Giấy phép xây dựng là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành, xây dựng nhà ở ở nông thôn có phải xin giấy phép xây dựng hay không?
>> Văn phòng đại diện có thực hiện chức năng kinh doanh của hợp tác xã hay không?
>> Thẻ an toàn điện được cấp như thế nào?
(i) Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
Trong đó:
- Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
- Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.
(ii) Giấy phép xây dựng gồm:
- Giấy phép xây dựng mới.
- Giấy phép sửa chữa, cải tạo.
- Giấy phép di dời công trình.
- Giấy phép xây dựng có thời hạn.
(iii) Nội dung chủ yếu của giấy phép xây dựng bao gồm:
- Tên công trình thuộc dự án.
- Tên và địa chỉ của chủ đầu tư.
- Địa điểm, vị trí xây dựng công trình; tuyến xây dựng công trình đối với công trình theo tuyến.
- Loại, cấp công trình xây dựng.
- Cốt xây dựng công trình.
- Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.
- Mật độ xây dựng (nếu có).
- Hệ số sử dụng đất (nếu có).
- Đối với công trình dân dụng, công trình công nghiệp, nhà ở riêng lẻ, ngoài các nội dung nêu trên còn phải có nội dung về tổng diện tích xây dựng, diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt), số tầng (bao gồm cả tầng hầm, tầng áp mái, tầng kỹ thuật, tum), chiều cao tối đa toàn công trình.
(iv) Thời hạn khởi công công trình không quá 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.
(Theo khoản 17, khoản 18, khoản 19 Điều 3; khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14 và Điều 90 Luật Xây dựng 2014)
Căn cứ điểm i khoản 1 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 30 Điều 1 Luật số 62/2020/QH14), công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa thuộc trường hợp các công trình được miễn giấy phép xây dựng.
Theo đó, xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn dưới 07 tầng được miễn giấy phép xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở trên 07 tầng phải xin giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật.
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Xây dựng nhà ở ở nông thôn trên 07 tầng phải xin giấy phép xây dựng
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 136 Luật Nhà ở 2023, các trường hợp nhà ở phải phá dỡ bao gồm:
(i) Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
(ii) Nhà chung cư thuộc trường hợp phá dỡ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Nhà ở 2023.
(iii) Nhà ở thuộc trường hợp phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
(iv) Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được phê duyệt.
(v) Trường hợp phá dỡ nhà ở khác theo quy định của pháp luật về xây dựng ngoài trường hợp quy định tại các khoản (i), (ii), (iii), (iv) Mục này.
Lưu ý: Việc phá dỡ nhà ở quy định nêu trên thực hiện theo quy định của Luật Nhà ở 2023 và pháp luật về xây dựng.