Khai thác nhựa cây từ cây lâm nghiệp có thuộc nhóm khai thác lâm sản khác trừ gỗ hay không? Đăng ký mã ngành 0231 có đúng với quy định pháp luật không?
>> Mã ngành 0118 là gì? Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa thì đăng ký mã ngành nào?
>> Mã ngành 0113 là gì? Trồng cây lấy củ có chất bột thì đăng ký mã ngành nào?
Theo Phụ lục của Quyết định 27/2018/QD-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 06/07/2018 về hệ thống ngành kinh tế Việt Nam thì mã ngành 0231 là khai thác lâm sản khác trừ gỗ. Cụ thể thì nhóm này bao gồm những nội dung sau đây:
- Khai thác luồng, vầu, tre, nứa, cây đặc sản, song, mây,...
- Khai thác sản phẩm khác như cánh kiến, nhựa cây từ cây lâm nghiệp, cây lâm nghiệp đặc sản...
- Khai thác gỗ cành, củi.
Như vậy, đối với trường hợp khai thác nhựa cây từ cây lâm nghiệp sẽ thuộc nhóm khai thác lâm sản khác trừ gỗ và phải đăng ký mã ngành 0231 theo quy định nêu trên.
Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh |
Mã ngành 0231-02310: Khai thác lâm sản khác trừ gỗ (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 22/2021/TT- BNNPTNT gồm những tiêu chí sau đây:
- Có giống hoặc nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.
- Có diện tích rừng trồng từ 500 ha trở lên tại ít nhất 02 vùng sinh thái lâm nghiệp.
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 27/2021/NĐ-CP thì giống cây trồng lâm nghiệp là một quần thể cây trồng lâm nghiệp có thể phân biệt được với quần thể cây trồng lâm nghiệp khác thông qua sự biểu hiện của ít nhất một đặc tính và di truyền được cho đời sau; đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống; có giá trị canh tác, giá trị sử dụng.
Điều 5. Chính sách của Nhà nước về hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp - Nghị định 27/2021/NĐ-CP 1. Nhà nước đầu tư các hoạt động sau đây: a) Thống kê, điều tra, xây dựng cơ sở dữ liệu về giống cây trồng lâm nghiệp; thông tin và dự báo thị trường; xây dựng chiến lược phát triển giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giống cây trồng lâm nghiệp; b) Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho tổ chức khoa học và công nghệ công lập phục vụ nghiên cứu chính sách, nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp; c) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này. 2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách nhà nước, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây: a) Hoạt động khoa học và công nghệ quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 của Nghị định này; b) Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, hoạt động chứng nhận giống cây trồng trồng lâm nghiệp; c) Lưu giữ, sản xuất và cung ứng giống gốc cây trồng lâm nghiệp; phục tráng giống gốc; sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp đặc sản, giống cây trồng lâm nghiệp bản địa; duy trì cây đầu dòng; bảo vệ và phát triển vườn cây đầu dòng, rừng giống, vườn giống; nhập khẩu giống mới, chuyển nhượng bản quyền đối với giống cây trồng lâm nghiệp; d) Đào tạo nguồn nhân lực; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong hoạt động giống cây trồng lâm nghiệp. 3. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư cho hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và các hoạt động sau đây: a) Hợp tác, liên kết trong nghiên cứu phát triển, kinh doanh, cung cấp dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và hoạt động liên quan đến giống cây trồng lâm nghiệp; b) Tổ chức, cá nhân tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định của pháp luật; c) Bảo hiểm về sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. 4. Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước, ngoài ngân sách nhà nước (tín dụng; của các tổ chức cá nhân; hỗ trợ quốc tế,...) theo quy định của pháp luật. |