PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 14 thuật ngữ gần giống
Viện kiểm sát cấp trên

Là Viện kiểm sát có thẩm quyền, trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ và trả lời thỉnh thị cho Viện kiểm sát có đề nghị hướng dẫn, giải đáp, có báo cáo thỉnh thị

 

 

Nguồn: 599/QĐ-VKSTC

Viện kiểm sát cấp dưới

Là Viện kiểm sát có đề nghị hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ và báo cáo thỉnh thị gửi Viện kiểm sát có thẩm quyền, trách nhiệm để được hướng dẫn, giải đáp, trả lời

 

 

Nguồn: 599/QĐ-VKSTC

Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Gồm: Văn phòng, Vụ, Cục, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật

 

 

 

Nguồn: 521/QĐ-VKSTC

Các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Gồm: Văn phòng và các Viện nghiệp vụ và tương đương thuộc Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

 

 

 

Nguồn: 521/QĐ-VKSTC

Viện kiểm sát nhân dân cấp cao

Gồm: Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng và Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

 

 

 

Nguồn: 521/QĐ-VKSTC

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện

Gồm: Viện kiểm sát nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

 

 

 

Nguồn: 521/QĐ-VKSTC

Viện kiểm sát nhân dân

Là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Nguồn: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Công tác của Viện kiểm sát

Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:

a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạmkiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.

2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:

a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.

3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:

a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.

 

Nguồn: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân

Là những người đứng đầu cơ quan Viện kiểm sát nhân dân, lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháppháp luật.

 

Nguồn: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002

Viện kiểm sát quân sự

Là cơ quan thuộc hệ thống tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân, được tổ chức trong quân đội nhân dân Việt Nam để thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong quân đội.

 

Nguồn: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002

Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trên phạm vi cả nước, góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

 

Nguồn: Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002

Kháng nghị của Viện kiểm sát

Việc Viện kiểm sát, khi thực hành quyền kiểm sát hoạt động tư pháp không đồng ý với với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án, gửi văn bản đến Tòa án có thẩm quyền làm ngừng hiệu lực thi hành đối với toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định đó để xét xử theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đảm bảo cho vụ án được xét xử chính xác, khách quan, đúng pháp luật.

Kháng nghị là quyền theo luật định, đồng thời, là một trong những hoạt động chủ yếu của Viện kiểm sát trong hoạt động kiểm sát tư pháp.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.171.4
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!