Bán kính hiệu lực
mm
|
Tần số quay
min-1
|
240
|
1 140
|
245
|
1 130
|
250
|
1 120
|
255
|
1 110
|
260
|
1 100
|
265
|
1 090
|
270
|
1 080
|
275
|
1 070
|
300
|
1 020
|
325
|
980
|
CHÚ THÍCH: Gia tốc ly tâm tương đối được tạo
ra trong máy ly tâm được tính theo công thức sau đây:
1,12 r n2 x 10-6
trong đó
r là bán kính nằm ngang hiệu lực, tính bằng
milimet;
n là tần số quay, trên phút.
6.7.2. Thiết bị lọc
Có thể bằng cách lọc qua sợi thủy tinh, tốt
nhất là đã silicon hóa, với áp suất nhẹ, để thay thế cho việc ly tâm. Cần phải
kiểm tra rằng lượng thuốc thử hấp phụ lên bộ lọc là tối thiểu và không đổi đối
với mọi diện tích bề mặt đã cho. Đối với áp suất đã cho, độ xốp của bộ lọc có
thể cho phép hiệu chỉnh việc lọc các kết tủa hình thành bởi phức chất protein
nhuộm (xem thêm 10.1).
6.8. Máy đo pH, có điện cực thủy
tinh và một điện cực chuẩn thích hợp, cho phép đo pH chính xác đến 0,01 đơn vị
pH.
6.9. Bình định mức một vạch, dung tích 100 ml, 1
000 ml, 2 000 ml và 3 000 ml.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Lấy mẫu
Xem TCVN 6400 (ISO 707).
8. Cách tiến hành
8.1. Chuẩn bị mẫu thử
Đưa mẫu thử về nhiệt độ từ 20 0C
đến 30 0C bằng cách đặt chai đựng mẫu vào nồi cách thủy, nếu cần.
Trộn kỹ mẫu sữa bằng cách đảo chiều nhẹ nhàng
chai đựng mẫu ba đến bốn lần, không làm tạo bọt hoặc làm xáo trộn chất béo. Nếu
gặp phải khó khăn trong việc làm phân tán lớp cream, hoặc nếu thấy có tạo kem
nhẹ, thì làm ấm từ từ mẫu đến khoảng 35 0C đến 40 0C trên
nồi cách thủy, lắc nhẹ; có thể sử dụng bộ đồng hóa mẫu để làm phân tán chất
béo, nếu cần.
Nếu chất béo phân tán không đồng đều, thì đưa
nhanh mẫu về nhiệt độ 20 0C. Để yên mẫu ít nhất một phút sau khi
chỉnh nhiệt độ lần cuối để bọt khí thoát ra (không kéo dài thời gian vì có thể
làm xáo trộn chất béo).
8.2. Phần mẫu thử
Dùng pipet hoặc xyranh (6.3) lấy 1 ml mẫu thử
đã chuẩn bị (8.1) cho vào ống nghiệm hoặc máy ly tâm (6.1). Lắc nhẹ trong thời
gian ngắn trước khi lấy bằng pipet.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
8.3.1. Dùng pipet hoặc xyranh (6.4) lấy 20 ml
dung dịch đen amido chuẩn (5.2) cho vào phần mẫu thử, đậy ống, nếu cần và dùng
tay để lắc lượng chứa bên trong ống 30 s bằng cách đưa lệch khỏi tâm khoảng 25
cm hoặc bằng máy lắc cơ học (6.5). Cách khác, sử dụng khí nén để trộn.
8.3.2. Tháo nắp đậy nếu có và tách kết tủa
protein bằng lọc hoặc ly tâm. Trong trường hợp ly tâm thì đặt ống vào máy ly
tâm (6.7.1) và cho ly tâm ít nhất 2 min sau khi đạt được gia tốc tại đáy của
ống là (350 ± 50) g.
8.3.3. Đổ đầy dịch lỏng phía trên vào cuvet
và đo độ hấp thụ sau khi đã chỉnh máy đo quang phổ (6.6) về độ hấp thụ zero dựa
vào dung dịch so sánh chuẩn đen amido (5.3.1) ở bước sóng đã chọn (xem 6.6).
8.4. Dựng đường chuẩn
Lấy ít nhất 40 mẫu sữa khác nhau (nếu có thể
thì lấy mẫu từ các con bò riêng lẻ) có hàm lượng protein tổng số dao động từ
2,5 % đến 4,5 % (phần khối lượng) hoặc lớn hơn (xem chú thích). Xác định hàm
lượng protein của từng mẫu sử dụng phương pháp chuẩn (IDF Standard 20). Chỉnh
các kết quả về việc bảo quản, nếu cần (xem 10.1).
Ngoài ra, dùng phương pháp mô tả ở trên để đo
độ hấp thụ của dịch nổi phía trên thu được từ mỗi mẫu.
Dựng đồ thị của hàm lượng protein thu được
bằng phương pháp chuẩn theo độ hấp thụ. Nếu có bất kỳ sự sai lệch khỏi tuyến
tính ở protein cao (độ hấp thụ thấp) cuối đường cong, thì bỏ các kết quả trong
phép tính hồi qui. (Qui trình xác định các hàm lượng protein cao này được mô tả
trong 10.2). Cũng bỏ qua các giá trị sai lệch nhiều, nghĩa là khi hàm lượng
protein được xác định bằng phương pháp chuẩn sai khác quá hai lần độ lệch chuẩn
(được suy ra từ việc tính phương trình hồi qui dưới đây) từ giá trị tương ứng
của đồ thị.
Suy luận phương trình hồi qui về hàm lượng
protein xác định được bằng phương pháp chuẩn (y) dựa vào độ hấp thụ (x) và dựng
đồ đường chuẩn đối với y và x.
CHÚ THÍCH: Các sản phẩm sữa xử lý nhiệt
(thanh trùng và tiệt trùng) và sữa hoàn nguyên có thể cần đến các đường chuẩn
khác nhau.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Đồng thời với việc dựng đường chuẩn, đo độ
hấp thụ của hai dung dịch so sánh chuẩn đã chuẩn bị trong 5.3.2 và 5.3.3 (xem
chú thích trong 5.2.2).
8.6. Kiểm soát hiệu chuẩn
8.6.1. Các mẫu sữa kiểm chứng
Vì việc hiệu chuẩn có thể bị ảnh hưởng bởi sự
biến đổi theo mùa của các phần nitơ khác nhau trong sữa, do đó cần được kiểm
tra thường xuyên. Việc này có thể thực hiện được bằng cách sử dụng ít nhất một
mẫu đại diện từ một lượng sữa lớn (nghĩa là từ một lượng lớn sữa bò) của hàm
lượng protein trung bình, hoặc, tốt nhất là sử dụng hai mẫu như thế có hàm
lượng protein cao và hàm lượng protein thấp, đã được xác định bằng phương pháp
chuẩn Kjeldahl (IDF Standard 20).
8.6.2. Sử dụng mẫu sữa kiểm chứng
Phải lấy đủ các mẫu kiểm chứng bằng cách lấy
mẫu đại diện từ các mẫu kiểm chứng sữa như 8.6.1. Có thể bổ sung các chất bảo
quản (xem 10.1) vào các mẫu đại diện sao cho mẫu có thể được sử dụng trong một
quãng thời gian mà giá trị hàm lượng protein chuẩn không bị thay đổi.
Mẫu hoặc các mẫu kiểm chứng cần thử nghiệm
hai lần giống nhau trước mỗi ngày thử nghiệm mẫu. Thông thường, chúng phải được
thực hiện sau mỗi dãy xác định ở tần số 1 trong 10, hoặc vào các khoảng định kỳ
trong quá trình thử nghiệm liên tục để kiểm soát "độ trệch". Tương
tự, cũng cần kiểm tra số đọc của máy đo quang phổ sử dụng các dung dịch so sánh
chuẩn, các số đọc thang đo của máy đo quang phổ đã được xác định tại thời điểm
hiệu chuẩn (xem 8.5 và 8.6.1).
9. Biểu thị kết quả
9.1. Phương pháp tính
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9.2. Độ lặp lại
Chênh lệch kết quả giữa hai phép xác định
tiến hành liên tục nhanh, do một người thực hiện, không được vượt quá 0,03 g
protein trên 100 g mẫu.
10. Trường hợp đặc
biệt
10.1. Mẫu được bảo quản
Phương pháp này có thể áp dụng mà không cần
sửa đổi, cho các mẫu đã được bảo quản bằng cách bổ sung từ 0,07 % đến 0,1 %
(phần khối lượng) thủy ngân (II) clorua (qui định cho phép) hoặc từ 0,02 % đến
0,3 % (phần khối lượng) natri azit. Đối với các mẫu được bảo quản bằng kali
dicromat 0,1 % (phần khối lượng) thì phương pháp này chỉ có thể áp dụng nếu
thời gian tính từ lúc bổ sung dung dịch đen amido vào sữa và đến lúc lấy các số
đọc quang phổ là rất ngắn, vì trường hợp này sử dụng phương pháp lọc (xem 6.7);
không thể áp dụng qui trình ly tâm. Phương pháp này không thể áp dụng cho các
mẫu được bảo quản bằng formaldehyt.
Trong trường hợp bảo quản bằng các viên
thuốc, thì thường khoảng 0,5 % (phần khối lượng) natri clorua. Điều này sẽ ảnh
hưởng đến độ hấp thụ, các kết quả thu được bằng phương pháp Kjeldahl và cũng có
thể cần phải hiệu chỉnh các kết quả. Nên suy hàm lượng protein từ đường chuẩn
đặc thù thu được với các mẫu được bảo quản như vậy và dựa vào các kết quả thu
được bằng phương pháp Kjeldahl đã hiệu chỉnh về bảo quản (ảnh hưởng pha loãng
của viên thuốc, nitơ từ azit và thuốc nén).
10.2. Sự lệch khỏi đường tuyến tính trong
đường chuẩn
Đối với các loại sữa có hàm lượng protein cao
mà cho kết quả không nằm trong đường chuẩn tuyến tính thì tiến hành như sau:
Pha loãng một lượng nhất định mẫu sữa có hàm
lượng protein cao với một thể tích tương tự của mẫu sữa có hàm lượng protein đã
biết (dung dịch chuẩn hoặc dung dịch kiểm chứng), trộn đều và xác định hàm
lượng protein của hỗn hợp theo 8.3 và 9.1.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
w1 = 2w2 - w3
11. Báo cáo thử
nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải ghi rõ phương pháp
lấy mẫu đã sử dụng và kết quả thử nghiệm thu được.
Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao gồm:
a) hệ số đã sử dụng để thu được hàm lượng
protein từ hàm lượng nitơ xác định được bằng phương pháp chuẩn (IDF Standard
20);
b) mọi quan sát có thể cho thấy kết quả nghi
ngờ về độ chính xác;
c) mọi thông tin cần thiết về nhận biết đầy
đủ về mẫu thử.