Tra cứu Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc phải đáp ứng các quy định chung về đăng ký kinh doanh thì đối với một số ngành nghề, lĩnh vực, doanh nghiệp còn phải đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nhất định. Tiện ích Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện được xây dựng nhằm giúp Quý khách hàng thuận tiện trong việc nắm bắt thông tin về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các ngành nghề yêu cầu điều kiện cụ thể.
Điều kiện để được nuôi động vật rừng thông thường
1. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng động vật rừng thông thường
Nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con, trứng, phôi của các loài động vật hoang dã để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể trong môi trường có kiểm soát.
Nuôi sinh sản là hình thức nuôi giữ động vật hoang dã để sản sinh ra các thế hệ kế tiếp trong môi trường có kiểm soát.
Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (tại Phụ lục I ban hành kèm Nghị định 84/2021/NĐ-CP) hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.
(Hình từ internet)
2. Điều kiện nuôi động vật rừng thông thường
(1) Đảm bảo nguồn gốc động vật rừng nuôi hợp pháp theo quy định của pháp luật;
(2) Đảm bảo an toàn cho con người; thực hiện các quy định của pháp luật về môi trường, thú y;
(3) Thực hiện việc ghi chép Sổ theo dõi hoạt động nuôi trồng động vật rừng thông thường (theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP); trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc, kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi, tổ chức phải gửi thông báo cho cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, quản lý theo quy định của pháp luật.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Công việc tương tự:
- Điều kiện để được kinh doanh chăn nuôi trang trại
- Đăng kiểm tàu cá
- Chế biến, kinh doanh, vận chuyển, quảng cáo, trưng bày, cất giữ mẫu vật của các loài thực vật, động vật thuộc các Phụ lục của Công ước CITES và danh mục thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Kinh doanh dịch vụ cách ly kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
- Kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm
- Đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá
Câu hỏi thường gặp:
- Mã ngành 0132 là gì? Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0162 là gì? Hoạt động dịch vụ chăn nuôi thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0111 là gì? Trồng lúa thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0150 là gì? Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0240 là gì? Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì đăng ký mã ngành nào?
- Năm 2023, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản mức độ nào sẽ bị phạt tù?
Câu hỏi thường gặp:
- Mã ngành 0132 là gì? Nhân và chăm sóc cây giống lâu năm thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0162 là gì? Hoạt động dịch vụ chăn nuôi thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0111 là gì? Trồng lúa thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0150 là gì? Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp thì đăng ký mã ngành nào?
- Mã ngành 0240 là gì? Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì đăng ký mã ngành nào?
- Năm 2023, vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản mức độ nào sẽ bị phạt tù?