Các tỉnh thành nào đã được sáp nhập, chia tách từ 1975?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
20/02/2025 10:45 AM

Sau đây là bài viết về các tỉnh thành đã từng được sáp nhập, chia tách tại Việt Nam từ 1975 cho đến nay?

Các tỉnh thành nào đã được sáp nhập, chia tách từ 1975?

Các tỉnh thành nào đã được sáp nhập, chia tách từ 1975? (Hình từ Internet)

Các tỉnh thành nào đã được sáp nhập, chia tách từ 1975?

Theo đó, sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975, cả nước có 72 đơn vị hành chính cấp tỉnh, trong đó ở miền Bắc có 28 tỉnh, thành phố và đặc khu, miền Nam có 44 tỉnh, thành phố. Quốc hội khóa V đã quyết nghị nhiều đợt sáp nhập tỉnh; cho đến năm 1978 cả nước còn 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Danh sách các tỉnh thành đã được sáp nhập cụ thể như sau:

- Tháng 12/1978, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa V đã thông qua Nghị quyết chia tỉnh Cao Lạng thành hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng.

- Tháng 5/1979, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa V đã thông qua Nghị quyết thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.

- Tháng 6/1989, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa VIII đã ra Nghị quyết chia tỉnh Nghĩa Bình thành hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định; chia tỉnh Bình Trị Thiên thành ba tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị và Quảng Bình; chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Số đơn vị hành chính cấp tỉnh trong toàn quốc năm 1989 là 44 tỉnh, thành phố, đặc khu.

- Tháng 8/1991, Quốc hội khóa VIII đã thông qua nghị quyết chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh; chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái; chia tỉnh Hà Tuyên thành hai tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang; chia tỉnh Gia Lai - Kon Tum thành hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum; chia tỉnh Hà Sơn Bình thành hai tỉnh Hà Tây và Hòa Bình; thành lập thêm tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập ba huyện của tỉnh Đồng Nai với Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo; chuyển một số huyện ngoại thành Hà Nội về các tỉnh Vĩnh Phú, Hà Tây (huyện Mê Linh về tỉnh Vĩnh Phú, các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây về tỉnh Hà Tây).

- Tháng 12/1991, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã quyết nghị chia tỉnh Thuận Hải thành hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận; chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng; chia tỉnh Cửu Long thành hai tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long; chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà, Ninh Bình. 

Ngoài ra còn có:

+ Tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau được tách từ tỉnh Minh Hải

+ Tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành: Thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương và tỉnh Quảng Nam

+ Tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước

- Theo Nghị quyết của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh thì cac stinhr thành được chia tách nưu sau:

+ Chia tỉnh Bắc Thái thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên:

+ Chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh là tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh:

+ Chia tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh là tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên:

+ Chia tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh là tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau:

+ Chia tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Nam Định:

+ Tách tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương:

+ Chia tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh là tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước:

+ Chia tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh là tỉnh Phú Thọ và tỉnh Vĩnh Phúc:

- Năm 2004 khi tỉnh Đắk Lắk được tách thành hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk; Cần Thơ tách ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; Lai Châu tách ra thành tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. (Theo Nghị quyết 22/2003/QH11  về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh do Quốc Hội ban hành)

Giữa năm 2008, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 sáp nhập tỉnh Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh (tỉnh Vĩnh Phúc) vào Thủ đô Hà Nội.

Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam giữ nguyên số đơn vị hành chính gồm 63 tỉnh thành.

Như vậy từ năm 1975 đến 2025 thì Việt Nam đã diễn ra nhiều lần sáp nhập tỉnh thành và chia tách tỉnh thành.

Kết luận 126: Tiếp tục nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Cụ thể tại Kết luận 126-KL/TW năm 2025 thì Bộ Chính trị đã yêu cầu Đảng uỷ Chính phủ tiếp tục thực hiện sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong năm 2025 và nhiệm kỳ 2025 - 2030 với một số nội dung như sau:

- Chỉ đạo Đảng uỷ Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện Đề án tổ chức lại hệ thống thanh tra, báo cáo Bộ Chính trị tại phiên họp ngày 18/02/2025.

- Lãnh đạo, chỉ đạo rà soát, đánh giá, tổ chức lại hoạt động của các tổ chức đảng trong các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước theo hướng chuyển các đảng bộ cơ sở (doanh nghiệp) thuộc đảng bộ các tập đoàn, tổng công ty về trực thuộc cấp uỷ địa phương theo địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh (báo cáo Ban Bí thư vào cuối quý II/2025).

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng uỷ Quốc hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng có liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); xây dựng phương án tiếp tục sắp xếp cấp xã phù hợp với mô hình tổ chức mới, đề xuất tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cấp xã; định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; đề xuất chủ trương sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật, quy định của Đảng có liên quan, báo cáo Bộ Chính trị trong quý III/2025.

Trên đây là phần nội dung nói về ”Các tỉnh thành đã được sáp nhập, chia tách từ 1975?”

Xem thêm tại Kết luận 126-KL/TW ban hành ngày 14/02/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]