Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Quy định về việc cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

Kể từ ngày 15/02/2023, thủ tục cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm được tiến hành như sau:

1. Đối tượng được cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản của cơ sở.

- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản tại các cơ sở.

 

How to avoid food waste during shoots, according to food stylists - F&B  Report

(Hình từ internet)

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm

Thủ tục đề nghị Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp Giấy xác nhận kiến đã được tập huấn thức về an toàn thực phẩm nêu bên dưới đã bị bãi bỏ. 

Theo đó, Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do chủ cơ sở xác nhận.

Thủ tục bên dưới đây đã không còn được áp dụng kể từ ngày 15/02/2023.

Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (Mẫu số 01a tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

(2) Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (Mẫu số 01b tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT);

(3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức);

(4) Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Nơi nộp hồ sơ: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Thời hạn giải quyết:

- Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm và gửi thông báo thời gian tiến hành xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân.

- Trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tham gia đánh giá (ngày kiểm tra) cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận. 

Lưu ý: 

- Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được cấp cho những người trả lời đúng 80% số câu hỏi trở lên ở mỗi phần câu hỏi kiến thức chung (gồm: các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm; các mối nguy an toàn thực phẩm; điều kiện an toàn thực phẩm; phương pháp bảo đảm an toàn thực phẩm; thực hành tốt an toàn thực phẩm) và câu hỏi kiến thức chuyên ngành.

Trong đó, bộ câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra bao gồm 30 câu, trong đó có 20 câu về nội dung kiến thức chung, 10 câu về nội dung kiến thức chuyên ngành, thời gian làm bài kiểm tra 45 phút.

Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm, kể từ ngày cấp.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,404
Công việc tương tự:
Câu hỏi thường gặp:
Câu hỏi thường gặp: