Giá vàng hôm nay (04/02/2025): Tăng mạnh trước ngày vía Thần tài (Hình từ internet)
Theo bảng cập nhật giá của các công ty kinh doanh vàng, giá vàng miếng được các doanh nghiệp lớn niêm yết ở ngưỡng 88,1 - 90,6 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 300.000 đồng chiều mua và 800.000 đồng/lượng chiều bán so với giá hôm qua.
Đơn vị: nghìn đồng/lượng
Vàng |
Hôm nay (04/02/2025) |
Hôm qua (03/02/2025) |
||
Giá mua |
Giá bán |
Giá mua |
Giá bán |
|
SJC |
88,100 300 |
90,600 800 |
87,800 |
89,800 |
DOJI HN |
88,100 300 |
90,600 800 |
87,800 |
89,800 |
DOJI SG |
88,100 300 |
90,600 800 |
87,800 |
89,800 |
BTMC SJC |
88,100 300 |
90,600 800 |
87,800 |
89,800 |
PHÚ QUÝ SJC |
88,100 300 |
90,600 800 |
87,800 |
89,800 |
Tăng giảm so sánh với ngày trước đó
* Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo, giá vàng có thể tăng/giảm theo thông tin niêm yết của đơn vị kinh doanh.
Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì các loại vàng được phép mua bao gồm vàng trang sức, mỹ nghệ và vàng miếng:
- Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
- Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động quản lý kinh doanh vàng được quy định tại Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
- Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
+ Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.