TIÊU CHUẨN VIỆT
NAM
TCVN 6685
: 2000
ISO 14501 : 1998
SỮA
VÀ SỮA BỘT – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN M1 – LÀM SẠCH BẰNG SẮC KÝ
CHỌN LỌC VÀ XÁC ĐỊNH BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
Milk and milk powder – Determination of aflatoxin M1 content –
Clean-up by immunoafrinity chromatography and determination by high-performance
liquid chromatography
Lời nói đầu
TCVN 6685 : 2000 hoàn toàn tương đương với
ISO 14501 : 1998
TCVN 6685 : 2000 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn
TCVN/TC/F12 Sữa và sản phẩm sữa biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường –
Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
SỮA VÀ SỮA BỘT – XÁC
ĐỊNH HÀM LƯỢNG AFLATOXIN M1 – LÀM SẠCH BẰNG SẮC KÝ CHỌN LỌC VÀ XÁC
ĐỊNH BẰNG SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Cảnh báo
1) Phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này
có sử dụng đến các dung dịch clorofoc và aflatoxin M1. Clorofoc là
một chất làm suy giảm tầng ozon. Aflatoxin là chất gây ung thư cho người. Cần
chú ý tới thông báo của Tổ chức nghiên cứu ung thư Thế giới (WHO) [4, 5].
2) Phòng thí nghiệm triển khai kỹ thuật này
phải đảm bảo tránh ánh sáng mặt trời và các dung dịch chuẩn aflatoxin cũng phải
được bảo vệ tránh ánh sáng, thí dụ như được bọc trong giấy nhôm.
3) Các dụng cụ thủy tinh (thí dụ, ống nghiệm,
lọ, bình, cốc có mỏ, ống bơm) chưa được rửa bằng axit dùng để đựng các dung
dịch aflatoxin thì có thể làm thất thoát aflatoxin. Hơn nữa, các dụng cụ thủy
tinh mới của phòng thí nghiệm sẽ tiếp xúc với các dung dịch aflatoxin nên được
ngâm vài giờ trong axit loãng (thí dụ, axit sunfuric 2 mol/l), rồi tráng kỹ
bằng nước cất để loại bỏ hết các vết axit (kiểm tra để đảm bảo là pH trong
khoảng từ 6 đến 8).
4) Cần tiến hành xử lý tốt tất cả các chất
thải phòng thí nghiệm như các hợp chất rắn, dung môi hữu cơ, dụng cụ thủy tinh,
các dung dịch lỏng, các chất rơi rớt trong khi tiến hành. Quy trình khử nhiễm
này đã được xây dựng và hợp thức hóa trong một chương trình của Tổ chức nghiên
cứu ung thư Thế giới (WHO) [4, 5].
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định
hàm lượng aflatoxin M1 trong sữa và sữa bột. Giới hạn phát hiện thấp
nhất đối với sữa bột nguyên chất là 0,08 µg/kg, tức là 0,008 µg/l đối với sữa
hoàn nguyên dạng lỏng. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho sữa có hàm lượng
chất béo thấp, sữa gầy, sữa bột có hàm lượng chất béo thấp và sữa bột gầy.
2. Thuật ngữ và định
nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng thuật ngữ và
định nghĩa sau đây:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Chú thích – Hàm lượng aflatoxin M1
được biểu thị bằng microgram trong một lít hoặc microgram trong một kilogram.
3. Nguyên tắc
Cho phần mẫu thử đi qua cột sắc ký chọn lọc
để chiết tách aflatoxin M1. Cột này có chứa các kháng thể nhất định
được liên kết với chất phụ trợ rắn. Khi mẫu thử đi qua cột thì các kháng thể sẽ
kết hợp một cách chọn lọc với bất kỳ aflatoxin M1 nào (kháng nguyên)
có mặt và tạo ra một phức kháng nguyên – kháng thể. Tất cả các thành phần khác
của mẫu thử được rửa sạch khỏi cột bằng nước. Sau đó rửa giải aflatoxin M1
khỏi cột và thu lấy dung môi rửa giải. Lượng aflatoxin M1 có mặt
trong dung môi rửa giải được xác định bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) có
detector huỳnh quang.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng thuốc thử đạt chất lượng tinh
khiết phân tích, trừ khi có quy định khác, và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước đã
khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Cột sắc ký chọn lọc
Cột sắc ký chọn lọc phải chứa các kháng thể
đối với aflatoxin M1. Cột phải có dung tích tối đa không nhỏ hơn 100
ng aflatoxin M1 (tương ứng với 2 µg/l khi sử dụng cho 50 ml phần mẫu
thử) và cho hệ số qui hồi không nhỏ hơn 80% đối với aflatoxin M1 khi
sử dụng một dung dịch chuẩn chứa 4 ng độc tố (tương ứng với 80 ng / l khi dùng
thể tích mẫu là 50 ml). Có thể sử dụng bất kỳ cột sắc ký chọn lọc nào thỏa mãn
các yêu cầu trên. Tính năng của các cột phải được kiểm tra thường xuyên và ít
nhất là một lần đối với mỗi loạt cột (xem 4.1.1 và 4.1.2).
4.1.1. Kiểm tra năng lực
Dùng pipet (5.4) lấy 1,0 ml dung dịch
aflatoxin M1 gốc (4.5.2) cho vào ống nghiệm hình nón dung tích 20 ml
(5.9). Dùng dòng khí nitơ không đổi (4.3) cho dung dịch bay hơi từ từ đến khô
và hòa tan cặn thu được trong 10 ml dung dịch axetonitri 10% (4.2.2). Lắc mạnh.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tính hệ số qui hồi đối với aflatoxin. So sánh
kết quả này với yêu cầu trong 4.1.
4.1.2. Kiểm tra hệ số qui hồi
Dùng một pipet (5.4) để pha loãng 0,8 ml dung
dịch làm việc 0,005 µg/ml aflatoxin M1 (4.5.3) trong 10 ml nước.
Trộn kỹ và cho toàn bộ thể tích này lên cột sắc ký chọn lọc. Chú ý sử dụng cột
đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Rửa cột, rửa giải độc tố và xác định chất
liên kết với cột bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao sau khi đã pha loãng thích hợp
dung môi rửa giải cuối cùng. Tính hệ số qui hồi đối với aflatoxin. So sánh kết
quả này với yêu cầu trong 4.1.
4.2. Axetonitril tinh khiết, loại dùng cho sắc
ký lỏng hiệu năng cao.
4.2.1. Axetonitril trong nước, dung dịch 25%
theo thể tích.
Cho 250 ml axetonitril (4.2) vào 750 ml nước
(đuổi khí trước khi dùng).
4.2.2. Axetonitril trong nước, dung dịch 10%
theo thể tích.
Cho 100 ml axetonitril (4.2) vào 900 ml nước
(đuổi khí trước khi dùng).
4.3. Khí nitơ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5. Dung dịch chuẩn aflatoxin M1
4.5.1. Dung dịch hiệu chuẩn
Dung dịch chuẩn aflatoxin M1 trong
clorofoc có nồng độ 10 µg/ml.
Xác định nồng độ bằng cách đo độ hấp thụ của
nó ở bước sóng hấp thụ cực đại như sau.
Sử dụng phổ kế (5.11), ghi lại độ hấp thụ của
dung dịch hiệu chuẩn dựa trên clorofoc làm mẫu trắng, ở bước sóng từ 340 nm đến
370 nm. Đo độ hấp thụ, A, ở bước sóng có độ hấp thụ cực đại, lmax, gần 360 nm. Tính
nồng độ, c1, bằng microgram trên mililit, theo công thức sau:
ci = A x M x 100 / e
trong đó
A là giá trị độ hấp thụ ở lmax;
M là phân tử lượng của aflatoxin M1,
tính bằng gam trên mol (M = 328 g/mol);
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4.5.2. Dung dịch gốc
Sau khi kiểm tra nồng độ của dung dịch hiệu
chuẩn (4.5.1), pha loãng dung dịch hiệu chuẩn trong clorofoc để có được dung
dịch gốc aflatoxin M1 0,1 µg/ml. Dung dịch gốc này phải được đậy kín
và bọc trong giấy nhôm để tránh ánh sáng.
Bảo quản dung dịch này trong tủ lạnh ở nhiệt
độ dưới 5oC, nơi tối. Trong các điều kiện này, dung dịch gốc có thể
ổn định khoảng 2 tháng. Sau 2 tháng, phải kiểm tra lại độ ổn định.
4.5.3. Dung dịch làm việc aflatoxin M1
Trước khi chuẩn bị các dung dịch làm việc từ
dung dịch chuẩn aflatoxin M1, để dung dịch gốc (4.5.2) ở nhiệt độ
môi trường trước khi lấy phần dung dịch để pha loãng tiếp. Chuẩn bị các dung
dịch làm việc trong ngày sử dụng.
Chuẩn bị dung dịch có nồng độ 0,005 µg/ml như
sau: dùng pipet (5.4) lấy 1,0 ml dung dịch gốc (4.5.2) cho vào một ống hình nón
dung tích 20 ml (5.9). Cho dung dịch bay hơi đến khô bằng luồng khí nitơ nhẹ
(4.3) và hòa tan cặn thu được trong 20,0 ml axetonitril loãng (4.2.2). Cứ 30
phút, lại lắc bình.
Cần chú ý khi cho dung dịch bay hơi đến khô
để đảm bảo nhiệt độ không hạ quá thấp, để hơi nước không bị ngưng tụ.
Dùng dung dịch đã pha loãng này để chuẩn bị
một loạt các dung dịch pha loãng aflatoxin M1 chuẩn thích hợp, tùy
thuộc vào thể tích vong bơm để có được 0,05 ng, 0,1 ng, 0,2 ng và 0,4 ng
aflatoxin M1. Pha loãng bằng dung dịch axetonitril loãng (4.2.2).
5. Thiết bị, dụng cụ
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.1. Xy lanh sử dụng một lần, dung tích 10 ml
và 50 ml.
5.2. Hệ thống hút chân không, (thí dụ, bình Buchner,
hệ thống Vac-Elute1)) hoặc bơm nhu động).
5.3. Máy ly tâm, có thể tạo gia tốc quay 4
000 x g.
5.4. Pipet, dung tích 1,0 ml, 2,0 ml và 50,0
ml.
5.5. Cốc thủy tinh có mỏ, dung tích 250 ml.
5.6. Bình định mức, dung tích 100 ml.
5.7. Nồi cách thủy, có khả năng duy trì ở 30oC
± 2oC, 50oC ± 2oC và từ 35oC đến 37oC.
5.8. Giấy lọc (loại Whatman No.41),
hoặc tương đương).
5.9. Ống thủy tinh hình nón được chia độ, có
cổ mài và nút đậy, dung tích 5 ml, 10 ml và 20 ml.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
5.10.1. Bơm không có xung, thích hợp đối với
tốc độ dòng ổn định khoảng 1 ml/phút.
5.10.2. Hệ thống bơm mẫu, có vòng thể tích
bơm cố định hoặc có thể thay đổi, để bơm được từ 50 µl đến 500 µl.
5.10.3. Cột phân tích sắc ký lỏng hiệu năng
cao pha đảo, nhồi bằng octadexyl silicagel có kích thước hạt là 3 µm hoặc 5 µm
cộng với cột bảo vệ được nhồi đầy bằng chất liệu pha đảo.
5.10.4. Detector huỳnh quang, có bước sóng
kích thích 365 nm và bước sóng phát xạ 435 nm cho phép phát hiện (5 x nhiễu)
aflatoxin M1 khi bơm 0,02 ng trong các điều kiện sắc ký thích hợp.
5.10.5. Thiết bị ghi đồ thị dải, kèm một máy
in hoặc máy vẽ đồ thị, hoặc thiết bị tích phân điện tử hoặc hệ thống xử lý số
liệu bằng máy tính.
5.11. Phổ kế, có thể đo ở các bước sóng từ
200 nm đến 400 nm, có các cuvet mặt bằng thạch anh có chiều dài quang học 1 cm.
5.12. Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g với
số đọc đến 0,01 g.
6. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn
này. Nên lấy mẫu theo TCVN 6400 : 1998 (ISO 707).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7. Cách tiến hành
7.1. Khái quát
Thực hiện quy trình này càng tránh xa ánh
sáng càng tốt.
Các phương pháp hoàn nguyên sữa bột, nạp lên
cột sắc ký chọn lọc, rửa cột và rửa giải cột có hơi khác nhau giữa các nhà sản
xuất cột. Các hướng dẫn sử dụng cột cụ thể phải được thực hiện một cách chính xác.
Nhìn chung, các quy trình đòi hỏi phải hoàn nguyên sữa bột bằng nước hoặc dung
dịch đệm muối, li tâm, nạp cột dưới áp suất (có khả năng được rửa trước), rửa
cột bằng nước và rửa giải aflatoxin bằng metanol hoặc axetonitril. Nên tuân thủ
các hướng dẫn về tốc độ dòng.
7.2. Chuẩn bị mẫu thử
7.2.1. Sữa
Làm ấm mẫu sữa đến nhiệt độ từ 35oC
đến 37oC trong nồi cách thủy (5.7). Lọc sữa qua giấy lọc (5.8) (nếu
cần thì sử dụng vài bộ lọc), hoặc li tâm ở tốc độ 4 000 x g trong 15
phút. Thu lấy ít nhất 50 ml sữa được xử lý. Tiếp tục theo quy định trong 7.4.
7.2.2. Sữa bột
Cân 10 g mẫu, chính xác đến 0,1 g cho vào cốc
có mỏ dung tích 250 ml (5.5). Lấy 50 ml nước đã được làm ấm đến 50oC
và thêm từ từ vào sữa bột. Dùng que khuấy để trộn hỗn hợp cho đến đồng nhất.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Để dung dịch nguội đến 20oC và
chuyển hết sang một bình định mức dung tích 100 ml (5.6) dùng một ít nước để tráng.
Pha loãng bằng nước đến vạch mức 100 ml. Lọc sữa đã hoàn nguyên qua giấy lọc
(5.8) hoặc li tâm ở tốc độ 4 000 x g trong 15 phút. Thu lấy ít nhất 50
ml sữa đã được xử lý. Tiếp tục theo quy định trong 7.4.
7.3. Chuẩn bị cột sắc ký chọn lọc
Gắn ống xylanh 50 ml (5.1) lên đỉnh cột sắc
ký chọn lọc (4.1). Nối dầu dưới cột với hệ thống hút chân không (5.2).
7.4. Chiết và làm sạch mẫu thử
Dùng pipet lấy 50 ml mẫu thử đã chuẩn bị
(7.2.1 hoặc 7.2.2) cho vào xylanh 50 ml (5.1) và cho đi qua cột sắc ký chọn lọc
với tốc độ chậm ổn định từ 2 ml/phút đến 3 ml/phút, dùng hệ thống hút chân
không (5.2) để kiểm soát tốc độ.
Tháo xylanh 50 ml ra và thay bằng xylanh 10
ml. Rửa cột bằng 10 ml nước. Cho nước đi qua cột với một tốc độ ổn định. Sau
khi làm sạch, thổi cột đến khô hoàn toàn.
Tháo cột ra khỏi hệ thống hút chân không. Rửa
giải aflatoxin M1 từ từ khỏi cột bằng cách dùng xylanh 10 ml cho 4
ml axetonitril (4.2), đi qua cột trong khoảng 60 giây. Dùng pitong của xylanh
để kiểm soát tốc độ dòng. Thu lấy dịch rửa giải vào một ống hình nón (5.9).
Thổi nhẹ một luồng khí ni tơ (4.3) để giảm thể tích dung môi rửa giải đến Ve
từ 500 µl đến 50 µl ở 30oC.
Cảnh báo: Nếu cho bay hơi đến khô hoàn toàn
thì có thể làm thất thoát aflatoxin M1.
Pha loãng thể tích dung môi rửa giải cuối cùng
Vf bằng 10 lần thể tích Ve (tức là dùng từ 500 µl đến
5000 µl bằng nước, xem chú thích).
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.5. Sắc ký lỏng hiệu năng cao
7.5.1. Chuẩn bị bơm
Bơm dung môi rửa giải (4.2.1) với tốc độ dòng
ổn định qua cột của máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC). Nếu cần (tùy thuộc
loại cột được sử dụng), có thể điều chỉnh tỷ lệ axetonitril – nước của dung môi
rửa giải HPLC (4.2.1) để tách hết aflatoxin M1 khỏi các thành phần
khác.
Tốc độ dòng của dung môi rửa giải (4.2.1)
cũng phụ thuộc vào cột (5.10.3). Theo hướng dẫn về cột thông thường (có chiều
dài khoảng 25 cm và đường kính trong khoảng 4,6 mm), tốc độ dòng chảy khoảng 1
ml/phút sẽ cho kết quả tối ưu; đối với các cột HPLC có đường kính trong 3 mm
thì tốc độ dòng chảy khoảng 0,5 ml/phút cho kết quả tối ưu.
Để đạt các điều kiện tối ưu cụ thể, nên sử
dụng một dịch chiết mẫu (tốt nhất là không chứa aflatoxin M1) bơm
riêng rẽ và bơm kết hợp với chuẩn aflatoxin M1.
7.5.2. Chạy sắc ký
Kiểm tra độ tuyến tính của các lần bơm dung
dịch chuẩn và độ ổn định của hệ thống sắc ký. Bơm lặp lại một dung dịch chuẩn
aflatoxin M1 (một lượng cố định) cho đến khi đạt được diện tích pic
hoặc chiều cao pic không đổi. Các lần bơm liên tiếp không được sai khác quá 5%
tính theo diện tích pic hoặc chiều cao pic.
Thời gian lưu aflatoxin M1 phụ
thuộc vào nhiệt độ. Do đó phải hiệu chỉnh lại sai lệch trong hệ thống detector.
Bằng cách bơm một lượng cố định dung dịch chuẩn aflatoxin M1 theo
từng khoảng thời gian đều đặn, các kết quả của những dung dịch chuẩn này có thể
được hiệu chỉnh cho độ lệch quan sát thấy.
7.5.3. Dựng đường chuẩn aflatoxin M1
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
7.5.4. Phân tích các dịch chiết đã làm sạch
và sơ đồ bơm
Bơm một thể tích thích hợp, Vi,
của dung môi rửa giải (7.4) vào thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao qua vòng
bơm. Tách tất cả aflatoxin M1 có mặt, sử dụng các điều kiện như đối
với các dung dịch chuẩn. Tiến hành bơm các dung dịch chuẩn và các dịch chiết
mẫu theo một sơ đồ bơm xác định.
Khi cần bơm một dãy liên tiếp các dung môi
rửa giải mẫu, thì nên cứ sau năm lần bơm dung môi rửa giải mẫu, bơm xen kẽ một
dung dịch chuẩn aflatoxin M1.
Xác định diện tích hoặc độ cao pic aflatoxin
M1 của dung môi rửa giải mẫu. Dựa vào đồ thị chuẩn, xác định khối
lượng aflatoxin M1 (ng) có trong thể tích dịch chiết mẫu được bơm.
Nếu diện tích pic hoặc độ cao pic của aflatoxin
M1, trong dung môi rửa giải mẫu lớn hơn diện tích pic hoặc độ cao
pic của dung dịch chuẩn cao nhất, thì pha loãng định lượng dung môi rửa giải
bằng nước và bơm lại dịch chiết đã pha loãng này vào thiết bị sắc ký lỏng hiệu
năng cao.
8. Tính toán và biểu
thị kết quả
8.1. Sữa
8.1.1. Tính toán
Tính hàm lượng aflatoxin M1 của
mẫu thử, wm, bằng microgram trên lít, theo công thức sau:
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
trong đó
mA là khối lượng aflatoxin M1
tương ứng với diện tích hoặc độ cao pic của dung môi rửa giải mẫu, tính bằng nanogam;
Vi là thể tích dung môi rửa giải
mẫu được bơm, tính bằng microlit;
Vf là thể tích cuối cùng của dung
môi rửa giải mẫu, tính bằng microlit;
V là thể tích của mẫu thử đã chuẩn bị đi qua
cột, tính bằng mililit.
8.1.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả bằng microgam trên lít, tính
đến ba chữ số sau dấu phẩy.
8.2. Sữa bột
8.2.1. Tính toán
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
wp = mA
x (Vf / Vi) x (1/m)
trong đó
m là khối lượng sữa bột trong 50 ml dung dịch
thử đã chuẩn bị (7.4), tính bằng gam;
mA, Vf và Vi
giống như trong 8.1.1.
Công thức này chỉ có thể áp dụng được khi
không pha loãng dung dịch, ngoài ra đối với các dung dịch khác thì độ pha loãng
phải được đưa vào khi tính toán.
8.2.2. Biểu thị kết quả
Biểu thị kết quả bằng microgam trên kilogam,
tính đến ba chữ số sau dấu phẩy.
9. Độ chính xác
Các chi tiết của một thử nghiệm liên phòng
thí nghiệm về độ chính xác được tóm tắt trong phụ lục A. Các giá trị thu được
từ thử nghiệm liên phòng thí nghiệm này có thể không áp dụng được cho các
khoảng nồng độ và chất nền khác với những điều đã nêu.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Báo cáo kết quả phải chỉ rõ:
- mọi thông tin cần thiết về việc nhận biết
đầy đủ mẫu thử;
- phương pháp lấy mẫu đã sử dụng, nếu biết;
- phương pháp thử đã sử dụng, theo tiêu chuẩn
này;
- mọi chi tiết thao tác không quy định trong
tiêu chuẩn này, cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới
kết quả.
- kết quả thử nghiệm thu được, hoặc
- nếu kiểm tra độ lặp lại, thì nêu kết quả
cuối cùng thu được.
PHỤ
LỤC A
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
CÁC
KẾT QUẢ THỬ LIÊN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Một thử nghiệm liên phòng thí nghiệm gồm 16
phòng thí nghiệm tham gia, tiến hành trên các mẫu sữa bột có hàm lượng chất béo
thấp (1%) và có hàm lượng chất béo cao (28%). Các mẫu sữa bột có hàm lượng chất
béo cao được giữ lại để chuẩn bị làm mẫu chuẩn đối chiếu [6], vì hàm lượng
aflatoxin M1 đã biết.
Đối với sữa bột bị nhiễm thì các mức aflatoxin
M1 biến động từ 0,08 µg/kg đến 0,6 µg/kg, tức là từ 8 ng/l đến 60
ng/l đối với sữa hoàn nguyên.
Các kết quả thu được đã được phân tích thống
kê theo ISO 5725-1 và 5725-2 [2; 3] cho các số liệu về độ chính xác như trong
bảng A.1.
Chú thích – Các số liệu của thử nghiệm này đã
được công bố trong tài liệu tham khảo [7] và [8].
Bảng A.1 – Các số
liệu về độ chính xác
Mẫu
1
2
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4
5
Số phòng thí nghiệm a)
12
4
13
11
14
Giá trị trung bình (ng/kg)
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
150
80
202
580
Giới hạn độ lặp lại, r, (ng/kg)
23
60,1
15
27
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Giới hạn độ tái lập, R, (ng/kg)
52
98
41
61
310
Hệ số biến thiên của độ lặp lại (%)
9,9
14,0
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4,7
12,5
Hệ số biến thiên của độ tái lập (%)
23
22,7
18,3
10,8
19,1
a) Không thông báo số phòng thí nghiệm
không đạt.
...
...
...
Bạn phải
đăng nhập hoặc
đăng ký Thành Viên
TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Tài liệu tham khảo
[1] TCVN 6400 : 1998 (ISO 707 : 1997) Sữa và
sản phẩm sữa – Các phương pháp lấy mẫu.
[2] ISO 5725-1 : 1994 Độ chính xác của các
phương pháp đo và kết quả - Phần 1: Nguyên tắc chung và định nghĩa.
[3] ISO 5725-2 : 1994 Độ chính xác của các
phương pháp đo và kết quả - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và
độ tái lập của phương pháp đo chuẩn.
[4] Khử nhiễm phòng thí nghiệm và phá hủy
aflatoxin B1, B2 và G2 trong nước thải phòng
thí nghiệm. Castegnaro M., Hunt D.C., Sansone E.B., Schuller P.L., Siriwardana
M.G., Telling G.M., Van Egmond, và Walker E.A. IARC Xuất bản khoa học số 37. Tổ
chức nghiên cứu ung thư thế giới (WHO), Lyon (Pháp), 1980, 59 trang.
[5] Khử nhiễm phòng thí nghiệm và phá hủy các
chất gây ung thư trong nước thải phòng thí nghiệm: một loại số độc tố.
Casternaro M., Barek J., Fremy J.M., Lafontaine M., miraglia M., Sansone E.B.
và Telling G.M., IARC Xuất bản khoa học số 113. Tổ chức nghiên cứu ung thư thế
giới (WHO), Lyon (Pháp), 1991, 63 trang.
[6] Ủy ban Cộng đồng Châu âu. Chứng nhận
aflatoxin M1 trong ba mẫu sữa bột, CRM số 282, 284, 285. Van. Egmond
H.P và Wagstaffe P.J., Báo cáo và phụ lục, EUR 10412, 1986.
[7] IDF nghiên cứu liên phòng thí nghiệm về
việc xác định aflatoxin M1 trong sữa bột, sử dụng cột chọn lọc.
L.G.M.T. Tuinstra, Roos A.H., và van. Trijp J.M.P., Báo cáo của RIKILT, 92,
1992, trang 14.
[8] Xác định sắc ký lỏng về aflatoxin M1
trong sữa bột sử dụng cột chọn lọc để làm sạch: Nghiên cứu liên phòng thí
nghiệm. L.G.M.T. Tuinstra, Roos A.H., và van. Trijp J.M.P., J. A. O. A. C.
1993, 76 (6), trang 1248-1254.