PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 62 thuật ngữ gần giống
Điều khoản tùy nghi của hợp đồng kinh tế

Điều khoản đã được hoặc chưa được pháp luật quy định nhưng tùy theo điều kiện và hoàn cảnh mà các bên thỏa thuận và ghi vào trong bản hợp đồng kinh tế. Ví dụ: Điều khoản thưởng vật chất, điều khoản áp dụng mức phạt cụ thể trong khung hình phạt vi phạm hợp đồng mà pháp luật đã quy định.

Điều khoản thường lệ của hợp đồng kinh tế

Những nội dung đã được pháp luật quy định cụ thể, các bên tham gia quan hệ hợp đồng có thể đưa hoặc không đưa vào văn bản hợp đồng, trong trường hợp không đưa vào văn bản hợp đồng thì các nội dung đó vẫn có giá trị áp dụng đối với các bên.

Tội phạm về kinh tế

tội phạm xâm hại sự ổn định và phát triển nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức hoặc công dân qua hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong quản lí kinh tế. Với nội dung là sự vi phạm các quy định của Nhà nước trong quản lí kinh tế, khái niệm tội phạm về kinh tế luôn luôn có sự thay đổi về phạm vi cũng như những nội dung cụ thể cùng với sự thay đổi về phạm vi cũng như nội dung cụ thể cùng với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế quốc dân.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Đặc khu kinh tế

Khu vực có địa giới xác định, thường với diện tích rộng hơn khu công nghiệp, khu chế xuất thuộc lãnh thổ quốc gia.

Kinh tế thị trường

Là nền kinh tế mà ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ chế cạnh tranh bình đẳng và ổn định.

Tố tụng kinh tế

thủ tục tố tụng tại tòa án áp dụng đối với việc giải quyết tranh chấp kinh tế. Tố tụng kinh tế là chế định pháp luật hình thức, được thiết lập để bảo vệ các quan hệ pháp luật kinh tế. Là một chế định của luật kinh tế, tố tụng kinh tế được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, giữa tòa án với người tham gia tố tụng với nhau.

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

Là tổ chức kinh tế được thành lập năm 1961, có thành viên gồm 24 quốc gia kinh tế phát triển. Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển là diễn đàn thường xuyên cho các cuộc thảo luận giữa các bộ trưởng thương mại và tài chính của các nước thành viên nhằm phối hợp các chính sách kinh tế, sự tác động đến quyền lợi của nhau, đặc biệt là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại quốc tế, đồng thời là nơi phối hợp, trợ giúp kinh tế cho các nước chậm phát triển; nguồn cung cấp dữ kiện kinh tế quốc tế và thường xuyên tổng hợp, phổ biến các thống kê tiêu chuẩn đa quốc gia​. Tổ chức: Hội đồng, ban thư kí, ủy ban chấp hành. Trụ sở của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển đặt tại Pari (Pháp).

Bí mật kinh tế

Là những vấn đề về kinh tế, tài chính của nhà nước phải giữ kín, chưa được công bố hoặc không được công bố, bí mật đời tư bao gồm các vấn đề về:

a. Dự trữ chiến lược quốc gia; các số liệu dự toán, quyết toán ngân sách nhà nước về những lĩnh vực chưa công bố hoặc không công bố; kế hoạch phát triển tiền tệ, khóa an toàn của từng mẫu tiền; phương án, kế hoạch thu đổi tiền chưa công bố.

b. Số liệu tuyệt đối về thu chi ngân sách nhà nước chưa công bố; số lượng tiền in, phát hành; tiền dự trữ bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; các số liệu về bội chi, lạm phát tiền mặt chưa công bố.

c. Phương án giá mà nhà nước chưa công bố.

d. Nơi lưu giữ và số lượng kim loại quý hiếm, đá quý, ngoại hối và vật quý hiếm khác của nhà nước, địa điểm, trữ lượng của các mỏ kim loại quý hiếm, chất phóng xạ chưa công bố.

đ. Phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, bí quyết nghề nghiệp đặc biệt quan trọng đối với kinh tế, khoa học, công nghệ chưa công bố.

e. Kế hoạch xuất nhập khẩu các mặt hàng giữ vị trí trọng yếu trong việc phát triển tiềm năng kinh tế xã hội của đất nước.

g. Các cuộc đàm phán về kinh tế, khoa học, công nghệ giữa Việt Nam với nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế chưa công bố.

Án phí kinh tế

Là số tiền mà tòa án quyết định thu mỗi vụ án kinh tế xử sơ thẩm, phúc thẩm để nộp vào ngân sách nhà nước. Mức án phí sơ thẩm đối với án kinh tế bao gồm: không có giá ngạch, có giá ngạch. Mức án phí phúc thẩm đối với tất cả các vụ án là mức chung do pháp luật quy định.

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu độc lập với nguyên đơn, người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan có yêu cầu độc lập phải nộp tạm ứng 50% án phí theo thông báo của toà án.

Người kháng cáo phải nộp tạm ứng án phí. Người rút đơn trước khi mở phiên toà sơ thẩm, phúc thẩm được trả lại 50% tiền tạm ứng án phí đã nộp.

Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau khi toà án hòa giải thì chỉ phải chịu 50% mức án phí. 

Đương sự nào bị thua kiện tức là không được toà án chấp nhận yêu cầu thì phải chịu án phí, người kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu toà án giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm.

 

Nguồn: Pháp lệnh về lệ phí, án phí Tòa án 2009

Vụ án kinh tế

Các tranh chấp kinh tế mà một hoặc các bên tranh chấp khởi kiện ở Tòa án. Vụ án kinh tế bao gồm: các vụ án về tranh chấp hợp đồng kinh tế, các vụ án về tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các vụ án về tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các vụ án về các tranh chấp khác theo quy định của pháp luật.

Giao dịch kinh tế

Các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập của người lao động, thu nhập về đầu tư, chuyển giao vãng lai một chiều, chuyển giao vốn một chiều, chuyển vốn vào Việt Nam, chuyển vốn từ Việt Nam ra nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp, đầu tư vào giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước ngoài, các hình thức đầu tư khác và các giao dịch khác theo quy định của pháp luật Việt Nam làm tăng hoặc giảm tài sản có hoặc tài sản nợ giữa người cư trú với người không cư trú.

Vùng kinh tế trọng điểm

Một bộ phận của lãnh thổ quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực, đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước.

Vùng kinh tế - xã hội

Một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.

Trọng tài kinh tế

Tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu. Trọng tài kinh tế được tổ chức dưới hình thức trung tâm trọng tài kinh tế. Trung tâm trọng tài kinh tế chỉ được phép thành lập khi có ít nhất 5 trọng tài viên là sáng lập viên.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế - OECD

Là một tổ chức liên chính phủ của các nước tư bản phát triển, thành lập năm 1961 với 24 quốc gia tư bản phát triển là thành viên. Mục đích của OECD là phối hợp các chính sách kinh tế của các nước tư bản phát triển, bao gồm cả những vấn đề giúp đỡ các nước đang phát triển. Bộ máy tổ chức OECD gồm có Hội đồng là cơ quan lãnh đạo; Ban thư ký do tổng thư ký đứng đầu là cơ quan hành chính và Ủy ban chấp hành là cơ quan chấp hành. Trụ sở của OECD đặt tại Pari (Pháp).

Tòa án kinh tế

Tòa án chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, được tổ chức ở Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Về mặt tổ chức, Tòa án kinh tế có Chánh tòa, Phó chánh tòa, các Thẩm phánThư kí tòa án.

Tòa án kinh tế của Tòa án nhân dân đảm nhiệm xét xử các vụ án kinh tế:

1. Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh

2. Các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty

3. Các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, tín phiếu

4. Các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Tòa án cấp huyện xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp dưới 50 triệu đồng trừ trường hợp có nhân tố nước ngoài. Tòa án cấp tỉnh xét xử theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp hợp đồng kinh tế mà giá trị tranh chấp trên 50 triệu đồng và trong trường hợp cần thiết có thể lấy lên để giải quyết vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền tòa án cấp huyện. Tòa án kinh tế Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng.

 

Xem thêm: Luật tổ chức tòa án nhân dân 2002

Miễn giảm trách nhiệm tài sản do vi phạm hợp đồng kinh tế

Giải phóng hoàn toàn hoặc một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại hoặc phạt hợp đồng của bên vi phạm hợp đồng kinh tế với bên bị vi phạm.

Điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế

Hình thức thể hiện các nội dung cơ bản, quan trọng nhất của hợp đồng kinh tế mà nếu thiếu chúng thì quan hệ hợp đồng coi như là chưa hình thành.

Chế độ kinh tế

Chế độ pháp lý gồm tổng thể các quy phạm luật hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội về kinh tế liên quan đến việc xác định mục đích chính sách của nền kinh tế, phương hướng phát triển nền kinh tế, quy định chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế và nguyên tắc quản lý nền kinh tế quốc dân.

 

Xem thêm: Hiến pháp


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.247.37
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!