Người sáng tạo nội dung cần phải ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi sáng tạo nội dung

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
23/01/2025 11:00 AM

Người sáng tạo nội dung cần phải ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi sáng tạo nội dung là nội dung được quy định trong Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025.

 

Người sáng tạo nội dung cần phải ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi sáng tạo nội dung

Người sáng tạo nội dung cần phải ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi sáng tạo nội dung (Hình từ Internet)

Ngày 21/01/2025, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 88/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Người sáng tạo nội dung cần phải ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi sáng tạo nội dung

Theo đó, tại Điều 8 Bộ Quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Quyết định 88/QĐ-BTTTT năm 2025 thì Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy định về quy tắc ứng xử cho các tổ chức, doanh nghiệp truyền thông và người sáng tạo nội dung trên môi trường mạng để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng như sau:

- Bảo vệ trẻ em, ưu tiên lợi ích của trẻ em trên môi trường mạng khi xây dựng, sáng tạo các nội dung.

- Kiểm tra và xác minh thông tin trước khi truyền thông, bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng các nội dung truyền thông lành mạnh phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục của Việt Nam và các tiêu chuẩn cộng đồng.

- Phân loại và hiển thị cảnh báo các nội dung không phù hợp với trẻ em; triển khai giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em..

- Cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan chức năng khi phát hiện nội dung độc hại, hành vi xâm hại trẻ em.

- Tích cực phối hợp truyền thông, giáo dục cộng đồng và vận động các bên liên quan thực hiện các nguyên tắc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

- Giám sát và phản biện độc lập về việc thực hiện các cam kết bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

Lưu ý: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. (Theo khoản 1 Điều 4 Luật trẻ em 2016)

08 nội dung quản lý nhà nước về trẻ em

Các nội dung quản lý nhà nước về trẻ em được quy định cụ thể tại Điều 8 Luật trẻ em 2016 bao gồm:

- Trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, mục tiêu quốc gia về trẻ em.

- Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân về biện pháp, quy trình, tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trẻ em; truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng và vận động xã hội thực hiện quyền trẻ em.

- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người được giao làm công tác bảo vệ trẻ em, người chăm sóc trẻ em và mạng lưới cộng tác viên bảo vệ trẻ em thực hiện quyền của trẻ em.

- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về trẻ em; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về trẻ em; giải quyết, đôn đốc việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của trẻ em, người giám hộ và tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về tình hình trẻ em và việc thực hiện pháp luật về trẻ em cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Hợp tác quốc tế về thực hiện quyền trẻ em.

Xem thêm tại Quyết định 88/QĐ-BTTTT ban hành ngày 21/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Công nghệ thông tin

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]