Vốn điều lệ là gì và vốn pháp định là gì? Giữa chúng có sự khác biệt gì hay không? Pháp luật quy định như thế nào về hai loại vốn này? – Mai Hương (Bình Dương).
>> Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành quyền mua cổ phần năm 2024?
>> Năm 2024, không kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh, có bị xử phạt?
(i) Vốn Điều lệ: Căn cứ khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
(ii) Vốn pháp định: Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hiện nay vốn pháp định thường được yêu cầu trong các văn bản luật chuyên ngành với từng ngành nghề cụ thể.
Toàn văn File word Luật Doanh nghiệp và văn bản hướng dẫn năm 2024 |
Vốn điều lệ và vốn pháp định, sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn pháp định (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 155/2020/NĐ-CP thì vốn điều lệ và vốn pháp định được phân biệt theo các tiêu chí như sau:
(i) Vốn Điều lệ:
- Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.
- Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Mức vốn điều lệ đăng ký không được thấp hơn so với mức vốn pháp định đối với kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
(ii) Vốn pháp định:
- Pháp luật chuyên ngành quy định về vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Công ty dự định thành lập hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp đăng ký phải tối thiểu bằng vốn pháp định.
- Vốn Điều lệ: Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập doanh nghiệp.
- Vốn pháp định: Mức vốn pháp định là cố định với từng ngành nghề kinh doanh.
- Vốn Điều lệ: Không yêu cầu đối với vốn điều lệ
- Vốn pháp định: Một số trường hợp phải ký quỹ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
(i) Vốn Điều lệ: Trong vòng 90 ngày kể từ khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (khoản 2 Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020)
(ii) Vốn pháp định: Phải đáp ứng đủ khi hoạt động kinh doanh ngành nghề có điều kiện.
(i) Vốn Điều lệ: Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy theo tình hình doanh nghiệp.
(ii) Vốn pháp định:
- Vốn pháp định là cố định và được xác định theo từ ngành, nghề kinh doanh cụ thể.
- Vốn điều lệ khi giảm không được thấp hơn mức vốn pháp định với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
(i) Vốn Điều lệ:
- Là căn cứ khi doanh nghiệp đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sau khi thành lập.
(ii) Vốn pháp định:
- Là biện pháp để doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực này.
- Là cơ sở để doanh nghiệp bảo đảm an toàn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng, đối tác khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình.
- Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Chủ sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ.
- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Việc tổ chức quản lý công ty được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thì công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc thay đổi vốn điều lệ.
+ Trường hợp chuyển đổi thành công ty cổ phần thì công ty thực hiện theo quy định tại Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên giảm vốn điều lệ trong trường hợp sau đây:
+ Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty.
+ Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 Luật Doanh nghiệp 2020.
(Căn cứ Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020)