Trường hợp thu nhặt rau hoang dại (trám, quả mọng) có thuộc nhóm thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ không? Đăng ký mã ngành 0232 có đúng quy định không?
>> Mã ngành 0231 là gì? Khai thác lâm sản khác trừ gỗ thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0118 là gì? Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0232 là thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ. Cụ thể thì nhóm này bao gồm những nội dung sau đây:
- Thu nhặt hoa quả, rau hoang dại như trám, quả mọng, quả hạch, quả dầu, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên.
- Thu nhặt các sản phẩm khác từ rừng tự nhiên...
Như vậy, đối với trường hợp thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ (rau hoang dại như trám, quả mọng…) thì đăng ký mã ngành 0232 là đúng quy định của pháp luật.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0232-02320: Thu nhặt lâm sản khác trừ gỗ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Mã ngành 0232 sẽ loại trừ đối với trồng nấm, thu nhặt nấm hương, nấm trứng được phân vào nhóm 01181 (Trồng rau các loại).
Tại Phần II của Quyết định 27/2018/QD-TTg về nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 01181 là nhóm trồng rau các loại. Trong đó gồm có:
- Trồng các loại rau lấy lá như: Rau cải, bắp cải, rau muống, súp lơ, cây bông cải xanh, rau diếp, măng tây, rau cúc, rau cần ta, rau cần tây và các loại rau lấy lá khác.
- Trồng các loại rau lấy quả như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua, cây cà, cây ớt, các loại dưa và rau có quả khác.
- Trồng các loại rau lấy củ, cả rễ, hoặc lấy thân như: Su hào, cà rốt, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác.
- Trồng cây củ cải đường.
- Trồng các loại nấm.
Điều 25. Yêu cầu chung về quản lý chất lượng giống cây trồng - Luật Trồng trọt 2018 1. Quản lý chất lượng giống cây trồng bao gồm quản lý chất lượng giống và quản lý chất lượng vật liệu nhân giống theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 2. Chất lượng giống cây trồng được quản lý theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn cơ sở đối với từng loài cây trồng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 15 và điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này. 3. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng được quản lý như sau: a) Vật liệu nhân giống cây trồng thuộc loài cây trồng chính là sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng chính được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng và tiêu chuẩn do người sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng; b) Vật liệu nhân giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính là sản phẩm, hàng hóa nhóm 1 theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng không thuộc loài cây trồng chính được quản lý trên cơ sở tiêu chuẩn về chất lượng vật liệu nhân giống cây trồng do tổ chức, cá nhân công bố áp dụng. Điều 55. Sử dụng và bảo vệ đất trong canh tác - Luật Trồng trọt 2018 1. Cơ quan quản lý chuyên ngành về trồng trọt của địa phương, khi xác định cơ cấu cây trồng, phải căn cứ vào tính chất lý, hóa học của đất, đặc tính sinh học của cây trồng, trình độ phát triển của khoa học và công nghệ. 2. Các vùng đất chuyên trồng lúa nước, trồng rau, trồng cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm và cây cảnh được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy hoạch sử dụng ổn định, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế và định kỳ đánh giá chất lượng đất để có biện pháp cải tạo, sử dụng bền vững. |