất. Người này được đào tạo về việc sử dụng các dụng cụ làm
sạch, phương pháp tháo dỡ thiết bị để làm vệ sinh và hiểu được tầm quan trọng
về nhiễm bẩn và các mối nguy có liên quan. Các khu vực, thiết bị và vật liệu
chủ chốt cần được chỉ định về lịch trình vệ sinh thường xuyên.
3.2.6. Quy trình kiểm soát phòng thử nghiệm
Thường xuyên và định kỳ cần lấy mẫu dừa khô từ bộ phận đóng
gói và kiểm tra về:
- nhiễm bẩn bởi chất không mong muốn;
- vi sinh vật;
- hàm lượng chất béo và axit béo tự do;
- độ ẩm.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cơm dừa khô phải là sản phẩm sạch thu được từ quả dừa già đã
lột vỏ.
Cần sử dụng phương pháp thích hợp về lấy mẫu, phân tích và
xác định để đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Sản phẩm không chứa thành phần không mong muốn trong điều
kiện có thể của thực hành sản xuất tốt.
b) Sản phẩm không chứa các vi sinh vật gây bệnh như Salmonella
hay độc tố có nguồn gốc từ vi sinh vật.
c) Độ axit của dầu dừa được chiết xuất từ sản phẩm bằng dung
môi không được vượt quá 0,3 % khối lượng của các axit béo tự do tính theo axit
lauric.
d) Độ ẩm của sản phẩm không được vượt quá 3 % khối lượng.