TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7031 : 2002
CÀ PHÊ NHÂN VÀ CÀ PHÊ RANG – XÁC ĐỊNH MẬT ĐỘ KHỐI CHẢY
TỰ DO CỦA HẠT NGUYÊN (PHƯƠNG PHÁP THÔNG THƯỜNG)
Green and roasted coffee – Determination of free-flow bulk density of whole
beans (Routine method)
Lời nói đầu
TCVN 7031 : 2002 hoàn toàn tương
đương với ISO 6669 : 1995
TCVN 7031 : 2002 do Ban kỹ thuật
tiêu chuẩn TCVN/TC/F16 Cà phê và sản phẩm cà phê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.
Lời giới thiệu
Sự hiểu biết về mật độ khối của cà
phê nhân và cà phê rang nguyên hạt là quan trọng đối với thương mại, vì nó xác
định thể tích được chiếm giữ bởi một khối lượng hạt đã biết, và là một yếu tố
trong việc đóng gói, bảo quản, vận chuyển.
Mật độ khối được xác định là tỷ số
giữa khối lượng và thể tích chiếm giữ. Việc đo khối lượng chiếm trong một thể
tích xác định dưới các điều kiện chính xác là một kỹ thuật thực tiễn phổ biến
cho việc xác định mật độ khối của hạt cà phê nhân và cả hạt cà phê rang. Mật độ
khối của hạt cà phê được xác định bằng cách này sẽ thay đổi theo khối lượng,
cỡ, hình dạng của từng hạt, và độ ẩm của chúng tại thời điểm đo, trong phạm vi
hẹp hơn. Việc rót đầy vật chứa có dung tích xác định bằng cách chảy tự do sẽ bị
ảnh hưởng bởi các điều kiện chảy tự do được thiết lập trong phương pháp: độ
chính xác của phương pháp bị ảnh hưởng bởi cách san phẳng trong vật chứa.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Phương pháp thông dụng càng đơn
giản càng tốt và chịu ảnh hưởng của người sử dụng càng ít càng tốt; thiết bị
nên dễ chế tạo ở nơi cà phê được sản xuất, bán hoặc mua.
1. Phạm vi áp
dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp
xác định mật độ khối cà phê nhân hoặc cà phê rang nguyên hạt trong điều kiện
chảy tự do từ vật chứa này sang vật chứa khác. Cần phân biệt với một số phương
pháp xác định mật độ khối nén chặt.
Việc xác định phần trăm độ ẩm hoặc
sự hao hụt khối lượng khi sấy cũng rất quan trọng và phải thực hiện ở cùng thời
điểm thực hiện phép xác định mật độ khối.
Phương pháp này không nên dùng để
đo mật độ khối của cà phê bột.
2. Tiêu chuẩn viện
dẫn
TCVN 6536:1999 (ISO 1447 : 1978) Cà
phê nhân – Xác định độ ẩm (Phương pháp thông thường).
TCVN 4334:2001 (ISO 3509:1989) Cà
phê và các sản phẩm cà phê – Thuật ngữ và định nghĩa.
TCVN 6928:2001(ISO 6673:1983) Cà
phê nhân – Xác định sự hao hụt khối lượng ở 1050C.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
ISO 11817 : 1994 Roasted ground
coffee – Determination of moisture content – Karl Fischer method (Reference
method) [Cà phê bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp Karl Fischer (Phương pháp
chuẩn)]
3. Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định
nghĩa trong TCVN 4334 : 2001 (ISO 3509) và định nghĩa sau:
3.1. Mật độ khối chảy tự do
(free-flow bulk density): là tỷ số giữa khối lượng cà phê nhân hoặc cà phê
rang với thể tích chiếm giữ (khối lượng trên đơn vị thể tích) sau khi cà phê
được rót tự do vào một bình nhận trong các điều kiện quy định ở tiêu chuẩn này,
khi đã biết độ ẩm (hoặc biết giá trị hao hụt khối lượng sau khi sấy).
Mật độ khối chảy tự do được quy ước
biểu thị bằng gam trên lit (hoặc tương đương kilogam trên mét khối).
4. Nguyên tắc
Rót tự do mẫu từ phễu chuyên dụng
vào bình nhận chuyên dụng đã biết thể tích và cân mẫu trong bình nhận
5. Thiết bị,
dụng cụ
Sử dụng các thiết bị phòng thí
nghiệm thông thường và đặc biệt như sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.2. Thiết bị để xác định mật độ
khối chảy tự do, gồm những dụng cụ sau:
5.2.1. Phễu hình chóp, có
cửa trượt ở phía đầu dưới, làm bằng thép không gỉ hoặc kim loại không bị ăn
mòn, được gắn chắc chắn trên một giá đỡ nối với bệ cứng (không nêu ở hình 1).
Kích thước của phễu phải phù hợp với kích thước cho ở hình 1.
5.2.2. Bình nhận, làm bằng
thép không gỉ hoặc bằng chất dẻo cứng (bề dày ít nhất là 6,35 mm), có dung tích
khoảng 1 000 ml. Dung tích của bình nhận phải biết chính xác đến từng milimet,
và kích thước chính xác phù hợp cho ở hình 1. Khoảng cách giữa cửa trượt của
phễu với đỉnh của bình nhận phải giữ cố định ở mức 76,2 mm ± 1,5 mm.
5.3. Dao trộn, hoặc dụng cụ
trộn thích hợp khác có lưỡi thẳng.
6. Lấy mẫu
Điều quan trọng là phòng thí nghiệm
nhận được đúng mẫu đại diện và không bị hư hỏng hoặc không bị biến đổi chất
lượng trong quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
Việc lấy mẫu không quy định trong
tiêu chuẩn này. Nên lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cà phê nhân nêu trong TCVN
6539:1999 (ISO 4072:1998)[1]).
Chú thích – Cả phễu và bình nhận
đều có thiết diện tròn.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Chuẩn bị mẫu
thử
Từ mẫu phòng thử nghiệm lấy ít nhất
ba mẫu thử, mỗi mẫu 300 g.
8. Cách tiến
hành
8.1. Tiến hành phép xác định trên
hai mẫu thử.
8.2. Đóng cửa trượt của phễu
(5.2.1) và đảm bảo rằng khoảng cách giữa cửa trượt và đỉnh của bình nhận đúng
theo quy định.
8.3. Cho mẫu thử vào đầy phễu đến
khoảng 2,5mm kể từ đỉnh phễu.
8.4. Cân bình nhận (5.2.2) chính
xác đến 0,1 g. Giữ thẳng bình nhận trong khi tháo phễu và mở cửa trượt. Để cho
phễu chảy hết, còn bình nhận tràn đầy tự do (cà phê hạt phải chảy ở tốc độ cố
định, không nén chặt).
Loại bỏ nhanh lớp cà phê dư thừa
bằng dao trộn (5.3), để tạo bề mặt phẳng ngang với đỉnh của bình nhận và giữ ở
tư thế nằm ngang. Tránh di chuyển, lắc hoặc rung bình nhận trước khi loại bỏ
lớp cà phê dư.
Cân bình nhận và lượng chứa bên
trong chính xác đến 0,1g.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
9. Tính toán
Mật độ khối chảy tự do, biểu thị
bằng gam trên lít, theo công thức:
Trong đó:
m1 là khối lượng
của bình nhận rỗng, tính bằng gam;
m2 là khối lượng
của bình nhận chứa đầy cà phê hạt, tính bằng gam;
V là dung tích của bình
nhận, tính bằng lít.
Lấy kết quả trung bình cộng của giá
trị thu được trong hai phép xác định, với điều kiện đáp ứng được yêu cầu về độ
lặp lại (điều 10).
10. Độ lặp lại
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
11. Báo cáo
thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải chỉ ra
được:
- phương pháp lấy mẫu đã dùng, nếu
biết.
- phương pháp đã sử dụng.
- kết quả thử nghiệm thu được, và
- nếu kiểm tra độ lặp lại, thì nêu
kết quả cuối cùng thu được.
Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập
đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy
ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết
quả.
Báo cáo thử nghiệm bao gồm giá trị
phần trăm độ ẩm, hoặc hao hụt khối lượng khi sấy, và phương pháp đã sử dụng để
xác định (8.5).
Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao
gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử.