Tải App trên Android

Công văn 613: Hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học tại TPHCM

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
18/02/2025 08:28 AM

Sau đây là nội dung hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học tại TPHCM do Sở GD&ĐT TPHCM ban hành.

Công văn 613: Hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học tại TPHCM

Công văn 613: Hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học tại TPHCM (Hình từ Internet)

Ngày 13/02/2025, Sở GD&ĐT TPHCM ban hành Công văn 613/SGDĐT-GDTH về hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học.

Công văn 613/SGDĐT-GDTH

Công văn 613: Hướng dẫn thực hiện Học bạ số cấp tiểu học tại TPHCM

Theo đó, Sở GD&ĐT TPHCM hướng dẫn các Phòng GD&ĐT thực hiện Học bạ số đối với cấp tiểu học như sau:

(1) Mục đích

- Tăng cường thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục theo Quyết định 131/QĐ-TTg năm 2022, đáp ứng nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia theo Quyết định 06/QĐ-TTg năm 2022.

- Thực hiện triển khai Học bạ số trên diện rộng ở cấp tiểu học theo mô hình kỹ thuật đã được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung sau giai đoạn thí điểm.

- Nâng cao hiệu quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến học bạ trên môi trường số; tăng cường hiệu quả quản lý, giảm áp lực cho giáo viên và cán bộ quản lý về hồ sơ, sổ sách; tiết kiệm chi phí và thuận tiện, minh bạch, hiệu quả trong thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn (chuyển trường, tuyển sinh,...) và đáp ứng các nhu cầu của xã hội, tổ chức, cá nhân trong việc xác thực thông tin liên quan đến học bạ.

(2) Yêu cầu

- Thực hiện Học bạ số theo mô hình kỹ thuật thống nhất, liên thông trong bậc học phổ thông (tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) bảo đảm về nội dung, giá trị pháp lý theo quy định pháp luật liên quan để thay thế học bạ giấy trong quản lý, sử dụng; bảo đảm lưu trữ đầy đủ, chính xác thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục; nhất quán, toàn vẹn thông tin khi Học bạ số đã được phát hành (không thể thay đổi thông tin); bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.

- Học bạ số phải được xác thực điện tử theo quy định để có giá trị pháp lý khi sử dụng và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến học bạ trên môi trường số; bảo đảm thuận tiện trong việc sử dụng, quản lý, tra cứu, xác thực học bạ trực tuyến; bảo đảm kỹ thuật để xuất ra bản thể hiện (bản mềm) và in được trên giấy theo mẫu học bạ được Bộ GD&ĐT quy định về học bạ giấy (viết tắt là bản giấy Học bạ số) để sử dụng trong một số trường hợp cụ thể.

- Thực hiện triển khai Học bạ số trên diện rộng ở cấp tiểu học. Khi triển khai Học bạ số không phát sinh chi phí đối với người học. Đối với các cơ sở giáo dục chưa đủ điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin (máy tính, đường truyền, internet,...) để triển khai Học bạ số được tiếp tục sử dụng Học bạ giấy theo quy định hiện hành và phải sớm có giải pháp thực hiện Học bạ số.

(3) Nội dung, tạo lập, quản lý, phát hành và sử dụng Học bạ số

Thực hiện các nội dung đã triển khai thí điểm và được cập nhật bổ sung theo các phụ lục đính kèm Công văn 613/SGDĐT-GDTH ngày 13/02/2025.

Phụ lục

(4) Tổ chức thực hiện

- Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo

+ Thực hiện hiệu quả công tác tham mưu ủy ban nhân dân cấp quận/huyện/thành phố về những nội dung liên quan đến triển khai Học bạ số trên địa bàn; tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục, trong đó có việc triển khai thực hiện Học bạ số; thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của Phòng GD&ĐT về Học bạ số; tổ chức tập huấn hướng dẫn, khai thác sử dụng hệ thống Học bạ số cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ về Học bạ số theo hướng dẫn; kiểm tra nắm bắt tình hình, tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện Học bạ số theo quy định; tập hợp kiến nghị, đề xuất của cán bộ quản lý, giáo viên trong quá trình thực hiện gửi về Sở GD&ĐT tổng hợp báo cáo Bộ GD&ĐT.

+ Xây dựng kế hoạch, đề xuất các cấp có thẩm quyền tại địa phương quan tâm, tăng cường cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cơ bản cho các trường vùng khó khăn để tổ chức triển khai hiệu quả nhiệm vụ liên quan đến Học bạ số.

- Đối với cơ sở giáo dục

+ Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, thiết bị tại cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện đúng, đủ các yêu cầu về Học bạ số trong phạm vi nhà trường (tạo lập, quản lý, sử dụng) theo quy định, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT.

+ Chịu trách nhiệm về nội dung và tính pháp lý của Học bạ số khi phát hành. Thực hiện ký số xác thực, đóng gói và gửi dữ liệu Học bạ số về CSDL Học bạ số của Sở GD&ĐT và Bộ GD&ĐT đúng quy định và yêu cầu kỹ thuật.

+ Ban hành quy chế nội bộ về tạo lập, quản lý, sử dụng Học bạ số trong phạm vi cơ sở giáo dục; triển khai tập huấn, hướng dẫn khai thác, sử dụng cho cán bộ, giáo viên,  nhân viên có liên quan về sử dụng hệ thống Học bạ số; tập hợp kiến nghị, đề xuất của giáo viên trong quá trình thực hiện gửi về các cấp quản lý theo quy định.

Xem thêm Công văn 613/SGDĐT-GDTH ngày 13/02/2025.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 38

Bài viết về

Chính sách mới của TPHCM

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]