Khách hàng sử dụng điện lớn phải đảm bảo trách nhiệm là có đội ngũ quản lý, vận hành lưới điện được cấp thẻ an toàn điện. Vậy thẻ an toàn điện sẽ được cấp như thế nào?
>> Thông tin phòng đăng ký kinh doanh Kiên Giang ở đâu?
>> Kinh doanh dịch vụ tư vấn bất động sản có phải thành lập doanh nghiệp?
Cụ thể quy định về trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện lớn theo Điều 8 Nghị định 80/2024/NĐ-CP thì khách hàng sử dụng điện lớn tuân thủ quy định tại Điều 47 Luật Điện lực 2004 và các quy định sau đây:
(i) Thực hiện các quy định về an toàn trong sử dụng điện quy định tại Điều 57 Luật Điện lực 2004 (sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
(ii) Đầu tư hạ tầng lưới điện (áp dụng trong trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn có trạm điện) tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện; tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
(iii) Có đội ngũ quản lý, vận hành lưới điện (áp dụng trong trường hợp Khách hàng sử dụng điện lớn có trạm điện) đáp ứng quy định về an toàn điện: Được đào tạo về chuyên ngành điện; được huấn luyện, sát hạch và cấp thẻ an toàn điện theo quy định.
Theo đó, việc cấp thẻ an toàn điện được thực hiện theo quy định tại
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 05/2021/TT-BCT thì việc cấp thẻ an toàn được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi người lao động được huấn luyện lần đầu và sát hạch đạt yêu cầu.
- Khi người lao động chuyển đổi công việc.
- Khi người lao động làm mất, làm hỏng thẻ.
- Khi người lao động thay đổi bậc an toàn.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BCT gồm có 03 nhóm đối tượng cụ thể dưới đây được huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện:
(i) Người làm công việc vận hành, thí nghiệm, xây lắp, sửa chữa đường dây dẫn điện hoặc thiết bị điện ở doanh nghiệp, bao gồm cả treo, tháo, kiểm tra, kiểm định hệ thống đo, đếm điện năng; điều độ viên.
(ii) Người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo thuộc tổ chức hoạt động theo Luật Điện lực 2004 và các luật khác có liên quan, phạm vi hoạt động tại khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
(iii) Người lao động làm nghề vận hành, sửa chữa, dịch vụ điện cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT, đối với người lao động thuộc trường hợp nêu tại khoản (i) và khoản (iii) Mục 1.2 nêu trên thì công ty cần đảm bảo những trách nhiệm sau:
(i) Xây dựng tài liệu huấn luyện, sát hạch và quy định thời gian huấn luyện phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người lao động.
(ii) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại Mục 3 bài viết này.
(iii) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu thì phải huấn luyện lại phần chưa đạt.
(iv) Quản lý, theo dõi công tác huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện tại đơn vị.
Như vậy, để được cấp thẻ an toàn điện thì người lao động cần được huấn luyện, xếp bậc và vượt qua bài kiểm tra lý thuyết và thực hành.
Đối với người lao động quy định tại khoản (iii) Mục 1.2 nêu trên, Sở Công Thương có trách nhiệm:
(i) Xây dựng tài liệu và quy định thời gian huấn luyện, sát hạch phù hợp với bậc an toàn và vị trí công việc của người vận hành, sửa chữa điện ở nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo.
(ii) Lựa chọn người huấn luyện, sát hạch theo quy định tại Mục 3 bài viết này.
(iii) Tổ chức huấn luyện, sát hạch, xếp bậc và cấp thẻ an toàn điện cho người lao động sau khi kiểm tra đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả kiểm tra phần lý thuyết hoặc phần thực hành không đạt yêu cầu, phải huấn luyện, sát hạch lại phần chưa đạt theo đề nghị của người sử dụng lao động.
(Khoản 2 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT)
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về việc cấp thẻ an toàn điện (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Huấn luyện lần đầu: Thực hiện khi người lao động mới được tuyển dụng. Thời gian huấn luyện lần đầu ít nhất 24 giờ.
(ii) Huấn luyện định kỳ: Thực hiện hàng năm. Thời gian huấn luyện định kỳ ít nhất 08 giờ.
(iii) Huấn luyện lại: Khi người lao động chuyển đổi vị trí công việc hoặc thay đổi bậc an toàn hoặc có sự thay đổi thiết bị, công nghệ; khi kết quả kiểm tra của người lao động không đạt yêu cầu hoặc khi người lao động đã nghỉ làm việc từ 6 tháng trở lên. Thời gian huấn luyện lại ít nhất 12 giờ.
Lưu ý: Tùy theo điều kiện cụ thể, người sử dụng lao động có thể tổ chức huấn luyện riêng về an toàn điện theo nội dung quy định tại Thông tư này hoặc kết hợp huấn luyện các nội dung về an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy hoặc phối hợp với đơn vị huấn luyện khác được pháp luật quy định.
(Khoản 4, khoản 5 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT)
- Người huấn luyện, sát hạch phần lý thuyết phải có trình độ đại học trở lên phù hợp với chuyên ngành huấn luyện và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm công tác phù hợp với chuyên ngành đó.
- Người huấn luyện, sát hạch phần thực hành có trình độ cao đẳng trở lên, thông thạo và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với chuyên ngành huấn luyện.
(Khoản 3 Điều 7 Thông tư 05/2021/TT-BCT)