PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 25 thuật ngữ gần giống
Mẫu vật tiền Công ước

Là mẫu vật có được trước ngày loài đó được quy định tại các Phụ lục CITES hoặc trước khi quốc gia thành viên gia nhập, trong các trường hợp sau:

a) Mẫu vật được đưa ra khỏi nơi sinh sống tự nhiên của chúng;

b) Mẫu vật được sinh ra trong môi trường có kiểm soát;

c) Chủ sở hữuquyền sở hữu hợp pháp đối với mẫu vật

 

Nguồn06/2019/NĐ-CP

Công ước Ramsar

Là tên viết tắt của Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế

 

Nguồn66/2019/NĐ-CP

Cơ quan Quốc gia Việt Nam về thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học

(Sau đây gọi tắt là Cơ quan Quốc gia Việt Nam) là tổ chức liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.

 

Nguồn: 38/2014/NĐ-CP

Quốc gia thành viên Công ước Cấm vũ khí hóa học

quốc gia đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Cấm vũ khí hóa học và chính thức trở thành thành viên Công ước sau ngày thứ 30 kể từ ngày nộp lưu chiểu phê chuẩn hoặc thông báo về việc gia nhập Công ước cho Tổng thư ký Liên hợp quốc.

 

Nguồn: 38/2014/NĐ-CP

Công ước STCW

Là Công ước quốc tế về Tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên.

 

Nguồn: 121/2014/NĐ-CP

Công ước và Nghị định thư Cape Town

Là Công ước về quyền lợi quốc tế đối với trang thiết bị lưu động và Nghị định thư về các vấn đề cụ thể đối với trang thiết bị tàu bay.

 

Nguồn: 68/2015/NĐ-CP

Công ước MLC

Là tên viết tắt của Công ước Lao động hàng hải năm 2006 mà Việt Nam là thành viên.

 

Nguồn: 29/2017/NĐ-CP

Công ước STCW

Là tên viết tắt của Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca của thuyền viên trên tàu biển năm 1978, sửa đổi, bổ sung năm 2010 mà Việt Nam là thành viên.

 

Nguồn: 29/2017/NĐ-CP

Công ước MARPOL

Là Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973, được sửa đổi bằng Nghị định thư 1978 của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Nguồn: 46/2017/TT-BGTVT

Công ước SOLAS

Là Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974 của Tổ chức Hàng hải quốc tế, đã được sửa đổi, bổ sung.

 

Nguồn: 46/2017/TT-BGTVT

Tàu biển dưới công ước

tàu biển có dung tích hoặc thông số kỹ thuật nhỏ hơn theo tiêu chuẩn tàu biển được quy định tại công ước.

 

Nguồn: 07/2018/TT-BGTVT

Công ước Tống đạt

Là Công ước La Hay năm 1965 về tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại.

 

Nguồn: 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC

Công ước STCW

Là Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, cấp chứng chỉ và trực ca cho thuyền viên năm 1978, sửa đổi năm 2010.

 

Nguồn: 37/2016/TT-BGTVT

Công ước Quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa

Là Công ước do Hội đồng hợp tác Hải quan, nay gọi là Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) thông qua ngày 14 tháng 6 năm 1983 tại Bruxelles, Vương quốc Bỉ về “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa” (International Convention on the Harmonized Commodity Description and Coding System) (gọi tắt là Công ước HS)

 

Nguồn: Thông tư 14/2015/TT-BTC

Công ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài

Văn kiện pháp lý đa phương quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên công nhận và thi hành phán quyết trọng tài được đưa ra bên ngoài lãnh thổ của họ hoặc được coi là phán quyết của trọng tài nước ngoài; các điều kiện , thủ tục liên quan đến điều kiện nói trên. Việt Nam gia nhập công ước theo quyết định phê chuẩn của chủ tịch nước ký ngày 28/7/1995.

Công ước Geneva về bảo hộ thường dân trong chiến tranh

Thỏa thuận quốc tế giữa 62 nước tại Hội nghị Giơnevơ ngày 12/8/1949, gồm 4 phần, 159 điều với nội dung nhằm giảm bớt đau khổ cho thường dân trong chiến tranh: các bên xung đột không được tấn công quân sự vào dân thường, thành viên lực lượng vũ trang đã hạ vũ khí, bị bệnh hoặc bị loại ra ngoài vòng chiến đấu, những nhân viên và phương tiện dùng cho việc cứu thương. Các bên xung đột sẽ lập ra những khu y tế, an ninh, khu trung lập và thông báo cho nhau biết địa điểm những khu ấy để đưa những người bị thương, bị bệnh, bị tàn tật, phụ nữ có thai, trẻ em mồ côi vì chiến tranh dưới 15 tuổi vào chăm sóc. Những người ngoại quốc ở trên lãnh thổ của một bên xung đột có quyền yêu cầu và được tạo điều kiện để rời khỏi lãnh thổ. Cấm giết, làm bị thương, dùng làm vật thí nghiệm, tra trấn, dùng nhục hình, bắt làm con tin, tuyên án và thì hành án đối với các đối tượng đã nêu trong công ước.

Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5/6/1957.

Công ước Geneva về quyền tác giả

Công ước được ký năm 1952 trong khuôn khổ của UNESCO, được bổ sung tại Pari năm 1971 về bảo hộ quyền tác giả của công dân các nước tham gia công ước và đối với các tác phẩm lần đầu tiên công bố ở các nước tham gia công ước.

Tác phẩm được bảo hộ bao gồm văn học, nghệ thuật (sân khấu, điện ảnh, hội họa, điêu khắc) các công trình khoa học.

Công ước Geneva về thương và bệnh binh

Thỏa thuận quốc tế giữa 61 nước về cải thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh tại chiến trường ký tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 gồm 10 chương, 64 điều, với những nội dung cam kết; đối xử nhân đạo, chăm sóc y tế, chôn cất tử tế những người bị chết của đối phương còn để lại trên chiến trường, cung cấp tin tức về họ cho những người, tổ chức, nước hữu quan. Nhân viên y tế, những người và phương tiện dùng cho việc tìm kiếm, chuyên chở cứu hộ thương, bệnh binh nếu mang dấu hiệu chữ thập đỏ, lưỡi liềm đỏ, sư tử và mặt trời đỏ trên nền trắng sẽ được bảo hộ, không bị tấn công. Cố ý giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, dùng làm vật thí nghiệm làm dụng dấu hiệu chữ thập đỏ bị coi là hành vi vi phạm nghiêm trọng Công ước và phải bị xử phạt.

Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1957.

Công ước Geneva về thương và bệnh binh hải quân

Thỏa thuận quốc tế của 61 nước cả thiện tình cảnh những người bị thương, bị bệnh, bị đắm tàu thuộc các lực lượng vũ trang trên biển, bao gồm cả trường hợp máy bay bị bắt buộc hạ cánh hoặc rơi xuống biển. Giết, làm bị thương, đối xử vô nhân đạo, bỏ mặc không cứu vớt, lạm dụng dấu hiệu hồng thập tự đều bị nghiêm cấm và bị xử phạt.

Việt Nam gia nhập Công ước vào ngày 5.6.1967.

Công ước Geneva về tù binh

Thỏa thuận quốc tế giữa 60 nước về đối xử nhân đạo đối với tù bình kí tại Giơnevơ ngày 12.8.1949 có 6 phần, 143 điều. Các nước ký kết công ước cam kết: tù bình được nới nhẹ khỏi những điều kiện ngặt nghèo của cuộc sống bị giam giữ, tập trung, được chăm sóc về ăn ở, chữa bệnh, được trao đổi thư từ, cầu nguyện, làm lễ theo nghi thức tôn giáo của họ. Khi phạm tội, phạm kỷ luật được xét xử theo nguyên tắc pháp lý chung.

Việt Nam gia nhập công ước vào ngày 5.6.1957.


Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.141.75
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!