Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Quy định nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Cơ sở nuôi trồng thủy sản theo hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đi vào hoạt động.

1. Điều kiện đối với nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

- Đáp ứng các điều kiện của cơ sở nuôi trồng thủy sản. Xem chi tiết tại công việc: Kinh doanh thủy sản (Nuôi trồng thủy sản).

- Đối với nuôi trồng thủy sản lồng bè:

Cơ sở vật chất đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

- Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

- Đối với đối tượng thủy sản nuôi chủ lực:

- Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng các tiêu chí sau: 

+ Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam (Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP)

+ Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu. 

+ Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. 

+ Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm. 

- Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:

+ Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798). 

+ Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). 

+ Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).

Phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển bền vững

Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet

2. Thủ tục đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè/đối tượng thủy sản nuôi chủ lực (Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP);

(2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản hoặc giấy phép hoạt động nuôi trồng thủy sản trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, thủy điện hoặc quyết định giao khu vực biển hoặc hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản;

(3) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

Nơi nộp hồ sơ: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

5,257
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp:
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: