Thành lập công ty chuyên về hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì phải đăng ký mã ngành nào? Có được phép đăng ký mã ngành 0240 hay không?
>> Mã ngành 0114 là gì? Trồng cây mía thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0232 là gì? Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ thì đăng ký mã ngành nào?
Mã ngành 0240 là về hoạt động dịch vụ lâm nghiệp (Theo STT 02 Phần A Mục II Phụ lục II - Nội dung Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Nhóm này gồm các hoạt động được chuyên môn hoá trên cơ sở thuê mướn hoặc hợp đồng các công việc phục vụ lâm nghiệp như:
- Hoạt động tưới, tiêu nước phục vụ lâm nghiệp.
- Hoạt động thầu khoán các công việc lâm nghiệp (đào hố, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch,...).
- Hoạt động bảo vệ rừng, phòng chống sâu bệnh cho cây lâm nghiệp.
- Đánh giá, ước lượng số lượng cây trồng, sản lượng cây trồng.
- Hoạt động quản lý lâm nghiệp, phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp khác (cho thuê máy lâm nghiệp có cả người điều khiển,...).
- Vận chuyển gỗ và lâm sản khai thác đến cửa rừng.
- Hoạt động sơ chế gỗ trong rừng.
- Dịch vụ chăn nuôi, cứu hộ, chăm sóc động thực vật rừng.
Loại trừ: Hoạt động ươm cây giống để trồng rừng đã phân vào nhóm 02104 (Ươm giống cây lâm nghiệp).
Như vậy, bạn định thành lập công ty chuyên về hoạt động dịch vụ lâm nghiệp thì có thể đăng ký mã ngành 0240 nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0240: Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017, trong hoạt động lâm nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:
- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Căn cứ Điều 9 Luật Lâm nghiệp 2017, các hành vi sau đây được xem là bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp:
- Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
- Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
- Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
- Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
- Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
- Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
- Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.