Ngày 01/12 là ngày gì? Pháp luật quy định như thế nào là phân biệt đối xử trong lao động? Phân biệt đối xử với người lao động bị AIDS bị phạt bao nhiêu tiền?
>> Có bắt buộc doanh nghiệp phải có Chủ tịch Công đoàn chuyên trách không?
Giải đáp “Ngày 01/12 là ngày gì?”, thì đây là ngày được biết đến với nhiều ý nghĩa và sự kiện quan trọng trên toàn thế giới. Đặc biệt, đây là Ngày Thế giới phòng chống AIDS (World AIDS Day), sự kiện thường niên nhằm nâng cao nhận thức về HIV/AIDS và tưởng nhớ những người đã qua đời vì căn bệnh này.
Ý nghĩa của Ngày Thế giới phòng chống AIDS:
- Nâng cao nhận thức: Giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về HIV/AIDS, các biện pháp phòng ngừa và phương pháp điều trị hiệu quả.
- Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử: Thúc đẩy sự đồng cảm, tôn trọng và hỗ trợ cho những người sống chung với HIV/AIDS.
- Tưởng nhớ và tri ân: Tưởng nhớ những người đã mất vì HIV/AIDS và ghi nhận những nỗ lực trong công tác phòng chống, điều trị bệnh.
Với những thông tin trên, câu hỏi “Ngày 01/12 là ngày gì?” đã được giải đáp một cách rõ ràng. Đây là dịp để chúng ta cùng nhìn nhận lại và nâng cao nhận thức về một vấn đề sức khỏe quan trọng mang tính toàn cầu..
Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Toàn văn File word Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Ngày 01/12 là ngày gì; Phân biệt đối xử với NLĐ bị AIDS bị phạt bao nhiêu tiền
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định về khái niệm phân biệt đối xử trong lao động, cụ thể:
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.
Như vậy, việc kì thì HIV/AIDS có thể coi là một trong các biểu hiện của hành vi phân biệt đối xử trong lao động.
Theo khoản 3 Điều 8 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 quy định hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là một trong những hành vi bị nhiêm cấm.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vấn đề này như sau:
Điều 8. Vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;
b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, người sử dụng lao động có thể sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân và từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức nếu có hành vi phân biệt đối xử trong lao động.