Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.

Phòng xét nghiệm

Kể từ ngày 01/01/2024, điều kiện kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức tổ chức phòng xét nghiệm được áp dụng theo điều kiện Kinh doanh dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh

------------------------------------------------------------------------------

Doanh nghiệp được phép mở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hình thức phòng xét nghiệm (là một loại phòng khám chuyên khoa).

Điều kiện hoạt động của phòng xét nghiệm:

- Đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động.

- Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ Y tế ban hành.

Laboratory background Images | Free Vectors, Stock Photos & PSD

(Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)

1. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng xét nghiệm

Cơ sở

vật chất

Đáp ứng các điều kiện sau đây tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn đăng ký:

- Trường hợp thực hiện một trong các xét nghiệm huyết học hoặc hóa sinh hoặc di truyền y học hoặc miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 10 m2;

- Trường hợp thực hiện 02 hoặc 03 trong các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học, miễn dịch thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 15 m2;

- Trường hợp thực hiện cả 04 xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học thì phòng xét nghiệm có diện tích ít nhất là 20 m2;

- Trường hợp thực hiện giải phẫu bệnh và tế bào học thì phòng xét nghiệm phải có diện tích tối thiểu là 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học và các phòng xét nghiệm khác;

- Trường hợp thực hiện xét nghiệm vi sinh thì phòng xét nghiệm phải có diện tích ít nhất là 20 m2 và phải riêng biệt với các phòng xét nghiệm huyết học, hóa sinh, di truyền y học và các phòng xét nghiệm khác;

- Bề mặt tường của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước sát đến trần nhà;

- Bề mặt sàn của phòng xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, bề mặt phẳng, không đọng nước;

- Bàn xét nghiệm phải sử dụng vật liệu không thấm nước, chống ăn mòn, có hệ thống chậu rửa, vòi nước sạch lắp ngay tại bàn;

- Có nơi chờ lấy bệnh phẩm, nơi nhận bệnh phẩm, nơi vệ sinh dụng cụ.

Lưu ý: Trước đây, phòng xét nghiệm còn phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại các điểm a, đ và e khoản 1 Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (đã bị bãi bỏ bởi khoản 10 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP).

Hiện tại, Điều 26 Nghị định 109/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 11 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

 

Điều 26. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với phòng khám chuyên khoa

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 23a Nghị định này, trừ điều kiện về người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, phòng khám chuyên khoa phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:

1. Cơ sở vật chất:

a) Trường hợp thực hiện thủ thuật, bao gồm cả kỹ thuật cấy ghép răng (implant), châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt thì phải có phòng hoặc khu vực riêng dành cho việc thực hiện thủ thuật. Phòng hoặc khu vực thực hiện thủ thuật phải có đủ diện tích để thực hiện kỹ thuật chuyên môn;

b) Trường hợp phòng khám chuyên khoa thực hiện cả hai kỹ thuật nội soi tiêu hóa trên và nội soi tiêu hóa dưới thì phải có 02 phòng riêng biệt;

c) Trường hợp khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có bộ phận xét nghiệm sinh hóa.

2. Thiết bị y tế: Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Thiết bị y tế

Có đủ thiết bị xét nghiệm, dụng cụ y tế để thực hiện được phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký, trong đó ít nhất phải có đủ thiết bị để thực hiện được 01 trong 06 loại xét nghiệm vi sinh, hóa sinh, huyết học, miễn dịch, giải phẫu bệnh và tế bào học, di truyền y học.

Nhân sự

Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Là bác sỹ hoặc kỹ thuật viên chuyên ngành xét nghiệm, trình độ đại học trở lên có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm; hoặc cử nhân hóa học, sinh học, dược sĩ trình độ đại học đối với người đã được tuyển dụng làm chuyên ngành xét nghiệm trước ngày Nghị định này có hiệu lực và được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên khoa xét nghiệm với chức danh là kỹ thuật viên.

- Có thời gian làm chuyên khoa xét nghiệm phù hợp ít nhất là 54 tháng hoặc thời gian hành nghề xét nghiệm ít nhất là 36 tháng, bao gồm cả thời gian học sau đại học về chuyên khoa xét nghiệm kể từ ngày bắt đầu thực hiện công việc xét nghiệm (xác định từ thời điểm ký kết hợp đồng lao động hoặc có quyết định tuyển dụng) đến ngày được phân công, bổ nhiệm làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm.

2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép hoạt động phòng xét nghiệm

Thành phần hồ sơ:

(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động (theo Mẫu 01 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

(2) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài);

(3) Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn của phòng xét nghiệm;

(4) Danh sách đăng ký người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP): bao gồm đăng ký người hành nghề và người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

(5) Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức và nhân sự (theo Mẫu 02 Phụ lục XI ban hành kèm theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP);

(6) Tài liệu chứng minh phòng xét nghiệm đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của phòng xét nghiệm;

(7) Danh mục chuyên môn kỹ thuật của phòng xét nghiệm đề xuất trên cơ sở Danh mục chuyên môn kỹ thuật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

 

Nơi nộp hồ sơ:

Hồ sơ được lập 01 bộ và gửi tới cơ quan có thẩm quyền như sau:

- Bộ Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng xét nghiệm thuộc Bộ Y tế;

- Sở Y tế đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động của phòng xét nghiệm trên địa bàn, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế nêu trên.

Phương thức nộp hồ sơ:

- Nộp hồ sơ trực tiếp.

- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.

- Nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế  hoặc Trang thông tin điện tử của Sở Y tế (xem hướng dẫn cụ thể tại Điều 46, Điều 47 Nghị định 109/2016/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết: 45 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đã nộp đầy đủ và hợp lệ.

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

4,095
Công việc tương tự: