TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8148 : 2009
ISO 1738 : 2004
BƠ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MUỐI
Butter
- Determination of salt content
Lời nói đầu
TCVN 8148 : 2009 hoàn toàn tương
đương với ISO 1738:2004;
TCVN 8148 : 2009 do Ban kỹ thuật
tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Butter
- Determination of salt content
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp
xác định hàm lượng muối trong bơ. Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại
sản phẩm bơ chứa hàm lượng muối lớn hơn 0,1 % khối lượng.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần
thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm
công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi
năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung
(nếu có).
TCVN 7149-1 : 2002 (ISO 385-1 :
1984)1) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh -
Buret - Phần 1: Yêu cầu chung
TCVN 7151 (ISO 648), Dụng cụ thí
nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức.
ISO 4788, Laboratory glassware -
Graduated measuring cylinders (Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Ống đong
chia độ).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Hàm lượng muối (salt
content)
Phần khối lượng của các chất được
xác định bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng muối thu được
biểu thị theo hàm lượng tương đương của natri clorua tính bằng phần trăm khối
lượng.
4. Nguyên tắc
Phần mẫu thử của bơ được làm tan
chảy bằng cách thêm nước sôi. Muối clorua hòa tan trong hỗn hợp được chuẩn độ
bằng dung dịch bạc nitrat với kali cromat làm chất chỉ thị (phương pháp Mohr).
5. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh
khiết phân tích, trừ khi có quy định khác, và sử dụng nước cất hoặc nước đã
loại khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, không chứa clorua.
5.1. Dung dịch chuẩn bạc nitrat
(AgNO3), nồng độ đã biết trong khoảng từ 0,08 mol/l đến 0,10 mol/l.
Hòa tan một lượng từ 13,6 g đến
20,4 g bạc nitrat trong nước đã được khử hoàn toàn cacbon dioxit trong bình
định mức 1 000 ml. Thêm nước đến vạch. Hiệu chuẩn dung dịch bạc nitrat bằng 100
ml dung dịch natri clorua (NaCl) 0,400 g/l (natri clorua đã được sấy ở 300 oC),
theo quy trình trong 9.3.2 và 9.4. Biểu thị nồng độ của dung dịch bạc nitrat
theo số mol trên lít đến bốn chữ số thập phân. Bảo quản dung dịch tránh ánh
sáng trực tiếp.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2. Dung dịch chỉ thị kali
cromat
Hòa tan 50 g kali cromat (K2CrO4)
trong 1 000 ml nước.
CẢNH BÁO - Crom hóa trị 6 là tác
nhân gây ung thư
6. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của
phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
6.1. Cân phân tích, có thể
cân chính xác đến 0,001 g.
6.2. Bình chuẩn độ, bằng
thủy tinh, ví dụ bình nón hoặc cốc có mỏ dung tích 250 ml.
6.3. Ống đong chia độ, dung
tích 100 ml, phù hợp với ISO 4788.
6.4. Pipet, có thể phân phối
2,0 ml, phù hợp với TCVN 7151 (ISO 648).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
6.6. Giấy cân hoặc màng chất dẻo,
không chứa clorua hoặc chứa hàm lượng clorua ở mức mà không làm ảnh hưởng đến
kết quả. Không nên sử dụng giấy lọc.
7. Lấy mẫu
Mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải
là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển
và bảo quản.
Việc lấy mẫu không được quy định
trong tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 (ISO 707).
Bảo quản mẫu tránh bị hư hỏng và
thay đổi thành phần.
8. Chuẩn bị mẫu thử
Lấy mẫu bơ đại diện để thử nghiệm.
Nếu mẫu thử thấy rõ không đồng nhất
hoặc mẫu thử dự kiến cho thấy không đồng đều (thời gian bảo quản, điều kiện bảo
quản), thì trộn mẫu thử như sau: Làm ấm mẫu thử trong bình chứa đậy nắp ban
đầu, sao cho mẫu được làm đầy một phần hai đến hai phần ba bình, tốt nhất là ở
nhiệt độ không vượt quá 30 oC. Ở nhiệt độ này mẫu sẽ đủ mềm để trộn
hoàn toàn đến trạng thái đồng nhất (dùng thiết bị lắc cơ học hoặc lắc bằng
tay).
Làm nguội mẫu đến nhiệt độ môi
trường, trộn liên tục cho đến khi nguội hoàn toàn. Ngay sau khi nguội, mở nắp
vật chứa và khuấy nhẹ bằng dụng cụ thích hợp, ví dụ dùng thìa hoặc dao trộn,
không quá 10 s trước khi đem cân.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.1. Số lượng phép xác định
Nếu cần đáp ứng yêu cầu giới hạn
lặp lại (11.1), tiến hành hai phép xác định riêng rẽ theo 9.2 và 9.3.
9.2. Phần mẫu thử
Cân từ 4,5 g đến 5,5 g phần mẫu tử,
chính xác đến 0,05 g và chuyển trực tiếp vào bình chuẩn độ (6.2) hoặc cho lên
mảnh giấy cân hoặc màng chất dẻo (6.6) rồi chuyển vào bình chuẩn độ. Thêm 100
ml nước sôi hoặc 100 ml nước nguội và đun sôi. Trộn lượng chứa trong bình.
9.3. Xác định
9.3.1. Việc chuẩn độ có thể
thực hiện trên dung dịch nóng hoặc khi đã nguội. Điều này là cần thiết, tuy
nhiên, mỗi phòng thử nghiệm chuẩn hóa quy trình xác định của mình bằng cách
luôn luôn đưa nhiệt độ của lượng chứa trong bình chuẩn độ đến xấp xỉ nhiệt độ
trước khi chuẩn độ.
Tiến hành chuẩn độ ở nhiệt độ
khoảng 50 oC. Nhiệt độ này có thể ngăn cản (một phần) sự đông tụ của
butterfat làm ảnh hưởng đến màu vàng da cam.
9.3.2. Làm nguội khi trộn
lượng chứa trong bình chuẩn độ đến nhiệt độ chuẩn hóa cùa phòng thử nghiệm.
Thêm 2,0 ml chất chỉ thị kali cromat (5.2).
Dùng dung dịch bạc nitrat (5.1) để
chuẩn độ, trong quá trình chuẩn độ luôn luôn khuấy cho đến khi thu được màu
vàng da cam bền trong 30 s. Ghi lại thể tích bạc nitrat đã dùng, tính bằng
mililit.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Dùng tất cả thuốc thử nhưng không
có phần mẫu thử để tiến hành phép thử trắng.
10. Tính và biểu thị kết quả
10.1. Tính kết quả
10.1.1. Hàm lượng muối của
bơ, w, biểu thị theo phần trăm khối lượng, tính bằng công thức sau:
Trong đó
Vs là thể tích dung dịch
bạc nitrat đã dùng để chuẩn độ phần mẫu thử (9.3.2), tính bằng mililit (ml);
V0 là thể tích dung dịch
bạc nitrat đã dùng để chuẩn độ mẫu trắng (9.4), tính bằng mililit (ml);
cs là nồng độ dung dịch
bạc nitrat, tính bằng mol trên lít (mol/l);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5,844 là khối lượng NaCl tương
đương với 1 ml dung dịch chuẩn, c(AgNO3) = 1 mol /l, chia cho hệ số
10 [thu được bằng cách chia 1 000 (ml) cho 100 (%)].
10.1.2. Nếu sử dụng dung dịch
bạc nitrat 14,53 g/l và cân được 5 g phần mẫu thử, chính xác đến 0,01 g, thì có
thể tính hàm lượng muối của bơ, w, theo công thức sau đây:
Trong đó, Vs là thể tích
dung dịch bạc nitrat 14,53 g/l, tính bằng mililit (ml);
10.2. Biểu thị kết quả
Làm tròn kết quả đến 0,01 % khối
lượng.
11. Độ chụm
Các chi tiết về phép thử liên phòng
thử nghiệm về độ chụm của phương pháp được nêu trong tài liệu tham khảo [5].
Nghiên cứu này đã từng được tiến hành theo ISO 5725:1986 (nay đã hủy). Các giá
trị thu được từ phép thử liên phòng thử nghiệm này có thể không được áp dụng
cho các khoảng nồng độ và chất nền khác với khoảng nồng độ và chất nền đã nêu.
11.1. Độ lặp lại
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11.2. Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết
quả thử riêng rẽ, thu được khi sử dụng cùng một phương pháp, trên cùng một loại
vật liệu thử, trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do những người phân tích
khác nhau thực hiện và sử dụng các thiết bị khác nhau, không quá 5 % các trường
hợp lớn hơn 0,05 % khối lượng.
12. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ:
a) mọi thông tin cần thiết về việc
nhận biết đầy đủ mẫu thử;
b) phương pháp lấy mẫu đã sử dụng,
nếu biết;
c) phương pháp thử đã sử dụng và
viện dẫn tiêu chuẩn này;
d) mọi thao tác không được quy định
trong tiêu chuẩn này, hoặc những điều được coi là tự chọn, và bất kỳ chi tiết
nào có ảnh hưởng tới kết quả;
e) kết quả thử nghiệm thu được;
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
THƯ
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] TCVN 6400:1998 (ISO 707:1997),
Sữa và sản phẩm sữa - Hướng dẫn lấy mẫu.
[2] ISO 5725:1986, Precision of
test methods - Determination of repeatability and reproducibility for a
standard test method by inter-laboratory test (Độ chụm của phương pháp thử -
Xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp thử tiêu chuẩn bằng phép thử
liên phòng thử nghiệm) (đã hủy bỏ).
[3] TCVN 6910-1 (ISO 5725-1), Độ
chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1:
Nguyên tắc và định nghĩa chung.
[4] TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), Độ
chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2:
Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu
chuẩn.
[5] BRATHEN, G. và MARTENS, R.
Bulletin of the IDF, 235, 1988, pp. 20-33.