Điều chỉnh hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 2025 đối với một số mặt hàng theo Thông tư 01/2025/TT-BCT (Hình từ Internet)
Ngày 15/01/2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 01/2025/TT-BCT quy định về hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm.
Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 01/2025/TT-BCT thì lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025 như sau:
TT |
Mã số hàng hóa |
Tên hàng |
Đơn vị |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
0407.21.00 và 0407.90.10 |
Trứng gà |
Tá |
72.104 |
Trứng thương phẩm không có phôi |
0407.29.10 và 0407.90.20 |
Trứng vịt, ngan |
||||
0407.29.90 và 0407.90.90 |
Loại khác |
||||
2 |
2501 |
Muối (kể cả muối ăn và muối đã bị làm biến tính) và natri clorua tinh khiết, có hoặc không ở trong dung dịch nước hoặc có chứa chất chống đóng bánh hoặc chất làm tăng độ chẩy; nước biển. |
Tấn |
92.400 |
Lưu ý: Thời điểm bắt đầu phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025
- Thời điểm bắt đầu phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối làm nguyên liệu sản xuất thuốc và sản phẩm y tế năm 2025 là kể từ khi Thông tư 01/2025/TT-BCT có hiệu lực thi hành.
- Bộ Công Thương trao đổi với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xác định thời điểm bắt đầu phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối làm nguyên liệu sản xuất hóa chất và hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng trứng gia cầm năm 2025.
(Theo Điều 4 Thông tư 01/2025/TT-BCT)
Theo đó, phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025 được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 01/2025/TT-BCT như sau:
Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu mặt hàng muối, trứng gia cầm năm 2025 được phân giao theo phương thức quy định tại Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP về hồ sơ, quy trình cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu và Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT quy định về cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.
Lưu ý: Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch. (Theo khoản 2 Điều 20 Luật Quản lý ngoại thương 2017)
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương được quy định cụ thể tại Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017 bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
- Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện; hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định; hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan; hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
- Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Xem thêm tại Thông tư 01/2025/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02/3/2025 đến hết ngày 31/12/2025