Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Quy định chi tiết về điều kiện được nuôi sinh sản, sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã theo Phụ lục của Công ước CITES
1. Khái niệm nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản và trồng cấy nhân tạo
Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con, trứng, phôi của các loài động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.
Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
Trồng cấy nhân tạo là hình thức trồng, cấy từ hạt, mầm, hợp tử, ghép cành hoặc các cách nhân giống khác thực vật hoang dã trong môi trường có kiểm soát.
(Hình từ internet)
2. Điều kiện nuôi, trồng các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
Điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES |
|
Không vì mục đích thương mại |
(1) Có các phương án nuôi trồng, cụ thể như sau: - Mẫu Phương án nuôi (Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP). - Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES (theo Mẫu số 05); - Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES (theo Mẫu số 07). (2) Cơ sở nuôi, trồng phù hợp với đặc tính sinh trưởng của loài được nuôi, trồng; đảm bảo an toàn cho người và vật nuôi, trồng, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. (3) Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi, trồng hợp pháp khác. (4) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập Sổ theo dõi hoạt động nuôi trồng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP), Sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP); định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh. |
Vì mục đích thương mại |
(1) Đối với động vật: - Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác; - Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; - Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên - Có phương án nuôi (Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP). (2) Đối với thực vật: - Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở trồng hợp pháp khác; - Cơ sở trồng phù hợp với đặc tính của loài; - Có Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP) và Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP). (3) Trong quá trình nuôi, trồng phải lập Sổ theo dõi hoạt động nuôi động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES, động vật rừng thông thường (theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP), Sổ theo dõi cơ sở trồng thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES (theo Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP); định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, về lâm nghiệp, về môi trường cấp tỉnh. |
3. Thủ tục đề nghị đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES
3.1. Đối với các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES:
Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP);
- Bản chính Phương án nuôi (Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP), Phương án trồng trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục I CITES (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP).
Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam cấp mã số cho cơ sở.
Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng theo quy định, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam chủ trì, phối hợp với Cơ quan khoa học CITES Việt Nam và các tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết;
- Đối với cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Phụ lục I CITES phải đăng ký với Ban Thư ký CITES, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam hoàn thiện hồ sơ trong thời hạn 15 ngày làm việc gửi Ban Thư ký CITES, nhưng thời hạn cấp không quá 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo từ Ban Thư ký;
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp cơ sở nuôi, trồng nhiều Nhóm loài khác nhau, trong đó có loài thuộc Phụ lục I CITES thì sẽ cấp mã số theo thủ tục nêu trên.
3.2. Đối với các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES:
Thành phần hồ sơ:
- Đề nghị cấp mã số cơ sở nuôi, trồng (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP);
- Bản chính Phương án nuôi (Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP), Phương án trồng các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA; thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục II, III CITES (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP).
Nơi nộp hồ sơ:
- Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh: đối với cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục II, III CITES, trừ trường hợp thuộc trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi, trồng của Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh (dưới đây);
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh: đối với cơ sở nuôi, trồng các loài thủy sản thuộc Phụ lục II CITES.
Cách thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp, qua bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia.
Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ có thẩm quyền có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện nuôi, trồng theo quy định, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan cấp mã số thông báo bằng văn bản cho cơ sở biết.
- Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ ngày cấp mã số cơ sở nuôi, trồng, cơ quan cấp mã số gửi thông tin về Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để đăng tải mã số đã cấp lên cổng thông tin điện tử của Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Điều kiện để được kinh doanh chăn nuôi trang trại
- Đăng kiểm tàu cá
- Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá