Theo quy định của pháp luật thì thiệt hại đối với trường hợp khách gửi xe uống cà phê tại quán không lấy thẻ xe, khi mất xe thì nhân viên giữ xe có phải bồi thường hay không?
>> Có bắt buộc doanh nghiệp phải có Chủ tịch Công đoàn chuyên trách không?
>> Doanh nghiệp có bắt buộc tăng lương hằng năm cho người lao động không?
(i) Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể (khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015).
(ii) Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công (Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015).
(iii) Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng (khoản 4 Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015).
(iv) Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật (Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015).
Như vậy, trường hợp quán cà phê có nhận giữ xe cho khách gửi xe uống cà phê tại quán được xem là giao dịch dân sự được thể hiện bằng hành vi cụ thể. Về việc nhân viên giữ xe có phải bồi thường thiệt hại mất xe khi khách gửi xe uống cà phê tại quán nhưng không lấy thẻ xe thì thực hiện theo quy định tại khoản (iv) nêu trên. Theo đó, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định hợp đồng gửi giữ tài sản phải lập thành văn bản nên dù không lấy thẻ xe nhưng xảy ra mất mát thì bên quán cà phê có trách nhiệm phải đền cho khách. Ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ khác hay lý do bất khả kháng.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP |
File Excel tính tiền lương, phụ cấp của người lao động năm 2024 |
Năm 2024, khách gửi xe uống cà phê tại quán không lấy thẻ xe, mất xe nhân viên giữ xe có phải đền (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Khoảng thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu thuộc một trong các trường hợp thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Trong đó:
(i) Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
(ii) Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
(Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015)
(i) Nghĩa vụ của bên giữ tài sản
- Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ.
- Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ.
- Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ.
- Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện.
- Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ.
(Điều 349 Bộ luật Dân sự 2015)
(ii) Quyền của bên gửi tài sản
- Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
(Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015)