Cho tôi hỏi, nếu người sử dụng lao động không thực hiện việc quan trắc môi trường lao động thì bị phạt hành chính như thế nào? – Lê An (Cần Thơ).
>> Vi phạm quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 bị phạt thế nào?
>> Vi phạm quy định về sử dụng máy trong lao động năm 2023 sẽ bị xử phạt như thế nào?
Theo khoản 2, 3 và 4 Điều 27 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động sẽ bị phạt hành chính như sau:
Hành vi vi phạm |
Mức phạt đối với cá nhân vi phạm |
Biện pháp khắc phục hậu quả |
Người sử dụng lao động khi không công bố công khai cho người lao động tại nơi quan trắc môi trường lao động và nơi được kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm biết ngay sau khi có kết quả quan trắc môi trường lao động và kết quả kiểm tra, đánh giá, quản lý yếu tố nguy hiểm tại nơi làm việc |
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
|
Người sử dụng lao động có hành vi không tiến hành quan trắc môi trường lao động để kiểm soát tác hại đối với sức khỏe người lao động theo quy định của pháp luật |
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
|
Người sử dụng lao động có hành vi phối hợp với tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động gian lận trong hoạt động quan trắc môi trường lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự |
Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với |
Buộc hủy kết quả quan trắc môi trường lao động |
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động thì mức phạt áp dụng đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm.
Toàn văn File word Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn còn hiệu lực |
Vi phạm quy định về quan trắc môi trường lao động năm 2023 bị xử phạt thế nào? (Ảnh minh họa - Nguồn internet)
Tại Điều 36 Nghị định 44/2016/NĐ-CP quy định về căn cứ xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường lao động được như sau:
- Hồ sơ vệ sinh lao động của cơ sở lao động, quy trình sản xuất kinh doanh và số lượng người lao động làm việc tại bộ phận có yếu tố có hại để xác định số lượng yếu tố có hại cần quan trắc, số lượng mẫu cần lấy và vị trí lấy mẫu đối với mỗi yếu tố có hại;
- Số người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm tại cơ sở lao động;
- Yếu tố vi sinh vật, dị nguyên, yếu tố gây dị ứng, ung thư và các yếu tố có hại khác có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động mà chưa được xác định trong Hồ sơ vệ sinh lao động.
Tại Điều 37 Nghị định 44/2016/NĐ-CP, quy trình thực hiện quan trắc môi trường được quy định như sau:
- Trước khi thực hiện quan trắc môi trường lao động, tổ chức quan trắc môi trường lao động đảm bảo máy móc, thiết bị phục vụ quan trắc môi trường lao động được hiệu chỉnh, hiệu chuẩn theo đúng quy định của pháp luật;
- Thực hiện đúng và đầy đủ quy trình quan trắc môi trường lao động đã cam kết;
- Thông báo trung thực kết quả quan trắc môi trường lao động cho người sử dụng lao động;
- Trường hợp kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm, cơ sở lao động thực hiện như sau:
+ Triển khai biện pháp cải thiện điều kiện lao động, giảm thiểu yếu tố có hại và phòng chống bệnh nghề nghiệp;
+ Tổ chức khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp cho người lao động ở các vị trí có môi trường lao động không đảm bảo;
+ Bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, khi kết quả quan trắc môi trường lao động không bảo đảm thì người sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ của mình như: triển khai các biện pháp cải thiện có yếu tố ảnh hưởng đến môi trường lao động, tổ chức khám sức khỏe và bổi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.