Khẩn trương đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Võ Tấn Đại
17/01/2025 14:15 PM

Khẩn trương đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy là nội dung được quy định trong Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2025.

Khẩn trương đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Khẩn trương đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy (Hình từ Internet)

Ngày 10/01/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP về Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12/2024.

Khẩn trương đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Theo đó, tại Báo cáo tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025 thì Chính phủ cơ bản thống nhất với Báo cáo về tình hình thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh năm 2024, nhiệm vụ năm 2025 tại Văn bản 589/BC-BTP năm 2024 của Bộ Tư pháp. Yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ được quy định cụ thể tại Nghị quyết 09/NQ-CP năm 2025 như sau:

- Khẩn trương rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy ngay trong quá trình tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, trường hợp chưa cần sửa đổi ngay thi xây dựng kế hoạch, lộ trình sửa đổi, bổ sung phù hợp, không làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển KTXH.

- Soạn thảo, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết các luật đã được thông qua từ Kỳ họp thứ 7 trở về trước và ban hành đúng tiến độ 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ triển khai việc đánh giá, tổng kết thực hiện Kết luận 19-KL/TW năm 2021 của Bộ Chính trị về Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan mình, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Trên cơ sở kết quả đánh giá, tổng kết thực hiện Kết luận 19-KL/TW năm 2021 của Bộ Chính trị của các bộ, cơ quan, giao Bộ Tư pháp chủ trì, tiếp tục phối hợp với các bộ, cơ quan nghiên cứu, xây dựng Đề án về Định hướng chương trình lập pháp nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVI của Chính phủ.

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 bao gồm:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Xem thêm tại Nghị quyết 09/NQ-CP ban hành ngày 10/01/2025.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]