ESG là gì? Ba yếu tố chính của ESG là gì? Trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm?
>> Doanh nghiệp bảo hiểm không tổ chức quản trị rủi ro phạt bao nhiêu tiền?
>> Thời gian xem xét cấp lại GCN hoạt động kiểm định của cơ sở đăng kiểm sau khi bị thu hồi?
ESG là viết tắt của Environmental, Social, and Governance, là một khung tiêu chuẩn để đánh giá tính bền vững và tác động của một doanh nghiệp trong ba lĩnh vực: Môi trường, Xã hội, và Quản trị. ESG ngày càng được các nhà đầu tư, tổ chức tài chính, và doanh nghiệp coi trọng vì nó phản ánh không chỉ hiệu quả tài chính mà còn trách nhiệm xã hội và môi trường của tổ chức.
(i) Environmental (Môi trường):
- Đánh giá cách doanh nghiệp quản lý tác động của mình lên môi trường.
- Các vấn đề tiêu biểu:
+ Giảm khí thải carbon.
+ Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên như nước, năng lượng.
+ Xử lý chất thải và bảo tồn đa dạng sinh học.
(ii) Social (Xã hội):
- Đo lường tác động của doanh nghiệp đối với nhân viên, khách hàng, cộng đồng, và xã hội nói chung.
- Các vấn đề tiêu biểu:
+ Điều kiện làm việc, quyền lợi người lao động.
+ Đa dạng, bình đẳng, và hòa nhập (DEI).
+ An toàn sản phẩm và quyền lợi người tiêu dùng.
(iii) Governance (Quản trị):
- Đánh giá cách tổ chức được quản lý và vận hành.
- Các vấn đề tiêu biểu:
+ Cơ cấu quản trị minh bạch.
+ Trách nhiệm giải trình của ban lãnh đạo.
+ Kiểm soát tham nhũng và các hành vi phi đạo đức.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
ESG là gì; Ba yếu tố chính của ESG là gì (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ theo Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường 2020, trách nhiệm của chủ dự án đầu tư sau khi có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường cụ thể như sau:
1. Điều chỉnh, bổ sung nội dung của dự án đầu tư và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho phù hợp với nội dung, yêu cầu về bảo vệ môi trường được nêu trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
2. Thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
3. Có văn bản thông báo kết quả hoàn thành công trình bảo vệ môi trường cho cơ quan đã phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức đối với trường hợp dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.
4. Trong quá trình chuẩn bị, triển khai thực hiện dự án đầu tư trước khi vận hành, trường hợp có thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án đầu tư có trách nhiệm sau đây:
a) Thực hiện đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư khi có một trong các thay đổi về tăng quy mô, công suất, công nghệ sản xuất hoặc thay đổi khác làm tăng tác động xấu đến môi trường;
b) Báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xem xét, chấp thuận trong quá trình cấp giấy phép môi trường đối với dự án đầu tư thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường trong trường hợp thay đổi công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý chất thải, vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước nhưng không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này; bổ sung ngành, nghề thu hút đầu tư vào khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
c) Tự đánh giá tác động đến môi trường, xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thay đổi khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này; tích hợp trong báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (nếu có).
5. Công khai báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt kết quả thẩm định theo quy định tại Điều 114 của Luật này, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
7. Chính phủ quy định chi tiết khoản 4 Điều này.