Có những ngày rằm lớn nào trong năm? Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào thứ mấy? Cơ quan nào có thẩm quyền chấp thuận việc thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định pháp luật?
>> TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ hội Nguyên Tiêu 2025 ở đâu? Khi nào?
Ngày rằm, tức ngày 15 Âm lịch hàng tháng, là ngày trăng tròn. Trong một năm có 12 tháng, do đó sẽ có 12 ngày rằm. Tuy nhiên, nếu năm đó có tháng nhuận, thì sẽ có tổng cộng 13 ngày rằm trong năm.
Theo đó, có trong một năm có những ngày rằm lớn như sau:
- Rằm tháng Giêng (Tết Thượng Nguyên): Rằm tháng Giêng, hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên, diễn ra vào ngày rằm của tháng Giêng. Đây là ngày rằm đầu tiên trong năm, nhiều người thường nhân dịp này để cầu mong và ước nguyện cho bản thân và gia đình một năm mới bình an và hạnh phúc.
- Rằm tháng 4 âm lịch (Phật Đản): Ngày Phật Đản, còn gọi là ngày Đức Phật Thích Ca sinh ra, diễn ra vào rằm tháng 4 Âm lịch. Ngày này được các sư thầy và Phật tử tổ chức long trọng. Trong dịp lễ Phật Đản, thường có các buổi diễu hành, tiết mục văn nghệ, lễ hội, và cả những buổi tu tập, tụng kinh để tưởng nhớ hình ảnh của Đức Phật và ghi nhớ những lời dạy của Ngài.
- Rằm tháng bảy âm lịch (hay Vu Lan): đây là dịp để các Phật tử và mọi người hướng về cha mẹ, thể hiện lòng hiếu thảo. Ngoài việc đến chùa và tụng kinh Vu Lan Báo Hiếu, nhiều người còn tham gia các hoạt động như thả hoa đăng và thưởng thức các tiết mục văn nghệ khác.
- Rằm tháng 10 âm lịch (Tết Hạ Nguyên): mang ý nghĩa thể hiện sự cảm tạ và lòng biết ơn đối với trời đất vì một mùa vụ bội thu. Ngoài ra, các Phật tử cũng sẽ dâng mâm lễ cúng để mời ông bà tổ tiên thể hiện sự biết ơn của mình với đấng sinh thành.
Trong những ngày rằm lớn trong năm, mọi người thường lựa chọn tổ chức các mâm cúng dân lên Thần Phật, tổ tiên và làm những việc thiện để cầu mong mọi điều bình an và hạnh phúc đến với bản thân và gia đạo.
![]() |
File Excel tính và đếm ngược ngày đến các dịp lễ, tết năm 2025 |
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Có những ngày rằm lớn nào trong năm; Rằm tháng Giêng 2025 rơi vào thứ mấy
(Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Rằm tháng Giêng diễn ra vào ngày 14 (đêm trước trăng rằm) đến ngày 15 (đêm trăng rằm) tháng Giêng Âm lịch. Theo lịch vạn niên thì Rằm tháng Giêng năm 2025 rơi vào Thứ Tư ngày 12 tháng 2 năm 2025 dương lịch.
Lưu ý, nội dung trên chỉ mang tính tham khảo.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về thẩm quyền chấp thuận việc thành lập của tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
3. Thẩm quyền chấp thuận việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở một tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất đối với tổ chức tôn giáo trực thuộc có địa bàn hoạt động ở nhiều tỉnh trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không chấp thuận phải nêu rõ lý do.
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về các điều kiện thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo cụ thể như sau:
Tổ chức tôn giáo được thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
1. Có cơ sở vật chất bảo đảm cho việc đào tạo;
2. Có địa điểm hợp pháp để đặt cơ sở đào tạo;
3. Có chương trình, nội dung đào tạo; có môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam trong chương trình đào tạo;
4. Có nhân sự quản lý và giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.