Hiện tại, Trung Quốc không nhập khẩu tôm hùm bông tự nhiên của Việt Nam; vậy làm sao để người dân, doanh nghiệp nuôi tôm hùm bông thoát thế khó này? – Trường Thịnh (Khánh Hòa).
>> Bằng Ielts có giá trị bao lâu? Hiện nay thi ielts ở đâu?
>> Địa chỉ của Tòa án nhân dân Quận 12? Thẩm quyền của tòa án cấp huyện/quận?
Hiện nay, Trung Quốc không nhập khẩu tôm hùm bông có nguồn gốc tự nhiên. Đối với tôm hùm bông nuôi, Trung Quốc yêu cầu không được đánh bắt trực tiếp từ biển, phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng và không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên (con giống phải là thế hệ F2) thì mới nhập khẩu.
Do đó, người dân, doanh nghiệp nuôi tôm hùm bông cần thực hiện đúng yêu cầu này (có giấy tờ chứng minh con giống phải là thế hệ F2) để việc xuất khẩu tôm hùm bông sang Trung Quốc được diễn ra thuận lợi.
ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN (MIỄN PHÍ) để sử dụng nhiều tiện ích quan trọng (tải file tài liệu, biểu mẫu…)
Tôm hùm bông (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Tại đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025 kèm theo Quyết định 4431/QĐ-BNN-TCTS ngày 05/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cũng đề ra yêu cầu hợp tác với các quốc gia như Úc, New Zealand, Nhật Bản nghiên cứu để chủ động sản xuất giống nhân tạo tôm hùm bông và tôm hùm xanh.
Đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025 kèm theo Quyết định 4431/QĐ-BNN-TCTS đề cập đến việc tổ chức và quản lý sản xuất tôm hùm như sau:
- Các địa phương: rà soát, điều chỉnh kế hoạch phát triển sản xuất tôm hùm (vùng sản xuất giống, vùng nuôi thương phẩm) để đưa vào quy hoạch sử dụng đất, mặt nước biển theo quy định.
- Thực hiện cấp phép nuôi biển và xác nhận đăng ký nuôi lồng, bè theo quy định của Luật Thủy sản 2017.
- Tổ chức lại nuôi tôm hùm theo chuỗi giá trị; xây dựng mô hình liên kết các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ thành các Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Chi hội nghề nghiệp liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến thành lập Hiệp hội của người nuôi, chế biến và xuất khẩu tôm hùm Việt Nam.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất: điều kiện cơ sở nuôi; sản xuất, cung cấp con giống; thức ăn; thuốc, hóa chất; sản phẩm xử lý cải tạo môi trường và vật tư phục vụ trong nuôi tôm.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác nguồn giống tôm hùm tự nhiên; ban hành các quy định về kích cỡ, nghề khai thác và mùa vụ khai thác tôm hùm giống tự nhiên. Thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức của của người dân về bảo vệ nguồn lợi tôm hùm giống tự nhiên.
- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập cơ sở dữ liệu về sản xuất, xuất khẩu tôm hùm.
Đề án phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm đến năm 2025 kèm theo Quyết định 4431/QĐ-BNN-TCTS đề cập đến việc tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tôm hùm như sau:
- Xây dựng hệ thống dịch vụ vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm tôm hùm sống tại thị trường nội địa.
- Nhà nước hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm hùm tại nước ngoài.
- Tổ chức đàm phán, tháo gỡ rào cản, vướng mắc trong nhập khẩu tôm hùm giống từ các nước: Indonesia, Philippines, Myanmar, Srilanka, Singapore,...
- Thu hút các đơn vị tham gia xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối tôm hùm sống bao gồm các điểm thu mua, lưu giữ tại vùng nuôi tập trung; các điểm trung chuyển trước khi phân phối để tạo sản phẩm tôm sạch, đảm bảo chất lượng và yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
- Tiếp tục áp dụng các giải pháp công nghệ trong chế biến, bảo quản đặc biệt là đầu tư chế biến sản phẩm giá trị gia tăng, công nghệ bảo quản vận chuyển sống tôm hùm nhằm đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm tôm hùm Việt Nam.