Theo quy định pháp luật hiện hành, báo cáo tài chính năm 2023 của công ty được lập như thế nào? ? – Tú Anh (Sơn La).
>> Việc sửa chữa sổ kế toán năm 2023 được quy định thế nào?
>> Việc mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán năm 2023 được quy định như thế nào?
Cụ thể: Tôi dự định thành lập công ty vào tháng 3/2023 và đang cần tìm hiểu các quy định về việc lập báo cáo tài chính của công ty. Vậy báo cáo tài chính của công ty bao gồm các loại tài liệu gì, được lập vào thời điểm nào và thời hạn nộp là bao giờ?
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi là đơn vị kế toán) được lập để tổng hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán. Ngoài ra, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán còn là căn cứ quan trọng để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính năm 2023 của đơn vị kế toán bao gồm các loại tài liệu sau:
- Báo cáo tình hình tài chính;
- Báo cáo kết quả hoạt động;
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Thuyết minh báo cáo tài chính;
- Báo cáo khác theo quy định của pháp luật.
Toàn văn hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam năm 2023 |
Việc báo cáo tài chính năm 2023 của công ty được quy định như thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Kế toán 2015, việc lập báo cáo tài chính năm 2023 của đơn vị kế toán được thực hiện như sau:
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính còn được lập trong trường hợp:
+ Đơn vị kế toán được chia thành các đơn vị kế toán mới.
+ Các đơn vị kế toán được hợp nhất thành đơn vị kế toán mới.
+ Đơn vị kế toán bị sáp nhập vào đơn vị kế toán khác.
+ Đơn vị kế toán được chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu.
+ Đơn vị kế toán bị giải thể hoặc chấm dứt hoạt động hoặc bị Tòa án tuyên bố phá sản.
(Căn cứ Điều 43, Điều 45, Điều 46, Điều 47 và Điều 48 Luật Kế toán 2015).
>> Xem chi tiết tại: Công việc kế toán trong trường hợp đơn vị kế toán chia, tách, hợp nhất, sáp nhập năm 2023?
Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động mà ngoài báo cáo tài chính năm thì đơn vị kế toán còn phải lập báo cáo tài chính khác như: báo cáo tài chính giữa niên độ (như đối với tổ chính tài chính vi mô), lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của pháp luật hoặc theo yêu cầu của chủ sở hữu (căn cứ khoản 5 Điều 76 Thông tư 05/2019/TT-BTC).
- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán. Đơn vị kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cấp trên.
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do.
- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán. Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội dung của báo cáo.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 29 Luật Kế toán 2015, báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm cái bài viết liên quan sau:
>> Năm 2023, kỳ kế toán được quy định như thế nào?
>> Việc bảo quản, lưu trữ và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán năm 2023 quy định thế nào?
>> Quy định về thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán năm 2023?
>> Việc tiêu hủy tài liệu kế toán năm 2023 được quy định như thế nào?