Lịch công bố điểm thi đánh giá tư duy Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2025 (Hình từ internet)
Theo kế hoạch, ngày 23/01/2025 hội đồng thi sẽ chốt toàn bộ kết quả, đến ngày 24/01/2025 sẽ công bố điểm và chuyển toàn bộ giấy báo kết quả thi tới thí sinh.
Căn cứ Điều 15 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 10461/QĐ-ĐHBK năm 2024 quy định về trách nhiệm của thí sinh khi tham gia Kỳ thi như sau:
- Tìm hiểu kỹ về Quy chế thi tư duy và hướng dẫn làm bài thi trên máy vi tính từ trang thông tin tuyển sinh của ĐHBK Hà Nội trước khi tham dự Kỳ thi ĐGTD.
- Có mặt tại địa điểm thi đúng thời gian quy định để làm thủ tục dự thi:
+ Xuất trình Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân hoặc Thẻ căn cước (sau đây gọi chung là căn cước công dân);
+ Nếu phát hiện có những sai sót về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh, số căn cước công dân phải báo cáo ngay cho CBCT để kịp thời xử lý;
+ Trường hợp bị mất căn cước công dân hoặc các giấy tờ cần thiết khác, phải báo cáo ngay cho Trưởng điểm thi để xem xét, xử lý;
- Khi vào phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Xuất trình căn cước công dân cho CBCT, nhận phiếu tài khoản dự thi;
+ Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính; máy tính bỏ túi không có chức năng soạn thảo văn bản, không có thẻ nhớ:
+ Không được mang vào phòng thi đồ vật hoặc thiết bị khác với quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
+ Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài thi sẽ không được dự thi.
- Trong phòng thi, phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Chấp hành hiệu lệnh của Ban Coi thi và hướng dẫn của CBCT và CBKT. b) Ngồi đúng vị trí có ghi số báo danh của mình;
+ Trước khi làm bài thi, phải kiểm tra tình trạng hoạt động của máy tính, nếu có trục trặc phải báo ngay với CBCT/CBKT để xử lý; nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu vào máy tính, ghi đầy đủ thông tin yêu cầu vào giấy nháp;
+ Trong quá trình làm bài thi, nếu gặp trục trặc phải bảo ngay với CBCT hoặc CBKT để xử lý;
+ Không được trao đổi, quay cóp, làm mất trật tự phòng thi hoặc có những hành vi gian lận. Khi muốn phát biểu phải giơ tay, đứng trình bày công khai ý kiến của mình khi được CBCT cho phép;
+ Chỉ được phép ra khỏi phòng thi và khu vực thi sau khi hết thời gian làm bài thi. Trong trường hợp cần thiết chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của CBCT và phải chịu sự giám sát của Cán bộ giám sát; trường hợp cần cấp cứu, việc ra khỏi phòng thi và khu vực thi của thí sinh do Trưởng Điểm thi quyết định.
- Khi có hiệu lệnh, thí sinh đăng nhập vào phần mềm theo tài khoản đã được cấp, làm bài thi theo hướng dẫn và tuân thủ các yêu cầu sau:
+ Không được thoát ra khỏi màn hình giao diện phần mềm thi;
+ Không được thoát khỏi tài khoản thi hay khởi động lại máy tính sử dụng để làm bài thi. Khi có sự cố bất thường xảy ra trong quá trình thi, phải báo cáo CBCT/CBKT để xử lý theo quy định;
+ Không sao chép câu hỏi thi, đề thi dưới bất kỳ hình thức nào. Không sử dụng bất cứ một chương trình phần mềm nào khác ngoài chương trình phần mềm thi đã cài đặt trên máy vi tính trong thời gian thi kể cả để làm nháp bài thi.
- Khi có hiệu lệnh hết giờ thi, thí sinh dừng tất cả các thao tác trên máy tính và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Không được đóng phần mềm khi chưa có hướng dẫn của CBCT;
+ Chỉ được rời khỏi phòng thi khi được CBCT cho phép;
+ Trước khi ra khỏi phòng thi thí sinh phải nộp lại giấy nháp và phiếu tài khoản dự thi, ký xác nhận vào danh sách thí sinh nộp bài thi.
- Thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật theo quy định tại khoản 4 Điều 31 Quy chế này.
Theo Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định cấu trúc thi tuyển sinh đại học phải đáp ứng quy định sau:
- Đề thi phải được xây dựng theo đề cương. Đề cương đề thi (bao gồm cấu trúc và dạng thức đề thi, phạm vi và tiêu chí đánh giá) phải thể hiện được yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để học tập thành công ở trình độ đào tạo. Đề cương đề thi phải được công bố cho thí sinh ít nhất 30 ngày trước ngày thi.
- Cấu trúc đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập phải chứa thành phần của nội dung môn toán hoặc môn ngữ văn cùng với ít nhất hai môn học khác trong chương trình cấp THPT phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực, ngành đào tạo; các nội dung đưa vào đề thi phải phù hợp với những quy định của pháp luật về giáo dục và văn hóa.
- Phạm vi đánh giá của đề thi đối với kỳ thi tuyển sinh hoặc kỳ thi độc lập chủ yếu nằm trong nội dung của chương trình cấp THPT hiện hành; riêng phạm vi đánh giá của kỳ thi bổ trợ dựa trên yêu cầu về tài năng, năng khiếu hoặc phẩm chất đặc biệt của ngành, lĩnh vực đào tạo. Tiêu chí đánh giá phải dựa trên các cấp độ năng lực, tư duy; phân loại được năng lực của thí sinh, đáp ứng mức độ phù hợp của thí sinh đối với các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi tuyển sinh.