Hồ sơ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Công ty Cổ Phần

 

Hình từ Internet

1. Thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với công ty cổ phần

Người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Số ngày nghỉ này là do công ty cổ phần và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định dựa trên mức độ suy giảm khả năng lao động, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do công ty quyết định. Cụ thể:
- Nghỉ tối đa 10 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

- Nghỉ tối đa 7 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.

- Nghỉ tối đa 5 ngày nếu suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.

Trường hợp chưa nhận được kết luận giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc thì người lao động vẫn được giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe nếu Hội đồng giám định y khoa kết luận mức suy giảm khả năng lao động đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe trong công ty cổ phần

Công ty cổ phần có trách nhiệm lập Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (mẫu 01B-HSB ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH) và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người lao động được xác định là sức khỏe chưa phục hồi.

Trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe cho người lao động và chuyển tiền cho công ty cổ phần; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chuyển đến, công ty cổ phần có trách nhiệm chi trả tiền trợ cấp cho người lao động.

Mức hưởng chế độ trợ cấp cho người lao động trong trường hợp này là 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức trợ cấp hằng tháng trong trường hợp này được tính như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

Ngoài mức trợ cấp này, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội. Cứ từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Ví dụ: Người lao động đóng bảo hiểm xã hội được 03 năm bị bệnh nghề nghiệp với mức suy giảm là 15%, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng gần nhất khi bị bệnh nghề nghiệp là 4.000.000 đồng thì mức trợ cấp nhận được là:

Mức trợ cấp bệnh nghề nghiệp: [30% + (45 - 31) *2%] * 1.490.000 = 864.200 (đồng)

Mức trợ cấp tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội: [0,5% + (3 - 1) * 0,3 %] * 4.000.000 = 44.000 (đồng)

Như vậy, trong trường hợp này, người lao động nhận được tổng trợ cấp là: 908.200 đồng.

- Trợ cấp phục vụ áp dụng khi người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.

Bên cạnh các khoản trợ cấp nêu trên, trường hợp người lao động bị bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì còn được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.

Thời điểm để hưởng các khoản trợ cấp nêu trên được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.

Trường hợp người lao động đang làm việc bị chết do bệnh nghề nghiệp, bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ pháp lý:

Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.

Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây

3,424
Bài viết liên quan:
Câu hỏi thường gặp: