Đối với nhà thầu, chủ đầu tư trong trường hợp tự thực hiện, tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động xây dựng vi phạm về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng thì bị phạt thế nào? – Hà Uyên (Lào Cai).
>> Vi phạm về trật tự xây dựng năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng đối với nhà thầu, chủ đầu tư (trong trường hợp tự thực hiện), tổ chức, cá nhân khác (mà không phải là người quyết định đầu tư, chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng công trình) tham gia hoạt động xây dựng cụ thể như sau:
Mức phạt tiền tương ứng với từng hành vi vi phạm quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng được nêu tại bảng dưới đây:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt tiền |
A. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN HÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG |
|
(i) Hoạt động xây dựng không đủ điều kiện hành nghề theo quy định. (ii) Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ hành nghề hoặc chứng chỉ hành nghề đã hết hiệu lực hoặc hoạt động sai chứng chỉ hành nghề. (iii) Người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài hành nghề hoạt động xây dựng ở Việt Nam mà không thực hiện việc chuyển đổi chứng chỉ hành nghề theo quy định. |
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
B. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG |
|
(i) Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc không đủ điều kiện hành nghề tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận đối với các chức danh theo quy định. (ii) Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định. (iii) Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ năng lực hết hiệu lực theo quy định. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
C. ĐỐI VỚI NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI |
|
(i) Giao cho người không có chứng chỉ hành nghề phù hợp hoặc không đủ điều kiện hành nghề tương ứng với loại, cấp công trình đảm nhận đối với các chức danh theo quy định. (ii) Hoạt động không đủ điều kiện năng lực theo quy định. (iii) Hoạt động xây dựng không có chứng chỉ năng lực hoặc chứng chỉ năng lực hết hiệu lực theo quy định. |
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
(iv) Mượn, cho mượn, thuê hoặc cho thuê chứng chỉ hành nghề để hoạt động xây dựng. (v) Tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam mà không có giấy phép hoạt động xây dựng. (vi) Không liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam theo quy định. (vii) Không lập Văn phòng điều hành sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng; không đăng ký hoặc không thông báo địa chỉ, số điện thoại, số fax, e-mail, dấu, tài khoản, mã số thuế của Văn phòng điều hành theo quy định. (viii) Sử dụng lao động là người nước ngoài tham gia hoạt động xây dựng tại Việt Nam nhưng không phải là chuyên gia quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật và người có tay nghề cao mà Việt Nam không đủ khả năng đáp ứng. (ix) Không thực hiện hợp đồng liên danh đã ký kết với nhà thầu Việt Nam hoặc không sử dụng nhà thầu phụ Việt Nam đã được xác định trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động xây dựng. (x) Không phân định cụ thể nội dung, khối lượng hoặc giá trị phần công việc của nhà thầu Việt Nam trong liên danh hoặc của nhà thầu phụ Việt Nam. (xi) Không thực hiện đăng kiểm chất lượng đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu theo hợp đồng nhận thầu hoặc không thực hiện đăng kiểm an toàn đối với thiết bị thi công xây dựng và phương tiện giao thông liên quan đến hoạt động kinh doanh của nhà thầu nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam. (xii) Vi phạm chế độ báo cáo theo quy định trong giấy phép hoạt động xây dựng. |
Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
Lưu ý: Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, mức phạt tiền nêu tại bảng trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt tại Mục A bảng trên là mức phạt đối với cá nhân, trường hợp đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Vi phạm về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng năm 2023 bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng với hành vi tại mục B(ii) bảng trên.
- Đình chỉ hoạt động xây dựng từ 06 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp không có chứng chỉ năng lực, đình chỉ hoạt động xây dựng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp chứng chỉ năng lực hết hiệu lực với hành vi tại mục B(iii) bảng trên.
- Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng với hành vi nêu tại mục C(iv) bảng trên.
- Đình chỉ hoạt động xây dựng tại Việt Nam từ 12 tháng đến 24 tháng với hành vi nêu tại mục C(v) bảng trên.
Ngoài hình thức phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung nêu trên, các đối tượng nêu tại mục 1 thực hiện hành vi vi phạm có thể phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (đối với công trình chưa khởi công hoặc đang thi công xây dựng) như sau:
(1) Buộc hoạt động xây dựng đảm bảo đủ điều kiện theo quy định với hành vi tại mục A(i) bảng trên.
(2) Buộc thay thế người có đủ điều kiện năng lực hoặc có chứng chỉ hành nghề phù hợp với hành vi nêu tại mục B(i) bảng trên.
(3) Buộc làm thủ tục cấp giấy phép hoạt động xây dựng với hành vi nêu tại mục C(v) bảng trên.
(4) Buộc nhà thầu nước ngoài thành lập Văn phòng điều hành sau khi được cấp giấy phép hoạt động xây dựng hoặc buộc bổ sung việc đăng ký hoặc thông báo thông tin theo quy định với hành vi tại mục C(vii) bảng trên.
(5) Buộc nhà thầu làm thủ tục xuất cảnh cho người lao động nước ngoài với hành vi nêu tại mục C(viii) bảng trên.
(6) Buộc nhà thầu thực hiện đúng cam kết theo giấy phép hoạt động xây dựng được cấp với hành vi tại mục C(ix) bảng trên.
(7) Buộc nhà thầu nước ngoài bổ sung nội dung, khối lượng hoặc giá trị cụ thể phần công việc của nhà thầu Việt Nam trong liên danh hoặc của nhà thầu phụ Việt Nam với hành vi nêu tại mục C(x) bảng trên.
(8) Buộc thực hiện đăng kiểm theo quy định với hành vi quy định tại mục C(xi) bảng trên.
(9) Buộc nhà thầu thực hiện chế độ báo cáo theo quy định với hành vi nêu tại mục C(xii) bảng trên.