Có thể định nghĩa YEP là gì? Công ty có bắt buộc phải tổ chức YEP cho người lao động không? Người sử dụng lao động được pháp luật hiện hành định nghĩa như thế nào?
>> Ngày 01/12 là ngày gì? Phân biệt đối xử với NLĐ bị AIDS bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào về YEP là gì? Tuy nhiên quý khách hàng có thể tham khảo nội dung định nghĩa sau để tìm hiểu YEP là gì:
Year End Party (YEP) là một sự kiện quan trọng được tổ chức vào dịp cuối năm, đóng vai trò không thể thiếu trong văn hóa doanh nghiệp. Đây là cơ hội để ban lãnh đạo ghi nhận và vinh danh sự đóng góp của nhân viên, đối tác, cũng như khách hàng; đồng thời nhìn lại một năm làm việc đầy hiệu quả nhờ sự đồng lòng và nỗ lực của tập thể. YEP còn là thời điểm lý tưởng để mọi người giao lưu, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng và cùng nhau hướng đến những mục tiêu mới trong năm tiếp theo. Chính vì vậy, đây là sự kiện gắn kết đầy ý nghĩa và được mong đợi nhất trong năm.
Year End Party mang ý nghĩa đặc biệt trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao chất lượng môi trường làm việc. Một buổi tiệc cuối năm được tổ chức chu đáo và hoành tráng không chỉ thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo đối với đời sống tinh thần của nhân viên mà còn là dịp để tri ân những đóng góp của từng cá nhân. Vì thế, Year End Party đã trở thành một hoạt động quan trọng trong văn hóa công ty, góp phần tăng cường sự gắn kết và thúc đẩy hiệu suất làm việc của toàn đội ngũ.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
YEP là gì; Công ty có bắt buộc phải tổ chức YEP cho người lao động không (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Theo đó, công ty không có nghĩa vụ bắt buộc phải tổ chức YEP cho người lao động, việc tổ chức mang tính tự nguyện, khuyến khích và thiện chí từ phía người lao động chứ không bắt buộc.
Người sử dụng lao động được quy định cụ thể như sau:
|