PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 74 thuật ngữ gần giống
Tội phạm xã hội học

Phần nghiên cứu sự phản ứng của xã hội đối với hiện tượng phạm tội và tình hình phạm tội, bằng các biện pháp cụ thể đi sâu tìm hiểu tình hình dân trí, ý thức xã hội, tâm lý xã hội, tâm trạng xã hội, thái độ phê phán của các tầng lớp nhân dân, các giai tầng xã hội, các lứa tuổi, các ngành nghề, tôn giáo tín ngưỡng... nhằm góp phần làm cho các chủ trương, biện pháp phòng chống tội phạm có tính khả thi cao, sát đúng yêu cầu của trật tự pháp luật và hợp với lòng dân.

Xã hội công dân

Là hình thức liên kết các cá nhân nhìn từ góc độ "tư, cá thể", tổng thể các mối quan hệ, lợi ích của cá nhân, với tổng thể những cấu trúc xã hội, kinh tế, văn hóa, tôn giáo, gia đình, địa lí … vận hành trong một môi trường xã hội nhất định ở bên ngoài sự can thiệp của nhà nước, là luật chơi của những chủ thể khác nhau với những hoạt động vừa có tính cá thể, vừa có tính xã hội. Khái niệm "xã hội công dân" đã được dùng trong tác phẩm "Politikê" (chính trị) của Arixtôt.

Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa

Chế độ sở hữu gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về sở hữu xã hội chủ nghĩa về các tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, các phương tiện và sản phẩm khác. Chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất - cơ sở của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa.

Kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa

kiểu pháp luật cuối cùng trong lịch sử nhà nước và pháp luật, hình thành sau cách mạng vô sản và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.

Đặc điểm cơ bản của kiểu pháp luật xã hội chủ nghĩa là: thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả cộng đồng dân tộc nói chung; có mối quan hệ mật thiết với đường lối chủ trương chính sách của Đảng cộng sản; thừa hưởng những thành quả của pháp luật ra đời trong xã hội tư sản; không chia thành công pháp và tư pháp; có hình thức chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật.

Tổ chức xã hội

Là tổ chức được thành lập trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Tổ chức xã hội có nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc dấu hiệu khác.

Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức chính trị - xã hội

Dùng uy tín về phương diện xã hội của tổ chức chính trị - xã hội để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự như của người bảo lãnh đối với người được bảo lãnh.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền cơ bản của công dân về lĩnh vực chính trị được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà nước, theo đó nhà nước bảo đảm cho công dân có quyền tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

Quyền lực xã hội

Khả năng, năng lực chi phối và điều khiển xã hội. Quyền lực xã hội tồn tại ở khắp nơi, trong tất cả các tập thể có tính cộng đồng của con người.

Bàn về khế ước xã hội

Tên gọi vắn tắt của bản luận văn "Bàn về khế ước xã hội hay là các nguyên tắc của quyền chính trị" (Du contrat social - ou principes du droit politique). Tác phẩm viết năm 1762 của Ruxô (Jean - Jacques Rousseau; 1712 - 1778), nhà tư tưởng cách mạng Pháp 1789, một chiến sĩ nhiệt thành đấu tranh cho các lý tưởng dân chủ tư sản tiến bộ, có ảnh hưởng hết sức sâu rộng trong quần chúng cách mạng Pháp.

Quan hệ xã hội

Những quan hệ giữa người với người xuất hiện trong quá trình con người hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đó là quá trình sản xuất và phân phối của cải vật chất, trong việc thỏa mãn các nhu cầu văn hóa, tinh thần cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của xã hội. Bao gồm : quan hệ vật chấtquan hệ tinh thần. Quan hệ xã hội tồn tại khách quan và không lệ thuộc vào ý chí của con người.

Phí xã hội

Là giá cả dịch vụ mà người thụ hưởng lợi ích phải trả cho người cung ứng dịch vụ. Khoản thu phí xã hội do tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ hưởng theo mức do các bên thỏa thuận.

Pháp chế xã hội chủ nghĩa

Sự tôn trọng, tuân thủ, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và mọi công dân.

An ninh xã hội

Sự phát triển của một xã hội có tổ chức, có kỉ cương, trên cơ sở những quy phạm pháp luật, bảo đảm sự ổn định thường xuyên của xã hội


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.116.15.235
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!